Các nhà lãnh đạo quốc gia phân tích
tương lai của một quốc gia dựa trên các điều kiện kinh tế chính trị quân sự
đang diễn ra. Tuy nhiên, như lịch sử đã chứng minh, khi quyết định, phần lớn
các lãnh đạo đều nhìn về quá khứ. Lý do, quá khứ đã được chứng nghiệm giúp cho
họ yên tâm và xem đó như là nguồn bảo đảm cho quyết định của mình.
Lịch sử nhân loại để lại những bài học
trong quá khứ không thể bỏ qua. Ba Lan là bài học xương máu nhất. Các diễn biến
chính trị, quân sự đang diễn ra tại Á Châu cho thấy Tập Cận Bình “yêu” láng
giềng Việt Nam cũng giống như Hitler từng “yêu” láng giềng Ba Lan.
Trong diễn văn đọc trước Quốc Hội Đức
ngày 21 tháng Năm, 1935, Hitler ca ngợi tình láng giềng giữa Đức và Ba Lan: “Chúng
tôi công nhận, với sự hiểu biết và tình hữu nghị thắm thiết của những người
Quốc Xã dành cho Ba Lan, quê hương của một dân tộc ý thức quốc gia. Quốc Xã
Đức, và đặc biệt chính phủ Đức hiện nay, không có mong muốn nào hơn là sống
trong điều kiện hòa bình, hữu nghị với tất cả các nước láng giềng.”