mercredi 18 avril 2018

Các bằng chứng khó chối cãi về việc chế độ Syria sử dụng vũ khí hóa học

Khám nghiệm các trẻ em tại một bệnh viện ở Douma, Đông Ghouta sau vụ tấn công hóa học ngày 07/04/2018.

Pháp nhận định thành phố Douma hôm 7/4 đã bị tấn công hóa học. Các triệu chứng ghi nhận được : « Nghẹt thở, khó thở, nước bọt và dịch mũi tiết ra rất nhiều, tổn thương đường hô hấp, phỏng da và phỏng giác mạc. Không thấy trường hợp nào bị thương do cơ học. Toàn bộ các triệu chứng đều là đặc trưng của việc bị tấn công bằng vũ khí hóa học, đặc biệt là các loại khí gây nghẹt thở, chất hữu cơ có phosphore hay cyanur ».
Theo báo Le Monde, tổng hợp từ các nguồn khác nhau, cho đến nay, Syria và Nga viện cớ « vấn đề an ninh » để cấm các thanh tra Tổ chức Cấm vũ khí hóa học quốc tế (OIAC) vào Douma. Tuy vậy các « vấn đề an ninh » này không ngăn trở được các nhà báo của đài truyền hình Thụy Điển TV4 sau đó đến được hiện trường phỏng vấn cư dân. Một người sống sót cho biết : « Chúng tôi trú ẩn dưới tầng hầm. Vật thể đã rơi trúng tòa nhà vào lúc 19 giờ. Chúng tôi vội chạy ra ngoài, còn phụ nữ, trẻ em ở lại bên trong. Không ngờ tòa nhà tỏa đầy hơi độc, những ai ở bên trong đều chết cả ».

mardi 17 avril 2018

Không kích Syria : Quá trễ và quá ít

Hỏa tiễn Tomahawk bắn đi từ chiến hạm Mỹ USS Monterey.


Phương Tây không kích Syria, cuộc trả lời phỏng vấn truyền hình lần thứ tư của tổng thống Pháp Emmanuel Macron kể từ một năm qua, đó là hai đề tài chính chiếm trang nhất các nhật báo Paris hôm nay.
« Syria : Quá trễ và quá ít », đó là nhận định của giáo sư Dominique Moisi trên nhật báo kinh tế Les Echos. Theo tác giả, trả đũa nhẹ nhàng như thế sau khi một chế độ bạo tàn, độc ác liên tục sử dụng vũ khí hóa học, chẳng phải vinh quang gì. Nhưng nếu khoanh tay đứng nhìn thì càng tệ hại hơn. Cái giá do sự thụ động và dửng dưng gây ra hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Không kích : Thà muộn còn hơn không bao giờ

dimanche 15 avril 2018

Vì sao Nga phải đưa tin vịt về số hỏa tiễn bắn rơi ở Syria ?



Một hỏa tiễn đang bay trên bầu trời Damas hôm 14/04/2018. Ảnh của hãng tin Sana, Syria.

(Challenges 15/04/2018) Tuyên bố của Nga là phòng không Syria đã bắn chặn được 71/103 hỏa tiễn phương Tây, đã bị Pháp cùng với rất nhiều chuyên gia bác bỏ. Lý do của việc phao tin vịt này, chủ yếu là Matxcơva muốn chứng tỏ với toàn thế giới hiệu quả của hệ thống chống hỏa tiễn do Nga chế tạo, hiện đang giành được nhiều hợp đồng xuất khẩu.

Một cuộc chiến của những con số. Sau khi phương Tây không kích các địa điểm quân sự Syria trong đêm thứ Sáu 13 rạng sáng thứ Bảy 14/04/2018, Nga nhanh chóng khoe hiệu quả của hệ thống phòng không của mình, đang được Damas sử dụng. 

Diễn tiến toàn cảnh vụ không kích Syria qua ảnh



Hỏa tiễn sáng rực trên bầu trời Damas, 14/04/2018.

(Le Figaro 14/04/2018) Một tuần sau vụ tấn công hóa học ở Douma, Hoa Kỳ, Anh, Pháp đã hợp đồng tấn công để trừng phạt chế độ Syria.

Donald Trump loan báo đã ra lệnh không kích Syria

Tổng thống Mỹ xuất hiện trên truyền hình vào lúc 21 giờ Washington (3 giờ sáng Paris, 9 giờ sáng Việt Nam), để thông báo với người dân Mỹ là ông « vừa ra lệnh tấn công các mục tiêu cụ thể có liên quan đến vũ khí hóa học của nhà độc tài Syria Bachar Al Assad. Một chiến dịch phối hợp với lực lượng Pháp, Anh đang diễn ra. Chúng ta cảm ơn cả hai nước đồng minh ».

Không kích Syria : Hình ảnh tàn phá của hỏa tiễn phương Tây



Một lính Syria quay lại hình ảnh Trung tâm nghiên cứu khoa học Damas đổ nát, 14/04/2018.

(Huffington Post 15/04/2018) Ba địa điểm ở Syria đã bị Hoa Kỳ, Pháp, Anh phối hợp tấn công.

« Một phần lớn kho vũ khí hóa học của Syria đã bị phá hủy » bởi các cuộc không kích của phương Tây hôm thứ Bảy 14/04/2018, theo ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian. Ông khẳng định các hỏa tiễn Mỹ, Pháp, Anh đã « đạt đến các mục tiêu được nhắm tới », và làm giảm hẳn khả năng chế tạo vũ khí hóa học của chế độ Syria, một tuần lễ sau vụ tấn công hóa học làm trên 40 người chết ở Đông Ghouta.

samedi 14 avril 2018

Mỹ, Anh, Pháp tấn công Syria : Năm câu hỏi



Chiến đấu cơ Rafale của Pháp cất cánh từ phi trường quân sự Saint-Dizier rạng sáng 14/04/2018.
(L’Express 14/04/2018) Washington, Luân Đôn và Paris trong đêm 13 rạng sáng 14/04/2018 đã trả đũa vụ tấn công hóa học được cho là do chế độ Assad tiến hành.

Gần một tuần lễ sau vụ thả bom hóa học hôm 7/4 vào thành phố nổi dậy Douma (50 người chết) mà chế độ Damas được cho là thủ phạm, Không quân Hoa Kỳ đã ra tay đêm 13 rạng 14/04/2018, với sự yểm trợ của các chiến đấu cơ Pháp và Anh. Đây là các cuộc không kích hạn chế, tập trung vào việc phá hủy các địa điểm có liên quan đến chương trình vũ khí hóa học của chế độ Assad.

Tại sao phải tấn công ?

Bởi vì tình trạng tại chỗ đã trở nên không thể chịu đựng nổi, nếu không hành động sẽ được coi là nhắm mắt làm ngơ để cho chế độ Syria tự tung tự tác. Washington và Paris không thể ngồi im sau bấy nhiêu tuyên bố trang trọng là sẽ trừng phạt lập tức nếu vượt qua « lằn ranh đỏ », tức sử dụng vũ khí hóa học.

vendredi 13 avril 2018

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc không loại trừ khả năng chiến tranh Mỹ-Nga

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassili Nebenzia trong cuộc họp Hội đồng Bảo an ngày 05/04/2018.


Tổng thống Mỹ hôm qua sau khi hội ý với các cố vấn quân sự vẫn chưa đưa ra quyết định nào về việc tấn công Syria. Tại Liên Hiệp Quốc, một số quốc gia thành viên như Thụy Điển tỏ ra lo ngại, còn Nga yêu cầu họp khẩn hôm nay.

Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau cho biết thêm chi tiết:

Donald Trump đổi ý, muốn Mỹ quay lại TPP

Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP, Washington ngày 23/01/2017.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua 12/04/2018 cho biết sẽ tham gia Hiệp định Tự do Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP), nếu đạt được các điều kiện « tốt hơn », dù khi vừa nhậm chức ông đã thẳng thừng tuyên bố rút lui. Một số nước liên quan như Nhật và New Zealand tỏ ra thận trọng trước sự đổi ý của ông Trump.
Trên Twitter, tổng thống Mỹ viết: « Chúng tôi sẽ tham gia TPP nếu hiệp định này cơ bản tốt hơn so với văn bản thời tổng thống Obama. Hoa Kỳ đã có được các thỏa thuận song phương với 6/11 quốc gia TPP, và sẽ bàn bạc để đạt đến thỏa ước với nước lớn nhất trong số đó là Nhật Bản, vốn đã gây khó khăn cho thương mại Mỹ trong nhiều năm qua ».

Donald Trump không dự thượng đỉnh châu Mỹ chống tham nhũng

Cô Ivanka Trump thay mặt cha là tổng thống Donald Trump đến dự thượng đỉnh châu Mỹ ở Lima, Peru ngày 12/04/2018.

Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ khai mạc hôm nay 13/04/2018 tại Lima, thủ đô Peru. Lần đầu tiên từ khi nhóm Lima gồm 14 quốc gia châu Mỹ được thành lập, tổng thống Hoa Kỳ vắng mặt, do ông Donald Trump đang bận rộn với cuộc khủng hoảng Syria, nên cử phó tổng thống và con gái Ivanka đi thay. 
Chủ đề trung tâm của hội nghị lần này là làm thế nào lãnh đạo một cách dân chủ, trước vấn nạn tham nhũng. Một đề tài mà Peru chính là trường hợp điển hình. Từ Lima, thông tín viên RFI Eric Samson giải thích :

Công nhân đường sắt Pháp đình công đợt ba

"Nghĩa địa xe lửa" tại Sotterville-Les-Rouen, gần Rouen, Pháp (Ảnh chụp ngày 12/04/2018)

Hôm nay 13/04/2018, ngày đầu đợt đình công thứ ba của công nhân tập đoàn đường sắt Pháp SNCF, tình hình giao thông đỡ bị tắc nghẽn hơn hai đợt trước, tuy nhiên các nghiệp đoàn vẫn duy trì áp lực.
Vào lúc đợt nghỉ giữa kỳ của học sinh Paris và vùng phụ cận (Ile de France) cùng với Toulouse, Montpellier bắt đầu tối nay, SNCF dự kiến có nhiều chuyến tàu phục vụ hơn so với ngày đình công đầu tiên. Khoảng 1/3 tàu cao tốc, tàu liên vùng, 1 đến 2/5 tàu ngoại ô hoạt động. Các tàu tuyến quốc tế như Eurostar (đi Anh), Thalys (đi Bỉ, Đức, Hà Lan) chạy hầu như bình thường, riêng Lyria (đi Thụy Sĩ) chỉ 1/6.

Tin vắn 13.04.2018


Bức ảnh ấn tượng chụp anh sinh viên biểu tình Jose Victor Salazar Balza (28 tuổi) đoạt giải thưởng World Press Photo 2018.

(AFP)Bức ảnh một người biểu tình Venezuela trong biển lửa đoạt giải nhất World Press Photo 2018

Phóng viên ảnh Ronaldo Schemidt của hãng tin Pháp AFP, người gốc Venezuela đoạt được giải thưởng danh giá này. Bức ảnh cho thấy một người biểu tình mang mặt nạ chống hơi độc đang chạy, toàn thân bị ngọn lửa bao bọc.

Hôm 03/05/2017, ông trông thấy những người phản kháng bao quanh một chiếc mô tô của Vệ binh quốc gia, và bình xăng chợt phát nổ trúng mặt một người biểu tình 28 tuổi, làm anh này bốc cháy như ngọn đuốc. Bị phỏng nặng, nhưng nạn nhân sống sót. 

jeudi 12 avril 2018

IMF lo ngại các nước lọt bẫy nợ Trung Quốc

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde phát biểu tại Diễn đàn Bát Ngao (Boao) ở Bắc Kinh, 12/04/2018.

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde hôm nay 12/04/2018 tại Bắc Kinh đã lên tiếng cảnh báo về các nguy cơ tài chính, và chiếc bẫy nợ nần được giăng ra, vào lúc các dự án hạ tầng ở nước ngoài của Trung Quốc không ngừng tăng lên.

Bà Lagarde phát biểu tại Diễn đàn Bát Ngao (Boao) về « Con đường tơ lụa mới », kế hoạch đại quy mô do chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra từ năm 2013 nhằm xây dựng cầu đường, các tuyến xe lửa và khu công nghiệp trên khắp châu Á, đến cửa ngõ châu Âu và tận châu Phi.

Việt Nam : Thêm ba nhà hoạt động lãnh án tù

Bà Trần Thị Xuân tại tòa án Hà Tĩnh, ngày 12/04/2018.

Hôm nay 12/04/2018 có thêm ba nhà hoạt động tại Việt Nam lãnh án tù tại ba phiên xử khác nhau, trong bối cảnh chính quyền gia tăng trấn áp. Tuần trước, bảy thành viên Hội Anh Em Dân Chủ cũng đã bị tuyên các bản án tù giam nặng nề. 

Tại Hà Tĩnh, bà Trần Thị Xuân, thành viên Hội Anh Em Dân Chủ,bị kết án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế, với cáo buộc « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền » theo điều 79 Luật Hình sự. Gia đình không được thông cáo về phiên xử và đã bà ra tòa mà không có luật sư bào chữa.

Vụ Skripal: Đã xác định chất độc, Anh đề nghị họp Hội đồng Bảo an

Các thanh tra OIAC đến hiện trường vụ đầu độc Skripal ở Salisbury (Anh) hôm 21/03/2018.

Anh quốc hôm nay 12/04/2018 yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp vào tuần tới, sau khi Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OIAC theo tiếng Pháp, OPCW theo tiếng Anh) xác nhận chất độc thần kinh đã được sử dụng để đầu độc cựu điệp viên người Nga Serguei Skripal.
Trong báo cáo công bố trước đó vài giờ, OIAC khẳng định : « Kết quả phân tích của bốn phòng thí nghiệm độc lập được OIAC chỉ định xác nhận phát hiện của Anh Quốc về loại hóa chất đã được dùng ở Salisbury làm ba người bị trúng độc nặng ». Tổ chức này cho biết đây là chất độc tinh chế ở mức độ cao, tuy nhiên không quy trách nhiệm cho nước nào.

Đối phó phong trào phản kháng, tổng thống Pháp lên truyền hình

Tổng thống Pháp Macron trả lời phỏng vấn tại một lớp học của trường tiểu học làng Berd'huis, 12/04/2018.

Tổng thống Emmanuel Macron cố gắng làm dịu bớt các quan ngại của người dân Pháp, nhất là những người về hưu và nông dân, trong buổi nói chuyện trưa nay 12/04/2018 trên đài truyền hình TF1 và LCI. Đây là lần trả lời phỏng vấn truyền hình thứ ba của ông Macron, từ khi đắc cử tổng thống cách đây một năm.

Nguyên thủ nước Pháp cho biết sẽ đi đến cùng trong kế hoạch cải cách tập đoàn đường sắt SNCF. Nhà nước sẽ gánh một phần trong số nợ 47 tỉ euro của SNCF, nhưng chỉ tiệm tiến theo với mức độ cải cách. Ông Macron đả kích việc phong tỏa các trường đại học Pháp để chống lại quy định mới về tuyển lựa sinh viên.

Trump dọa tấn công Syria, nhưng chưa có dấu hiệu cụ thể

Tổng thống Mỹ Donald Trump trao đổi với lãnh đạo quân sự cao cấp tại Nhà Trắng, ngày 9/04/2018.

Việc Mỹ tấn công vào Syria đến nay vẫn chưa rõ ràng, ít nhất là về mặt thông tin. Hôm thứ Hai, tổng thống Mỹ loan báo sẽ có quyết định "quan trọng" trong vòng 48 giờ liên quan đến vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Douma. Nhưng đến hôm nay, 12/04/2018, đã ba ngày trôi qua, vẫn chưa có thông báo chính thức nào, ngoài một tweet của ông Donald Trump hàm ý sẽ sớm có cuộc tấn công.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet gởi về bài tường trình : 

Damas và đồng minh chuẩn bị đối phó không kích của Mỹ

Cờ của Hezbollah bên cạnh cờ Syria trên một chiếc quân xa ở vùng Qalamoun phía Tây. Ảnh ngày 28/08/2017.

Quân đội Syria cùng với các đồng minh từ hôm qua 11/04/2018 đã sơ tán các sân bay và căn cứ quân sự, cũng như trụ sở bộ Quốc phòng và bộ Tổng tham mưu quân đội ở Damas, trước mối đe dọa bị Mỹ tấn công. 

Trong số các đồng minh đó có phe Hezbollah Liban, vốn sát cánh với quân chính phủ từ năm 2013 đến nay. Từ Beyrouth, thông tín viên RFI Paul Khalifeh cho biết thêm chi tiết :

Tin vắn 12.04.2018



Ông Tôn Chính Tài, quan chức cao cấp nhất bị "đả hổ" sau Bạc Hy Lai.

(AFP) – Tôn Chính Tài nhận tội tham nhũng

Quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc bị đưa ra tòa kể từ 5 năm qua, ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), cựu ủy viên Bộ Chính trị hôm nay 12/04/2018 đã nhận tội tham nhũng 170 triệu nhân dân tệ (trên 27 triệu đô la), và bày tỏ « lòng hối hận ».

Dự án “tỉ đô”của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (10)



Kỳ 10 : Sống bị triệt sinh kế, chết bị tai tiếng “tự tử trại giam”

(PLO12/4/2018) - Bao oan trái đã ập xuống đầu những nông dân xã Long Hưng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai kể từ khi xuất hiện dự án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai – Dona.Coop, làm chủ đầu tư).

Án tù đã mang, có người đã chết oan khuất, sinh kế không còn, nhưng nhiều nông dân vẫn quyết bám trụ với nhà cửa vườn tược ruộng đồng. “Cuộc chiến” mới lại nổ ra, những nông dân yếu thế một lần nữa uất nghẹn chứng kiến những “mưu ma chước quỷ” hòng cắt nguồn sinh kế của họ.

mercredi 11 avril 2018

Lại vượt lằn ranh đỏ, Assad gánh lấy nguy cơ bị phương Tây tấn công

Khu trục hạm hỏa tiễn dẫn đường USS Porter oanh kích vào Syria từ Đại Tây Dương, ngày 07/04/2017, theo lệnh tổng thống Mỹ Donald Trump.


Ngày 31/08/2013, dự định tấn công vào Syria đã bị bỏ rơi, sau khi Anh không tham gia, Barack Obama vào phút chót quyết định ngoảnh mặt làm ngơ, trong khi các phi cơ Pháp đã sẵn sàng cất cánh. Paris cảm thấy hết sức cay đắng trước thái độ của chính quyền Mỹ lúc ấy.

Nay thì một lần nữa « lằn ranh đỏ » về vũ khí hóa học đã bị vượt qua, ở Douma, cho đến nỗi phản ứng quân sự lần này dường như khó thể tránh khỏi. Pháp và Mỹ không còn nghi ngờ gì về việc sử dụng chất độc thần kinh, và nguồn gốc của vụ tấn công. Washington hứa hẹn sẽ có « những quyết định quan trọng », điện Elysée nêu ra việc « trả đũa ». Hai tổng thống Emmanuel Macron và Donald Trump đã điện đàm với nhau hai lần từ sau vụ tấn công trên, cả hai hy vọng « cộng đồng quốc tế có phản ứng cứng rắn ».