jeudi 7 février 2019

Nguyễn Quang Dy - Tết Kỷ Hợi và bài học Venezuela



Thuốc tây được rao bán cho người Venezuela tại biên giới Columbia, 05/02/2019.
Nhận xét của TM : Một bài viết quá mạnh dạn trên báo nhà nước, đề cập thẳng đến « thoát Trung »

(GDVN 06/02/19) - Trung Quốc đã chi phối Venezuela bằng "xuất khẩu cách mạng" và “bẫy nợ". “Thoát Trung” không có nghĩa là phải chống Trung Quốc, mà phải hợp tác bình đẳng hơn.

Đầu năm Kỷ Hợi có nhiều chuyện đáng nói, trong đó Venezuela là nỗi ám ảnh làm nhiều người giật mình.

Tại sao một đất nước giàu đẹp, hầu như đứng đầu thế giới về “dầu hỏa và hoa hậu”, nay suy sụp biến thành một thảm họa quốc gia? Bi kịch đó đáng lẽ đã không xảy ra nếu không ngộ nhận và lường trước được nguyên nhân và hậu quả.

Một nguyên nhân chính không thể phủ nhận là do mô hình chính trị và vai trò của Trung Quốc tại Venezuela, cũng như tại các nước khác không chỉ tại Châu Á mà còn tận châu Mỹ La-tinh.

Nguyễn Tiến Tường - Táo


Một cảnh trong Táo quân 2019. Ảnh Zing

Tết nào cũng thất vọng về chương trình táo quân. Nhưng đến tết nay thì nản hẳn. Khen chê là chuyện bình thường. Mọi năm người ta vẫn khen chê tiểu tiết. Năm nay, đến cả tiểu tiết cũng không có gì để chờ đợi nữa. 

Táo quân là một nghệ thuật thật sự trong mắt người dân. Nhất là miền trung quê Tửng, luôn bật ti vi xem táo đợi giao thừa. Trong cảm xúc của người xem, táo quân là một chương trình trào lộng, sâu cay, dám đả phá đến triệt để quan chức. Nó là phần thiếu nhất của dòng chảy truyền thông. 

Huy Đức - Tết, đọc những dòng nhật ký



Trong ba ngày Tết, có thể nói - với tôi - không có thứ rượu nào nồng hơn "Nhật Ký Nguyên Hồng". Cho dù đang là những ngày còn nồng ấm với Cách mạng, 1948; hay bầm dập Nhân Văn, từ 1957... quan sát của ông vẫn là quan sát của một nhà văn. Khả năng "đọc hiểu" những quần chúng cốt cán cho đến các bậc đạo cao chức trọng trong làng văn nghệ đều thấu tận tâm can cả. 

Nhật Ký Nguyên Hồng là một góc sử của thời đại có nhiều chính sách thực dân hậu thực dân. Thời mà Nguyên Hồng - cũng như Hữu Loan, Phùng Quán - bỏ các vinh hoa phù phiếm nơi thị thành để giữ mình, với câu nói nổi tiếng, "Ông éo chơi với chúng mày..." Thời mà phải đọc chính những con chữ như rứt ruột, cắt máu để viết ra từng đêm của ông chứ vài dòng giới thiệu ở đây là không thể nào chạm tới. 

Viện trợ nhân đạo cho Venezuela vẫn bị chặn tại biên giới

Một người dân Venezuelan cầm tấm bảng ghi "Cần viện trợ nhân đạo ngay", ở phía trước trạm kiểm soát biên giới Tienditas, tại Cucuta, Colombia. Ảnh chụp ngày 06/02/2019.

Thủ lãnh đối lập Venezuela, ông Juan Guaido hôm 06/02/2019 yêu cầu quân đội không ngăn chận viện trợ nhân đạo quốc tế gồm thực phẩm và dược phẩm, mà Quốc hội đã thông qua kế hoạch phân phối. Hàng viện trợ phải được đưa qua ba địa điểm biên giới với Colombia, Brazil và một đảo Caribê, nhưng ông Nicolas Maduro nhất quyết không cho đi vào lãnh thổ Venezuela.

Từ Caracas, thông tín viên Benjamin Delille gởi về bài phóng sự cho biết ý kiến của một số người dân tại chỗ :

« Đó là một mặt trận mới mở ra tại Venezuela. Trên 65 triệu đô la viện trợ nhân đạo đã được cung cấp, chủ yếu từ Hoa Kỳ, Canada và Liên hiệp Châu Âu. Hàng cứu trợ hiện đã đến Colombia, nhưng chính quyền Maduro đã phong tỏa nhiều cây cầu để ngăn cản việc chở hàng qua biên giới.

Ukraina đưa mục tiêu gia nhập LHCA và NATO vào Hiến Pháp

Tổng thống Ukraina Petro Porochenko phát biểu tại Quốc hội, Kiev ngày 07/02/2019.

Quốc hội Ukraina hôm nay 07/02/2019 đã ghi vào Hiến pháp mục tiêu trở thành thành viên Liên hiệp Châu Âu và NATO - một quyết định được tổng thống Petro Porochenko cho là « lịch sử », trong bối cảnh chưa đầy hai tháng nữa sẽ đến kỳ bầu cử.

Dự luật được thông qua ngay trong vòng đầu, với 334/450 phiếu thuận, trong khi chỉ cần tối thiểu 300 phiếu để sửa đổi Hiến pháp. Theo đó, Hiến Pháp được ghi thêm câu « định hướng chiến lược của Ukraina nhằm trở thành thành viên thực thụ của Liên hiệp Châu Âu và NATO », buộc hành pháp và tư pháp phải hành động theo chiều hướng này. 

Nhật phản đối Trung Quốc khoan dầu tại vùng biển tranh chấp

Dàn khoan khai thác khí tại vùng mà Trung Quốc gọi là Xuân Hiểu (Chunxiao), còn đối với Nhật là Sirakaba.

Nhật Bản hôm nay 07/02/2019 lên tiếng phản đối việc Trung Quốc tiếp tục đưa tàu khoan dầu đến một mỏ khí đốt tại vùng biển tranh chấp ở Biển Hoa Đông.

Phản kháng của Nhật thông qua con đường ngoại giao được đưa ra sau khi Tokyo khẳng định chiếc tàu này vào tháng Giêng đã di chuyển đến gần đường phân cách giữa hai nước trên Biển Hoa Đông, dường như đang thăm dò tài nguyên. Trước đó vào tháng 9/2018, Nhật đã phát hiện chiếc tàu đang khoan dầu khí, sau đó tàu này dời đi nơi khác. 

Mỹ cố trấn an đồng minh trong liên minh chống thánh chiến

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại hội nghị ngoại trưởng các nước trong liên minh chống thánh chiến ở Washington ngày 06/02/2019.

Các thành viên liên minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo trong cuộc họp hôm thứ Tư 06/02/2019 tại Washington đã nhấn mạnh, dù đã bị mất đi hầu hết các vùng đất chiếm đóng, tổ chức khủng bố này vẫn là mối đe dọa lâu dài. Việc loan báo triệt thoái quân Mỹ khỏi Syria càng làm phức tạp thêm cuộc chiến chống quân thánh chiến, tuy nhiên Hoa Kỳ cố gắng trấn an các đồng minh.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

« Không có họp báo kết thúc, chỉ có một thông cáo chung tái khẳng định sự đoàn kết của liên minh trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo và một tuyên bố ngắn của ông Donald Trump. Hơn một tháng sau khi tổng thống Mỹ khẳng định tổ chức này đã bị đánh bại hoàn toàn, hội nghị ở Washington diễn ra trong bầu không khí chừng mực. 

Brexit : Anh lại cố gắng lung lạc châu Âu

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker (P) và thủ tướng Anh Theresa May, tại trụ sở Ủy ban ở Bruxelles, Bỉ, ngày 07/02/2019.

Thủ tướng Anh Theresa May hôm nay 07/02/2019 quay lại Bruxelles để cố gắng tìm lối thoái trong hồ sơ Brexit. Bà muốn đạt được những sửa đổi liên quan đến điều khoản backstop (biên giới Bắc Ailen), mà những người ủng hộ Brexit muốn xóa bỏ. Tuy nhiên việc thương thảo tỏ ra khó khăn, vì Liên hiệp Châu Âu đã nhiều lần khẳng định sẽ không mở lại đàm phán về Brexit.

Thông tín viên RFI tại Luân Đôn Muriel Delcroix tường trình :

« Bà Theresa May quay lại gõ cửa châu Âu với các ý tưởng mới, theo lời hứa hẹn của bà, nhằm tạo điều kiện cho việc phê chuẩn hiệp định Brexit tại Quốc hội Anh. Những ý tưởng đã được bà May thử nghiệm khi đi thăm Bắc Ailen vào đầu tuần.

Venezuela : Quốc hội thảo luận vấn đề viện trợ nhân đạo

Cầu Tienditas nối Venezuela với thành phố Cucuta của Colombia đã bị phong tỏa.Ảnh chụp ngày 06/02/2019.

Tại Venezuela, thủ lãnh đối lập Juan Guaido thách thức ông Nicolas Maduro qua việc tổ chức tiếp nhận viện trợ nhân đạo bên ngoài biên giới. Hôm qua 05/02/2019 Quốc hội Venezuela, do đối lập nắm giữ, đã đưa vấn đề viện trợ ra thảo luận. 

Trong cuộc biểu tình lớn thứ Bảy tuần trước tại Caracas, ông Guaido loan báo hàng viện trợ đã đến Colombia, Brazil và một đảo ở vịnh Caribê, nhưng ông Maduro cho rằng đó chỉ là cái cớ để Mỹ can thiệp quân sự. Tối qua một cây cầu ở biên giới Colombia đã bị các quân nhân phong tỏa. Phía Hội Hồng thập tự cho biết sẵn sàng đảm nhiệm việc phân phối, nhưng chỉ khi nào hàng viện trợ đã ở trong lãnh thổ Venezuela.

Từ Caracas, thông tín viên Benjamin Delille tường trình :

Thông điệp Liên Bang: Tổng thống Mỹ tiếp tục đòi xây tường biên giới

TT Mỹ Donald Trump đọc diễn văn về Tình trạng Liên Bang ngày 05/02/2019 tại trụ sở Quốc hội Mỹ ở Washington D.C (Hoa Kỳ).

Trong Thông điệp Liên Bang hôm 05/02/2019, Donald Trump lại nói nhiều về nhập cư, và điều mà ông gọi là cuộc khủng hoảng ở biên giới phía nam với Mêhicô. Tổng thống Mỹ một lần nữa lại hứa hẹn xây dựng bức tường chống di dân.

Thông tín viên Eric de Salve từ San Francisco cho biết thêm chi tiết :

Trước Quốc hội, ông Donald Trump quay lại với ý tưởng cố hữu là bức tường chống nhập cư, vấn đề vừa mới làm cho ông gặp phải thất bại chính trị nặng nề nhất. Sau 35 ngày đọ sức với phe Dân Chủ làm chính quyền liên bang bị tê liệt một phần, tổng thống đã phải nhượng bộ mà chẳng đòi được một đồng đô la nào từ đối lập. 

Pháp: Lần đầu tiên Áo Vàng và công đoàn CGT cùng xuống đường

Đoàn biểu tình của nghiệp đoàn CGT trong cuộc xuống đường tại Paris cùng với một số công đoàn khác và những người Áo Vàng ngày 05/02/2019.

Hàng trăm ngàn người hôm thứ Ba 05/02/2019 đã xuống đường trên toàn nước Pháp theo lời kêu gọi của nghiệp đoàn CGT, nhưng lần đầu tiên có sự tham gia của một số nhóm Áo Vàng. Cùng ngày, Hạ viện Pháp đã thông qua dự luật « chống côn đồ » trong các cuộc biểu tình, tuy số dân biểu đảng cầm quyền vắng mặt lên đến mức kỷ lục.

Theo CGT, khoảng 300.000 người đã tham gia, còn theo bộ Nội vụ là 137.000 người. Riêng tại Paris, con số theo nhà tổ chức và cảnh sát lần lượt là 35.000 và 18.000 người. Những chiếc Áo Vàng sát cánh với màu áo và lá cờ đỏ của công đoàn cánh tả, đòi hỏi tăng lương tối thiểu, công bằng trong thuế khóa, chống cải cách trung học, chống tăng học phí đối với sinh viên ngoại quốc, đòi thêm nhiều dịch vụ công, tự do biểu tình…

Tin vắn 06.02.2019



Ông Hoàng Hướng Mặc và cộng đồng Hoa kiều tại Úc.

 (AP, Reuters)Úc hủy thẻ định cư của một đại gia Trung Quốc thao túng chính trường

Chính phủ Úc hôm nay 05/02/2019 thông báo đã bác đơn xin nhập quốc tịch đồng thời hủy luôn thẻ định cư, từ chối cấp visa cho ông Hoàng Hướng Mặc (Huang Xiangmo). Doanh nhân này từng tặng những khoản tiền rất lớn cho các đảng chính trị, tổ chức kỷ niệm 200 năm người Hoa nhập cư vào Úc, được biết đến qua vụ hối lộ một thượng nghị sĩ đảng Lao Động để ông này ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh về chủ quyền Biển Đông. 

Trương Duy Nhất, blogger của RFA mất tích ở Thái Lan



(AFP 05/02/2019) Ông Trương Duy Nhất, một blogger người Việt của RFA, một đài phát thanh do Hoa Kỳ tài trợ đã mất tích sau khi trốn sang Thái Lan. Đài này hôm thứ Ba cho biết như trên, trong lúc các nhà đấu tranh nhân quyền bày tỏ lo ngại là ông Nhất bị bắt cóc.

Ông Trương Duy Nhất viết hàng tuần cho ban Việt ngữ RFA, cung cấp các thông tin từ một đất nước thiếu tự do báo chí, đã liên lạc với các biên tập viên hôm 26/1, một ngày sau khi xin tị nạn tại Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc ở Bangkok.

lundi 4 février 2019

Ngày cuối năm cập nhật tình hình Venezuela 04.02.2019



Người dân biểu tình tại Caracas ngày 02/02/2019 phản đối chính quyền Maduro.
Các quốc gia chính thức công nhận ông Juan Guaido là tổng thống lâm thời Venezuela : 

Mười chín nước châu Âu: Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Áo, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Litva, Estonia, Latvia, Luxembourg, Cộng hòa Sec, Ba Lan, Croatia, Bỉ, Hungary (hôm nay 04/02/2019).

Nghị viện Châu Âu đã đi trước một bước (hôm 31/1), và kêu gọi tất cả các nước thành viên Liên hiệp Châu Âu có động thái tương tự.

Hoa Kỳ (ngay từ ngày 24/1, sau khi ông Juan Guaido tự xưng tổng thống lâm thời). Hôm qua Chủ nhật, tổng thống Donald Trump tái khẳng định giải pháp quân sự là « một trong những khả năng ». Hôm nay thứ Hai, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hoan nghênh các nước châu Âu đã công nhận ông Juan Guaido.

Nhiều nước châu Âu công nhận Juan Guaido là tổng thống lâm thời Venezuela



Thủ lãnh đối lập Juan Guaido trong cuộc biểu tình chống Nicolas Maduro tại Caracas ngày 02/02/2019.
(AFP, Le Monde 04/02/2019) Sáng nay 04/02/2019 Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Thụy Điển đã chính thức công nhận thủ lãnh đối lập Juan Guaido là tổng thống lâm thời Venezuela.

Tối hậu thư 8 ngày do bảy nước châu Âu (Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Áo) đưa ra đã bị tổng thống Venezuela hiện tại là Nicolas Maduro bác bỏ. Trong cuộc nói chuyện với kênh truyền hình Tây Ban Nha La Sexta tối Chủ nhật 3/2, ông Maduro khẳng định « sẽ không hèn nhát trước áp lực » để tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống mới.

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian sáng thứ Hai 4/2 tuyên bố : « Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido, với tư cách là nguyên thủ lâm thời, có quyền chính đáng để tổ chức bầu cử tổng thống ». Ngay sau đó trên Twitter tổng thống Emmanuel Macron xác nhận quan điểm của Pháp, công nhận ông Juan Guaido « là tổng thống chịu trách nhiệm tiến trình bầu cử ».

dimanche 3 février 2019

Venezuela, « vùng đất ân sủng » bị hiến sinh trên bàn thờ xã hội chủ nghĩa


Người dân ngoại ô Caracas bới rác kiếm sống. Ảnh chụp ngày 30/01/2019.

(Luc De Barochez, Le Point 31/01/2019) Sự phá sản của Venezuela là sự phá sản của chủ nghĩa dân túy Nhà nước. Đất nước châu Mỹ la-tinh này rất giàu tài nguyên. Venezuela chiếm đến một phần năm trữ lượng dầu lửa toàn cầu, nhiều hơn cả Ả Rập Xê Út ! Chưa kể đến vàng, bauxite, sắt, nickel…

Khi Christophe Colomb cập bến ở vịnh Maracaibo năm 1498, ông đã đặt tên cho vùng đất giàu có này là « miền đất ân sủng ». Huyền thoại thiên đường hạ giới ra đời từ đó. Chỉ mới cách đây khoảng hơn một thế hệ, nền kinh tế Venezuela mỗi năm vẫn còn sản sinh ra nguồn lực ngang bằng với Pháp.

Đất nước được Thượng đế ban hồng ân nay đã bị mục rỗng tận xương tủy. Nạn lạm phát còn kinh hoàng hơn cả nước Đức những năm 1920. Tỉ lệ lạm phát năm 2018 là 1,7 triệu %, và năm 2019 Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo lên đến 10 triệu phần trăm. Tổng sản phẩm nội địa rớt xuống còn phân nửa, thất nghiệp bùng nổ, chiếm đến một phần ba dân số. Các bệnh viện không còn phương tiện để chữa trị cho bệnh nhân, các siêu thị trống rỗng, Caracas trở thành thủ đô thế giới về các vụ giết người.

Venezuela : Pháp yêu cầu Maduro loan báo bầu cử tổng thống « từ giờ cho đến tối »



Thủ lãnh đối lập Juan Guaido trong vòng vây ngơời ủng hộ ở Caracas ngày 02/02/2019.
(Le Monde, AFP, Reuters 03/02/2119) Tối hậu thư của nhiều nước châu Âu sắp hết hạn, trong lúc căng thẳng đang tăng lên giữa những người ủng hộ và chống đối chế độ tại Caracas.

Áp lực ngoại giao lên tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro tăng lên, trong lúc đối lập có thêm những ủng hộ quan trọng từ bên ngoài, trong cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay. Chủ nhật 03/02/2019, nước Pháp thông qua bộ trưởng phụ trách châu Âu Nathalie Loiseau, lại yêu cầu ông Maduro loan báo trong cùng ngày việc tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống mới.

Nếu tổng thống Venezuela - tái đắc cử năm 2018 trong các điều kiện được đối lập cho là gian lận - không đáp ứng lời kêu gọi đưa ra hôm 26/1, Paris sẽ công nhận ông Juan Guaido, chủ tịch Quốc hội và là lãnh tụ đối lập đã tự xưng tổng thống lâm thời. Quan điểm của Pháp được Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh cùng chia sẻ, cả sáu nước đã gởi một tối hậu thư chung cho ông Maduro.

samedi 2 février 2019

Hoàng Linh - Hoa xuân bên thềm cũ



Tôi mang mấy tờ báo Xuân Tuổi Trẻ và vài phong bao lì xì đến thăm mấy cô chú bên Thủ Thiêm là người quen hơn 30 năm trước nổi tiếng về nghề huê kiểng.

Trời đất, quận 2 vắng lặng lạ thường không có chút không khí Tết nào, hoa đào hoa mai cũng chẳng thấy.

Ông chú cố cựu nói, ước gì ông còn sống đến ngày chính quyền giải quyết ổn thỏa vấn đề nhà đất, ông sẽ về lại cuộc đất cũ, dựng lại căn nhà đơn sơ như cũ. Để chậu bông mai ở bậc thềm, cặp vạn thọ ở hàng ba và nhìn ra trời đất, như thế chết cũng mãn nguyện lắm rồi.

Đây có lẽ cũng là mơ ước của chú Tám, cô Bẩy, dì Sáu và hàng ngàn người dân cố cựu ở Thủ Thiêm.Con đường từ khu tạm cư, từ những căn phòng trọ về nền đất cũ không xa nhưng đi mãi không đến được. Hai mươi năm rồi, những cuộc khiếu kiện triền miên và không có hồi kết.

Giọt nước mắt cuối năm của cụ Hoàng Nhỏ



Cha của liệt sĩ Gạc Ma Hoàng Văn Túy, cụ Hoàng Nhỏ, bật khóc khi thấy chúng tôi. Nhà vẫn chưa có dấu hiệu nào của Tết. Cụ nằm lắc võng nhè nhẹ. Người con trai, em anh Túy, đi đánh cá thuê, vừa từ Ninh Thuận về, tay không. Năm nay thất mùa. 

Cụ Hoàng Nhỏ - các báo trước đây nhầm gọi là Hoàng Dỏ - đã ngoài 90, hàng năm vẫn làm giỗ chung cho 64 liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma, trong đó có con trai mình. Năm 2017, một nữ doanh nhân từ Sài Gòn ra thăm và từ đó - thông qua Nhịp Cầu Hoàng Sa - gửi tặng cụ mỗi tháng một khoản tiền. 

vendredi 1 février 2019

Lưu Trọng Văn - Nhớn nhác...



Nhìn hình các đồng chí ấy chúc Tết nhau sao cứ nhớn nhác?

Chỉ lác đác vài báo đưa tin chuyến thăm chúc Tết các lãnh đạo chính phủ và nhà nước ở Saigon và Bình Dương của ngài Mai Tiến Dũng.

Và trong số đó chỉ Dân Việt của Hội Nông dân Việt Nam là rút cái tít dành cho đồng chí X trang trọng thế này, trong khi ngài bộ trưởng thăm cả nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Nguyễn Minh Triết.