samedi 17 février 2024

Trần Thị Sánh - Nhân ngày 17.2.1979

 

Người bắn cháy xe tăng Trung Quốc đầu tiên tại mặt trận Đồng Đăng là người Tây Mỗ quê tôi.

Sau 2 giờ nã pháo ác liệt từ Trung Quốc sang Việt Nam, 3 giờ sáng ngày 17.2.1979, Trung Quốc xua 60 vạn quân cùng hàng trăm xe tăng bất ngờ đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.

Thị trấn Đồng Đăng chìm trong khói lửa. Do bị tấn công bất ngờ toàn tuyến biên giới nên rất nhiều bộ đội của ta đã hy sinh ngay từ đợt tấn công xâm lược đầu tiên của Trung Quốc.

Nguyễn Thông - Ngày này, 45 năm trước

Ngày này tức là ngày 17 tháng 2. Còn 45 năm trước, tức vào buổi chiều 17.2.1979. Khi ấy tôi dạy tại Trường dự bị đại học TP.HCM. Mới gần hai tuổi nghề, hăng lắm, trường giao việc gì cũng nhận, thậm chí chưa giao cũng xung phong.

Hồi ấy không biết, hoặc chưa có bài vè “Tiến lên ta quyết tiến lên/Tiến lên ta lại xông lên hàng đầu/Hàng đầu không biết đi đâu/Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi”, hăng bởi đang là đoàn viên.

Sáng 17.2.1979, cả trường vẫn hoạt động bình thường, thầy trò lên lớp, học hành theo lịch, chả có gì thay đổi. Chị Nguyễn Thị Huệ, giáo viên Hóa, bí thư Đoàn trường còn dặn tôi sáng mai nhớ theo xe ông Thi già tài xế xuống cơ sở 2 dưới Tiền Giang để bồi dưỡng lớp đối tượng đoàn. Thầy Nghiệp, thầy Chi, anh Dương dưới ấy đã chuẩn bị xong cả rồi, lên lớp hai buổi trong ngày, tới chiều tối sẽ quá giang xe đưa rước giáo viên về lại Sài Gòn.

Chương trình phát thanh RFI ngày 17.02.2024


 

vendredi 16 février 2024

Phúc Lai - Ngày thứ 723 của cuộc chiến tranh : Avdiivka liệu có thất thủ ?

Theo bản tin của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine lúc 15 giờ 30 giờ Hà Nội) thì tình hình Avdiivka như sau:

“Trong khu vực trách nhiệm của nhóm quân tác chiến – chiến lược “Tavria” theo hướng Avdiivka, các binh sĩ Ukraine tiếp tục kiềm chế kẻ thù không ngừng cố gắng chiếm Avdiivka. Binh sĩ Ukraine phòng thủ vững chắc, gây tổn thất đáng kể cho quân xâm lược.

Trong 24 giờ qua, Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã đẩy lùi 28 cuộc tấn công của kẻ thù ở các quận Avdiiivka, Lastochkino và 5 cuộc tấn công khác gần Pervomaiskyi và Nevelskyi ở khu vực Donetsk. Một quyết định đã được đưa ra liên quan đến việc tăng cường các đơn vị theo kế hoạch và điều động quân đội theo các hướng đe dọa đã được thực hiện.”

Lê Xuân Nghĩa - Ba lần Việt Nam tin vào Trung Quốc

 

- Lần thứ nhất: Sau khi ký Hiệp định Genève năm 1954, ông Lê Duẩn biết đã bị đồng chí “đâm sau lưng” nên đã rơi nước mắt và hẹn gặp lại 20 năm sau. Và đúng như vậy, phải đến năm 1975 mới yên tiếng súng giữa hai miền Nam - Bắc.

- Lần thứ hai: Năm 1974, Trung Quốc tấn công chiếm đoạt hoàn toàn Quần đảo Hoàng Sa. Và miền Bắc vẫn tin rằng Trung Quốc sẽ trả lại cho Việt Nam.

- Lần thứ ba: Ngày 17/02/1979, Trung Quốc tấn công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Và cho đến ngày 16/02, Việt Nam ta vẫn không tin Trung Quốc sẽ xâm lược Việt Nam.

Phan Châu Thành - Chó cắn áo rách

 

Công ty sản xuất thiết bị điện của Nga, Power Machines, thuộc sở hữu của tỉ phú Alexey Mordashov, ra thông báo rằng hồi tháng 11-2023, họ đã thắng kiện công ty dầu khí PetroVietnam (PVN) số tiền lên tới 500 triệu USD tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC).

Đây cũng là phán  quyết chung thẩm, nên Việt Nam không thể kháng cáo.

"Về khoản 500 triệu USD mà PVN phải thanh toán cho Power Machines, luật sư ẩn danh nói với BBC rằng, sau phán quyết của tòa, phía Power Machines sẽ thu thập thông tin tài sản của PVN ở nước ngoài, đồng thời yêu cầu PVN tự nguyện thanh toán.

Lê Nguyễn Hương Trà - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thua kiện tỉ phú Nga 500 triệu đô la

Liên quan tới vụ kiện giữa Công ty kỹ thuật điện Power Machines thuộc sở hữu của tỉ phú Nga Alexey Mordashov và dự án Nhiệt điện Long Phú 1 (Sóc Trăng) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Petrovietnam (PVN).

Ngày 12/02, người phát ngôn của tỉ phú Nga thông báo đã chiến thắng trong vụ kiện trị giá 500 triệu USD này!

Vụ kiện Power Machines (PM) được đệ trình tại Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC) nhằm đòi lại khoản tiền đầu tư để xây dựng Nhiệt điện Long Phú 1 - đã chính thức dừng lại vào tháng 1/2019, sau khi PM bị Mỹ đặt lệnh cấm vận.

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (3)

 

Theo chính sử của nhà nước, cuộc tổng tấn công nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là cuộc tấn công chiến lược nhằm mục đích “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, xóa bỏ hoàn toàn chính quyền Sài Gòn, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, mục đích này đã không đạt, cả hai bên đều chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Thủ đô Sài Gòn cũng như nhiều đô thị khác ở miền Nam, nhất là Huế, bị tàn phá cực kỳ nghiêm trọng, đổ nát, hoang tàn, người dân bị tai bay vạ gió chết chóc thảm thương. Phe “cách mạng” hao người tốn của tới mức phải mấy năm sau mới dần hồi phục. Nhà văn Nguyên Ngọc có kể lại trên báo Nông nghiệp Việt Nam: “Nên nhớ thời đen tối nhất của chiến tranh miền Nam là thời sau Mậu Thân. Bị chúng nó đánh chạy dạt sang tận Campuchia. Đói, chết, rách nát, tan rã, tháo chạy”.

Nói gì thì nói, cuộc cốt nhục tương tàn, nồi da xáo thịt, anh em một nhà giết nhau thì chả bên nào thắng, như bác Nguyễn Duy viết “phe nào thắng thì nhân dân đều bại”.

Chương trình phát thanh RFI ngày 16.02.2024


 

jeudi 15 février 2024

Lê Học Lãnh Vân - Việt Nam của tôi

 

Trang Phây của anh Trần Thiện Công (ngày 04/01/2024) đăng hình một trang trong sách Quốc sử lớp Nhì, xuất bản năm 1965 ở miền Nam Việt Nam. Sách dành cho học trò lớp Nhì (tức lớp 4 ngày nay).

Là người cùng thời với anh Công, tôi nhớ liền bài Quốc sử từng được thầy cho học thuộc lòng thời đó. Bài học toát lên niềm tự hào là người Việt, tình yêu nồng nàn với tổ tiên và đồng bào, lòng quả cảm và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng.

Lúc đó Miền Nam có dân số ít hơn Miền Bắc và có GDP tổng cao gấp hai lần, nhưng bài học dạy học trò tính khiêm tốn. Khiêm tốn thật lòng mới có thể tiến xa!

Mai Quốc Việt - Gói kẹo Tết

Nó cùng tuổi với tôi, nó gọi tôi bằng cậu họ, ông ngoại nó là chú ruột của tôi. Chú ruột tôi vào Sài Gòn học hành, đến tuổi lấy cấy thì về quê lấy cấy, ở quê tôi cấy là vợ.

Thím ở lại quê chăm sóc ông bà nội tôi. Thím mắn đẻ chỉ cưới ba năm đã đẻ cho chú tôi ba đứa con. Ở Sài Gòn chú tôi đi theo cách mạng trôi dạt về đồng bằng Nam Bộ thăng tiến thành quan lớn cách mạng. Chú giấu tiệt việc chú có vợ ở quê, lấy thêm vợ hai, thím là người Kiên Giang.

Tập kết ra bắc chú đi một mình, thím hai ở lại hoạt động bí mật. Chú ra Hà Nội ổn định công tác ở trung ương cục miền nam được phân nhà biệt thự gần nhà hát tây. Chú về quê mang thím cả và hai đứa con ra Hà Nội. Đứa con thứ ba của chú là gái, đẹp gái nên tảo hôn lấy chồng sớm. Chồng là con trai cả của ông bà địa chủ đành ở lại quê, ở luôn trong ngôi nhà ngói ba gian ông nội tôi xây cho chú thím tôi.

Thanh Thảo - Ngày Tết, đọc thơ Tô Thùy Yên

Tạ Duy Anh giới thiệu : Sau Tết nhà thơ Thanh Thảo gửi cho tôi bài này và nói thêm: "Đ. có báo nào nó dám in chú ạ, khốn nạn thế chứ". Tôi bảo ông : Thông cảm cho họ đi, để chú nó đăng.

Thơ Tô Thùy Yên lặng lẽ. Dù ông viết dài hay viết ngắn, thì thơ ấy vẫn lặng lẽ. Người đọc đồng cảm với thơ ấy, cũng trong lặng lẽ. Đó là thơ của Chim kêu bãi quạnh, hắt hiu và đau đớn:

“Cởi đôi giày vẹt, tấm áo tã

Xót xa như lột một lần da” (Chim kêu bãi quạnh)

Đỗ Duy Ngọc - Khoảng sân tuổi nhỏ

Hồi nhỏ, nhà tôi có một khoảng sân lớn trước nhà. Ba tôi xây một cái hồ nổi khá rộng, chủ yếu ban đầu là để hứng nước mưa. Ba tôi nghiện trà nhưng lại không thích pha trà bằng nước giếng. Hồi đó làm như không khí, môi trường tốt hơn bây giờ, nước mưa trong veo, để lâu cũng không thấy lắng cặn.

Một thời gian sau không hiểu lý do gì, Ba tôi lại không pha trà bằng nước mưa nữa, tôi bèn dùng hồ để để nuôi cá cảnh. Những con cá đuôi cờ đẻ cả bầy, cá Hắc ma lị đen thui, cá Hồng kiếm, cá đầu lân, cá mắt lồi đuôi phướng uốn éo rất đẹp.

Tới giờ tôi không nhớ cho chúng ăn bằng thức ăn gì vì hồi ấy hình như chưa có những gói thức ăn cho cá sẵn như bây giờ, chỉ có rong rêu, thế mà chúng vẫn sinh sôi nẩy nở đầy đặc. Tôi còn thả bèo và mấy cây sen, nhìn thanh cảnh lắm. Chỉ sợ mùa mưa. Mưa miền Trung mỗi tháng có hai lần, mỗi lần dầm dề cả chục ngày. Nước tràn, cá bơi theo. Cứ mỗi lần mưa, tôi lại chạy lấy bạt che, lúng túng nên lần nào cũng ướt nhem, bị ba tôi đánh đòn te tua vì dầm mưa.

Lê Xuân Nghĩa - Im lặng trước nỗi đau bị xâm lược của quốc gia khác là tự rước họa

 

Dư luận quốc tế dậy sóng khi Đại sứ của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt cung cấp vũ khí cho Ukraine. Đồng thời làm áp lực buộc Ukraine phải ngồi xuống đàm phán với Nga, theo điều kiện Nga đưa ra là giữ nguyên hiện trạng thực tế.

Đây là lời kêu gọi dưới danh nghĩa “hòa bình” đầy ác ý và thâm độc của Trung Quốc.

Bởi ai cũng biết, nếu Hoa Kỳ ngừng cung cấp vũ khí thì với sức mạnh vượt trội của cường quốc quân sự số 2 thế giới, thì Ukraine sẽ ngay lập tức bị Nga “nuốt” trọn. Hoặc Ukraine chấp nhận mất 20 % lãnh thổ và bán đảo Crimea, nơi Nga cưỡng đoạt trái phép của Ukraine năm 2014.

Dương Quốc Chính - Đầu năm nói chuyện cầu cúng

 

Tết nhất, đầu năm, mọi người hay cầu cúng khấn vái. Ở đây chỉ bàn về đám đông thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu (bao gồm cả thánh thần, chó mèo, cây cối, đại khái bạ gì cũng thờ cúng cắm hương...) và thờ Phật. Các tôn giáo, niềm tin khác không bàn.

Những ai không tin có ma, không tin vào bất cứ tôn giáo nào, không tin vào việc có thế giới song song, cõi âm thì có thể dừng đọc ở đây, Tây gọi là next!

Thường 90 % đồng bào khấn vái sẽ dùng văn mẫu đại khái: Xin abc phù hộ độ trì để con/chúng con được xyz, được mạnh khỏe, bình an...Đa phần sẽ xin được ăn nên làm ra, phát tài, phát lộc, vạn sự hanh thông...là hệ xôi thịt! Còn đỡ xôi thịt nhất thì cầu bình an, mạnh khỏe. Nhưng mà vẫn là cầu xin, những cái mình không tự làm ra được hoặc biến khó thành đạt được dễ kiểu trúng lô đề, thăng tiến.

Lê Thanh Phong - Trút “bầu tâm sự” trên cao tốc

 

Cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây dài 200 km nhưng không có trạm dừng chân. Thế là hai bên cao tốc xuất hiện nhà "vệ sinh 0 đồng" để phục vụ hành khách.

Không có trạm dừng chân, nhưng nhu cầu vệ sinh cá nhân phải được giải quyết. Do đó, nhiều "trạm" vệ sinh mọc lên, phục vụ bà con kết hợp dịch vụ khác.

Lái xe, hành khách đi đường dài, ai cũng có nhu cầu vệ sinh. Chưa kể, nhiều trường hợp nảy sinh tình huống bất thường, như người già, trẻ em, cần phải được phục vụ, chăm sóc. Trên cao tốc không có trạm dừng chân, bắt buộc xe phải dừng giữa đường, rất nguy hiểm.

Đặng Chương Ngạn - Chúc mừng phim « Trà » rời phòng chiếu

 

Phim 18+ tức là chỉ trên 18 tuổi mới được xem, hứa hẹn có nhiều cảnh nóng và rất nóng.

Đạo diễn Lê Hoàng khai thác một đề tài cũng rất nóng: ngoại tình trong hôn nhân.

Ra rạp ngày 10/02, rút khỏi rạp ngày 13/02 với doanh sô 1,3 tỉ, chứng tỏ khán giả hầu như không đến rạp để xem phim này.

Huy Đức - Có ai biết « Tiếng vọng đèo Khau Chỉa » là cuốn sử liệu đầu tiên về cuộc chiến tranh 17-2-1979

 

Tháng 2-2023, trong buổi ra mắt cuốn sách được viết bằng cả tâm sức của mình, tác giả Nguyễn Thái Long xúc động nói:

“Hôm nay cuốn sách Tiếng vọng đèo Khau Chỉa đã đưa tôi đến đây, trước quý vị cử tọa khả kính và các độc giả thân mến. Cùng tôi đến đây hôm nay là những đồng đội của tôi – cựu chiến binhTrung đoàn 567, họ ngồi ở khán phòng này, bên cạnh tôi. Và, ngoài kia, vong hồn các liệt sĩ Trung đoàn 567.

Hơn 500 con người, 44 năm trước đã vĩnh viễn nằm lại ở những cánh rừng, ngọn núi, ven suối, suốt một dải biên giới Cao Bằng, Vị Xuyên. Suốt mấy chục năm sau đó, không mấy ai biết đến họ, nhớ đến họ. Họ bị chìm đi trong quên lãng…”.

Nguyễn Thông - Báo tre

 

Vụ gần 300 du khách Đài Loan bị bỏ rơi ở Phú Quốc trong mấy ngày Tết sẽ còn nhiều điều cần mổ xẻ, chứ không hẳn chỉ do tiền bạc giữa hai công ty du lịch Đài và Việt. Không xử lý cho ra nhẽ, có khi ảnh hưởng rất xấu tới kinh tế du lịch ở xứ này, chứ không phải chỉ giúp họ trở về là xong.

Nhưng tôi lại muốn nói cái khác. Hầu như tất cả những báo quốc doanh đều xăm xắn đưa tin, nhưng khác mọi lần nói về những gì liên quan tới Đài Loan đều chua thêm "Trung Quốc" trong cái ngoặc đơn thành Đài Loan (Trung Quốc) để phủ nhận sự tồn tại độc lập của Đài Loan, để làm vừa lòng Trung Quốc. Lần này chỉ mỗn "Đài Loan", không dính tí Trung Quốc nào.

Xưa nay có nguyên tắc do "trên" bổ xuống, cứ nhắc tới Đài Loan, dù chỉ trong lĩnh vực thể thao, công nghệ, du lịch…, chả liên quan gì tới chính chị chính em, và nhất là nói về những thành tựu, cái hay cái tốt, thì phải chua thêm Trung Quốc. Không chua, bị nhắc nhở, bị phạt. Tuyên giáo làm điều này rất mẫn cán, được Bắc Kinh hài lòng.

Chương trình phát thanh RFI ngày 15.02.2024