Les Echos tố cáo « Tư pháp Nga giải thể Memorial, tổ chức phi chính phủ của thời perestroika ». Le Figaro coi sự kiện này là « đòn cuối cùng đánh vào đối lập », còn Libération gọi đây là « phát súng ân huệ », « chiến thắng của lịch sử chính thức » - tức viết theo ý muốn của Nhà nước.
Trước
tiên, hồ sơ nguyên tử Iran tuy không chiếm trang nhất các báo, nhưng là
mối đe dọa thực sự ở Trung Đông. Tỷ lệ làm giàu uranium từ 20% đã tăng
lên 60%, những máy ly tâm mới được chế tạo để tăng tỉ lệ làm giàu lên
90%, giai đoạn cuối cùng. Iran cũng lao vào sản xuất uranium kim loại để
chế tạo vỏ quả bom. Một nhà ngoại giao nắm rõ hồ sơ nhận xét, Iran đã
tiến lên một cách không thể đảo ngược về công nghệ làm giàu và kỹ năng.
Các thanh tra Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) bị cấm cửa
khiến cộng đồng quốc tế trở nên mù mờ. Song song với tiến bộ kỹ thuật,
Teheran cũng cố tình câu giờ trong đàm phán.
Các
tiểu thuyết gia thường cẩn thận ghi ở đầu cuốn truyện: Tất cả các nhân vật
trong này đều là tưởng tượng; nếu giống ai có thật trên đời thì hoàn toàn là
trùng hợp tình cờ.
Nhưng
trong cuốn L’Anomalie (Bất Bình
Thường), Hervé Le Tellier cho một nhân vật tên là Xi Jinping xuất hiện. Và đó
chính là ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc. Chỉ khác một nét là nhân vật
giả tưởng này biết nói khôi hài.
Le
Tellier kể ngày 26 tháng 6 năm 2021 một ông tổng thống Mỹ gọi cho ông Tập Cận
Bình. Ông tổng thống Mỹ nói ông Tập là người đầu tiên ông thông báo một chuyện
tối quan trọng, đối với tất cả thế giới. Đúng là giả tưởng! Vì ngày này chỉ tới
sau khi tác giả đã xuất bản sách, rồi được trao giải Văn chương Goncourt ở Pháp
ngày 30 tháng 11 năm 2020. Le Tellier không biết trước ai sẽ đắc cử năm 2020
cho nên ông tổng thống Mỹ không có tên.
Người
ta thường chỉ bị thôi miên để mất đi tài sản, chứ không ai bị thôi miên mà nhận
được cả đống tiền.
Rõ
ràng không có kẻ ngốc nào không hiểu được rằng, chỉ kẻ có chức vị và quyền hành
mới bị thôi miên ngược để được dúi tài sản vào tận túi của mình. Cũng như những
kẻ mua bằng giả toàn là những kẻ có uy tín cả, mà tôi gọi là uy tín của kẻ
cướp, của tội phạm.
Sự
đùa bỡn (đổ cho việc bị thôi miên) trước nhân dân từ những kẻ đương chức đương
quyền khi bị phát hiện, chỉ cho thấy bọn họ không coi nhân dân và luật pháp ra
gì. Bởi họ có thể nói những điều mà một kẻ tâm thần phân liệt cũng không ai nói
điên khùng như thế.
Một
cụ ông ở Sài Gòn mỗi ngày chỉ nấu 9 ly chè, nấu nhiều bán không hết.
Tôi
đọc được câu chuyện đó trên Soha và nó hoàn toàn có thật.
Chè
của ông cụ nấu khá ngon, giá rẻ. Khi trước nhiều người cần lao ghé lại mua chè.
Nhưng dịch bệnh làm người Sài Gòn ít sự lựa chọn hơn, lòng trắc ẩn vẫn còn
nhưng tiền thì không. Nên cụ ông thay vì nấu cả nồi chè to thì chỉ có thể nấu 9
ly, vậy mà có hôm bán vẫn không hết.
Bộ
xét nghiệm covid của Việt Á không được WHO công nhận không phải là chuyện lớn. Không được WHO công nhận mà Bộ KHCN, tháng 4-2020, công bố là “Hồ sơ được WHO
công nhận” mới là chuyện tày đình [thông tin sai sự thật này được giữ trên Cổng
thông tin chính thức của Bộ KHCN cho tới khi vụ án bị Công an khởi tố].
Cho
dù không có bằng chứng ăn chia giữa Việt Á, hành vi sử dụng quyền lực và uy tín
của bộ máy công quyền, tiếp tay cho Việt Á lừa dối dân chúng để trục lợi, rất
cần bị điều tra hình sự.
Tạo
điều kiện để các doanh nghiệp trong nước nỗ lực nghiên cứu và sản xuất bộ xét
nghiệm cũng như vaccin chống covid là cần thiết. Nhưng, bảo hộ sản xuất trong
nước rồi chi ngân sách ra mua với giá cao hơn nhập khẩu rất nhiều thì không cần
bằng chứng nhận phần trăm mới gọi là tham nhũng.
Võ
công của Đường gia không thực sự độc bá quần hùng nhưng tài nghệ đầu độc lại vô
song. Công phu đầu độc gồm ba loại: phóng phi tiễn, phi châm tẩm chất độc; bỏ
độc dược vào nguồn nước, thức ăn; nuôi và thả sinh vật gây bệnh lạ khiến người
bị nhiễm chết cấp tốc.
Võ
lâm đang thái bình. Phương Nam có bang hội nổi tiếng là Nam Lạc, bang không lớn
lắm nhưng thiện võ, trong vòng trăm năm trở lại từng đánh bại hai bang sừng sỏ
lớn hơn nhiều lần là bang Gà Tây và bang Cờ Bông. Sau hai chiến thắng lừng lẫy
võ lâm đó, các đại đầu lãnh bang Nam Lạc bỗng mất chí khí chinh phục giang hồ
đoạt ngôi vị Minh chủ võ lâm, chỉ quay về dùng gươm giáo kiếm tiền trong vùng
lãnh thổ ảnh hưởng của mình là một dãy đất ven biển dài và hẹp.
Ngày
27/12, Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu xét xử vụ án “tham ô” và
“vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng
phí” tại Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco). Bị cáo được quan tâm
nhất vì có trách nhiệm cao nhất trong vụ án này, chính là nguyên Phó Bí thư
thường trực Thành ủy TP.HCM – Tất Thành Cang.
Sadeco
là công ty con của IPC- một doanh nghiệp trực thuộc sở hữu của Thành ủy TP.HCM.
Vì vậy, việc các lãnh đạo Sadeco nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của Tất Thành
Cang để chuyển nhượng cổ phần Sadeco, đã gây thiệt hại hơn 1.103 tỉ đồng cho
vốn Nhà nước.
Trước
tòa, dĩ nhiên bị cáo Tất Thành Cang và 19 bị cáo khác sẽ có những lý do khác
nhau để bào chữa cho sai phạm của họ. Thế nhưng, có một điều không thể không
băn khoăn, chính là cơ chế giám sát quyền lực
để ngăn chặn những kẻ lợi dụng nhiệm vụ được giao mà tự tung tự tác làm thất
thoát công sản.
Những tháng gần đây, ông Stoltenberg đã nhiều lần đề nghị Matxcơva
tái lập đối thoại với Liên minh Bắc Đại Tây Dương, hiện rất quan tâm đến
xung đột ở Ukraina, nhưng Nga vẫn từ chối. Nga và phương Tây tố cáo lẫn
nhau là khiêu khích qua việc tăng cường quân đội tại biên giới.
Suốt
từ bảy năm qua, NATO không ngừng lên án việc Nga dùng vũ lực sáp nhập
bán đảo Crimée hồi tháng 3/2014, đòi hỏi phải tôn trọng toàn vẹn lãnh
thổ của Ukraina. Đến giữa tháng 12, Nga đưa ra hai bản yêu sách, một cho
Hoa Kỳ và một cho NATO, nêu rõ những đòi hỏi để xuống thang. Theo các
văn bản này, NATO không được mở rộng, nhất là không kết nạp Ukraina,
giới hạn việc hợp tác quân sự giữa phương Tây với Đông Âu và các nước
thuộc Liên Xô cũ, cụ thể là rút các vũ khí nguyên tử của Mỹ khỏi châu
Âu, triệt thoái các đội quân đa quốc gia của NATO khỏi Ba Lan và các
nước vùng Baltic.
(RFI) – Desmond Tutu : Nam Phi để tang đến 01/01/2022,
thế giới thương tiếc
Tang lễ của
tổng giám mục Anh giáo Desmond Tutu, giải Nobel hòa bình 1984 vừa qua đời hôm
qua ở tuổi 90, sẽ được tổ chức vào ngày 01/01/2022 tại Cape Town, ở thánh đường
Saint-Georges nơi ông từng phụng vụ. Sự ra đi của biểu tượng chống phân biệt
chủng tộc gây thương tiếc cho toàn thế giới.
Đạt Lai Lạt
Ma tiễn biệt « một người anh em tinh
thần và người bạn tốt », cựu tổng thống Mỹ Barack Obama coi ông là « người thầy, người bạn, ngọn đèn pha
soi đường », đương kim tổng thống Joe Biden vinh danh sự « mẫu mực » của nhân vật được
coi là lương tâm châu Phi. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh « Cuộc chiến đấu chống apartheid và
công cuộc hòa giải của ông sẽ được lưu lại trong ký ức chúng ta ». Nữ
hoàng Anh bày tỏ « nỗi đau buồn sâu
sắc », thủ tướng Boris Johnson nhớ lại khiếu khôi hài và tài lãnh đạo
của Desmond Tutu.
Từ Luân Đôn, thông tín viên Marie Boeda gởi về bài phóng sự :
" Catherine trùm kín trong chiếc măng-tô
đen đưa chó đi dạo, mái tóc hung buông lơi trên vai. Cô chờ đợi những
thông báo mới, và điều cô muốn là những lời giải thích rõ ràng.
Cho
đến nay sau mười ngày vụ kit test Việt Á chấn động dư luận vỡ lở, thì vẫn còn
đó những câu hỏi chưa có trả lời thuyết phục!
Bộ
Khoa học và Công nghệ vừa thông tin chính thức, kit test đó là kết quả từ nhiệm
vụ cấp quốc gia có tên đầy đủ: "Nghiên
cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng virus
corona mới 2019 (2019-nCoV)", mã số ĐTĐL.CN.29/20.Tổng kinh phí chi từ
ngân sách cho nhiệm vụ này là 18,98 tỉ đồng.
Như
vậy ngân sách Nhà nước chi gần 19 tỉ đồng để nghiên cứu làm ra kit này, nhưng
tại sao lại thành sản phẩm của Việt Á thì chưa thấy thông tin rõ ràng?
Công
trình nghiên cứu bộ xét nghiệm của Việt Á bắt đầu từ tháng 2 năm 2020, dự kiến
hoàn thành vào tháng Bảy năm 2021. Tức là sau 18 tháng.
Thế
nhưng chỉ hai tháng, vào tháng Tư năm 2020 Bộ Khoa học Công nghệ đã thông báo
bộ kit xét nghiệm của Việt Á đã được WHO chấp nhận, còn ghi rõ ngày WHO chấp
nhận là 24-4-2020 mới ghê.
Trong
lúc WHO không có thông báo nào về việc này vào thời điểm đó !
Vụ
đại học Đông Đô cấp thần tốc hơn 400 bằng giả đang làm xã hội kinh động. Nhưng
đó là do…không biết.
Nếu bây giờ rà lại tất cả trường đại học ngoại ngữ hay các
khoa ngoại ngữ đang cấp các loại chứng chỉ ngữ ngoại “danh giá” như B, C, văn
bằng 2 v.v… thì chúng ta sẽ không ngạc nhiên nữa.
Từ
cách đây hơn 10 năm, lúc tôi thi để lấy chứng chỉ B1 làm điều kiện tốt nghiệp
thạc sĩ, đã thấy sự nhếch nhác, bi hài của nó. Đó là một cuộc “làm giàu không
khó” của các trường đại học, của giáo viên có ô dù. “Lo trước” đã là bước đi
tất yếu của đa số các “yếu nhân”.