jeudi 10 octobre 2024

Thùy Linh - Chuyện một lão nhà văn gàn dở

Có lão nhà văn mình yêu như anh giai. Mặc dù lão ấy gàn bỏ mẹ ra. Nói chuyện lại tức anh ách. Nhưng hễ gặp là phải chọc cho cái anh ách ấy bục ra. Để đỡ nhạt, chẳng thà tức anh ách. Chẳng thà va cái gàn dở...

Có đận lão ấy làm đến chức giám đốc nhà xuất bản Hồi lão lên chức thấy cái đám đặt lão ấy ngồi ghế cao kia chắc nghiện cái gàn dở, cái anh ách của lão nên mới ra nông nỗi thế... Oai phong vậy mà vẩn nhất quyết gàn dở, anh ách. Coi như bảo tồn văn hóa bản địa. Kệ mẹ. Đứa nào chơi được thì chơi.

Đận ấy lão ký in quyển "Trại súc vật", nhưng đám biên tập lại né kiểm duyệt nên đặt lại tên "Chuyện ở nông trại". Ối giời, Ban Tuyên giáo nhảy lên đòng đọc. Mình nghe mà run cho lão. Đã bảo rong chơi, nhậu nhẹt đi, quyền chức làm gì, anh không làm được đâu. Không nghe. Giờ tai bay vạ gió...

Hữu Phú - Đất nước dễ tổn thương !

Chỉ cần một cơn mưa lớn là đường phố ngập lụt tại những thành phố lớn và cả những đô thị nhỏ. Chỉ cần một cơn gió mạnh là cây xanh gãy đổ ào ào, thậm chí trốc gốc la liệt, đè chết người và gây hư hại các phương tiện giao thông, nhà cửa.

Chỉ cần một cơn nước lũ tràn qua đã khiến một cây cầu mới xây chưa được bao lâu dùng để làm trục giao thông chính qua sông trên tuyến huyết mạch sập cái rầm, kéo theo người và xe xuống sông gặp Hà Bá…

Vậy nên, không có gì lạ khi một cơn siêu bão đổ bộ vào đất liền ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam đã lập tức biến nước ta thành một trong những quốc gia chịu thiệt hại nhiều nhất về người và của trong khu vực. Đến bây giờ hậu quả vẫn chưa khắc phục hết!

Trần Trung Đạo - Nhân ngày Quốc Khánh Đài Loan 10-10, đọc lại « Sáu Bảo Đảm » của tổng thống Reagan

Ngày Quốc Khánh Đài Loan (The Republic of China) là ngày 10 tháng 10, còn được gọi là ngày Song Thập, đánh dấu cuộc cách mạng Tân Hợi nổ ra tại Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Ngày cách mạng bùng nổ, Tôn Trung Sơn, tức Tôn Dật Tiên hay Tôn Văn, không có mặt. Ông đang ở Hoa Kỳ để kêu gọi Hoa kiều ủng hộ cuộc vận động cách mạng lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh. Tôn Trung Sơn về nước tháng 12 và được bầu làm tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc.

Dựa theo cách lý luận “năm hình thái” trong duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác, Trung Cộng công nhân ngày cách mạng mang tính tư sản này nhưng không tổ chức rình rang. Trước đó, Lênin công nhận cách mạng tư sản Nga 1905 và sau đó tương tự cộng sản Việt Nam cũng dựa theo lý luận Mác để công nhận cuộc khởi nghĩa Yên Bái, 1930, có khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

Lưu Trọng Văn - Hà…Lội hai, Hà Tây hai


Gã không thích ai đó châm chích bà con Hà Tây, rồi gọi họ là người Hà… Lội hai.

Người Hà Nội đúng chất không ai có thói khinh miệt vô văn hóa vậy. Rất tiếc với đủ các làn sóng di dân, cùng với đủ các làn sóng chà đạp văn hiến Thăng Long, người Hà Nội đúng chất không còn là số đông nữa.

Hà Nội là Hà Nội, và Hà Tây (gồm Hà Đông và Sơn Tây) là Hà Tây.

Bùi Chí Vinh - Những con đường độc lạ


Nhng con đường đc l Vit Nam

Trên thế gii không nơi nào có

Khi cn vch sơn, đèn xanh đèn đ

Xế hp đâm đu vô đã t đng đu hàng

Lê Thanh Phong - Thi trượt thành thủ khoa không phải lỗi tại em

Thật là trớ trêu, nếu không có đơn thư phản ánh và nhà trường không tổ chức chấm lại, thì học sinh này là thủ khoa. Trớ trêu hơn, khi mọi chuyện rõ ràng, em lại phải thôi học.

Không đủ điểm trúng tuyển, đương nhiên em không được học, đó là công bằng. Nhưng có điều không công bằng với em, đó là các thầy chấm thi sai sót, dẫn đến tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan" cho em.

Tiếp tục học ở trường trung học phổ thông Lê Hồng Phong không được, xin học trường khác cũng không xong, vì năm học mới đã bắt đầu hơn một tháng.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 10.10.2024

 

Tin sáng

1. Đang VTV, cô phóng viên trẻ, cô ơi không biết là cô ăn phở ở đây bao nhiêu năm rồi ạ. Lâu lắm rồi, ngày nào cũng ăn ở đây, vân vân. Câu này... quá đà. Mới đây thì có, chứ ngày nào cũng ăn từ... mấy chục năm thì đốt nhà mà ăn à? Mà phở Thìn ạ.

Phóng viên ngồi xuống ăn, một tô phở, một ly trà đá, trước khi ăn giới thiệu: thói quen người Hà Nội mỗi sáng, một tô phở một ly trà đá. Lại... bốc phét. Trà đá mới từ phía Nam ra gần đây. Mấy chục năm trước, bán chè còn mở ngoặc (có đá) nhé.

Khổ lắm ạ. Biết thì mần chứ ai bắt.

À đến hôm nay, "Giai điệu tự hào" vẫn chưa trả lại bản quyền "Tình ca" cho nhạc sĩ Hoàng Việt ạ.

Tuấn Khanh - Bằng Giang, tác giả “Người Em Xóm Đạo” rời cõi tạm ở tuổi 86


Tin buồn gửi đến mọi người yêu nhạc: Nhạc sĩ Bằng Giang, tác giả của nhiều bài hát quen thuộc như Người Em Xóm Đạo, Lính Trận Miền Xa, Thành Phố Mưa Bay… đã từ giã cõi tạm, qua đời vào lúc 2 giờ sáng ngày 8 Tháng Mười 2024 tại nơi cư ngụ ở bang Georgia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi.

Ca sĩ Chế Linh là một trong những nghệ sĩ chia buồn sớm nhất, ngay sau khi gia đình của nhạc sĩ Bằng Giang phát đi thông báo. Viết trên trang Facebook của mình vào ngày 10 Tháng Mười, ca sĩ Chế Linh chia sẻ: “Vô cùng thương tiếc nhạc sĩ Bằng Giang vừa vĩnh viễn ra đi, để lại trong gia đình văn nghệ sĩ sự mất mát to lớn, trong lòng những người yêu nhạc bao thương tiếc. Ông đã để lại những ca khúc giá trị đi vào lòng người. Xin thông báo đến những thân hữu bạn bè thân thương”.

Ca sĩ Chế Linh ngoài việc trình bày thành công những sáng tác của nhạc sĩ Bằng Giang, ông còn là đồng tác giả với bút danh Tú Nhi, qua các tác phẩm như Bài Ca Kỷ Niệm, Đêm Buồn Tỉnh Lẻ…

Nguyễn Thông - Tiếp quản hay giải phóng?

Hôm nay, ngày 10 tháng 10 (ngày chứ không phải mùng), cái ngày được nhà nước hiện thời và giới truyền thông của họ gọi là “ngày giải phóng thủ đô”. Ngày 10.10 xưa cũ ấy đã cách nay 70 năm, 10.10.1954, bộ đội vào tiếp quản thủ đô, sau cuộc kháng chiến 9 năm chống quân đội và bộ máy cai trị của Pháp.

Tôi là người kiệm nhời nhưng bướng bỉnh, những gì không đáng nói thì không lên tiếng, nhưng với cái nhố nhăng, sai trái thì không chịu được. Nói ra không phải để hả lòng mình, mà trước hết vì sự thật, vì sự tử tế của con người.

Thời lứa tôi đi học, ở trường cũng như trên báo chí truyền thông (hồi ấy đâu có nhiều, chỉ vài tờ báo do đảng và nhà nước quản lý, nhất là báo Nhân Dân và đài phát thanh, chưa có tivi-đài truyền hình), cứ nói tới sự kiện này, ngày 10.10.1954, chỉ có cách gọi duy nhất “ngày tiếp quản thủ đô”, “ngày tiếp quản Hà Nội”.

Chương trình phát thanh RFI ngày 10.10.2024


 

mercredi 9 octobre 2024

Nguyễn Thành Phong - Càng lắm người nhiều ma hơn

Hôm rồi, tại Hà Nội, người ta làm đám tang đưa tiễn nhà văn Nguyễn Khắc Trường về cõi. Mình ở xa, đành vái vọng và lẩn thẩn hồi nhớ về ông.

Nguyễn Khắc Trường nổi danh chỉ với một cuốn tiểu thuyết. Tên cuốn ấy, "Mảnh đất lắm người nhiều ma", và cụm từ về "người" và "ma" ấy, đã lột tả thần kỳ hiện thực cách đây hơn 30 năm.

Bây giờ hiện thực ấy vẫn đang tiếp diễn, còn khốc liệt hơn, càng lắm người nhiều ma hơn. Hiện thực đang tiếp diễn, nhưng nhà văn, bằng văn chương, đã cắt nghĩa đủ đầy căn nguyên từ lâu rồi. Có lẽ vì thế mà Nguyễn Khắc Trường chả cần in thêm một cuốn nào khác nữa. Đám tang chỉ là đưa tiễn thể phách ông thôi, vì với tác phẩm "Mảnh đất lắm người nhiều ma", ông đã vọt lên tới đỉnh cao, đã đến cõi một đời văn từ lâu rồi, người đời sẽ vẫn còn nhiều nhắc nhớ.

Lưu Trọng Văn - Cái gì ra cái nấy

« Chúng tôi lên án mạnh mẽ những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, nhân quyền và luật nhân đạo do cuộc xâm lược của Liên bang Nga chống lại Ukraine, lên án các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự gây hậu quả cho an ninh năng lượng trong khu vực và an ninh lương thực trên thế giới. Chúng tôi cũng lên án các cuộc tấn công vào tài sản văn hóa ».

Đó là nguyên văn điều 75 trong ‘‘Nghị Quyết về các cuộc khủng hoảng, giải pháp thoát khủng hoảng và củng cố hòa bình trong không gian khối Pháp ngữ’’.

Và Nghị quyết này cùng điều 75 quan trọng lên án đích danh Nga của Putin xâm lược Ukraine có chữ ký của chủ tịch Tô Lâm đại diện cho Việt Nam, một thành viên quan trọng của Khối Pháp ngữ.

Phúc Lai - Đôi dòng suy nghĩ về hồn cốt Hà Nội xưa


Anh Mai-cồ Míng bạn tôi ở Tân Gia Ba mới viết một tút ngắn rất hay, trong đó có đoạn:

“…Hoài niệm về ‘Hà Nội xưa thanh lịch’ chỉ nên để cho hoài niệm. Muốn tìm lại tính cách, phong thái, truyền thống của người Hà Nội xưa, hãy cố tìm ở Sài Gòn, ở Pháp, Châu Âu, Mỹ, Úc và thậm chí ở Singapore… Người Hà Nội cũ có tiếc Hà Nội không? Chẳng tiếc. Họ đã ra đi mang theo quê hương.”

Nhưng anh ấy viết thế là anh ấy đã đi và mang theo hồn cốt Hà Nội, cụ thể hơn là hồn cốt Hàng Bạc của ảnh sang tận làng chài. Thế với những người vẫn còn ở lại với Hà Nội thì sao? Vẫn còn đầy những bạn bè tôi, người gốc Hàng Vải nay lặng lẽ nghe những người Hà Lội mới lên mạng chém gió hàng ngày… người từ những năm 1990 đã nổi tiếng vì giọng hát trong những dạ hội sinh viên ở Trung tâm phương pháp…

Hà Phan - Có ai thích quay lại với thời bao cấp ?

Thỉnh thoảng thấy những bài hoài niệm thời bao cấp. Rằng khi đó thiếu thốn đủ thứ nhưng "đầy tình người", bà con thân thuộc xóm giềng đối đãi tử tế đùm bọc vui vẻ với nhau!

Tôi cũng từng sống qua thời ấy, từng chen nhau đến lòi cơm để giành mua từng miếng mỡ. Từng nịnh nọt mậu dịch viên bán gạo hơn chiều vong, từng mong sớm có điện để đêm đỡ dài thăm thẳm... nên thấm và ám ảnh những ngày đó lắm!

Tiếc rằng họ không nhắc nhiều đến những cực nhọc, khó khăn, khổ sở và cả cay đắng của "bóng ma" bao cấp. Thường chỉ ca tụng kiểu ăn mày dĩ vãng hay nghèo mà bình yên như quan chức, đại gia tiền chẳng biết làm gì nữa thích giảng đạo lý.

Thái Vũ - Ngao ngán trước sự dối trá trắng trợn của nhà thầu


Danh tính nhà thầu cung cấp bữa ăn cho sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội vẫn trong vòng bí mật (hay đã lộ rồi mà tôi không biết?).

Coi cái clip chủ nhà thầu trả lời phỏng vấn báo đài mà ngao ngán cho cái "dối trá tỉnh bơ" của ông ta.

Một trong những lời nói dối ngao ngán nhất đối với tôi, là ông ta khẳng định cơ sở chế biến của ông ta không hề có con gián hay con chuột nào. Phóng viên cho xem clip, ông ta lại bào chữa kiểu quay xe 90 độ (không phải 180 độ) bằng thứ ngụy biện "incident".

Trần Thanh Cảnh - Chuyện thế này…

Sau khi nghe anh Sơn bộ dục đề xuất miễn học phí cho con em trong ngành, anh Thắng bộ giao bèn gọi cấp dưới lên, phán: "Chỉnh trình lại luật giao thông, con em cán bộ công nhân viên ngành mình cho miễn mọi loại phí BOT các kiểu con đà điểu, nhé!"

Chuyện lan đến bộ công, anh Diên thượng thư chỉ thị: "Miễn tiền điện nước, xăng dầu cho cả ngành! Của nhà giồng được, để làm gì!"

Cán bộ công nhân viên mấy ngành khác lấy làm ghen tị, bèn nói xéo sếp mình: "Xưa nay các cụ dạy thợ may ăn vải, thợ vẽ ăn hồ, nhẽ ngành mình kém cỏi, suông cả?"

Dương Quốc Chính - Số con nuôi của giáo viên sẽ tăng đột biến !


Đây là vấn nạn khi có một Quốc hội yếu kém, không đủ năng lực tự soạn thảo luật mà phải dùng các cơ quan hành pháp soạn thảo.

Khi hành pháp soạn luật, họ sẽ cài cắm lợi ích nhóm. Quốc hội thì nhắm mắt bấm nút thông qua, sẽ gây loạn xã hội. Rồi ngành nào cũng học theo, cài cắm lợi ích nhóm/ngành của mình vào.

Con em ngành xây dựng sẽ được giảm giá mua vật liệu xây dựng khi làm nhà. Được giảm giá mua chung cư...Con em ngành công an sẽ được giảm án tù, miễn tiền phạt...

Lê Anh Đủ - Nếu…


Nếu con giáo viên được miễn học phí, thì em cũng mạnh dạn đề xuất:

Con bác sĩ được miễn viện phí.

Con thẩm phán được miễn án phí.

Con luật sư được miễn... học luật.

Võ Khánh Tuyên - Vô giáo dục


Sự việc xảy ra ở kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tỉnh Thanh Hóa.

Một em học sinh ban đầu được công bố là "thủ khoa", nay chẳng những mất danh hiệu mà còn không đủ điểm chuẩn vào lớp 10 trường này. Và em đã bị buộc thôi học, sau khi đã nhập học được hơn 1 tháng.

Sở Giáo dục- Đào tạo Thanh Hóa lý giải: Do"nhầm lẫn" trong quá trình hồi phách và lên điểm. Quái lạ...nhầm mà nhầm cả 3 môn riêng lẻ, theo cùng chiều hướng tăng điểm?

Lưu Nhi Dũ - “Vụ bằng tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt chưa xử lý thỏa đáng, minh bạch”

Báo cáo kết quả kinh tế - xã hội năm 2024 tại phiên họp 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 09/10, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu: Trong năm 2024 dư luận xã hội dậy sóng với trường hợp "học giả, bằng thật" ở cấp đào tạo trình độ cao nhất. Tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục chưa có biện pháp xử lý thỏa đáng, chưa công khai, minh bạch với công luận.

Báo cáo cho biết, trường hợp "học giả, bằng thật" đó là ông Vương Tấn Việt (còn gọi là Thích Chân Quang) bảo vệ luận án và được cấp bằng tiến sĩ tại Trường Đại học Luật Hà Nội sau khoảng hơn 2 năm từ khi tốt nghiệp cử nhân luật hệ vừa học, vừa làm.

Ông Thanh nói chính xác. Cho đến nay chỉ có Sở Giáo dục-Đào tạo TPHCM là minh bạch, xác nhận ông Vương Tấn Việt không có bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa năm 1989.