mardi 18 avril 2017

Bùi Quang Vơm : Xử lý Đồng Tâm phản ánh bản chất của chế độ

Người dân Mỹ Đức phẫn uất vì bị cưỡng chế đất. Ảnh từ Youtube
(Bùi Quang Vơm) Đúng hoàn toàn với những gì người dân đã dự báo, nhà cầm quyền tại Hà Nội đã lựa chọn một kịch bản tồi tệ, đúng với bản chất một chính quyền cai trị. Nó lột tẩy sự giả dối của Hiến pháp khi công bố rằng "chính quyền của dân, do dân và vì dân".

Trước đó, chúng ta đã dự đoán: "Hà Nội sẽ tìm mọi cách, kể cả giả vờ nhân nhượng, giả vờ xoa dịu, để dập tắt lửa, tước khí giới của dân, nhằm trước hết giải phóng các Cảnh sát Cơ động đang bị dân giam giữ, và sẽ dùng mọi thủ đoạn để đàn áp, trừng trị..."

Sự thật đang diễn ra như vậy.

lundi 17 avril 2017

Chủ tịch Hà Nội : Liệu tôi xuống thì dân có bắt tôi không ?



Ảnh: FB Lương Ngọc Huỳnh. Không thấy chú thích, có lẽ là các con tin ở nhà văn hóa thôn Đồng Tâm?

(FB Lương Ngọc Huỳnh) Năm 1980 nhà nước sử dụng đất Đồng Tâm làm sân bay quốc phòng. Người dân ở đây nói rằng lúc bấy giờ nhà nước lấy cột mốc 29 làm địa giới cho sân bay. Nhưng sau đó Huyện và Xã đã lấy thêm đất của dân để cho thuê vào những mục đích khác. Báo Vietnamnet đã đề cập đến vấn đề này từ năm 2014. Cũng từ đây người dân và chính quyền địa phương luôn mâu thuẫn và đã có nhiều lần dân đi kiện các quan chức địa phương.

Ông Lê Đình Kình là người đại diện cho dân nói lên tiếng nói của mình. Năm nay ông đã 82 tuổi và có 60 năm tuổi đảng.

Bùi Quang Vơm : Đồng Tâm, Lộc Hà, Tổng biểu tình và Xô Viết Nghệ Tĩnh



Cảnh sát cơ động (ảnh FB)
(Bùi Quang Vơm) Liên tiếp những ngày gần đây, hiện tượng xung đột giữa dân chúng với nhà cầm quyền địa phương đang bộc lộ những nấc thang mới. Mức độ đấu tranh của quần chúng đã có mức nhảy vọt cả về quy mô lẫn chiều sâu nhận thức. Nhà cầm quyền cộng sản tại Hà Nội có vẻ như đang lúng túng giữa một cách hành xử phát-xít và một lựa chọn trí tuệ không hổ thẹn với một chính quyền của thế giới dân chủ văn minh.  

-  Ngày 9/04, Công an thị xã Kỳ Anh đã khởi tố vụ án 150 người tội gây rối trật tự công cộng.
- Ngày 12/04, Công an Hà Tĩnh khởi tố vụ án 2.000 người gây rối cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Ngày 16/04, công an  Hà Nội khởi tố vụ án 4 người và đang có khả năng khởi tố vụ án 6.000 dân xã Đông Hà, huyện Mỹ Đức gây rối trật tự công cộng, theo điều 245 bộ luật Hình sự.

Sự hoảng sợ thái quá, tư duy cai trị, sự hằn học sĩ diện cùng với sự thèm khát trả đũa đã đẩy các quan chức cấp thấp tới những quyết định có thể bị gọi là ngu xuẩn, khiến Hà Nội không biết làm gì.

Bắc Triều Tiên : Trung Quốc sợ bị gạt ra ngoài lề

Lực lượng đặc biệt Bắc Triều Tiên trong lễ duyệt binh kỷ niệm 105 năm ngày sinh Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng, 15/04/2017.

Trung Quốc lo sợ sẽ bị cho đứng ngoài lề trong hồ sơ Bắc Triều Tiên. Do không biết được ông Trump thực sự kiên quyết hay chỉ tung hỏa mù, trong hoang mang, Bắc Kinh đành phải cảnh giác. Việc tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ đơn phương hành động, cho dù không hoàn toàn chắc chắn, đã gây chuyển động nơi Trung Quốc, sau 25 năm hoàn toàn không động thủ.
Hôm nay nghỉ lễ Phục Sinh, đa số các báo Paris đều vắng bóng, chỉ có tờ Le Figaro xuất hiện trên quầy và Le Monde cuối tuần. « Một lễ Phục Sinh căng thẳng cho người Công giáo Trung Đông », tựa của Le Figaro, còn Le Monde quan tâm đến « Thế lưỡng nan của cử tri cánh tả » trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp lần này.

Việt Nam : Hơn một chục công an bị bắt làm con tin gần Hà Nội (video)



Các cảnh sát cơ động bị dân Mỹ Đức bắt làm con tin. Ảnh FB

(AFP & Europe 1) Dân làng Mỹ Đức bắt làm con tin một số công an, sau khi đụng độ trong một vụ cưỡng chế đất hôm 15/04/2017.

Khoảng hơn một chục công an đã bị dân một làng gần Hà Nội giữ làm con tin hôm thứ Bảy 15/04 trong một vụ cưỡng chế đất. Hình thức phản kháng hiếm hoi này trước chính quyền diễn ra tại Mỹ Đức, một quận gần thủ đô.

dimanche 16 avril 2017

Hai chiến hạm hiện đại của Pháp thăm Việt Nam

Chiến hạm Mistral (L9013) và Tonnerre của Pháp. Ảnh của Hải quân Pháp

Chiến hạm Mistral hiện đại nhất của Pháp cùng với hộ tống hạm Courbet hôm nay 15/04/2017 đến Saigon và lưu lại một tuần lễ tại Việt Nam, trong chương trình hợp tác quốc phòng Việt-Pháp.
Theo thông cáo của bộ Ngoại giao Pháp, tàu đổ bộ Mistral (L9013) và tàu hộ tống Courbet thực hiện chiến dịch hợp tác quân sự « Jeanne d’Arc 2017 ». Hai chiến hạm hiện đại này được triển khai bốn tháng tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ghé thăm các hải cảng ở Việt Nam, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, với một toán quân Anh biệt phái. Thông cáo nhấn mạnh, hoạt động này phản ánh sự cam kết của Pháp về trật tự quốc tế dựa trên cơ sở luật pháp, xúc tiến đối thoại.

Bắc Kinh muốn Nga giúp làm dịu tình hình Bắc Triều Tiên


Trung Quốc mong muốn hợp tác với Nga để « đóng góp vào việc nhanh chóng làm dịu tình hình » Bắc Triều Tiên. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc điện đàm với đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov tối 14/04/2017 đã đề nghị như trên.

Theo thông cáo của bộ Ngoại giao Trung Quốc được AFP dẫn lại, ông Vương Nghị nói với ông Lavrov : « Mục tiêu chung của hai nước chúng ta là đưa tất cả các bên quay lại bàn hội nghị. Trung Quốc sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Nga để góp phần làm dịu tình hình trên bán đảo Triều Tiên, và cổ vũ các bên liên quan tái lập đối thoại ».

Trên 90 quân thánh chiến bị siêu bom của Mỹ tiêu diệt

Nga chỉ trích Eurovision vì bị loại khỏi cuộc thi

Ukraina không chấp nhận để Iioulia Samoïlova dự thi Eurovision, vì ca sĩ này đã trình diễn tại Cirimée, lãnh thổ Ukraina bị Nga sáp nhập hồi 2014.

Matxcơva hôm qua 14/04/2017 cho biết « lấy làm tiếc » trước việc ban tổ chức Eurovision loại Nga ra khỏi cuộc thi sẽ diễn ra vào tháng Năm tới, do bất đồng giữa Matxcơva và Kiev về sự chọn lựa thí sinh Nga. Ukraina, nước tổ chức Eurovision năm nay, từ chối cho nữ ca sĩ Nga nhập cảnh vì từng trình diễn tại Crimée, vùng đất đã bị Nga sáp nhập.
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pomponne cho biết thêm chi tiết :

Thái Lan : Bảng kỷ niệm Cách mạng Xiêm bị dỡ bỏ, giới dân chủ phẫn nộ

Tấm bảng về cuộc Cách mạng 1932 tại quảng trường Hoàng Gia, Bangkok, bị thay thế. Ảnh chụp ngày 15/04/2017.

Một bảng kỷ niệm cuộc đảo chính năm 1932 đưa Thái Lan từ quân chủ chuyên chế sang chế độ dân chủ đã bị biến mất. Cảnh sát Bangkok hôm nay, 15/04/2017, loan báo như trên, gây phẫn nộ cho các nhà hoạt động dân chủ.
Cuộc đảo chính năm 1932, còn gọi là cuộc Cách mạng Xiêm, là chuyển biến quan trọng trong lịch sử nước Thái, chấm dứt gần bảy thế kỷ quân chủ chuyên chế, mở đường cho cải cách chính trị xã hội. Từ đó đến nay, nền dân chủ Thái Lan đã trải qua nhiều biến động, cuộc đảo chính gần nhất năm 2014 của quân đội đã đưa tập đoàn quân sự lên cầm quyền.

Tin vắn 15.04.2017

vendredi 14 avril 2017

Bắc Triều Tiên : Mỹ xem xét « giải pháp quân sự », Nhật lo di tản kiều dân

Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer đang hướng về BTT, 11/04/2017.

Hoa Kỳ đang cân nhắc một « giải pháp quân sự » trước việc Bắc Triều Tiên tiếp tục theo đuổi chương trình vũ khí. Một viên chức cao cấp Mỹ hôm nay 14/04/2017 khẳng định như trên. Về phía Nhật Bản, chính quyền đã chuẩn bị kế hoạch di tản 60.000 kiều dân Nhật ở Hàn Quốc.
Một cố vấn của Nhà Trắng, xin giấu tên, cho biết : « Khả năng quân sự đang được nghiên cứu ». Nhận định rằng Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục chương trình nguyên tử và bắn hỏa tiễn sang Biển Nhật Bản, viên chức này nói : « Với chế độ Bình Nhưỡng, vấn đề không phải có bắn thử hay không mà là khi nào xảy ra. Các cơ quan tình báo sẽ thông tin đầy đủ cho tổng thống và phó tổng thống ».

Bùi Quang Vơm : Hội nghị Trung ương 6 có thể đã bắt đầu khởi động



Tổng bí thư Việt Nam tiếp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Hà Nội ngày 23/03/2017.

(Bùi Quang Vơm 12/04/2017) Những rò rỉ ra ngoài gần đây từ nội bộ Trung ương Đảng dẫn đến một suy đoán, rằng, việc đi hay ở của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được quyết định vào Hội nghị Trung ương 6, dự kiến vào cuối quý 3 năm nay, 2017.

Nội dung chủ yếu của Hội nghị Trung ương 6 sẽ bàn tới công tác tổ chức, xây dựng đảng, nhất thể hóa các chức danh tới cấp tỉnh áp dụng cho cả nước. Nhưng chủ yếu sẽ bàn tới công tác nhân sự cho nửa nhiệm kỳ sau của Đại hội XII, từ đó sẽ dự kiến quy hoạch lần đầu nhân sự cho Đại hội XIII. Việc nhất thể hóa hai vị trí Tổng bí thư và Chủ tịch nước hay Tổng thống, cùng với việc loại bỏ hầu hết các chức danh đảng chuyên trách trùng lặp với chính quyền ở cấp trung ương sẽ được dạo những bản nhạc đầu tiên.

Đức bắt giam nghi can thánh chiến trong vụ nổ Dortmund

Chiếc xe chở đội bóng đá Borussia Dortmund.

Tư pháp Đức hôm qua 13/04/2017 đã ra lệnh bắt giam một nghi can người Irak, bị câu lưu sau vụ nổ nhắm vào chiếc xe chở các cầu thủ đội bóng Borussia Dortmund. Nghi can vốn là thành viên của tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
Chưởng lý liên bang cho biết Abdul Beset A., 26 tuổi, đã tham gia tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (Daech, IS) tại Irak từ cuối năm 2014 và chỉ huy một đơn vị gồm 10 quân thánh chiến. Nhiệm vụ của nhóm này là chuẩn bị các vụ bắt cóc, trấn lột và giết người. Nghi can đến Thổ Nhĩ Kỳ tháng 3/2015 và sang Đức vào đầu năm ngoái. Từ Đức, nghi can vẫn tiếp tục giữ liên lạc với các thành viên Daech.

Tin vắn 14.04.2017

(AFP) – Air China ngưng các chuyến bay từ Bắc Kinh đến Bình Nhưỡng từ thứ Hai 17/04/2017

Kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc hôm nay loan báo như trên mà không cho biết lý do. Chuyến bay cuối cùng nối liền hai thủ đô đã đáp xuống Bắc Kinh vào 6 giờ chiều nay. Được biết những chuyến bay trên tuyến đường này thường xuyên bị hủy vì không đủ khách. Hiện chỉ còn Air Koryo của Bắc Triều Tiên tiếp tục bay đến Bình Nhưỡng.

jeudi 13 avril 2017

Chúng ta đã mất Biển Đông chưa ?


« Chúng ta đã bị mất Biển Đông hay chưa ? ». Đó là tựa đề bài viết của giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á, ông Gregory B.Poling, trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ngày 11/04/2017.
Theo chuyên gia Poling, Trung Quốc đang ngày càng có nhiều quyền lực trên Biển Đông, nhờ vào các căn cứ có thể sử dụng cho mục đích quân sự lẫn dân sự tại quần đảo Trường Sa, và việc nâng cấp các thiết trí quân sự ở Hoàng Sa. Bắc Kinh nhất quyết bảo vệ « quyền lịch sử » rộng rãi nhưng lại được định nghĩa một cách mơ hồ của mình, về « đường lưỡi bò » chín đoạn, vốn vi phạm luật pháp quốc tế.

Ngoại trưởng Mỹ-Nga « đối thoại thẳng thắn » về Syria

Hai ngoại trưởng Mỹ-Nga trong cuộc họp báo tại Matxcơva ngày 12/04/2017.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson và đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov hôm nay 12/04/2017 tại Matxcơva đã có cuộc thảo luận quan trọng về tương lai quan hệ giữa hai cường quốc, sau đợt khẩu chiến về Syria.
Cuộc đối thoại được dự báo sẽ rất gay go ấy diễn ra như thế nào ? Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pomponne tường thuật :

United Airlines điêu đứng sau vụ hành khách gốc Việt bị bạo hành

Biểu tình phản đối United Airlines bạo hành bác sĩ David Dao tại sân bay O'Hare International Airport, Chicago, Illinois, Hoa Kỳ, ngày 11/04/2017.

Hãng hàng không lớn thứ ba của Mỹ, United Airlines rốt cuộc hôm qua 11/04/2017 đã phải xin lỗi sau vụ một hành khách gốc Việt bị trục xuất thô bạo khỏi chiếc phi cơ sắp cất cánh tại Chicago, gần 48 giờ sau khi sự kiện này gây phẫn nộ trên toàn thế giới. Nhà Trắng đã phải lên tiếng, và cổ phiếu của hãng bị sụt giảm sau nhiều lời kêu gọi tẩy chay.
Tổng giám đốc United Airlines, Oscar Munoz trong một thông cáo đã gọi sự cố trên là « thực sự khủng khiếp ». Ông viết : « Tôi chân thành xin lỗi người hành khách đã bị thô bạo đưa ra khỏi máy bay, không ai có thể bị đối xử như thế. Chúng tôi xin nhận trách nhiệm và sẽ cố gắng thu xếp », và nói thêm « làm điều tốt chưa bao giờ là muộn màng ».

Rex Tillerson đi thăm Nga: Hồ sơ Syria hứa hẹn gây sóng gió

Ngoại trưởng Nga Sergueï Lavrov tiếp đồng nhiệm Hoa Kỳ, Rex Tillerson ngày 12/04/2017.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson hôm nay 12/04/2017 gặp gỡ đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov tại Matxcơva. Cuộc đối thoại chắc chắn sẽ đầy sóng gió, sau những trao đổi gay gắt mới đây giữa hai cường quốc, về cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria.
Đến thủ đô nước Nga chiều qua, ông Rex Tillerson gặp ông Serguei Lavrov sáng nay, nhưng không được dự trù gặp tổng thống Nga Vladimir Putin. Chuyến công du đầu tiên của vị quan chức cao cấp trong tân chính quyền Mỹ nhằm đặt cơ sở cho việc « bình thường hóa » quan hệ hai nước, được ông Donald Trump hứa hẹn trong chiến dịch tranh cử.

Thái Lan sắp bỏ lệnh cấm các đảng phái hội họp


Thủ tướng Thái Lan hôm nay 12/04/2017 tuyên bố sẽ dỡ bỏ lệnh cấm các đảng chính trị hội họp trước cuộc bầu cử năm tới, tuy nhiên không cho biết thời điểm bầu cử hoặc khi nào bãi bỏ lệnh cấm tụ tập.
Nói chuyện với báo chí, ông Prayut Chan-O-Cha cho biết : « Tiến trình bầu cử sẽ bắt đầu vào năm tới, và các đảng chính trị có thể tiến hành hội họp ». Ông nhấn mạnh trước hết quốc dân phải lo tổ chức hỏa táng quốc vương Bhumibol Aduyadej, dự kiến vào cuối tháng 10.