mercredi 7 août 2019

Tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc đã rút khỏi bãi Tư Chính



Hải Dương Địa Chất 8 quay lại Đá Chữ Thập hôm nay 07/08/2019, theo ghi nhận của GS Ryan Martinson.

(Reuters 07/08/2019) Tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc, gây ra vụ đối đầu suốt cả tháng qua với các tàu Việt Nam, đã ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Một think tank tại Washington hôm nay 07/08/2019 loan báo như trên.

Ông Devin Thorne, chuyên gia của Center for Advanced Defense Studies (C4ADS) dẫn các dữ liệu của công ty phân tích hàng hải Windward nói với Reuters : « Các dữ liệu theo dõi tàu bè cho thấy chiếc tàu khảo sát của Trung Quốc hiện nay đã ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng vẫn còn ít nhất hai tàu hải cảnh hộ vệ ở lại trong khu vực ». 

Chuyên gia này cho biết thêm : « Các tàu cảnh sát biển Việt Nam đã theo đuổi chiếc Hải Dương Địa Chất 8 khi nó quay lại Đá Chữ Thập, và nay và chừng như nay đã ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ». 

Trung Quốc : Hồng Kông khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ 1997

Giới luật sư xuống đường ngày 07/08/2019 để ủng hộ phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông.

Hồng Kông đang đứng trước « tình hình nghiêm trọng nhất » kể từ khi Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Đó là nhận định của ông Trương Hiểu Minh (Zhang Xiaoming), giám đốc Văn phòng Các vấn đề về Hồng Kông và Macao, trong cuộc họp với 500 đại biểu của Bắc Kinh và đặc khu hôm nay 07/08/2019 tại Thâm Quyến.

Theo ông Trương Hiểu Minh, một ủy viên trung ương đảng, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông « ngày càng trở nên bạo lực và có tác động ngày càng lớn lên xã hội ». Ông cho biết các quan chức Bắc Kinh « vô cùng lo ngại », và đang nghiên cứu tình hình để đề ra biện pháp giải quyết.

Cuộc hội thảo được tổ chức tại thành phố giáp giới với Hồng Kông có sự tham dự của các quan chức Trung Quốc, cùng với đại diện chính quyền và các đại biểu Nghị viện Hồng Kông.

Mỹ cảnh cáo Trung Quốc và Nga sau khi gia tăng áp lực lên Venezuela

Hội nghị quốc tế bàn giải pháp cho nền dân chủ ở Venezuela tại Lima, Pêru ngày 06/08/2019.

Hoa Kỳ hôm 06/08/2019 cảnh cáo Trung Quốc và Nga không nên làm ăn với chế độ của tổng thống Nicolas Maduro, trong bối cảnh 60 nước họp tại Lima để ủng hộ nhà đối lập Venezuela, Juan Guaido.

Cố vấn an ninh Mỹ John Bolton tuyên bố : « Chúng tôi đã cảnh báo các bên thứ ba muốn giao dịch với chế độ Maduro là phải vô cùng thận trọng. Không nên vì mục đích lợi dụng một chế độ tham nhũng và sắp chết, mà làm thiệt hại đến những lợi ích kinh tế với Hoa Kỳ ».

Ông Bolton cảnh cáo Nga « không nên tăng gấp đôi tiền cược vào một ván bài xấu », và nói với Trung Quốc rằng « con đường ngắn nhất để thu hồi số nợ ở Venezuela là ủng hộ một chính quyền hợp pháp ».

Bắc Triều Tiên cướp tiền ảo để sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt


Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc mà Reuters tiếp cận được hôm thứ Hai, 05/08/2019, Bắc Triều Tiên, thông qua các vụ tấn công tin học tinh vi, đã cướp được 2 tỉ đô la để dùng vào việc sản xuất các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Cuộc điều tra do một nhóm chuyên gia độc lập thực hiện, khẳng định các tin tặc, chủ yếu làm việc dưới quyền cơ quan tình báo Bắc Triều Tiên, đã tiến hành ít nhất 35 vụ tấn công vào các định chế tài chính và các sàn giao dịch tiền ảo thuộc 17 nước.

Chuyên gia Nicolas Arpagian, tác giả cuốn « An ninh mạng » giải thích, việc tấn công các sàn giao dịch tiền ảo giúp Bình Nhưỡng tránh né được sự giám sát :

Tin vắn 07.08.2019



(AFP)Papua đề nghị Trung Quốc đảo nợ 7 tỉ euro

Papua New Guinea hôm qua 06/08/2019 đề nghị Bắc Kinh cho vay đảo nợ 7,1 tỉ euro, tương đương toàn bộ số nợ công của đảo quốc. Yêu cầu này có thể gây giận dữ cho Úc và Hoa Kỳ, vốn đang lo ngại trước sự bành trướng của Trung Quốc tại Thái Bình Dương. 

mardi 6 août 2019

Bãi Tư Chính : Cuộc biểu tình chống Trung Quốc đầu tiên ở Hà Nội bị giải tán



Biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc ngày 06/08/2019 phản đối xâm lược và yêu cầu chính phủ kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế.

(Reuters 06/08/2019) Công an Việt Nam đã giải tán một cuộc biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, phản đối việc Bắc Kinh đưa tàu thăm dò đến một lô dầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Một nhân chứng cho Reuters biết như trên.

 

Các tàu Việt Nam và Trung Quốc đang đối đầu từ nhiều tuần qua gần một lô dầu. Đây là cuộc xung đột mới nhất tại vùng biển có thể trở thành điểm nóng của thế giới, trong lúc Hoa Kỳ thách thức các yêu sách trên biển của Trung Quốc.

 

Các cuộc biểu tình khá hiếm hoi tại Việt Nam, và công an đã giải tán cuộc xuống đường của khoảng 10 người thuộc nhóm « No-U » chỉ trong vài phút. Ông Lê Hoàng, một thành viên trong nhóm nói với Reuters : « Chúng tôi biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc để bày tỏ sự phẫn nộ của chúng tôi trước thế giới ».

Trần Mạnh Hảo - Giặc Tầu đang kéo biển Tầu vô cướp biển




Bạch Đằng giang, trận thủy chiến lừng danh của dân tộc, đánh tan giặc Nguyên năm 1288.

Gic Trung Quc đang kéo trăm chiến thuyn cướp bin
Dã T
ượng, Yết Kiêu ơi bãi Tư Chính nguy ri
Đ
i tướng Trn Khánh Dư đi Trn v giáp chiến
Dìm quân thù trong bi
n la bùng sôi


Hi lch s xin v đây cu nước
Lý Tr
n Lê tng tm máu quân thù
Gi
c Trung Quc muôn đi là k cướp
Sao vua hèn t
ướng mt li im ru ?

Chín mươi triu đng bào ơi gic đến
M
t bin ri dân tc s v đâu
Sông B
ch Đng phóng ra khơi hi chiến
Dãy Tr
ường Sơn thành hm đi chng Tu

Nguyễn Ngọc Chu - Không thể không có đồng minh



Liên minh không phải là phạm trù vĩnh cửu. Có thể vào liên minh rồi lại ra khỏi liên minh. Liên minh ngắn hạn. Liên minh dài hạn. Liên minh đầy đủ. Liên minh không đầy đủ. Liên minh song phương. Liên minh đa phương. Nhưng đây là giai đoạn Việt Nam phải chọn liên minh.

KHÔNG THỂ KHÔNG CÓ ĐỒNG MINH 

1. Trong thời đại tích hợp toàn cầu như ngày nay, không một quốc gia nào có thể đứng một mình riêng biệt. Mạnh cũng phải liên minh. Yếu cũng phải liên minh. Lớn cũng phải liên minh. Bé cũng phải liên minh. 

2. Mạnh thì tự mình thành hạt nhân của liên minh. Yếu thì trở thành thành viên của liên minh. Vì thế mà hình thành các cực.

Mạnh Kim - Biển Đông dậy sóng



Vài thông tin dưới đây có thể giúp mang lại cái nhìn sơ lược về diễn biến tại Biển Đông, trong bối cảnh Việt Nam bị kẹp giữa hai siêu cường…

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á “Đối thoại Shangri-La” tại Singapore ngày 1-6-2019, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Patrick Shanahan nói rằng Washington sẽ không giữ thái độ “nhón gót” (“tiptoe”) trước những động thái quân sự hóa khu vực Biển Đông của Trung Quốc. Ngay sau phát biểu của Patrick Shanahan, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tung ra “Báo cáo chiến lược Ấn-Thái Bình Dương” với những chi tiết cáo buộc Bắc Kinh tìm cách xây dựng chủ nghĩa bá quyền khu vực Ấn-Thái Bình Dương ở thời điểm trước mắt và lấn lướt toàn cầu về lâu dài. 

Thuật ngữ “Ấn-Thái Bình Dương” (“Indo-Pacific”) được Nhật sử dụng trong ngôn ngữ ngoại giao cách đây một thập niên nhưng chỉ nổi bật gần đây khi nó được sử dụng để thay thế thuật ngữ “Châu Á-Thái Bình Dương” (“Asia-Pacific”) nhằm nhấn mạnh yếu tố bao phủ về mặt địa chính trị. Gần như cùng thời điểm với “Báo cáo chiến lược Ấn-Thái Bình Dương”, Mỹ loan bố bán 34 máy bay do thám không người lái ScanEagle (Boeing sản xuất) cho Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam với tổng trị giá 47 triệu USD. “Đơn hàng” không chỉ máy bay mà còn bao gồm phụ tùng, thiết bị hỗ trợ và dịch vụ huấn luyện lẫn kỹ thuật (12 chiếc cho Malaysia, 8 cho Indonesia, 8 cho Philippines và 6 cho Việt Nam). 

lundi 5 août 2019

‘Chúng ta không thể mất biển, mất đảo được’



(TuầnVietnam 05/08/2019) Đại sứ Nguyễn Trường Giang, người đã dành hơn 10 năm nghiên cứu về tình hình biển, đảo, chia sẻ những suy nghĩ của mình về những diễn biến quanh Bãi Tư Chính. Tuần Việt Nam xin trân trọng giới thiệu.

Hiện nay chúng ta đang đứng ở thời điểm lịch sử vô cùng quan trọng của dân tộc. Vì sao ? Vì chúng ta đang đối mặt với một cuộc xâm lược căn cứ theo các tiêu chí, định nghĩa của Liên Hiệp Quốc mà Đại hội đồng Liên Hiệp quốc thông qua năm 1974. Chúng ta phải kết luận rằng, chúng ta đang đối mặt với một cuộc xâm lược trên biển lớn nhất trong lịch sử nhân loại (trên đất liền thì có nhiều cuộc xâm lược lớn hơn).

Luận điểm này chúng ta phải ghi nhớ. Những gì đang diễn ra quanh Bãi Tư Chính chứng minh quá rõ ràng điều đó. Tại sao nó là thời điểm quan trọng trong lịch sử? Vì thời điểm này quyết định biển mất hay biển còn, nước mất hay nước còn. Thời điểm này quyết định chúng ta sẽ là quốc gia yếu ớt hay là quốc gia bản lĩnh, hùng cường.

Định mệnh Hồng Kông, tương lai châu Á

Người biểu tình phản đối vụ tấn công của xã hội đen ở Nguyên Lãng (Yuen Long) đối đầu với cảnh sát. Ảnh chụp ngày 27/07/2019.


Tình hình Hồng Kông và vùng Vịnh được các báo Pháp chú ý bình luận nhiều nhất, bên cạnh các vấn đề thời sự khác như chế độ hưu bổng, cái chết của một thanh niên khi cảnh sát giải tán một vụ tụ tập, các nước châu Á gởi trả rác thải, nguy cơ vũ khí nguyên tử.

Làn sóng nổi dậy tại Hồng Kông

Trong bài « Tại Hồng Kông, ngọn gió nổi dậy đã bùng lên », Le Figaro cho rằng cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng từ nhiều tháng qua, có vẻ bế tắc hơn bao giờ hết. Dù Bắc Kinh đe dọa can thiệp quân sự, người biểu tình Hồng Kông ngày càng dũng cảm hơn. Họ xuống đường mỗi cuối tuần với những tiếng hô « Hồng Kông tự do ! », và kêu gọi tổng đình công vào hôm nay, sự kiện chưa từng có tại thị trường tài chính thế giới này. 

dimanche 4 août 2019

Carl Thayer : Có đến 80 tàu Trung Quốc vây quanh bãi Tư Chính !

Hải cảnh 3501, một trong số các tàu Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam.


Vì sao ông nghĩ rằng lần này Việt Nam đứng lên chống lại sự tấn công của Trung Quốc, trong khi hồi năm 2017 và 2018 đã phải lùi bước ?

Carl Thayer : Tôi không rõ « Đứng lên chống lại sự tấn công của Trung Quốc » có phải là cụm từ chính xác nhất về phản ứng của Việt Nam trước sự kiện bãi Tư Chính (Vanguard Bank) hay không. Cảnh sát biển Việt Nam tại khu vực Tư Chính hiện nay dường như được lệnh phải trấn giữ, trong lúc Việt Nam có một loạt động thái phản đối về ngoại giao.

Hồi tháng 7/2017, một tướng lãnh cao cấp của Trung Quốc đã sang Hà Nội, yêu cầu Việt Nam ngưng khai thác dầu tại bãi Tư Chính. Khi bị thủ tướng Việt Nam từ chối, ông ta giận dữ rời Hà Nội và chấm dứt các hoạt động hữu nghị thường niên ở biên giới Việt-Trung. Trung Quốc cũng được cho là đe dọa sử dụng vũ lực. Việt Nam đành phải thuận theo và ngưng khai thác. Đến tháng 3/2018, sau khi Trung Quốc gia tăng áp lực chính trị và ngoại giao, Việt Nam cũng phải ngưng các hoạt động ở gần mỏ Cá Rồng Đỏ.

Năm nay Việt Nam có vẻ đã rút ra được kinh nghiệm. Theo một tài liệu được bộ Ngoại giao Việt Nam chuẩn bị, Hà Nội đã sử dụng bốn kênh khác nhau – ngoại giao, an ninh, quốc phòng và Ban Đối ngoại Trung ương – để đưa ra hơn một chục văn bản phản đối, như công hàm gởi đến đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh và « các cơ quan hữu quan ». Trong số những đòi hỏi của Việt Nam, có việc Trung Quốc « phải lập tức chấm dứt việc xâm phạm, và rút tất cả các tàu thăm dò, tàu hộ vệ ra khỏi vùng biển Việt Nam ».

Đồng thời, « cơ quan chấp pháp trên biển của Việt Nam tiếp tục áp dụng một loạt biện pháp để thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp… » - theo một phát ngôn viên bộ Ngoại giao, khi kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Cũng theo bộ Ngoại giao, hôm 4/7 tàu Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 được một số tàu hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc hộ tống, đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Các tàu cảnh sát biển Việt Nam đã là mục tiêu các vụ tấn công bằng vòi rồng áp lực cao, và bị những tàu hải cảnh Trung Quốc lao đến tông vào mũi tàu « nhằm cưỡng ép tàu Việt Nam ». Theo tài liệu của bộ Ngoại Giao Việt Nam, số lượng tàu Trung Quốc tham gia gây hấn vào lúc cao nhất lên đến 35 chiếc. Vào ngày 3/8, một nguồn tin riêng từ Việt Nam cho biết tổng số tàu Trung Quốc đủ loại đã vọt lên khoảng 80 chiếc !

Nhân viên của Rosneft Vietnam trên giàn khoan ở mỏ khí Lan Tây, ngoài khơi Vũng Tàu, Việt Nam. Ảnh tư liệu chụp ngày 29/04/2018.
Có dấu hiệu nào cho thấy tình cảm chống Trung Quốc đang tăng lên trong đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) hay không ? Một số đại biểu Quốc hội đã có ý kiến muốn hạn chế đầu tư từ Trung Quốc, và xung đột mới đây trên Biển Đông dường như đang dẫn đến tình cảm dân tộc dâng cao trong đảng ?

Tâm lý chống Trung Quốc vốn đã gay gắt trong ĐCSVN, và cuộc đối đầu ở bãi Tư Chính chỉ củng cố thêm. Tuy vậy Việt Nam có lịch sử lâu dài gắn liền với Trung Quốc, và mặc dù có thể kể ra những lần Trung Quốc xâm lược đất nước, người Việt vẫn ý thức được phương diện tích cực của mối quan hệ. Quan trọng nhất là việc coi Trung Quốc như kẻ thù thường trực không có lợi cho Việt Nam. 

Dự thảo luật đặc khu đã bị đưa ra khỏi chương trình nghị sự của Quốc hội trong năm nay, do tình cảm chống Trung Quốc phổ biến trong xã hội cũng như nơi các đại biểu. Hôm 30/7, Hội Nghề cá Việt Nam đã ra tuyên bố kêu gọi chính phủ « phản kháng mạnh mẽ hơn » đối với các hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Người ta cho là trong giai đoạn chuẩn bị cho Đại hội Đảng năm 2021, không có khuôn mặt nổi trội nào đáp ứng được mọi kỳ vọng cho một tổng bí thư, nên tổng bí thư đương nhiệm là ông Nguyễn Phú Trọng và phe của ông có thể phải đối mặt với những đại biểu có quan điểm tự do hơn. Dù gì đi nữa những người đang dòm ngó các chức vụ cao nhất có thể sử dụng tình cảm chống Trung Quốc để ngăn trở những người được ông Trọng giới thiệu, vì đây là điểm yếu nhất của ông trong đảng ?

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đang nới lỏng quy định phải về hưu ở tuổi 65, cho phép « những trường hợp đặc biệt ». Những yêu cầu nghiêm ngặt hơn về sức khỏe sẽ được áp dụng. Điều này sẽ mang lại lợi thế cho những người ủng hộ ông Trọng. 

Vấn đề chính liên quan đến việc ông Nguyễn Phú Trọng về hưu, là chức tổng bí thư và chủ tịch nước có được hợp nhất hay sẽ tách rời. Nếu tiếp tục hợp nhất hai chức vụ này, sẽ khó khăn cho các quan chức cao cấp muốn thăng tiến để đáp ứng được các đòi hỏi, đặc biệt là trong chính phủ. Mọi ứng viên tiềm năng đều phải có kinh nghiệm công tác đảng.

Vấn đề quan hệ Việt-Trung sẽ được đặt lên hàng đầu vào khoảng tháng 10, khi tổng bí thư kiêm chủ tịch nước đến Washington gặp tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng. Điều quan trọng là quan hệ song phương Việt -Mỹ có được nâng từ quan hệ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược hay không. 

Tàu Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 quần nát bãi Tư Chính trong khoảng 3/7 đến 1/8/2019.
Chắc chắn là việc này có liên quan đến quan hệ Việt-Trung. Yếu tố Trung Quốc sẽ đè nặng một khi Bắc Kinh vẫn tiếp tục để cho tàu khảo sát cùng với một số lớn tàu hải cảnh, dân quân biển đủ loại xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bất kỳ một vụ đâm tàu nào đều có thể làm dấy lên những cuộc biểu tình phản đối.

Trong khi việc chọn lựa ban lãnh đạo cho Đại hội Đảng 13 đang được tiến hành, dường như tâm điểm xoay quanh vấn đề tổng bí thư tương lai sẽ giải quyết mối quan hệ với Trung Quốc ra sao. Những bất đồng giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nổi lên trong vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du (Hai Yang Shi You – HYSY) 981, và rất có thể sẽ tái diễn. 

Năm 2014, khi Trung Quốc biết được rằng Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã triệu tập một cuộc họp đặc biệt để cân nhắc việt « thoát Trung » và xích lại gần hơn với Hoa Kỳ, Bắc Kinh đã cho rút giàn khoan 981 đi. Tổng bí thư ĐCSVN gởi một đặc phái viên sang Trung Quốc để chỉnh đốn quan hệ song phương.

Mười chín người đã được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị trong Đại hội 12. Ba nhà lãnh đạo cao cấp đã gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Ông Trần Đại Quang qua đời lúc còn đương chức, ông Đinh Thế Huynh nghỉ bệnh, và ông Trọng cũng không khỏe. Nếu có một nhà lãnh đạo trẻ được cất nhắc, thì nhân vật này nằm trong số các ủy viên trung ương.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20190804-carl-thayer-co-den-80-tau-trung-quoc-vay-quanh-bai-tu-chinh  Quân sự

Iran tịch thu tàu dầu thứ ba trong vòng một tháng

Ảnh minh họa: Tàu chở dầu đi qua eo biển Ormuz, 21/12/2018.

Teheran hôm nay 04/08/2019 loan báo tịch thu một tàu dầu « nước ngoài » trong vùng Vịnh. Đây là tàu dầu thứ ba bị Iran bắt giữ trong vòng chưa đầy một tháng tại vùng biển chiến lược này, trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ.

Từ Teheran, thông tín viên Shiavosh Ghazi cho biết thêm chi tiết :

« Chiếc tàu bị chận bắt gần đảo Farsi ở phía bắc vịnh Pecxich, nằm giữa Iran và Ả Rập Xê Út. Theo thông báo của Vệ binh Cách mạng, chiếc tàu này chở 700.000 lít dầu buôn lậu, có xuất xứ từ các nước Ả Rập trong vùng vịnh Pecxich, đi đến cảng Bouchehr. Thủy thủ đoàn gồm bảy người nước ngoài đã bị bắt, nhưng quốc tịch của chiếc tàu không được cho biết.

Miến Điện : Biểu tình phản đối Mỹ trừng phạt các tướng lãnh cao cấp

Biểu tình ủng hộ quân đội tại Rangoon ngày 03/08/2019, phản đối Mỹ trừng phạt tổng tư lệnh quân đội Miến Điện Min Aung Hlaing.


Thông tín viên Sarah Bakaloglou tường trình từ Rangoon :

« Hai bức chân dung của tổng tư lệnh quân đội đối diện với đám đông. « Mỹ hãy tránh ra ! » - người biểu tình hô vang. Tại đất nước này, người thiểu số Hồi giáo Rohingya ít được cảm tình.

samedi 3 août 2019

Lê Phú Khải - Nguyễn Hà Phan, bi hay hài ?


Thủ bút của ông Nguyễn Hà Phan. Ảnh Lê Phú Khải

(Trích hồi ký Lời Ai Điếu của Lê Phú Khải)

Đầu năm 1994, sau chuyến đi Điện Biên Phủ đầu tiên để giúp anh Tuất Việt làm số báo “SGGP – 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”, tôi về Hà Nội và đến Báo Nhân Dân gặp Mai Phong, Trưởng ban bạn đọc của báo. 

Tôi bảo với Mai Phong, vừa đi Điện Biên Phủ về, có chai rượu hổ cốt, muốn rủ ông lên chỗ ông Nguyễn Hà Phan ở Ban Kinh tế chơi, gạ ông ấy kiếm ít mồi để nhậu. Anh cho tôi mượn cái điện thoại bàn của anh để gọi cho ông ấy… Mai Phong nhìn chai rượu của tôi, tuy có dán cái “mác” Lai Châu ở vỏ nhưng giá chỉ có 14.000 đồng. Phong nói: ông có đùa không thế, đang giờ làm việc mà đòi lên gặp Bộ Chính trị để nhậu !

… Không cần Mai Phong đồng ý, tôi nhấc điện thoại bàn của anh lên (hồi đó chưa có di động phổ biến như bây giờ) gọi cho ông Sáu Phan. Từ đầu giây đằng kia, ông Sáu Phan kêu tôi “Lên ngay !”. Thế là tôi kéo Mai Phong lên số 10 Nguyễn Cảnh Chân, khu Ba Đình. Chỗ Sáu Phan ngồi làm việc là trường Albert Sarraut cũ thời Tây.

Ngô Nhân Dụng - Trump nóng Tập lạnh


Trung Cộng kêu gọi dân Trung Hoa tẩy chay hàng Mỹ và họ đã thành công. Các mạng xã hội trong giới trẻ tẩy chay không mua đồ thể thao của Nike mà mua Adidas của Đức. Trong hình, một tiệm Nike ở Thượng Hải, Trung Quốc. (Hình: Johannes Eisele/AFP/Getty Images)

(Người Việt 03/08/2019) Tổng Thống Donald Trump đánh thêm một đòn nặng trong cuộc chiến tranh mậu dịch đã kéo dài 13 tháng. Từ đầu Tháng Chín này, Mỹ sẽ đánh thuế quan 10% trên $300 tỉ hàng nhập cảng từ Trung Quốc; sau khi đã đánh 25% trên $250 tỉ. Coi như tất cả hàng nhập cảng từ nước Tàu qua Mỹ sẽ bị đánh thuế.

Đợt thuế quan đánh trên $250 tỉ trước đây chỉ mới áp dụng từ giữa Tháng Sáu, cho nên chưa thấy ảnh hưởng nặng; tới gần đây GDP Trung Quốc vẫn tăng với tốc độ 6.2%; nhưng lần này sẽ ảnh hưởng mạnh hơn.

Sau khi nghe thông điệp “tuýt” của Tổng Thống Trump, Bộ Thương Mại và Bộ Ngoại Giao Trung Cộng đã tuyên bố sẽ trả đũa. Nhưng dù ông Tập Cận Bình muốn trả đòn cũng không biết đánh cách nào cho tương xứng.

Huy Đức - Nguyễn Hà Phan (1933-2019)



Ông Nguyễn Hà Phan mất ngày 1-8-2019. Trên mạng truyền đi "Lời Dặn Dò" này của ông. Không rõ thực hư thế nào (dù nét chữ rất giống). 

Ông Phan là Phó chủ tịch Quốc hội khóa IX, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương khóa VII. Tuy nhiên, sáng 17-4-1996, ông đã bị Trung ương khai trừ; cách hết các chức vụ trong đảng và tháng 10-1996, Quốc hội khóa IX đã bãi miễn cả chức vụ Phó chủ tịch và chức danh đại biểu của ông.

Ông Phan hẳn phải biết, trong hệ thống chính trị mà ông từng đạt đến "top 20" này, một khi đã bị "khai trừ" thì sẽ bị ngay chính hệ thống ấy đối xử không bằng thường dân. Làm gì có tổ chức nào tham gia ban lễ tang và báo, đài nào đưa tin nữa. 

« Tứ nhân bang » Dân Chủ : Chống Trump nhưng làm lợi cho Trump

Bốn nữ dân biểu Dân Chủ họp báo tố cáo tổng thống Donald Trump tại Washington ngày 15/07/2019. Phía sau bà Omar đang phát biểu, từ trái sang: Pressley, Cortez, Tlaib.


Đã vào mùa hè, L’Express ra số đặc biệt giới thiệu 20 địa điểm đi nghỉ tại nước Pháp : tu viện, hồ, thung lũng…với những cảnh sắc tuyệt vời giúp cho tâm hồn thanh tịnh. Le Point nói về những lợi ích khi đi xe đạp : trui rèn sức khỏe, luyện tính kiên cường, gần gũi với thiên nhiên…

vendredi 2 août 2019

Bất chấp đe dọa, lần đầu tiên công chức Hồng Kông biểu tình

Hồng Kông : Cả ngàn người làm việc trong ngành tài chính tham gia xuống đường ngày 01/08/2019.


Trong một lá thư ngỏ, một nhóm công chức Hồng Kông kêu gọi trưởng đặc khu đáp ứng năm yêu cầu : hủy bỏ dự luật dẫn độ, không gọi người biểu tình là kẻ nổi loạn, không khởi tố những người bị bắt, lập một ủy ban điều tra độc lập và cải cách chính trị. Từ Hồng Kông, đặc phái viên Zhifan Liu tường trình :

« Đây là lần đầu tiên công chức Hồng Kông xuống đường chống lại chính quyền. Theo ước tính, tối nay có khoảng 2.000 người biểu tình tại Charter Garden, một công viên ở khu kinh doanh. 

Trump áp thuế lên 300 tỉ đô la hàng Trung Quốc còn lại, khẳng định không cần Bắc Kinh

Tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình bên lề thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản, ngày 29/06/2019.

Tổng thống Donald Trump hôm qua, 01/08/2019, đã quyết định leo thang trong cuộc thương chiến Mỹ-Trung, khi loan báo kể từ ngày 01/09 tới sẽ đánh thuể bổ sung 10% lên 300 tỉ đô la hàng Trung Quốc hiện vẫn còn nằm ngoài tầm ngắm. Bắc Kinh đe dọa trả đũa.

Ông Trump viết trên Twitter : « Đàm phán thương mại tiếp tục, và trong thời gian thương lượng, Hoa Kỳ kể từ ngày 01/09 tới sẽ bắt đầu áp thuế hải quan bổ sung 10% lên 300 tỉ đô la hàng nhập khẩu Trung Quốc còn lại »

Donald Trump cáo buộc Bắc Kinh đã không giữ lời hứa sẽ mua nhiều nông sản Mỹ, và lần đầu tiên tố cáo đích danh Tập Cận Bình bội ước vì trước đây chủ tịch Trung Quốc đã hứa ngăn chận việc xuất ồ ạt fentanyl - chất gây nghiện đang gây nhiều thiệt hại cho nước Mỹ và Trung Quốc là nhà sản xuất chính. Ông Trump thậm chí còn tuyên bố có thể chẳng cần buôn bán với Trung Quốc nữa.