Affichage des articles dont le libellé est Tiếng Việt. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tiếng Việt. Afficher tous les articles

mercredi 28 février 2024

Phan Hân - Vì sao là "Ga tàu thủy Bạch Đằng"?

 

Tôi biết nhiều bạn không thích đọc sách, nên 1984 hay George Orwell đối với các bạn chả có gì hấp dẫn!

Nhưng khi xúm nhau chửi vụ "Ga tàu thủy Bạch Đằng", tôi nghĩ các bạn cũng nên thử suy xét sâu xa hơn một chút, tại sao họ muốn làm điều đó? Như cách họ thay biển báo giao thông khắp miền Nam từ "bùng binh", "vòng xoay" thành "vòng xuyến"; "giao lộ", "ngã tư - ngã năm..." thành "nút giao" kiểu ngoài Bắc.

Mặc nhiên chọn tiếng Bắc thành "quốc ngữ", mỗi ngày đều tìm cách triệt phá sự đa dạng của phương ngữ vùng khác, nhất là ngôn ngữ cũ của Miền Nam trên mọi phương diện đọc, viết, đặc biệt là sách giáo khoa.

Bùi Chí Vinh - Lại thêm một sự thay tên đổi họ ngu xuẩn

 

T nh tôi đã chp hình Bến Bch Đng

Ba má tôi không bao gi gi đó là "Ga Tàu Thy"

Dân Sài Gòn không xut thân t kh

T rng v chí chóe đi thay tên

Huỳnh Duy Lộc - Bến tàu hay ga tàu thủy?

 

Trong hơn nửa thế kỷ qua, bến tàu trên sông Bạch Đằng gần cảng Saigon được người dân Saigon gọi là “bến tàu” hoặc “bến Bạch Đằng” sau ngày 30.4.1975.

Vào thời Pháp thuộc, bến sông từ công trường Mê Linh đến cảng Ba Son lúc đầu mang tên Primauguet, đến năm 1920 đổi thành Quai d’Argonne (trong tiếng Pháp, quai có nghĩa là “bến tàu”).

Mới đây, bến tàu này được đặt một cái tên mới là “ga tàu thủy Bạch Đằng”, dấy lên những lời châm biếm của cư dân mạng. Ga là từ tiếng Việt phiên âm từ tiếng Pháp “gare” có nghĩa là một trạm dừng trên đường sắt. Ga có liên quan gì tới tàu thủy?

Đặng Chương Ngạn - Ga nước quê hương!

- Ông tổng biên tập! Sao trong cuốn tiểu thuyết của tôi các ông biên tập kỳ thế: Tất cả các từ Ga nội địa Tân Sơn Nhất, Ga quốc tế Tân Sơn Nhất, các ông sửa thành Bến nội địa, Bến quốc tế? Ông có hiểu nghĩa từ "BẾN" không?

- Hiểu chứ! Theo từ điển tiếng Việt: chỗ bờ sông, thường có bậc lên xuống, để tắm giặt, lấy nước; nơi quy định cho tàu thuyền, xe cộ dừng lại để hành khách lên xuống, xếp dỡ hàng hóa...Vậy, anh có hiểu nghĩa từ "GA" không?

- Tất nhiên, cũng theo từ điển: Công trình kiến trúc làm nơi cho tàu hỏa, tàu điện hay máy bay đỗ để hành khách lên xuống hoặc để xếp dỡ hàng hóa...

mardi 27 février 2024

Thái Vũ - Có nên áp đặt ngôn từ miền Bắc cho miền Nam ?

"Cái nào của Miền Nam thì phải ra Miền Nam, cái nào của Miền Bắc thì phải ra Miền Bắc nó mới là tôn trọng văn hóa vùng miền".

Thôi thì, vì dân Bắc vào Nam ồ ạt sau 1975 đến nay, dân miền Nam bỗng có người thay vì kêu "trái dừa" thì lại gọi "quả dừa", "tô bún" thành "bát bún"... Âu cũng là xáo trộn cho phong phú ngôn ngữ.

Nhưng mà những cái mang tính nề nếp, đặc trưng thì đừng có pha lẫn. Nó làm mất cái đặc trưng đi.

Hoàng Nguyên Vũ - Khi Trấn Thành nói chữ

 

Trấn Thành trở thành đạo diễn nghìn tỉ: kệ Trấn Thành. Tôi không xem phim Trấn Thành nên cũng không có gì để khen hay để chê.

Trấn Thành có hàng triệu fan, kệ Trấn Thành và các fan của cậu ta. Gió tầng nào mây tầng đó, của ba đấng người ba loài, nó là điều bình thường của xã hội. Mà bình thường thì kệ họ đi.

Nhưng hôm nay Trấn Thành nói chữ, đành hóng hớt tí.

Nguyễn Thông - Các nhà ngôn ngữ học ơi ời, bận ngủ hở (2)

- Cảng: Cũng theo từ điển Hoàng Phê, là nơi công trình cho tàu thuyền, ghe, ca nô ra vào neo đậu xếp dỡ hàng hóa hoặc hành khách lên xuống.

Cảng là từ chỉ chỗ dùng của các loại phương tiện giao thông thủy. Nơi có nước mới là cảng, chẳng hạn bờ sông, bờ biển. Ven sông thì cảng sông, ven biển thì cảng biển. Ví dụ cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Đình Vũ, cảng Vũng Tàu.

Nhạc sĩ Hồ Bắc có bài hát “Bến cảng quê hương tôi”, “khi xuân sang trên bến cảng, đàn hải âu tung cánh bay rợp trời”. Không có cảng nào nằm trên đất không sông không biển bao giờ. Gọi những chỗ trung chuyển hàng từ cảng biển cảng sông về là “cảng trung chuyển” là hết sức bậy.

Nguyễn Thông - Các nhà ngôn ngữ học ơi ời, bận ngủ hở (1)

Đành rằng ngôn ngữ (trong đó có tiếng Việt) luôn vận động, phát triển, đổi thay, mỗi thời mỗi khác (như ông hàng xóm nhà tôi bẩu, chế độ còn thay đổi được, huống chi ngôn ngữ). Nhưng không phải cứ đổi lung tung xòe, loạn cào cào như xứ ta thời nay rồi biện bạch là phát triển.

Ngày xưa, cụ thể là thời phong kiến, rồi kế tiếp là thời thuộc Pháp, ngôn ngữ được dùng rất chuẩn mực. Mọi cách tân, thay đổi đều phải hết sức hợp lý, có cơ sở thì mới được chấp nhận. Ngôn ngữ đã đạt được sự trong sáng, chính xác, chuẩn, cả cộng đồng thừa nhận.

Thời ấy, những người trong bộ máy cầm quyền hầu hết đều học hành bài bản, trình độ cao, nắm chắc ngôn ngữ. Họ viết một chữ, dùng một từ, đặt một câu, diễn đạt một ý… đều rất cân nhắc.

lundi 26 février 2024

Nguyễn Gia Việt - Nhìn “Ga tàu thủy Bạch Đằng” ở giữa sông nước Sài Gòn mà buồn lòng quá xá!

 

Lịch sử, văn hóa Sài Gòn đã có sự khó hiểu, sai lệch từ những năm sau này, khi mà chữ nghĩa Miền Nam đã bị thay đổi.

Lịch sử Bến Bạch Đằng đơn giản. Đây vốn là đất Kompong Luông vùng Sài Gòn. Pháp qua đặt tên đường từ cột cờ Thủ Ngữ tới công trường Mê Linh là Quai le Myre de Vilers, đoạn còn lại tới Ba Son là Quai d’Argonne.

Sau 1955 tổng thống Ngô Đình Diệm nhập hai đoạn đường lại đặt thành Bến Bạch Đằng. Kêu là bến vì đây là đại lộ ven sông, dưới là bến sông nhiều ghe tàu. Sau 1975 Bến Bạch Đằng bị xóa tên, đặt thành đường Tôn Đức Thắng. Tuy nhiên người Sài Gòn vẫn kêu là Bến Bạch Đằng. Và nay xuất hiện "ga tàu thủy" tại bến Bạch Đằng.

lundi 19 février 2024

Lưu Trọng Văn - Tiếng nước tôi

 

Các khách sạn lớn ở Phnom Penh không ai biết tiếng Việt. Gã đi xe hơi từ Phnom Penh đến Siêm Riệp dừng lại các trạm nghỉ, nhân viên trẻ cũng “no no Việt Nam”.

Đến Ang Ko Wat vào trung tâm dịch vụ, mặc dù ông chủ là người gốc Việt, các nhân viên đều lắc đầu “no no Việt Nam.”

Phải chấp nhận sự thật này thôi. Cuộc chiến qua 45 năm rồi, thế hệ lớn lên sau 1979 hầu như không còn quan tâm tới ai đã cứu cha mẹ, ông bà họ khỏi nạn diệt chủng nữa. Với họ, lúc này ai làm chủ nền kinh tế, thương mại, ai nhiều tiền là đối tượng họ tôn kính và hết mình phục vụ.

mercredi 14 février 2024

Mai Bá Kiếm - Tính chính danh cho một thẻ định danh !

Từ 01/07/2024, Bộ Công an sẽ cấp mẫu căn cước mới khiến dư luận xôn xao.

Nhà báo Nguyễn Thông viết: với tên của nó là căn cước, đặt vậy là hết sức bậy. Đó chỉ là tính từ, không thể thành tên được. Nó phải có chữ thẻ", tên đầy đủ của nó phải là "Thẻ căn cước", như tên tiếng Anh là "Identity card", phải có chữ "card".

Nhà báo Cù Mai Công viết bài "Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt", trong đó có "mạn phép liệt kê": Từ thời Pháp thuộc trước năm 1945 đến 01/07/2024 có 10 lần thay đổi tên. Từ Thẻ căn cước, Thẻ Công dân, Giấy Chứng minh, Giấy chứng nhận Căn cước, đến Giấy Chứng minh Nhân dân, Chứng minh Nhân dân 9 số, Chứng minh Nhân dân 12 số, Thẻ Căn cước Công dân mã vạch, Thẻ Căn cước gắn chip, căn cước; kèm theo Sơ đồ "kiếp luân hồi của một chiếc Thẻ".

mardi 13 février 2024

Nguyễn Gia Việt - Mùng 4 nói chữ quốc gia cường thạnh

 

Người Nam Kỳ xưa viết chữ Hán Việt này kêu là “thạnh”, là thạnh chứ không phải thịnh như bây giờ nha!

Chữ thạnh có nghĩa là nhiều, tốt đẹp, đầy đủ, chỉ thấy thêm không thấy bớt đều gọi là thạnh. Chữ thạnh là đọc trại ra từ chữ thịnh. Ta có thịnh thời, thịnh tình, thịnh trị, thịnh vượng, toàn thịnh, hưng thịnh. Tú Xương (Trần Tế Xương) có tự là Tử Thịnh. Thịnh và Xương đều có nghĩa là phồn vinh, phát đạt

Chữ Thịnh không phải là chữ kiêng, kỵ húy của nhà Nguyễn. Vậy tại sao dân Nam Kỳ biến âm chữ thịnh thành chữ thạnh?

mardi 6 février 2024

Mai Bá Kiếm - "Bạn trai tin đồn": Danh từ ghép nghe chói tai

 

Đọc bài "Bạn trai tin đồn của Ngọc Trinh: Em cũng ăn năn và xin lỗi tại tòa... cảm ơn mọi người đã mở lòng", tôi thấy chủ ngữ của tựa bài ẩn danh.

Đọc hết "sapô" mới biết chủ ngữ là "bạn trai tin đồn của Ngọc Trinh". Đọc đoạn thứ ba, mới hay "bạn trai tin đồn" của Ngọc Trinh là bác sĩ Cao Hữu Thịnh!

"Bạn trai tin đồn" là danh từ ghép giữa hai danh từ: "bạn trai" (boyfriend) và "tin đồn" (rumour), vừa tối nghĩa vừa chói tai. "Bạn trai tin đồn" là kiểu dịch tiếng bồi, bắt chước cách ghép hai danh từ như: nam cảnh sát (policeman), người đưa thư (postman), tài xế taxi (taxi-driver), nước trái cây (fruit juice)...

mardi 23 janvier 2024

Mai Bá Kiếm - Cảm tác về vụ « trâu lạc »

 

Trâu ơi ta bảo trâu này

Ra ga quốc tế Nội Bài với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây, trâu đấy ai mà hoãn bay (delay)

Nguyễn Thông - Trâu và người (2)

Lại nói chuyện con trâu ở sân bay Nội Bài. Lúc 11 giờ 30, trưa 22.01, nhằm ngày 12 tháng chạp Quý Mão, tức trước Tết hơn hai tuần, nghĩa là thời điểm sân bay rất đông người, đồng chí trâu đã nghênh ngang đủng đỉnh theo đường ô tô vốn lắp đầy camera theo dõi, lên tới tận tầng 2 nhà ga.

Ai đã từng tới sân bay Nội Bài đều biết lối lên ấy không hề ngắn, rất nhộn nhịp, chỉ ô tô được mò lên. Sự kiểm soát an ninh cực kỳ chặt chẽ. Xe vừa dừng đã có người tới nhắc nhở. Nhưng đồng chí trâu leo tới tận nơi thì những nhà chức việc, nhất là lực lương canh gác, bảo vệ mới biết có kẻ xâm phạm.

Sau khi dư luận báo chí và mạng xã hội ồn ào, chủ yếu là ngạc nhiên và chê cười, đại diện sân bay quốc tế Nội Bài đã thừa nhận có “event trâu”. Nhưng vớt vát rằng sau khi phát hiện thì một nam nhân viên an ninh hàng không đã nhanh chóng đuổi con trâu ra khỏi khu vực này, “vụ việc không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, di chuyển của các phương tiện tiếp cận cảng hàng không quốc tế Nội Bài".

jeudi 4 janvier 2024

Huỳnh Ngọc Chênh - Nói thêm về việc chuyển hệ thống danh pháp hóa học sang tiếng Anh

 

Đây là bước thụt lùi nguy hiểm, sổ toẹt hết công trình xây dựng bộ danh pháp hóa học và danh từ hóa học tiếng Việt của các bậc tiền nhân trong 80 năm qua, kể từ khi cụ Hoàng Xuân Hãn xuất bản cuốn Danh Từ Khoa Học lần đầu vào năm 1942.

Tiếp nối, hoàn thiện và mở rộng công trình của cụ Hãn, miền Nam vào năm 1970 đã lập hẳn Ủy Ban Quốc Gia Soạn Thảo Danh Từ Khoa Học, tập hợp gần 20 nhà khoa học đầu ngành do giáo sư Lê Văn Thới đứng đầu.

Tự điển danh từ hóa học chưa ra đời trọn vẹn, nhưng bộ danh pháp hóa học theo Việt Nam dựa trên tiêu chuẩn IUPAC đã được hình thành và đưa vào sử dụng trên mọi lãnh vực.

lundi 25 décembre 2023

Huỳnh Ngọc Chênh - Xin các ngài đừng làm rối rắm thêm cách gọi danh từ hóa học

 

Lo người Việt không có từ khoa học để diễn đạt và giảng dạy, từ năm 1942, học giả Hoàng Xuân Hãn đã cất công soạn ra cuốn danh từ khoa học. Từ đó người Việt đã không dùng nguyên xi tiếng Pháp để diễn đạt các nội dung khoa học nữa.

Đặc biệt trong lãnh vực hóa học, tên các nguyên tố, các chất hóa học rất khó Việt hóa, nhưng Ông Hoàng Xuân Hãn vẫn dày công nghiên cứu và Việt hóa khá trọn vẹn. Như oxygen, nitrogen, sodium, potasium, acide, oxyde, acide sunfurique, acide sunfureuse, hydroxyde de fer II ...  Việt hóa ra thành ô xy, ni tơ, natri, kali, axit, oxyt, axit sunfuric, axit sunfurơ, hydroxit sắt nhị ...

Hầu hết danh từ hóa học ông Việt hóa từ tiếng Pháp và cả từ tiếng Latinh. Ví dụ tiếng Pháp gọi là potasium, sodium thì ông Việt hóa thành Kali, Natri từ gốc tiếng La tinh là kalium, natrium.

lundi 18 décembre 2023

Nguyễn Chương - Ngớ ngẩn mà đòi lòe bịp !

 

Ai muốn học thứ tiếng, thứ chữ gì, thuộc quyền cá nhân, đây không bàn.

Nhưng có những kẻ biện minh cho thói tôn sùng "chữ Hán", "tiếng Hoa" như ri: Hiện tại người Hàn, Nhật vẫn sử dụng chữ Hán song song với hệ thống chữ viết của họ sáng tạo ra / ở Malaysia, quốc ngữ hiện tại của họ là tiếng Hoa, Anh, Hindu...

Ai biểu nói ra (đại loại như trên), nên thiên hạ biết tỏng là "dốt mà đòi nói chữ"! 

Cần phải phân định "văn tự chính thức" dùng ở cấp quốc gia, với tiếng nói / chữ viết của các tộc người sống ở quốc gia đó.

Nguyễn Thông - Góp ý với các nhà báo : Hoạn lộ hay quan lộ ?

 

Sau khi thằng đầu đảng ở Bến Tre là Lê Đức Thọ (nghe cái tên rất kinh, rất sáu búa) bị bắt, có những tờ báo mậu dịch nhìn ra ngay nội dung thời sự nóng sốt, câu được bạn đọc, kiếm viu (view) dễ, liền khai thác mở rộng, kể chuyện đời tư, chuyện y làm quan.

Tờ Tiền Phong đăng bài “Đường quan lộ của ông Lê Đức Thọ”, còn tờ Người Lao Động thì “Quan lộ của ông Lê Đức Thọ”… Tiền Phong sau đó thấy chối tỉ quá, giật tít lại, bỏ chữ “đường”, giống như Người Lao Động, cứ nghĩ thế là ổn.

Lỗi dùng sai này trên báo mậu dịch dốt đã khá phổ biến và cũng từ lâu rồi chứ không phải bây giờ. Vừa nhầm lẫn, vừa cẩu thả, vừa dốt khi họ không phân biệt được “hoạn lộ” và “quan lộ”, phải dùng thế nào, trong trường hợp nào mới đúng.

mercredi 13 décembre 2023

Nguyễn Gia Việt - Tri ơn những người làm ra và truyền bá chữ Quốc Ngữ

 

Mỗi lần có giao lưu giữa Tàu và Việt, phải nói là rất vui khi thấy băng rôn ghi rõ chữ Việt ra Việt, chữ Tàu là chữ Tàu.

Văn hóa Việt sáng chói, riêng biệt.

Các bạn tưởng tượng là nếu chúng ta không có chữ Quốc Ngữ thì ngự trị trên đó là chữ Tàu luôn rồi, chữ Nôm cũng là sản phẩm của chữ Hán thôi.