Nhằm đấu tranh với ảnh hưởng của Trung Quốc trong
khu vực, Nhật Bản hôm nay 15/05/2015 đã công nhận đảo san hô Niue ở phía
nam Thái Bình Dương là một Nhà nước độc lập.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida trong một cuộc họp báo đã tuyên bố : « Chúng tôi quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với mong muốn tăng cường quan hệ với Niue ở mức độ quốc tế ».
Niue là một đảo san hô có diện tích 260 km2, dân số chính thức là 1.611
người, nằm cách New Zealand 2.400 cây số về phía đông bắc. Giữa Niue và
New Zealand có ký kết một hiệp ước tự do liên kết.
Tổng thống Barack Obama sẽ phải tham khảo ý kiến
Quốc hội Hoa Kỳ trong trường hợp ký kết hiệp định về hồ sơ hạt nhân
Iran: các dân biểu hôm qua 14/05/2015 đã thông qua cơ chế giám sát về
vấn đề này.
Hạ viện Mỹ trong đó
phe Cộng hòa chiếm đa số, đã thông qua với tỉ lệ phiếu áp đảo là 400/25,
một đạo luật cho phép các dân biểu chấp thuận hay phong tỏa việc áp
dụng một hiệp định chung cuộc giữa nhóm các nước 5+1 (Hoa Kỳ, Anh, Pháp,
Nga, Trung Quốc + Đức) và Iran. Tuần trước Thượng viện đã gần như nhất
trí thông qua dự luật trên.
Đăng ngày 15-05-2015
Sửa đổi ngày 15-05-2015 17:00
Một số máy bay chiến đấu của Anh hôm 14/05/2015 đã
được điều đến ngăn chặn hai máy bay ném bom tầm xa của Nga ở phía bắc
Scotland. Đây là sự kiện mới nhất trong một loạt các hành động khiêu
khích của Không quân Nga.
Trong
lúc NATO và Nga đang căng thẳng do cuộc xung đột Ukraina, Matxcơva đã
gia tăng đáng kể số phi vụ xâm nhập không phận của khối NATO. Số lượng
các vụ ngăn chặn tại các nước vùng Baltic đã tăng gấp ba trong năm
ngoái, và các quốc gia thành viên NATO trong đó có Anh quốc đã phải tăng
cường nỗ lực tuần tra trong khu vực.
Tướng Gregorio Catapang, Tổng tư lệnh quân đội
Philippines, đăm chiêu khi duyệt qua các cần cẩu han rỉ và đường băng cũ
kỹ của hòn đảo Thị Tứ nhỏ bé (Thitu Island), nay là tuyến đầu của cuộc
chiến tranh bồi đắp đang diễn ra dữ dội tại Biển Đông.
Cách đó chưa đầy 50 km, các cần
cẩu khổng lồ do Trung Quốc đưa đến sáng loáng lên dưới ánh mặt trời,
biểu tượng cho cơn sốt xây dựng của người khổng lồ châu Á tại quần đảo
Trường Sa. Những hòn đảo mới lần lượt xuất hiện, cứ như phép lạ.
Nhật Bản hôm qua 13/05/2015 khai mạc hội chợ quốc
tế về vũ khí lần đầu tiên tổ chức tại nước này. Hội chợ đặt trọng tâm
vào an ninh hàng hải, trong bối cảnh Biển Đông và Biển Hoa Đông tiếp tục
căng thẳng do tranh chấp chủ quyền.
Hội chợ do công ty tư nhân Anh
Mast tổ chức, sẽ diễn ra trong vòng ba ngày tại Yokohama, thành phố cảng
lớn nằm gần Tokyo. Hoạt động này nhận được sự ủng hộ của Bộ Quốc phòng
và Bộ Thương mại Nhật Bản, vào thời điểm Thủ tướng bảo thủ Shinzo Abe
tìm cách tăng cường vai trò và năng lực của quân đội Nhật.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm qua 12/05/2015
đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng nhiệm Sergei Lavrov
dành khá nhiều thì giờ để tiếp kiến tại Sotchi : Bốn tiếng đồng hồ hội
đàm với từng người. Đó là những cuộc thảo luận « thẳng thắn », theo như tuyên bố của đôi bên Nga-Mỹ mà quan hệ vẫn đang căng thẳng suốt 18 tháng qua do cuộc xung đột Ukraina.
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pomponne tường trình :
Hiện tượng công an Trung Quốc tra tấn những người
bị bắt vẫn đang rất phổ biến. Human Rights Watch hôm nay 13/05/2015 tố
cáo như trên, khẳng định « đã nghe thấy nhiều câu chuyện khủng khiếp », khác hẳn với tuyên bố tôn trọng Nhà nước pháp quyền của Bắc Kinh.
« Mặc dù đã có những cải cách
trong vài năm qua, công an Trung Quốc luôn luôn tra tấn những nghi can
để bức cung, và tòa án thì kết án những bị cáo phải nhận tội do bị nhục
hình ». Đó là tóm tắt bản báo cáo dài 147 trang của bà Sophie
Richardson, giám đốc nghiên cứu của tổ chức Human Rights Watch, công bố
tại Hồng Kông.
Hãng tin AP hôm nay 13/05/2015 dẫn lời Ngoại
trưởng Philippines cho biết Manila đang mong được Hoa Kỳ trợ giúp nhiều
hơn để ngăn chận hiện tượng Trung Quốc cho bồi đắp đảo một cách quy mô,
có thể giúp Bắc Kinh kiểm soát được Biển Đông trên thực tế.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên
cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, Ngoại trưởng Albert Del Rosario nói
rằng Trung Quốc đang mưu toan áp đặt cái gọi là « đường chín đoạn » do Bắc Kinh tự vẽ ra bao trùm lên hầu như toàn bộ Biển Đông, cho rằng đường lưỡi bò này là bất hợp pháp.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker hôm
nay 13/05/2015 trình bày kế hoạch hành động trong vấn đề nhập cư và tị
nạn. Kế hoạch này ngay lập tức bị Anh quốc bác bỏ, từ chối lời kêu gọi
tỏ tình liên đới qua việc chia sẻ trách nhiệm trong vấn đề người nhập
cư.
Bộ trưởng Nội vụ Anh Theresa May khẳng định trước báo chí : «
Những người nhập cư toan vào Liên hiệp Châu Âu bằng cách vượt Địa Trung
Hải cần phải bị gởi trả về. Tôi không đồng ý với bà Federaca Mogherini
(người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu) khi bà ấy nhấn mạnh là bất kỳ
người nhập cư hay tị nạn nào bị phát hiện trên biển không thể bị trả về
nước nếu họ không muốn. Quan niệm như thế chỉ khuyến khích người ta
phiêu lưu với tính mạng mình ».
Đài truyền hình Mỹ CNN ngày 12/05/2015 dẫn lời một
quan chức Bắc Triều Tiên đào thoát sang Hàn Quốc cho biết Kim Jong Un
đã hạ lệnh đầu độc người cô ruột Kim Kyong Hui vào năm ngoái.
Theo quan chức đã đào tẩu, dưới
cái tên giả là Park, lãnh tụ Bắc Triều Tiên đã ra lệnh sát hại người cô
ruột vào ngày 5 hoặc 05/05/2014i. Chỉ có đơn vị cận vệ 974 là biết điều
này, và nay các quan chức cao cấp cũng biết rằng bà Kim Kyong Hui đã bị
đầu độc.
Báo chí nhà nước Trung Quốc ngày 12/05/2015 ca
ngợi mối quan hệ ngày càng thắm thiết giữa Bắc Kinh và Matxcơva, khi lần
đầu tiên hai cường quốc cùng tham gia cuộc tập trận hải quân tại Địa
Trung Hải.
Theo Global Times, cuộc tập trận
này huy động 9 chiến hạm của Nga và Trung Quốc, dự kiến kéo dài 11 ngày.
Từ cảng Novorossiisk tại Hắc Hải, các tàu chiến hôm nay phải ra đến Địa
Trung Hải, nơi mà cả hai quốc gia chưa bao giờ tập trận chung.
Mười chín Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro
ngày 11/05/2015 đã kết thúc cuộc họp bằng một thông cáo ngắn, nêu ra các
tiến bộ đạt được trong việc thương lượng với Hy Lạp. Tuy nhiên các tiến
triển này vẫn chưa đủ cho một thỏa thuận để giải ngân đợt cuối trong số
7,2 tỉ euro hỗ trợ của châu Âu mà Athens đang chờ đợi.
Trong khi đó hôm nay Athens phải
hoàn trả 750 triệu euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Bộ trưởng Tài chính Hy
Lạp Yanis Varoufakis báo động như trên, khẳng định Hy Lạp sẽ cạn tiền
mặt trong hai tuần nữa. Tuy vậy lời cảnh báo này không gây tác động mạnh
cho Eurogroupe. Cần phải nói rằng ông Varoufakis gần như bị đặt ra
ngoài lề cuộc thương lượng, từ khi Thủ tướng Alexis Tsipras nắm lại hồ
sơ này, và từ đó trở đi mọi việc dường như trở nên thuận lợi hơn.
Tư lệnh Hải quân Ấn Độ RK Dhowan (thứ 4 từ trái sang) trước hàng không mẫu hạm INS Viraat tại Bombay, 20/04/2015.
Đăng ngày 11-05-2015
Hôm 02/05/2015, Hải quân Pháp và Ấn Độ đã kết thúc
năm ngày tập trận trên Ấn Độ Dương, trong bối cảnh Trung Quốc và Ấn Độ
đều đang tăng cường sức mạnh Hải quân. Đây là cơ hội để hạm đội Ấn học
hỏi kỹ năng của Hải quân Pháp. Đặc phái viên báo Le Figaro đã theo chân
chiến hạm chống tàu ngầm Jean-De-Vienne và hàng không mẫu hạm Charles-De-Gaulle của Pháp trong cuộc tập trận này.
Bài phóng sự mô tả lại một đêm săn tìm tàu ngầm trên chiếc Jean-De-Vienne. Đêm hôm ấy, chiến hạm này hộ tống Deepak, một tàu tiếp liệu của Hải quân Ấn. Jean-De-Vienne mở đường, chạy trước khu trục hạm Mumbai ; hai chiến hạm Gomati và Tarkash của Ấn Độ lướt sóng hai bên hông.
Tập Cận Bình bên cạnh Vladimir Putin trong lễ duyệt binh mừng chiến thắng tại Quảng trường Đỏ, 09/05/2015.
Đăng ngày 09-05-2015
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình, từ hôm qua 08/05/2015 đã phô bày tình hữu nghị thắm
thiết giữa hai quốc gia cùng chịu tổn thất nhân mạng lớn lao trong Đệ
nhị Thế chiến, vào thời điểm Matxcơva tưng bừng kỷ niệm 70 chiến thắng
phát-xít Đức. Hai bên cũng ký kết khoảng 40 văn bản hợp tác trong nhiều
lãnh vực. Liệu Trung Quốc có thể trở thành người bạn lớn của Nga để làm
đối trọng trước phương Tây?
Sau cuộc hội đàm với Tập Cận Bình, Tổng thống Nga tuyên bố : «
Trong cuộc chiến tranh này, hai đất nước chúng ta đã chịu thiệt hại
nhân mạng vô cùng lớn. Đó là lý do khiến chúng ta chống lại mọi khuynh
hướng bóp méo lịch sử, biện minh cho chủ nghĩa phát-xít và quân phiệt ».
Chủ tịch Trung Quốc nói thêm : « Nhân dân chúng tôi luôn ghi nhớ lịch sử và chống lại việc bẻ cong lịch sử ». Tập Cận Bình ca ngợi « tình hữu nghị mặn nồng » giữa hai quốc gia « sinh ra trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai » - Nga chiến đấu chống lại Đức còn Trung Quốc đối mặt với quân phiệt Nhật.
Liên
Xô, tiền thân của nước Nga ngày nay, đã mất đi 25 triệu người trong Đệ
nhị Thế chiến. Còn Trung Quốc, theo như các nhà nghiên cứu nước này, có
20 triệu người đã thiệt mạng trong thời kỳ đó.
Một đơn vị pháo tự hành của Nga diễn tập tại Quảng trường Đỏ trước lễ mừng chiến thắng, ngày 07/05/2015.
Đăng ngày 08-05-2015
Ngày 8 tháng Năm, nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng
của đồng minh trước phát-xít Đức, báo chí Pháp tập trung cho đề tài này,
với những góc nhìn đa dạng.
Trên trang ý kiến của Le Figaro, nhà nghiên cứu Pierre Rigoulot, Viện trưởng Viện Lịch sử Xã hội không quên nhắc đến « Nỗi đắng cay về ngày 8 tháng Năm năm 1945 đối với người Ba Lan, Tiệp, Hung, Rumani và các nước vùng Bantich ».
Đó là vì người dân Trung Âu và Đông Âu được giải phóng khỏi chế độ quốc
xã, nhưng lại bị rơi vào một cái ách khác của chế độ Stalin.
Nhà
sử học nhắc nhở, Stalin từng là người bạn tốt nhất của Hitler từ tháng
8/1939. Ông ta đã cung ứng nguyên vật liệu cho nước Đức quốc xã, rồi
chia sẻ nước Ba Lan với Hitler, đồng lõa với nhà độc tài Đức trong việc
xâm chiếm các nước vùng Bantich. Quá tin tưởng nơi tình bạn với Hitler,
nên Stalin hoàn toàn sững sờ kinh ngạc khi nghe tin quân Đức tấn công
ngày 22/06/1941.
Như vậy, kể từ năm 1941, « Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại » thật
ra chỉ là cuộc chiến chống lại một đồng minh đã phản bội. Chính là sự
trở mặt của Hitler đã khiến Stalin tham gia phe đồng minh chiến đấu
chống lại Đức quốc xã, chứ không phải do có cùng niềm tin chính trị.
Việc « chống chủ nghĩa phát-xít » của những người cộng sản Nga không
phải là « chống chủ nghĩa độc tài toàn trị ».
Lực lượng tuần duyên Philippines thực tập chống hải tặc tại một vịnh ở Manila, với sự trợ giúp của Nhật, ngày 06/05/2015.
Phát Thứ năm, ngày 07 tháng năm năm 2015
Biển Đông dậy sóng…và Biển Hoa Đông cũng không yên
tĩnh. Trước một Trung Quốc hung hăng, nước Nhật dưới sự lãnh đạo của Thủ
tướng « diều hâu » Shinzo Abe không khoanh tay ngồi yên. Không chỉ sửa
đổi Hiến pháp chủ hòa, hiện đại hóa quân đội - đặc biệt là Hải quân để
sẵn sàng cho những trận hải chiến - ông Abe đã đi thăm hầu hết các nước
láng giềng châu Á và gần đây là chuyến viếng thăm đồng minh lớn Hoa Kỳ.
Tokyo đã sẵn lòng chia sẻ gánh nặng « xoay trục » sang châu Á của
Washington ?
Trò chơi rượt đuổi trên Biển Hoa Đông
Cuối
năm ngoái, phóng viên Le Figaro đã có dịp đi theo chiến hạm Kabira hiện
đại của lực lượng tuần duyên Nhật, trên vùng biển Senkaku/Điếu Ngư.
Chiến hạm dài 96 mét, trọng tải 1.500 tấn, có bãi đáp trực thăng và
trang bị đại bác tự động. Kabira là chiến hạm thứ tư thuộc loại này,
được huy động đến Ishigaki, hải cảng tiền phương để bảo vệ Senkaku cách
đó 170 km, trước đoàn tàu chiến hùng hậu của Trung Quốc.
Takuya Fukumoto, phát ngôn viên lực lượng tuần duyên cho biết : « Nhiệm vụ của chúng tôi là thường xuyên triển khai nhiều tàu hơn phía Trung Quốc. Nếu số lượng ít hơn, chúng tôi sẽ bị bắt nạt ».
Bắc Kinh có khả năng gởi đi năm tàu chiến liên tiếp, nên Tokyo đành cho
sáu chiến hạm đi tuần tiễu trong vùng này và đến năm 2016 cảng Ishigaki
nhỏ bé sẽ nhận thêm mười chiếc tàu mới tinh nữa.
Nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng Năm, Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức
cho blogger Tạ Phong Tần, hiện đang thụ án 10 năm tù tại Thanh Hóa.
Thông
cáo báo chí của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đề ngày 05/05/2015 cho biết
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang phát động chiến dịch Tự do cho Báo chí, đặc
biệt chú ý những nhà báo đang bị giam cầm sai trái.
Trong danh
sách, bên cạnh blogger Tạ Phong Tần ở Việt Nam, bị lãnh án 10 năm tù vì
tố cáo tham nhũng, còn có nhà báo Cao Du (Gao Yu) của Trung Quốc bị 7
năm tù vì tiết lộ bí mật nhà nước cho báo chí ngoại quốc; Mazen Darwish,
bị tù vì cố gắng phơi bày các tội ác của chế độ Assad; và Reeyot Alemu,
bị bắt giam ở Ethiopia vì viết báo chỉ trích chính quyền.
Kể từ hôm qua 05/05/2015 Hoa Kỳ đã cho phép mở lại
tuyến đường biển đến Cuba. Loan báo trên đây một lần nữa khẳng định
quan hệ đang nồng ấm trở lại giữa Washington và La Habana. Một số công
ty vận tải biển tại Florida, miền đông nam nước Mỹ đối diện với Cuba, đã
đưa ra yêu cầu này từ 5 năm trước.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio cho biết thêm chi tiết :
Bốn người Đức bị cho là thành viên một « tổ chức khủng bố cực hữu »
đã bị câu lưu sáng nay 06/05/2015. Họ bị nghi ngờ chuẩn bị các vụ khủng
bố chống Hồi giáo và các cơ sở xã hội dành cho người tị nạn.
Trong những tháng gần đây,
nhiều khu nhà tạm trú của người xin tị nạn đã bị tấn công, nhưng không
có thiệt hại về người. Tòa nhà sẽ trở thành một cơ sở xã hội tương lai
tại Limburgerhof (miền tây) tối thứ Ba 5/5 đã bị phóng hỏa, một cơ sở
khác vào đầu tháng Tư tại Tröglitz (miền đông).
Việc cải cách thể thức bầu cử ở Ý thực sự là
chuyện dài nhiều tập, đã được nói đến từ mười năm qua. Sau một tuần lễ
tranh cãi dữ dội, Quốc hội Ý đã thông qua một đạo luật để chấm dứt tình
trạng bất ổn chính trị liên tục tại đất nước, bằng cách sửa đổi các quy
định về bầu cử. Thủ tướng Matteo Renzi đặc biệt quan tâm đến cải cách
này, ông đòi hỏi một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm.
Thông tín viên RFI tại Roma, Anne Treca tường trình :