samedi 22 juillet 2017

Duterte không thèm đi Mỹ, đất nước «vi phạm nhân quyền»

Tổng thống Philippines Duterte tại Manila, 18/07/2017.


Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 21/07/2017 đáp trả lời mời đến thăm Nhà Trắng của đồng nhiệm Mỹ Donald Trump, khẳng định sẽ không bao giờ đặt chân đến Hoa Kỳ, đất nước mà ông Duterte cho là « tồi tệ ».

Trước các nhà báo, tổng thống Philippines tuyên bố : « Tôi sẽ không bao giờ đến Mỹ, cả trong nhiệm kỳ lẫn sau nhiệm kỳ. Tôi đã nhìn thấy nước Mỹ và thật là tồi tệ, có rất nhiều vụ vi phạm nhân quyền ».

Philippines : Mindanao tiếp tục thiết quân luật đến cuối năm

Cảnh sát chận những người biểu tình phản đối triển hạn thiết quân luật tại Manila ngày 22/07/2017.

Quốc hội Philippines hôm nay 22/07/2017 đã thông qua việc triển hạn lệnh thiết quân luật ở đảo Mindanao cho đến cuối năm nay, trong khuôn khổ cuộc chiến chống quân nổi dậy Hồi giáo.
Có đến hai phần ba tổng số dân biểu đã bỏ phiếu ủng hộ triển hạn lệnh thiết quân luật, sau phiên họp kéo dài bảy tiếng đồng hồ. 

Mỹ sẽ cấm công dân sang Bắc Triều Tiên

Đám tang Otto Warmbiertại Wyoming, Hoa Kỳ ngày 22/06/2017.

Hoa Kỳ hôm 21/07/2017 loan báo sắp tới sẽ cấm công dân Mỹ đến Bắc Triều Tiên, sau vụ một du khách Mỹ bị Bình Nhưỡng bắt giam trong chuyến du lịch và chết sau khi được trả về trong tình trạng hôn mê.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Heather Nauert cho biết : « Do các quan ngại ngày càng tăng liên quan đến nguy cơ bị bắt và giam giữ kéo dài (…) tại Bắc Triều Tiên, Ngoại trưởng đã buộc phải hạn chế việc những người mang hộ chiếu Mỹ đi sang nước này ».

Tin vắn 22.07.2017



Linda Wenzel, cô gái Đức đi thánh chiến tại Mossoul, Irak.

(AFP)Một thiếu nữ thánh chiến Đức bị bắt tại Irak 

Một thiếu nữ Đức 16 tuổi tham gia cuộc « thánh chiến » của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Daech, IS) tại Irak vừa bị bắt tuần rồi tại Mossoul, theo nguồn tin tư pháp Đức hôm nay 22/07/2017.

Một quan chức Venezuela tại Liên Hiệp Quốc từ chức

Ông Isaias Medina, viên chức ngoại giao cao cấp của Venezuela tại Liên Hiệp Quốc vừa từ chức.

Hệ quả mới của cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài làm trên 100 người chết tại Venezuela : ông Isaias Medina, viên chức cao cấp trong phái bộ Venezuela tại Liên Hiệp Quốc vừa từ chức hôm qua 21/07/2017 với những lời tuyên bố gây rúng động. Luật gia, nhà ngoại giao hàng đầu này công khai tố cáo các vụ « sát nhân » của chính quyền Caracas, trong khi Venezuela hiện là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Từ New York, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier cho biết thêm chi tiết :

Bạo động tại Cisjordanie và Jerusalem

Một người Palestine trong vụ đụng độ với Israel gần Ramallah ngày 22/07/2017.

Hôm qua 21/07/2017, ba người Palestine đã thiệt mạng và 390 người bị thương, trong vụ đụng độ với lực lượng Israel ở Cisjordanie và Đông Jerusalem, sau vụ một người Palestine đâm chết ba thường dân Do Thái tại một khu định cư. Chủ tịch Palestine Mahmoud Abbas loan báo ngưng mọi liên lạc chính thức với Israel cho đến khi nào các biện pháp an ninh của Nhà nước Do Thái tại một khu thánh địa Hồi giáo ở Đông Jerusalem chưa được dỡ bỏ.
Từ Ramallah, thủ phủ Cisjordanie, thông tín viên RFI Marine Vlahovic gởi về bài tường trình :

Mỹ : Cảnh sát trưởng Minneapolis từ chức sau vụ một phụ nữ Úc bị bắn chết

Ông Don Damond, hôn phu của nạn nhân nói chuyện với báo chí tại Minnesota ngày 17/07/2017.

Cảnh sát trưởng Minneapolis hôm qua, 21/07/2017, đã từ chức, sáu ngày sau vụ một phụ nữ Úc bị một nhân viên công lực bắn chết tại thành phố này.
Bà Justine Damond, 40 tuổi, giáo viên môn yoga và thiền, tối 15/7 sau khi gọi số điện thoại khẩn cấp 911 để báo tin một vụ tấn công tại một con ngõ gần nhà, đã bị một trong hai cảnh sát viên đến can thiệp bắn chết. 

vendredi 21 juillet 2017

Kinh tế Bắc Triều Tiên tăng trưởng mạnh nhất từ 17 năm qua

Trung tâm thương mại Kwangbok (Giải phóng) tại Bình Nhưỡng. Ảnh ngày 04/06/2017.

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc hôm nay 21/07/2017 khẳng định, nền kinh tế Bắc Triều Tiên trong năm 2016 đã tăng trưởng mạnh mẽ nhất kể từ 17 năm qua, chủ yếu do xuất khẩu gia tăng.
Theo Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK), tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Bắc Triều Tiên đã tăng 3,9% trong năm ngoái, cao nhất kể từ năm 1999 đến nay.

Bùi Quang Vơm : Khói ở biên giới Trung-Ấn, nhưng lửa có thể ở Biển Đông?



Vùng Doklam tranh chấp giữa Trung Quốc và Bhutan.

Mâu thuẫn bùng nổ tại biên giới Trung-Ấn từ hơn một tháng nay.

Căng thẳng bắt đầu nổ ra khi một trung đội Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hôm 08/06/2017 lợi dụng đêm tối lặng lẽ tiến vào cao nguyên Doklam nằm giữa biên giới Trung Quốc và Bhutan, phá bỏ những lô cốt mà quân đội hoàng gia Bhutan đã xây dựng cách đây nhiều năm để phục vụ cho kiểm soát biên giới.
Đến ngày 16/6, một đơn vị công binh Trung Quốc với xe ủi, xe lu và máy xúc tiến vào Doklam nhằm xây dựng một con đường chạy xuyên qua cao nguyên, nhưng vấp phải sự phản đối của quân đội Bhutan. Cho rằng Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận không thay đổi nguyên trạng được hai nước ký năm 1998, lính Bhutan đã tranh cãi, thậm chí xô xát với lính Trung Quốc. Tuy nhiên, lính Trung Quốc không chịu rút đi, buộc Bhutan phải nhờ Ấn Độ giúp đỡ. Hai ngày sau, khoảng 300-400 lính Ấn Độ tiến vào Doklam, ngăn chặn đơn vị công binh Trung Quốc, khởi đầu cho cuộc khủng hoảng đang kéo dài tới tuần thứ tư.

Hy Lạp : Động đất làm 2 du khách thiệt mạng ngay trong mùa du lịch

Sau trận động đất trến đảo Kos, Hy Lạp, ngày 21/07/2017.

Vào lúc một giờ rưỡi sáng nay, 21/07/2017, một trận động đất với cường độ 6,4 độ Richter đã xảy ra tại đảo Kos của Hy Lạp, ngay trong cao điểm mùa du lịch, làm cho hai du khách thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Tâm chấn nằm cách đảo Kos 6,2 km, và cách thành phố duyên hải Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ 10 km.
Một trận sóng thần nhỏ được ghi nhận ở gần Bodrum, người dân Thổ Nhĩ Kỳ được khuyến cáo tránh xa các bãi biển tại đây. Nhưng đảo Kos của Hy Lạp mới là nơi bị thiệt hại nặng nề nhất. Từ Athens, thông tín viên RFI Charlotte Stievenard tường trình :

Tin vắn 21.07.2017



Cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck trong vòng vây người hâm mộ, trước Tòa án Tối cao ngày 21/07/2017.
(AFP) – Cựu thủ tướng Thái Yingluck lại ra tòa

Hàng trăm người hôm nay 21/07/2017 đã đến ủng hộ cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra trong phiên tòa cuối cùng về cáo buộc đã thiếu sót trong quản lý việc trợ giá gạo, gây lãng phí nhiều tỉ đô la. Bà có nguy cơ bị lãnh án đến 10 năm tù giam nếu tòa cho là có tội, bản án sẽ được tuyên vào ngày 25/8 tới.

ExxonMobil bị phạt vì vi phạm lệnh trừng phạt Nga

Ông Rex Tillerson lúc còn làm TGĐ ExxonMobil và tổng thống Nga Vladimir Putin trong lễ ký hợp đồng với Rosneft ngày 15/06/2012.

Bộ Tài chính Hoa Kỳ hôm qua 20/07/2017 đã buộc ExxonMobil phải nộp phạt hai triệu đô la vì hồi năm 2014 đã vi phạm các biện pháp trừng phạt Nga. Lúc đó đương kim ngoại trưởng Rex Tillerson đang là tổng giám đốc tập đoàn dầu khí này.
Tháng 5/2014, trong lúc chính quyền Barack Obama ra lệnh trừng phạt Matxcơva vì cuộc xung đột Ukraina, hai chi nhánh của ExxonMobil đã ký kết các hợp đồng khai thác với Igor Sechin, tổng giám đốc tập đoàn dầu khí Nga Rosneft, có tên trong danh sách đen của bộ Tài chính Mỹ. Trong khi hai tháng trước đó, tài sản của ông Sechin đã bị phong tỏa, và tất cả cá nhân, tập thể Mỹ bị cấm làm ăn với quan chức này. Còn bản thân tập đoàn Rosneft thì không bị trừng phạt.

Bắc Triều Tiên: Tư lệnh Hải quân Mỹ nhờ đồng nhiệm Trung Quốc hỗ trợ

Ảnh minh họa : Đô đốc John Richardson, lúc viếng thăm Trung Quốc ngày 18/07/2016.

Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ, John Richardson trong cuộc trao đổi qua video với đồng nhiệm Trung Quốc Thẩm Kim Long (Shen Jinlong) đã đề nghị giúp gây ảnh hưởng lên Bắc Triều Tiên để ngăn chận chương trình nguyên tử và đạn đạo của Bình Nhưỡng. Một viên chức Mỹ hôm qua 20/07/2017 cho Reuters biết như trên.
Theo vị quan chức giấu tên, trong cuộc đối thoại khoảng một tiếng đồng hồ, đô đốc Richardson đã bày tỏ quan ngại về chương trình vũ khí của Bắc Triều Tiên, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh cần sử dụng đến ảnh hưởng độc nhất của mình lên Bình Nhưỡng. Hai bên đã bàn bạc về sự cần thiết phải « làm việc cùng nhau để đối phó với sự khiêu khích không thể chấp nhận được của Bắc Triều Tiên ».

Dân Ba Lan xuống đường chống cải tổ Tối cao Pháp viện

Cảnh biểu tình trước Phủ tổng thống ở Vacxava, Ba Lan, tối 20/07/2017.

Hàng chục ngàn người Ba Lan tối qua, 20/07/2017, đã biểu tình trên toàn quốc sau khi Quốc hội thông qua đạo luật cải cách Tối cao Pháp viện. Trước đó Liên hiệp Châu Âu đã đe dọa trừng phạt, vì lo ngại cho tính độc lập của tư pháp Ba Lan.
Đây là đạo luật thứ ba được thông qua chỉ trong vòng một tuần, trong khuôn khổ một cuộc cải cách tư pháp lớn, và mỗi lần như vậy chính quyền bảo thủ của đảng PiS (Pháp luật và Công lý) lại có quyền kiểm soát rộng rãi hơn đối với tư pháp. Phe đối lập cho đây là « một vụ đảo chính », và hồi kết của tam quyền phân lập.

jeudi 20 juillet 2017

Hậu trường chính trị sôi động trước Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc


Ông Tôn Chính Tài, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh vừa thất sủng.

(AFP 20/07/2017) Một trong những lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc biến mất trên chính trường, liên tục có những quan chức bị tố cáo vướng vào một xì-căng-đan tài chính, và một chủ tịch đầy quyền năng tìm kiếm người kế vị…Những thủ đoạn hậu trường bắt đầu tại Bắc Kinh, vào lúc Đại hội Đảng sắp diễn ra.

Nhân dịp Đại hội Đảng lần thứ 19 dự kiến vào mùa thu này, Tập Cận Bình sẽ được giao lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và đất nước đông dân nhất thế giới thêm một nhiệm kỳ năm năm nữa.

mercredi 19 juillet 2017

Trump, «thủ lãnh gây rối trong một thời kỳ rối loạn»

Tổng thống Mỹ Donald Trump thảo luận với các thượng nghị sĩ Cộng Hòa tại Nhà Trắng về bảo hiểm y tế, ngày 19/07/2017.

Đã hẳn là tổng thống Donald Trump còn đến 1.280 ngày cầm quyền nữa, và đây chỉ mới là giai đoạn đầu. Nhưng theo Le Figaro, hiện nay « đại gia chuyên gây rối » vẫn chưa tung ra được lá bài ngoạn mục nào.
Trang nhất các báo Paris hôm nay chủ yếu dành cho thời sự Pháp quốc. Nhật báo Les Echos nêu ra vấn đề « Thuế thu nhập : Có hai nước Pháp », khi cứ 10 người Pháp thì có 6 người không phải đóng loại thuế này. Trên lãnh vực xã hội, Le Monde điều tra về cuộc sống thường nhật ở viện dưỡng lão, còn La Croix chú ý đến giáo dục – một phần ba số trường học đã quay trở lại nhịp độ tuần học bốn ngày như trước. 

mardi 18 juillet 2017

Một năm sau phán quyết Biển Đông, một sự im lặng dối lừa

Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo tại Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Trường Sa. Ảnh vệ tinh tháng 6/2017.

Theo nhà nghiên cứu Benoit Hardy-Chartrand trên Japan Times, có nhiều đổi thay và nhiều điều vẫn tồn tại, một năm sau khi Tòa Trọng tài Thường trực La Haye ra phán quyết về Biển Đông. Tháng 7/2016, Tòa Trọng tài đã dội một gáo nước lạnh vào tham vọng của Bắc Kinh, khi tuyên bố Trung Quốc không có « quyền lịch sử » tại Biển Đông, và đường lưỡi bò tự vẽ là vô căn cứ, khẳng định Bắc Kinh đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Được cho là bước ngoặt quan trọng trong tranh chấp Biển Đông, phán quyết trọng tài vẫn đang là trung tâm tranh luận tại châu Á-Thái Bình Dương cũng như tại phương Tây. Một số người cho là phán quyết đã làm giảm căng thẳng, nhưng họ không thể đưa ra những bằng chứng để khẳng định tuyệt đối.

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật tại Tây Tạng

Quân đội Trung Quốc trong một cuộc tập trận hồi năm 2016 tại Aundh in Pune cách Mumbai, Ấn Độ, 140 cây số về phía Đông Nam. Ảnh minh họa.

Báo chí Ấn Độ ngày 17/07/2017 dẫn nguồn tin từ Hoa lục cho biết quân đội Trung Quốc đã tiến hành tập trận bắn đạn thật tại Tây Tạng, trong bối cảnh biên giới Ấn-Trung đang căng thẳng.
Theo đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV, địa điểm diễn ra cuộc tập trận là khu tự trị Tây Tạng, nhưng không cho biết thời gian cụ thể. Còn theo Hoàn Cầu Thời Báo, đơn vị tham gia là bộ chỉ huy quân sự khu vực Tây Tạng, một trong hai đơn vị cao nguyên của quân đội Trung Quốc, hiện đang giám sát đường biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, tại nhiều đoạn giáp với vùng núi Tây Tạng.

Trung Quốc phản đối dự luật cho phép chiến hạm Mỹ thăm Đài Loan

Khu trục Mỹ USS Lassen hoạt động trong vùng 12 hải lý của các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông (Ảnh chụp ngày ngày 27/10/2015)

Trung Quốc hôm 17/07/2017 đã lên tiếng phản đối sau khi Hạ viện Hoa Kỳ thông qua một dự luật cho phép các chiến hạm Mỹ lại được ghé thăm Đài Loan.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang),được AFP trích dẫn, tuyên bố : « Trung Quốc kiên quyết phản đối mọi hình thức trao đổi chính thức hay tiếp xúc quân sự giữa Hoa Kỳ và Đài Loan ». Ông Lục Khảng cho rằng dự luật này « rất có hại », kêu gọi phía Mỹ « không nên quay ngược chiều lịch sử, làm tổn hại cho lợi ích chung trong quan hệ hai nước ».

Việt Nam lôi kéo Ấn Độ vào Biển Đông

 Brahmos, loại hỏa tiễn siêu thanh lợi hại có thể phóng đi từ tàu ngầm, mà Ấn Độ định bán cho Việt Nam.

Theo Asia Times, Hà Nội mới đây đã mời gọi New Delhi đóng một vai trò quan trọng hơn tại vùng biển tranh chấp, nhấn mạnh mối quan tâm của cả đôi bên trước tham vọng của Trung Quốc.
Trong một động thái ý nghĩa về địa chính trị, Việt Nam đã chính thức đề nghị Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn tại Biển Đông. Một lời mời mà New Delhi dường như cũng sẵn sàng, với cái nhìn đầy lo ngại về phía Trung Quốc.