dimanche 28 novembre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Chặt cây

 

Chỉ cần một cây cổ thụ cả trăm năm trốc gốc, người ta lại chặt cây của một con đường. Có lẽ trên thế giới, kể cả các nước lạc hậu, người ta cũng không bao giờ xử sự như thế. Đó là quan niệm không quản được thì diệt. Một lối tư duy kỳ lạ và hiếm thấy.

Đấy là trường hợp hàng cây lâu năm ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đang bị xử lý gây tiếc nuối trong lòng dân Sài Gòn. Nhất là những người có nhiều kỷ niệm với hàng cây trên con đường này. Đó là một trong mấy con đường đẹp của Sài Gòn còn sót lại sau những chiến dịch triệt hạ những cổ thụ của thành phố.

Một con đường Tôn Đức Thắng (Cường Để) đẹp như tranh mất hàng trăm năm mới có được đã từng bị chặt hạ, san phẳng. Và giờ đến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Con đường đã từng đi vào văn học, nghệ thuật với tà áo dài Trưng Vương, với khung trời nhiều kỷ niệm của những chàng học sinh trường Võ Trường Toản một thời.

Nguyễn Thông - Đảng tiêu tiền

 

Hôm qua 27.11, các báo quốc doanh mậu dịch rầm rộ đưa tin triều đình đảng tổ chức buổi lễ cực kỳ trọng thể để trao quyết định... nghỉ hưu cho mấy ông bà "nguyên ủy viên bộ chính trị, ban bí thư". Trước đó vài hôm, họ cũng làm động tác ấy với mấy ông "nguyên ủy viên bộ chính trị".

Sự màu mè, đỏ loẹt, cờ đèn kèn trống, tặng cho nhau những lời có cánh là một chuyện. Vấn đề còn ở chỗ họ tiêu tiền của dân của nước vào những việc riêng họ, dân nước chẳng được chút lợi lộc gì, thậm chí chỉ có thiệt.

Giành quyền lãnh đạo tức là đã giành được biết bao quyền lợi cho tổ chức mình, cho thành viên tổ chức mình. Thôi thì lúc họ đang "phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân" đã đi một nhẽ. Dân rộng lòng chấp nhận họ xài tiền, chả đến mức ke re két rét, đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành. Nhưng theo luật tự nhiên, hết tuổi thì nghỉ thì về, gọi là hưu. Ai cũng vậy.

Chương trình phát thanh RFI ngày 28.11.2021


 

samedi 27 novembre 2021

Ngô Đình Thẩm – Thư gửi chú Nguyễn Xuân Diện và các nhân sĩ trí thức vì đất nước

 

Xin chào chú Nguyễn Xuân Diện,

Cháu chính là người thanh niên ở Sài Gòn đã cầm tấm biểu ngữ phản đối Trung Quốc xâm lược lãnh hải Việt Nam và đứng bất động hướng về Lãnh sự quán Trung Quốc ở góc ngã tư đường Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai buổi trưa ngày Chủ Nhật 05 tháng 06 năm 2011 vừa rồi.

Trước tiên, cháu xin lỗi chú vì sẽ không nói rõ danh tánh, tên tuổi của mình khi viết thư này gửi chú. Hy vọng là qua cách xưng hô, chú hiểu rằng cháu hoàn toàn tôn trọng chú một cách đúng mực.

Và sở dĩ cháu không nêu tên tuổi của mình chỉ là để muốn tất cả mọi người (kể cả các nhân viên an ninh, công an đã làm việc với cháu) hiểu rằng cháu đã đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và đã làm một hành động “không giống ai” đó không phải để gây tiếng vang hay tạo dấu ấn cá nhân gì cả như một số nhân viên an ninh đã cho là như thế.

Thương tiếc người thanh niên yêu nước Ngô Đình Thẩm

 

Hoàng Dũng : Tháng 6/2011, nhiều cuộc biểu tình chống Trung Cộng đã nổ ra tại Hà Nội và Sài Gòn. Lúc ấy, chỉ cần tàu bè Trung Cộng xâm lấn lãnh hải, cắt cáp hay xua đuổi tàu cá Việt Nam là đủ cho người dân xuống đường biểu tình.

Chàng thanh niên này, Ngô Đình Thẩm, lúc ấy mới chỉ 25 tuổi - đã đứng bất động vài giờ liền, cầm biểu ngữ nội dung phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh hải.

Hình ảnh cậu ấy là một trong những thôi thúc để một năm sau đó tôi dẹp bỏ chuyện làm ăn, trở thành một người hoạt động xã hội.

Trần Văn Thọ - Chữ Lễ của hai thủ tướng Nhật Bản

 

Mấy hôm nay ở Việt Nam bàn nhiều về câu “Tiên học lễ hậu học văn”, một phương châm góp phần rèn luyện nhân cách của học sinh. Câu này rất hay, sao phải bàn tán nhiều.

Thời tôi học tiểu học và trung học ở miền Nam trước năm 1975 cũng có câu ấy viết trên tường, phía trên bảng đen để học sinh ngày nào cũng nhìn thấy. Đối với học sinh cấp thấp như ở bậc tiểu học thì Lễ chỉ là lễ phép với người trên, nhưng dần dần học lên các bậc trên thì Lễ đượ hiểu rộng hơn, bao gồm cả lễ độ, lịch sự, có văn hóa trong giao tiếp.

Từ thời đi học đã thấm nhập vào máu thịt chữ lễ như vậy thì khi lớn lên, ra ngoài xã hội, chữ Lễ sẽ xuất hiện một cách tự nhiên khi giao tiếp với người khác.

Hoàng Tuấn Công - « Học lễ » có phải là học « thừa hành », « phục tùng » người trên ?

 

Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng, phải bỏ câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, vì đây là “sản phẩm của nền giáo dục Nho giáo, phục vụ cho mục tiêu đào tạo người thừa hành, coi việc đòi hỏi người dưới phải phục tùng và giữ "lễ" với người trên là yêu cầu số 1”.

Vậy có đúng trong thực tế, “học lễ” trong “Tiên học lễ, hậu học văn” được hiểu là học “thừa hành”, “phục tùng” người trên không?

Chúng ta thử tra từ điển xem sao:

Bông Lau - Mỹ đế xâm lược văn hóa

 

Cái này hỏng phải xâm lăng bằng súng đạn mà bằng văn hóa.

Người Mỹ đã từng hiện diện ở Nam Việt Nam 20 năm. Có thời gian lên hơn nửa triệu lính Mỹ và nhân viên dân chính, trên một mảnh đất miền Nam nhỏ bé và dân số chỉ khoảng trên 20 triệu người. Tức là người Mỹ thời gian đó ở khắp hang cùng ngõ cụt ở Nam Việt Nam.

Vậy mà dân Việt khi ấy ít biết ngày lễ Tạ Ơn Thanksgiving gì. Giờ đây người Mỹ đã ra đi khỏi miền Nam gần nửa thế kỷ qua, nhưng hỏng biết tại sao cái văn hóa Lễ Tạ Ơn Thanksgiving, lễ Halloween cho nhi đồng, lễ Valentine cho tình yêu trai gái v.v… tràn ngập xứ thiên đường Cộng Sản, hầu như ai cũng biết.

Văn Công Hùng - "Tiên học lễ, hậu học văn", câu khẩu hiệu có cần phải bỏ?

 

(DV 27/11/2021) Lễ chính là cái níu con người ở lại phía trong sáng, nó khiến con người nhận biết phải trái, biết xử lý tình huống một cách vừa nhân nghĩa vừa nhân văn, cao thượng, hợp lý hợp tình.

Đang có những cuộc tranh cãi, đến nặng lời, trên báo và nhất là mạng, về đề xuất của giáo sư tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm, bỏ câu "Tiên học Lễ hậu học Văn" trong trường học.

Thực ra thì, các khẩu hiệu nói chung, và trong trường học nói riêng, vẫn thường xuyên thay đổi theo từng giai đoạn. Nếu ai theo dõi thì thấy nước ta đã qua khá nhiều khẩu hiệu, có "Tất cả vì học sinh thân yêu", "Thi đua dạy tốt học tốt" và giờ thì đang là "Tiên học lễ hậu học văn" vân vân...

Lê Thị Anh Thư - Không thể bình thường

 

Số ca F0 gọi đến điện thoại của tôi những ngày này lại dồn dập. Chúng tôi đang lo lắng, Giáng sinh và năm mới này có thể không yên ả.

Chúng tôi, những bác sĩ tham gia tổng đài tư vấn bệnh nhân F0 của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã tưởng sẽ được giảm bớt áp lực công việc từ khi cả nước bước sang "bình thường mới". Nhưng hai tuần nay, các cuộc gọi đến cứ tăng lên. Vẫn những câu hỏi tôi đã trả lời suốt mấy tháng: "Bác sĩ ơi, em test Covid bị hai vạch rồi", "Sao em chích hai mũi rồi mà vẫn dương tính hở bác sĩ?", "Cả nhà em lại dương tính hết rồi, em lo quá!".

Đa phần các ca F0 mới đều đã được tiêm hai mũi vaccin, triệu chứng có phần nhẹ hơn. Bệnh nhân của tôi thường mô tả chỉ sốt nhẹ, ho, sổ mũi như cảm cúm thông thường. Nhưng vẫn có một số có bệnh nền, lớn tuổi và diễn tiến nặng.

Lưu Nhi Dũ - Đợt dịch Covid đang bùng phát, biến thể B.1.1.529 làm thế giới kinh ngạc!


1. Có vẻ như đợt dịch Covid-19 lần thứ 5 đang bắt đầu ở nước ta khi số lượng F0 tăng nhanh, các bệnh viện điều trị F0 kín giường.

Theo thông tin từ Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, trong 5 ngày tính từ 22/11, có 7.140 F0 nhập viện, trong khi số ra viện là 4.749. Số ca nhập viện có xu hướng tăng từng ngày. Hiện các bệnh viện TP HCM đang điều trị hơn 14.000 F0.

Tuy nhiên số F0 nằm viện vẫn đang thấp hơn nhiều so với giai đoạn cao điểm (hồi cuối tháng Tám hơn 40.000 F0 nằm viện). Nhưng có số liệu đáng quan tâm là có hơn 80.000 F0 ở thành phố Hồ Chí Minh đang cách ly điều trị tại nhà.

Chương trình phát thanh RFI ngày 27.11.2021


 

Trung Quốc, đất nước sản xuất ra những con ma

 

(Dorian Malovic, LaCroix 26/11/2021) Vụ mất tích suốt 18 ngày của ngôi sao quần vợt Trung Quốc Bành Súy (Peng Shuai) và sự tái xuất của cô do chính quyền tổ chức đã đưa ra ánh sáng phương pháp cổ điển của chế độ Bắc Kinh : tống khứ những « kẻ gây rắc rối » bằng cách làm cho họ bốc hơi. Là người nổi tiếng hay vô danh, hàng trăm người Hoa, Tây Tạng hay Duy Ngô Nhĩ đã bị xóa khỏi ký ức trong những năm gần đây.

Bành Súy còn sống nhưng không hề được tự do. Hôm 02/11, khi tố cáo một quan chức rất cao cấp của đảng Cộng sản đã hãm hiếp mình, ngôi sao quần vợt Trung Quốc đã khởi động một tiến trình dữ dội tại Trung Quốc và trên thế giới.

vendredi 26 novembre 2021

Đàm Hà Phú - Cái tình người Kinh


A Mua và A Vàng là hai anh em ruột, nhà có bốn anh em thì hai gái hai trai. Hai chị gái đã lấy chồng, đẻ con và sống ở bản, một bản làng miền núi xa xôi ngoài Bắc, tận Yên Bái.

Cách đây hai năm thì cả nhà A Mua và A Vàng chưa chưa từng đặt chân xuống phố, chỗ xa nhứt họ từng đến là cái chợ xã. Họ sống trên núi cao, như con dê con ngựa ; họ trổ bắp, trồng nương, đi rừng, nuôi gà nuôi lợn và ủ rượu uống. Cuộc sống vui cho đến ngày mẹ chúng bị ốm nặng.

Cả A Mua và A Vàng lên bệnh viện huyện thay nhau nuôi mẹ, bao nhiêu tiền dành dụm gà lợn bán sạch để thuốc thang cho mẹ chúng. Đến khi mẹ chúng trở về bản thì nhà cửa cũng không còn gì, mà cứ ba tháng lại phải xuống huyện điều trị một lần, cả nhà lo lắm. Một hôm A Vàng đọc được một tin tuyển dụng công nhân, ở tận miền Nam. Miền Nam xa cỡ nào nó đâu có biết, nó rủ A Mua cùng đi.

Nguyễn Văn Tuấn - Các bệnh viện lớn ở Việt Nam, nơi lý tưởng để lập viện nghiên cứu y khoa

Hôm qua tôi có dịp về Việt Nam. Chỉ về qua zoom thôi. Tôi về Bệnh viện Bạch Mai qua loạt bài giảng về nghiên cứu lâm sàng. Đây là lần thứ ba tôi ghé Bạch Mai, nhưng là lần đặc biệt.

Lớp học có đến hơn 620 người tham dự từ mọi miền đất nước. Vì zoom của bệnh viện có tải lượng cho 300 người thôi, nên các học viên khác phải dùng đường truyền riêng. Ban tổ chức cho biết vì nghe tôi nói chuyện nên các bạn ấy ghi danh tham dự.

Tôi rất cảm kích tấm thịnh tình các bạn dành cho tôi. Tôi hứa là sẽ chia sẻ hết mình những trải nghiệm cá nhân trong các vai trò như investigator, scientist, expert reviewer, editor, và cả research director.

Hoàng Nguyên Vũ - Duy Phương và Thương Tín: Cùng ngã xuống nhưng khác nhau cách đứng dậy!

 

Cũng là nghệ sĩ có tiếng, cũng là những người đàn ông chơi bời phá phách chẳng kém cạnh gì cái tiếng tăm nghệ thuật, mới đây cũng từng “xin tiền” và bị dư luận chỉ trích dữ dội. Nhưng cách đứng dậy của nghệ sĩ Duy Phương và Thương Tín khác nhau hoàn toàn, gần như là đối nghịch.

Thương Tín sau cú phát bệnh rùm beng báo chí, ôm cả cái ô tô cùng mấy trăm triệu, láo liên liến thoắng về nhà cách Sài Gòn hàng trăm cây số.

Nhiều người không đặt niềm tin rằng Thương Tín sẽ sống có trách nhiệm với bản thân, người thân và tình cảm mọi người dành cho anh hơn sau lần này. Vì cũng đã nhiều phen, lắm bận với không ít những sai phạm. Mà sai phạm nào cũng nặng đô.

Nguyễn Thông - Liệu có “ngày đàng sàng khôn”? (1)

 

Ông bà ta có câu “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” để nhắc con cháu đừng có suốt ngày ru rú trong lô cốt pháo đài tự sướng với nhau đất nước chưa bao giờ thế này, chưa bao giờ thế nọ.

Đi cho thêm khôn bớt lú, mở con mắt nhìn cái hay của thiên hạ mà học hỏi, “đi cho biết đó biết đây/ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”.

Đi với mục đích vậy, chứ không phải để khoe khoang hoặc xin xỏ, kiểu như chúng ta thay phiên nhau canh giữ hòa bình thế giới, kiểu như ngoại giao vác rá thời xưa. Mở rộng quan hệ làm ăn là một chuyện, mà quan trọng nhìn thấy người ta thế nào rồi về mà sửa mình.

Lê Học Lãnh Vân - Truyền thống « tiên học lễ » và tư duy phản biện

 

Là người ưa chuộng hoạt động thảo luận trong xã hội, tôi theo dõi tham luận của giáo sư Trần Ngọc Thêm tại hội thảo “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục-đào tạo” với tinh thần lắng nghe, học hỏi.

Bài viết này xin thảo luận với ông và với những người quan tâm về quan điểm của ông rằng khi học Lễ con người sẽ trở nên thụ động, mất tư duy phản biện. Cũng như ông Trần Ngọc Thêm, tôi rất xem trọng tư duy phản biện vốn là một thuộc tính thường thấy của con người tự do, chủ động, sáng tạo. Bài viết không đề cập tới việc giữ hay bỏ quan điểm “Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn” mà chỉ bàn về mối quan hệ của quan điểm này với tư duy phản biện.

Học tiểu học, trung học tại Miền Nam (tức tương đương ba cấp phổ thông hiện nay), tôi quen thuộc với quan niệm Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn mà khẩu hiệu được khắc hay treo trang trọng tại trường học dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Nguyễn Một - Lễ là kính trên nhường dưới !

 

Mấy hôm nay cộng đồng xôn xao về việc GS Trần Ngọc Thêm đề nghị bỏ khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn”. Tôi nghĩ “khẩu hiệu” có hay không chẳng quan trọng gì, quan trọng là con người có thực hiện đúng “nội hàm” của chữ “lễ’’ trong cuộc sống không, nên tôi chỉ kể một chuyện tiếu lâm cho vui trên Facebook thôi.

Hôm qua, một học trò cũ nhắn tin: “Thầy đọc bài trả lời của GS trên Tuổi Trẻ và thấy hãy viết gì đi ạ!” Tôi vào đọc bài phỏng vấn giáo sư tôi mới giật mình. Ông nói:

“Bởi vì khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" là sản phẩm của nền giáo dục Nho giáo, phục vụ cho mục tiêu đào tạo người thừa hành, coi việc đòi hỏi người dưới phải phục tùng và giữ "lễ" với người trên là yêu cầu số 1.

Trần Quang Vũ - Lễ cả đời, văn từng chặng

 

Nội hàm văn và lễ thay đổi theo thời đại.

Học chuyên toán là văn; Học kỹ nghệ là học văn; Học luật là học văn; Học hậu bổ cũng là học văn... Học văn, tức là học tất cả những thứ tạo kỹ năng làm việc, kỹ năng sống. Học từng chặng.

Học lễ là học cách ứng xử phù hợp với đạo lý, học làm người. Đạo làm người, có cái kéo dài suốt lịch sử loài người, ấy là lòng trắc ẩn, là lòng nhân đạo... và có cái chỉ tồn tại trong một không gian, một thời gian nhất định. Vi phạm nó là vô đạo.