vendredi 10 juin 2022

Nguyễn Quang Dy - Tác động của bàn cờ Ukraine sau 100 ngày

 

(Boxitvn 10/06/2022) Nga xâm lược Ukraine đã làm cho nhiều người Việt bị sốc, vì Việt Nam có quan hệ tốt với cả Nga và Ukraine.

Khi Nga đã trở thành kẻ xâm lược và tội đồ quốc tế thì Việt Nam khó duy trì cân bằng với cả hai bên, tuy Nga vẫn là nước cung cấp vũ khí chủ yếu để răn đe Trung Quốc. Trong khi đó, bàn cờ Ukraine đang làm đảo lộn trật tự thế giới.

Sau hơn hai năm vật lộn với đại dịch corona, các nước phải làm quen và chung sống với một thế giới “hậu Covid”. Nay chiến tranh Ukraine đã vượt qua 100 ngày, các nước cũng phải làm quen và chung sống với một thế giới “hậu Ukraine” và “hậu Putin”. Đó là một thế giới biến đổi khó lường, “trong một kỷ nguyên hoàn toàn mới” (Henry Kissinger).

Lưu Nhi Dũ - Việt Á, cái lò xay thịt!

 

Tay này đúng là dân chơi tới bến.

Mới về phụ trách CDC Hà Nội từ tháng 6-2020 thay Nguyễn Nhật Cảm bị bắt vì liên quan đến vụ mua sắm thiết bị xét nghiệm khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Hà Nội, với chức danh phó giám đốc phụ trách CDC, lại dính chấu.

Bất chấp cái gương tày đình trước mắt!

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 105 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (08/06/2022)

 

1. Trên hướng Kharkiv.

• Theo hướng Slavic, các nỗ lực của kẻ thù tập trung vào việc chuẩn bị cho việc tiếp tục tấn công theo hướng các khu dân cư của Slovyansk và Barvinkove. Kẻ thù đã bắn vào cơ sở hạ tầng dân sự ở các khu vực Dibrivne, Komyshuvakha và Kurulka.

• Sử dụng kết quả của những trận bắn phá, những người chiếm đóng đã tiến hành các hoạt động tấn công và tấn công gần Bogorodichny và Dovhenke, và các cuộc chiến tiếp tục diễn ra.

Bình loạn: Như vậy những thông tin trên mạng xã hội đúng rồi. Nga đang bổ sung thêm lực lượng cho mũi tây nam Izyum và chắc là sẽ tổ chức tấn công nay – mai thôi.

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 106, 09-06-2022

1. Chiến sự ở Ukraina lại vào giai đoạn ác liệt, khi theo tổng thống Ukraina Zelensky, quân Ukrain mất từ 60 tới 100 người/ngày, số bị thương còn nhiều lần hơn thế.

Không có thông tin nào về con số tử vong của bên Nga, nhưng những hình ảnh từ chiến trường cho thấy quân Nga sẽ còn mất quân nhiều hơn nữa, bởi tiến công bao giờ cũng tổn thất lớn hơn, theo tin không chính thức lên tới 5 phút 1 người, tức là khoảng 280 lính/ngày, nhưng rất khó kiểm chứng.

Tổng thống Ukraina cho rằng, cuộc chiến ở chiến trường Severodonetsk sẽ quyết định số phận của toàn bộ chiến trường phía Đông. Quân Nga đang sử dụng tất cả những vũ khí, quân lính mà họ có, đồng thời tăng cường tuyên truyền, đăng tin giả để làm loạn thông tin, gây hoang mang hay sử dụng việc xuất khẩu lương thực của Ukraina bị gián đoạn - có thể gây ra nạn đói ở một số quốc gia - để gây sức ép đàm phán.

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 104 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (07/06/2022)

 

1. Trên hướng Kharkiv.

• Theo bản tin của Bộ Tổng tham mưu Ukraine, trên hướng Kharkiv quân Nga tăng cường bắn phá để ngăn chặn những cuộc tấn công tiềm tàng của quân Ukraine.

• Cũng bản tin chỉ viết cô đọng là Nga đã bổ sung thiết bị khí tài cho các vị trí đóng của các cụm quân ở Izyum. Nhiều nguồn tin khó kiểm chứng khác chủ yếu trên mạng xã hội đưa tin Nga sẽ cố gắng tổ chức các đợt tấn công mới từ tây nam Izyum về hướng Slovyansk, vì những ngày qua họ đã bổ sung lực lượng ở khu vực này.

Bình loạn: Đối diện với 22 BTG của Nga bố trí ở tây nam Izyum, tổng cộng Ukraine có quân số tương đương 6 lữ đoàn bộ binh và một lữ đoàn xe tăng. Riêng về xe tăng, lữ đoàn này phải chống cự với Sư đoàn xe tăng cận vệ số 4 Kantemirovskayatăng cường cho số xe tăng của 22 BTG kia, đúng là không cân sức một chút nào.

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 105, 08-06-2022

 

1. Theo tin từ cố vấn tổng thống Ukraina, Oleksy Arestovich, phía Nga đang tích trữ khẩu phần lương thực và đạn dược dành cho 4-5 ngày, tất cả các đơn vị dự trữ đã được đưa tới chiến trường.Trong vài ngày tới, quân Nga sẽ tổng lực tấn công trên toàn Donbass.

"Sắp tới là thời gian khó khăn với quân đội Ukraina, nên trong thời gian tới sẽ là thời điểm quyết định cho giai đoạn chiến tranh này”. Cũng theo ông, riêng ở mặt trận phía đông: Severodonetsk-Popasna, quân Nga định sử dụng tới 35.000 quân.

Trong khi trả lời phỏng vấn, ông cũng nói: "Quân Nga biết rõ rằng phía Ukraina chưa có đủ vũ khí tầm xa để đánh trả lại, và họ có thể tấn công mà không lo sợ bị phản công ít nhất tới đầu tháng Bảy. Vì vậy, bây giờ sẽ là thời điểm thích hợp để tấn công, khi thời tiết đang thuận lợi… Quân Nga sẽ tấn công từ 3 hướng chính: Izium về Slovyansk, từ Toshkivky vào Lysychansk và Severodonetsk.” Ngoài ra, tình báo Ukraina cũng cho biết có thể sẽ có một mũi thứ 4 vào Zaporizhzhia.

Nga xâm lăng Ukraina : Đông Âu lên tuyến trước, Tây Âu đau đầu tìm giải pháp


Đăng ngày:

« Châu Âu già nua » và một « châu Âu mới »

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 104, 07-06-2022

1. Tất cả các tàu chiến Nga (khoảng 30 tàu) đang tiến hàng phong tỏa cảng Odessa của Ukraina đã phải lui xa ra cách bờ biển 100 km, có lẽ do sợ tên lửa Harpoon mà Ukraina vừa được viện trợ từ Đan Mạch và đã lắp đặt xong.

Hạm đội Biển Đen tuy vẫn chặn các đường vận tải biển của Ukraina, nhưng nguy cơ có thể đổ bộ tấn công đã giảm đi rất nhiều. Và cũng do lùi ra xa khiến khoảng cách giữa các tàu khá rộng, phía Nga cũng không hoàn toàn kiểm soát được vùng tây bắc biển Đen như trước nữa.

Tại Liên hiệp quốc, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã lên án Nga sử dụng việc vận chuyển lương thực cho các nước châu Phi từ Ukraina như một vũ khí để gây sức ép, khiến nhiều nước nghèo không liên quan gì tới cuộc chiến sẽ phải gánh chịu hậu quả của việc thiếu lương thực. Và Nga sẽ là nước chịu trách nhiệm trực tiếp về việc này, bất kể dối trá hay đổ lỗi thế nào. Đại diện thường trực của Nga ở Liên hiệp quốc, Vasily Nebenza, thay vì trả lời, đã bỏ ra ngoài phòng họp. "Ông có thể bỏ đi, bởi như thế dễ hơn là nghe sự thật, ngài đại sứ ạ” – ông Michel nói.

Chương trình phát thanh RFI ngày 10.06.2022


 

jeudi 9 juin 2022

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 103 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (06/06/2022)

 

1. Trên hướng Kharkiv.

• Chiều nay cậu bạn Facebook gửi cho cái bản đồ vùng biên giới Kharkiv (Ukraine) và Belgorod (Nga) trong đó thể hiện bên phía Nga tập trung đến mười mấy BTG không rõ để làm gì.

Bình loạn:

. Với những tin tức kiểu như vậy thú thật rất khó nhận xét nó ra làm sao. Gửi sang hỏi anh sĩ quan Ukraine thì anh ấy bảo “trước những bản đồ NATO của xe ôm hoặc nước chè chén vỉa hè như thế nào anh ấy không biết phải nói gì.”

Mà Belgorod là trung tâm hậu cần và tập trung quân của Nga, quân chuẩn bị vào trận cũng ở đó, quân trong trận về cũng ở đó, chứ cứ gì phải chuẩn bị tấn công Kharkiv. Mà nếu có muốn tấn công tầm này thì cũng cân luôn chứ sợ gì.

Ngô Nhân Dụng - Lý Khắc Cường dám đối đầu Tập Cận Bình

 

Hai bước đi lầm lẫn của Tập Cận Bình, trong nước và bên ngoài, không thể nào che giấu được. Lý Khắc Cường biết, và biết rằng quan chức cán bộ cũng biết. Cho nên cuộc tranh giành ảnh hưởng và quyền lực đã bắt đầu.

Năm 2018 hiến pháp Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc được tu chính, xóa bỏ tiền lệ làm chủ tịch 2 nhiệm kỳ của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Cuối năm nay Tập Cận Bình sẽ được Đại hội Đảng tái cử chức chủ tịch lần thứ ba. Tư Tưởng Tập Cận Bình được ghi vào cương lĩnh, ngang với Mao Trạch Đông, trên chân Lý thuyết Đặng Tiểu Bình. Có ai dám đối đầu với quyền lực của Tập Cận Bình hay không?

Ngày 25 tháng 5 vừa rồi, Thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) mới xuất hiện, nói chuyện với hàng ngàn cán bộ trên toàn quốc, qua màn ảnh. Lần cuối cùng một lãnh tụ nói chuyện với đông đảo cán bộ như vậy là vào tháng Hai, 2020, theo bản tin Bloomberg. Năm đó, Tập Cận Bình phát động một “cuộc chiến tranh nhân dân” chống bệnh dịch Covid-19. Bây giờ, hơn hai năm sau, Lý Khắc Cường báo động cả nước rằng kinh tế có thể suy sụp nếu tiếp tục chặn Covid bằng các biện pháp thiếu khôn ngoan.

Larry De King - Xã hội đen và xã hội đỏ

 

Bọn xã hội đen và xã hội đỏ giống nhau ở chỗ đều gây đau thương tang tóc cho xã hội.

Bọn xã hội đen tổ chức bài bạc, tống tiền, cho vay nặng lãi...đôi khi thanh toán nhau đẫm máu ghê rợn. Nhưng xét độ thiệt hại vẫn còn rất nhỏ so với bọn xã hội đỏ.

Bọn đen gây đau khổ cho vài chục, vài trăm gia đình. Còn bọn đỏ mới kinh hoàng. Chỉ cần thông qua một chính sách thôi, như sách giáo khoa chẳng hạn, là bọn chúng kiếm ngàn tỉ, và gây vất vả khốn đốn cho hàng triệu gia đình nghèo.

Đỗ Duy Ngọc - Nước mắt của những tên quan bị lộ có khác gì nhau

 

Lãnh đạo của xứ ta thời nay dù xuất thân nguồn gốc khác nhau, nhưng khi ngồi được vào ghế lãnh đạo cũng như lúc sa cơ ra tòa đều có cách xử sự giống nhau của một lũ hèn.

Từ Bộ trưởng cho đến Thứ trưởng, từ Cục trưởng cho đến Chủ tịch, Bí thư. Lúc đương chức thì hét ra lửa, nịnh trên nạt dưới, thái độ ngông nghênh, xem dân bằng nửa con mắt. Khi còn ghế, tìm mọi cách vơ vét, chiếm đất, chiếm nhà của dân. Xây nhà to, đào hầm chứa bạc vàng. Mặt lúc nào cũng nghếch lên trời, đi đứng khệnh khạng.

Xuất thân từ thôn quê hay dân thành thị, đa số là từ nghèo khó phấn đấu, nịnh bợ mà lên. Đến khi có quyền chức thì bắt chước sống như quý tộc, rượu ngon, gái đẹp, món ăn cao cấp đắt giá hơn vàng. Sống như thế nhưng đến đâu cũng phát biểu đạo đức cách mạng, vì dân, vì nước.

Nguyễn Thông - Dẹp BOT đểu

 

Đó là cách duy nhất để bảo vệ quyền lợi và đem lại sự công bằng cho người dân đang hằng ngày nộp tiền vào ngân sách.

Đó cũng là biện pháp tử tế duy nhất để nhà nước chứng minh những lời họ nói "vì dân” là thực lòng chứ không phải nói một đằng làm một nẻo.

Hôm 06.06 vừa rồi (cách nay 3 ngày), ông Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đăng đàn trước quốc hội để báo cáo về những hoạt động của ngành, tình trạng giao thông vận tải trên cả nước. Tất nhiên, như mọi lần, mọi nơi, mọi người trong những vụ việc tương tự ở xứ ta, ông ta vẫn áp dụng công thức báo cáo “đã đạt thế này, đã đạt thế kia, tuy nhiên…”, nghe mãi phát nhàm.

Tiết lộ về dự định của Úc mua tàu ngầm nguyên tử Mỹ


Đăng ngày:

Tiết lộ của ông Dutton, thủ lãnh phe đối lập, với báo The Australian về một thỏa thuận nhiều tỉ đô la thường được giữ bí mật, dường như nhằm thúc đẩy chính phủ mới tiếp tục kế hoạch này.

Chính phủ trước đây của Úc đã đồng ý mua các tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử nhưng trang bị vũ khí quy ước, trong khuôn khổ việc tham gia liên minh AUKUS. Sự lựa chọn nhà cung cấp - Anh hoặc Mỹ - sẽ có tác động đáng kể đến kinh tế, và khiến Hải quân Úc gắn bó hơn với nước được chọn lựa. Theo cựu bộ trưởng Dutton, rõ ràng tàu ngầm Mỹ là phương án tốt nhất, vì có thể phóng hỏa tiễn theo phương thẳng đứng, và thiết kế đã ổn định so với Anh.

Liên Hiệp Quốc: Chiến tranh Ukraina ảnh hưởng đến 1,6 tỉ người


Đăng ngày:

Trong báo cáo thứ nhì về tác động của cuộc chiến Ukraina, ông Guterres cho biết hậu quả đối với an ninh lương thực, năng lượng, tài chính đang ngày càng nặng nề thêm. Chiến tranh Ukraina có thể gây ra một làn sóng nghèo đói chưa từng thấy, dẫn đến tình trạng hỗn loạn về xã hội và kinh tế.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh, phương cách duy nhất để tránh được cơn bão lớn sắp đến là Nga phải ngưng xâm lược Ukraina. Ông nêu ra các cuộc thương lượng hiện nay về « một thỏa thuận chung giúp xuất khẩu các sản phẩm Ukraina một cách an toàn từ Hắc Hải, và đưa thực phẩm, phân bón của Nga vào thị trường thế giới ».

Tin vắn 09.06.2022

 

(AFP) - Mỗi ngày 100 quân nhân Ukraina tử thương và 500 bị thương

Theo bộ trưởng quốc phòng Ukraina Oleksiï Reznikov « có khoảng 100 quân nhân Ukraina hy sinh và 500 người lính khác bị thương mỗi ngày » do vũ khí của quân Nga. Bộ trưởng Reznikov đưa ra con số trên vào hôm nay 09/06/2022, trong lúc chiến sự vẫn dữ dội tại vùng Donbass, nhất là tại Severodonetsk và Lyssytchansk.

Hôm 01/06, tổng thống Ukraina từng cho biết mỗi ngày quân đội Ukraina mất 60-100 quân nhân.

Tại Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc và Nga cáo buộc Mỹ gây căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên


Đăng ngày:

Theo nghị quyết được thông qua ngày 26/04, các thành viên thường trực nào Hội đồng Bảo an sử dụng quyền phủ quyết  phải giải thích lý do của việc sử dụng quyền này trước 193 quốc gia thành viên. Hôm qua, lần đầu tiên, hai thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đã thực hiện nghĩa vụ này. 

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, Trương Quân (Zhang Jun), cho rằng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên « chủ yếu là do Hoa Kỳ ». Phó đại sứ Nga Anna Evstigneeva đòi gác qua một bên việc trừng phạt, với lý do Bình Nhưỡng đang cần viện trợ nhân đạo. Về phía Mỹ, phó đại sứ Jeffrey DeLaurentis bác bỏ toàn bộ các lý lẽ trên, cho biết Washington đã tìm kiếm đối thoại mà không đòi hỏi điều kiện tiên quyết, thông qua các kênh riêng cấp cao.

Chương trình phát thanh RFI ngày 09.06.2022


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 08.06.2022