vendredi 5 novembre 2021

Hoàng Hải Vân - Khởi tố một thứ trưởng Bộ Y tế cũng chỉ giải quyết vấn đề trên ngọn

 

Đương kim Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường vừa bị khởi tố về hành vi liên quan đến việc cấp “số đăng ký thuốc” để nhập thuốc giả. Ông Cường phạm tội khi còn là Cục trưởng Cục Quản lý Dược Bộ Y tế.

Cái Cục kinh khủng này có một “lịch sử đen” hàng chục năm thao túng thị trường tân dược thông qua cơ chế cấp “số đăng ký thuốc”, tạo thế độc quyền đưa giá thuốc chữa bệnh lên cao chót vót, bóc lột tận xương tủy người dân.

Vụ án này, cũng như các vụ án khác liên quan đến cái Cục Dược kinh dị kia, chỉ là giải quyết vấn đề trên ngọn.

Lê Huyền Ái Mỹ - Chốn quan trường

 

Giờ mới chứng nghiệm con virus SARS-CoV-2 có sức công phá ghê gớm. Ngay cả khi tưởng đã “âm tính” mà giờ chót vẫn cứ “hai vạch” đỏ au, thậm chí hậu quả để lại nặng nề nào viêm cơ tim, nào tổn thương gan mề đủ cả. Đã hoàn thành nhiệm vụ trở về, coi như “đoái công” mà vẫn cứ bị “buộc tội”.

Chiều nay, sớm hơn cái “thông báo ngày thứ Sáu” như mọi khi, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có quyết định khai trừ đảng bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, khiển trách đối với thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - hai người vừa trở về từ “tuyến lửa”!

Chỉ hơi thắc mắc, đây là kỳ họp xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự Đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021 và một số cán bộ, đảng viên liên quan. Ông Nguyễn Trường Sơn, mãi cuối năm 2018 mới nhậm chức, lại là một người-Chợ-Rẫy có uy tín thật sự về chuyên môn lẫn tư cách. Lẽ nào…

Chương trình phát thanh RFI ngày 05.11.2021

Trung Quốc khoác áo tư nhân để thâu tóm lãnh vực bán dẫn châu Âu


Đăng ngày:

 

Chỉ số chứng khoán CAC 40 của Pháp phá kỷ lục, khí hậu, vấn đề chẩn đoán vô sinh, đó là các chủ đề lớn trên báo chí Paris hôm nay. Trên lãnh vực kinh tế, Le Monde giải thích "Trung Quốc tìm cách kiểm soát các công ty bán dẫn châu Âu như thế nào". Đang lẹt đẹt phía sau, Bắc Kinh âm thầm ẩn mình sau các công ty bình phong để thâu tóm công nghệ này, kể cả tại Pháp.

Mua được các công ty bán dẫn, Bắc Kinh cho xây nhà máy tại Hoa lục

Tin vắn 04.11.2021


(AFP) – Một cựu phó thủ tướng Trung Quốc bị cáo giác quấy nhiễu tình dục

Nữ vô địch quần vợt Trung Quốc Bành Súy (Peng Shuai) tố cáo cựu phó thủ tướng Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli) ép buộc cô quan hệ tình dục và trở thành người tình của ông ta. Lời cáo buộc này hôm nay 04/11/2021 đã bị kiểm duyệt trên mạng Vi Bác (Weibo) và công cụ tìm kiếm Bách Độ (Baidu).

Theo nữ vận động viên 35 tuổi từng đoạt giải Roland-Garros, vụ cưỡng bức xảy ra tại tư gia ông Trương cách đây ba năm, vợ ông Trương có biết thậm chí còn đứng canh bên ngoài. Trương Cao Lệ, 75 tuổi, con rể Đặng Tiểu Bình, được cho là thân cận với Lý Khắc Cường. Ông Trương ừng là ủy viên thường trực Bộ Chính trị, một trong bảy nhân vật quyền lực nhất Trung Quốc.

Phái đoàn nghị sĩ châu Âu : Nền dân chủ Đài Loan là "kho báu" cần bảo vệ


Đăng ngày:

Trong cuộc gặp với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, nghị sĩ Raphaël Glucksmann nhận định nền dân chủ Đài Loan là một gia tài mà « tất cả các nền dân chủ trên thế giới cần phải trân trọng và bảo vệ ». Ông khẳng định : « Chúng tôi đến đây với một thông điệp đơn giản và rõ ràng : Các bạn không đơn độc. Châu Âu đứng bên cạnh các bạn để bảo vệ tự do, nhà nước pháp quyền và nhân phẩm ».

Cũng theo ông Glucksmann, Liên hiệp Châu Âu (EU) sắp tới cần có chương trình cụ thể về các cuộc họp cấp cao, và những biện pháp để cùng xây dựng quan hệ đối tác EU-Đài Loan mạnh mẽ hơn.

Tổ chức Y tế Thế giới cho phép sử dụng vaccin Covaxin của Ấn Độ


Đăng ngày:

Covaxin sử dụng công nghệ cổ điển, dùng virus bất hoạt, tiêm hai liều cách nhau bốn tuần lễ. Vaccin này có thể được lưu trữ dễ dàng trong thời gian dài, thích hợp với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, tạm thời WHO khuyến cáo chỉ tiêm Covaxin cho người trên 18 tuổi và không dùng cho phụ nữ có thai, trong khi chờ đợi kết quả các thử nghiệm lâm sàng khác. Từ Bombay, thông tín viên Côme Bastin gởi về bài tường trình :

« Quyết định trên đây đã tạo nên niềm tự hào, và khiến Ấn Độ có thể thở phào nhẹ nhõm. Tự hào, vì Covaxin là vaccin được sản xuất 100% tại Ấn Độ và do Ấn Độ sáng chế. Nhẹ nhõm, vì quyết định của Tổ chức Y tế Thế giới được chờ đợi từ lâu.

Khí hậu : Lượng khí phát thải CO2 lại tăng đến gần mức kỷ lục trước Covid


Đăng ngày:

Đại dịch đã làm nền kinh tế nhiều nước vốn rất lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch phải ngưng hoạt động, dẫn đến sụt giảm lượng khí phát thải đến 5,4% trong năm 2020. Nhưng năm 2021, lượng khí này lại tăng lên 4,9%, chỉ kém mức kỷ lục của năm 2019 có 1%, theo nghiên cứu của Global Carbon Project được công bố nhân hội nghị COP26.

Khí thải do dầu lửa tăng 4,4% trong năm 2021, chưa bằng kỷ lục trước Covid, tuy nhiên các tác giả báo cáo nhấn mạnh lĩnh vực giao thông vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, nên tỉ lệ này sẽ còn tăng lên.

Chương trình phát thanh RFI ngày 04.11.2021

mercredi 3 novembre 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh

 

Có lẽ ít bạn trẻ để ý là ngày hôm qua (2/11) là một ngày lịch sử: ông Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu bị giết chết, và theo sau là một cuộc đảo chánh đẫm máu, kết thúc nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Ít ai biết rằng ông Ngô Đình Diệm từng gặp ông Hồ Chí Minh một lần, và có một đối thoại thú vị.

Trong cuốn "Việt Nam 1945-1975", Gs Lê Xuân Khoa có đề cập đến cuộc gặp mặt đó qua lời kể của Stanley Karnow (tác giả sách Lịch sử Việt Nam (Viet Nam a history). Cuộc gặp mặt xảy ra vào tháng 9/1945.

Trước đó chừng một tháng tại Huế, cấp dưới của ông Hồ Chí Minh giết chết học giả Phạm Quỳnh, ông Ngô Đình Khôi (anh ruột ông Diệm) và Ngô Đình Huân (con trai ông Khôi). Trên đường từ Sài Gòn ra Huế, ông Ngô Đình Diệm bị cấp dưới của ông Hồ Chí Minh bắt. Ông Hồ ra lệnh đưa ông Diệm về Hà Nội với mục đích mời ông Diệm tham gia chánh phủ liên hiệp. Cuộc đối thoại như sau:

Lưu Trọng Văn - Đã đến lúc đánh giá công bằng về hai nhân vật lịch sử Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu

 

Hôm nay theo lịch dương là ngày mất của cụ Ngô Đình Diệm. Rất nhiều bà con mạng tưởng nhớ tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa.

Gã chú ý bài viết của nhà văn Phạm Phú Thép ở quê bọ Quảng Bình:

"Năm 2002, Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Bình có in cuốn "Quảng Bình nhân vật chí"do cụ Nguyễn Tú sưu tầm và biên soạn. Cấp phép xuất bản là Sở Văn hóa Thông tin Quảng Bình.

Đoàn Ứng Viên - Sự soán ngôi bẩn thỉu !

 

Lật đổ một chế độ bằng đảo chánh, thường người cầm đầu chế độ bị lất đổ được cho đi lưu vong hoặc bị đưa ra tòa xét xử. Trường hợp Anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm lại không được như thế.

Khi đang tạm lánh ở nhà thờ Cha Tam, Tổng thống đã gọi phe đảo chánh đưa xe đến đón anh em ông về, nghĩa là ông chấp nhận cuộc đảo chánh ấy (đầu hàng). Vậy mà phe đảo chánh đã giết anh em ông ngay trong xe thiết giáp một cách tàn bạo.

Hàng binh trên chiến trường cũng không bị đối xử như vậy. Phải nói đấy là sự soán ngôi tiểu nhân, bẩn thỉu, cực kỳ dã man.

Bông Lau - Làn sóng đỏ

 

Ứng cử viên Cộng Hòa Glenn Youngkin vừa chiến thắng vẻ vang, giành được chiếc ghế Thống Đốc của tiểu bang xanh Virginia. Cựu Tổng Thống Donald Trump đã thua Tổng Thống Joe Biden ở thành trì màu xanh này đến 10 điểm trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Theo thống kê thăm dò của đài Fox News trước đó vài ngày, thì ứng cử viên Glenn Youngkin dẫn đầu vượt ứng cử viên Dân Chủ Terry McAuliffe 8 điểm. Nhưng theo thống kê dè dặt hơn của tổ chức “FiveThirtyEight” thì ông Glenn Youngkin chỉ hơn ông Terry McAuliffe 1%. Và kết quả chiến thắng tối nay của tân Thống Đốc Glenn Youngkin với số phiếu trội hơn đối thủ là khoảng 2.5%.

Qua các con số thăm dò trước đó, chúng ta tiên đoán được chiến thắng của ông Glenn Youngkin trước một tuần. Đây là chứng minh hùng hồn về thuyết âm mưu đảng Dân Chủ sẽ gian lận bầu cử, đã không xảy ra.

Trần Trung Đạo - Người Việt tự do có nên nhận mình là « bên thua cuộc » ?

 

Lý luận cần thiết nếu không muốn nói là quyết định. Một người đi lạc trong rừng không có đầu óc lý luận để biết việc gì nên làm trước và việc gì nên làm sau, có thể phải chết trong rừng già.

Mục tiêu trước mắt của người đi lạc là tồn tại chứ không phải là ra khỏi khu rừng. Do đó, việc nên làm trước là bình tĩnh đi tìm chung quanh mình một con suối hay ít nhất một khe nước, thay vì hoảng sợ chạy tứ tung để tìm một lối thoát cho đến khi tuyệt vọng quỵ xuống và chết trong đói khát.

Một nhận xét tôi thường gặp trên Facebook “Nói hoài, nói mãi, vấn đề là làm gì”. Người viết nhận xét đó thật ra không có ý khinh thường hay nặng lời với các tác giả cặm cụi suốt ngày đọc và viết, nhưng chứng tỏ tâm lý thất vọng trước các vấn nạn của đất nước.

Mai Bá Kiếm - Đối tượng của tựa đề « Không thể phủ nhận vai trò… » gồm những ai ?

 

Tôi gõ Google “Không thể phủ nhận vai trò, hiệu quả của….” thì nó cho ra 57.600.000 kết quả. Trong đó, tựa hiện ra đầu tiên là:

“Không thể phủ nhận vai trò, hiệu quả của đường sắt Cát Linh”

Cả đời làm báo, tôi chưa đặt tựa bắt đầu bằng cụm từ “Không thể phủ nhận vai trò…”. Giờ mới “ngộ” ra đây là mẫu tựa rất phổ biến, thông dụng, nên tôi tò mò tổng kết và phân tích.

Nguyễn Ngọc Chu - Bốn lý do để Việt Nam không cạnh tranh về chủ thuyết


1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHÂN  TỐ ‘TRUYỀN THỐNG’

Trong bất cứ lĩnh vực nào,‘truyền thống’ luôn là một nhân tố quan trọng góp phần tăng xác suất thành công cho việc mở rộng lĩnh vực đó trong tương lai.

Chẳng hạn như ‘truyền thống’ chống giặc ngoại xâm mấy ngàn năm của người Việt cho phép tin rằng, nếu có giặc nước ngoài mang quân đến xâm chiếm nước Việt thì người Việt sẽ đánh bại. ‘Truyền thống’ được di truyền cả bằng đường “nội di truyền” và “ngoại di truyền”. “Nội di truyền” là máu mủ từ đời này qua đời khác. “Ngoại di truyền” là tác động của thế giới môi sinh bên ngoài, trong đó có các thành tố địa lý, văn hóa, xã hội…

Liên minh nghị sĩ chống Trung Quốc khiến Bắc Kinh đau đầu


Đăng ngày:

Từ Hồng Kông đến Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan: Bắc Kinh thành bị cáo

Không thiếu bất cứ một chủ đề nào có thể khiến Bắc Kinh nổi cơn thịnh nộ. Chà đạp lên quyền tự do ở Hồng Kông? Có La Quán Thông (Nathan Law), cựu lãnh tụ sinh viên đến phát biểu. Tây Tạng bị chiếm đóng do tổng thống chính quyền lưu vong Penpa Tsering đại diện. Việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ được nhạc sĩ, nhà đấu tranh Rahima Mahmut nêu ra. Sự đe dọa nền dân chủ Đài Loan được ngoại trưởng đảo quốc Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) trình bày rất rõ qua hội nghị truyền hình.

Trung Quốc kêu gọi người dân tích trữ lương thực


Đăng ngày:

AFP dẫn một thông cáo trên trang web của bộ Thương mại tối qua, yêu cầu « các hộ gia đình tích trữ một số lượng hàng thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày, để dùng trong trường hợp khẩn cấp ». Thông cáo không nêu lý do, cũng không nói Trung Quốc có bị khan hiếm thực phẩm hay không. Bộ Thương mại cũng kêu gọi chính quyền các địa phương tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và hoạt động cung ứng, giám sát việc dự trữ thịt, rau quả, đồng thời ổn định giá cả.

Trung Quốc là nước nhập khẩu thực phẩm nhiều nhất thế giới, dễ bị ảnh hưởng trước những xung đột. Hiện nay Bắc Kinh đang căng thẳng với các nước xuất khẩu lương thực lớn như Hoa Kỳ, Canada, Úc. Chỉ thị của bộ Thương mại khiến cư dân mạng cho rằng có liên quan đến căng thẳng với Đài Loan, nhưng tờ báo Nhà nước Economic Daily phê phán họ « tưởng tượng quá nhiều ».

Kêu gọi biểu tình ở Cuba : Đối lập và chính quyền tố cáo lẫn nhau


Đăng ngày:

Trong một thông cáo, nhóm thảo luận chính trị Archipiélago (Quần đảo) tố cáo « Các dạng đàn áp vẫn tiếp diễn kể từ ngày 11/07 ». Đó là ngày diễn ra các cuộc biểu tình lịch sử làm rúng động Cuba, người dân ở 50 thành phố kêu đòi « Tự do », « Chúng tôi đói ». Nhóm đối lập có 31.500 thành viên, hình thành trên Facebook từ tháng Bảy, đã lập ra một ủy ban để lưu giữ sự kiện.

Theo AFP, đàn áp gia tăng sau khi có thông báo sẽ xuống đường ngày 15/11 tại La Habana và sáu tỉnh khác, đòi trả tự do cho tù nhân chính trị. Chính quyền cấm cuộc biểu tình này và cáo buộc đó là hành động nhằm lật đổ chế độ với sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Từ ngày 25 đến 30/10, đã có 22 trường hợp thành viên Archipiélago bị đàn áp, gồm sa thải, hăm dọa, bắt bớ, cắt internet.

Đánh cá: Pháp tạm hoãn trừng phạt Anh, bắt đầu đối thoại


Đăng ngày:

Tối qua, quốc vụ khanh phụ trách châu Âu Clément Beaune thông báo Pháp tạm ngưng các biện pháp trả đũa. Ông cho biết đã nhận được những dấu hiệu đầu tiên từ chính quyền Anh để đẩy nhanh thương lượng, và đồng nhiệm Anh David Frost được mời đến Paris ngày thứ Năm 04/11 để thảo luận. Reuters dẫn lời ông Clément Beaune khẳng định, các biện pháp mà Pháp đã loan báo và chuẩn bị sẽ không được áp dụng trước cuộc họp này.

Thông báo trên đây được chính phủ Anh hoan nghênh, và cho biết ông David Frost đã nhận lời mời.