Affichage des articles dont le libellé est Tử hình. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tử hình. Afficher tous les articles

mercredi 9 août 2023

Huy Đức - Biết thua để nhường chỗ cho công lý

 

Trong lịch sử tư pháp của Việt Nam mà tôi quan sát, hiếm khi có một vụ trọng án mà cơ quan điều tra chịu bó tay. Không ít vụ án được phá trong một thời gian kỷ lục. Nhưng, cũng hiếm khi tôi thấy những vụ án oan nghiêm trọng nhất được chủ động phát hiện bởi các cơ quan tố tụng.

Năm 1983, cho dù mang “trái tim trong trắng” [kịch Lưu Quang Vũ], ông Nguyễn Sỹ Lý vẫn bị giam cầm 2.000 ngày. Và, ông Lý chỉ được minh oan khi một người bạn tù được tha trước, âm thầm giúp ông tìm ra thủ phạm. Ông Huỳnh Văn Nén cũng chỉ nhìn thấy ánh sáng sau 17 năm nhờ hung thủ, bị giữ tình cờ trong một vụ vi phạm luật giao thông, tự thú. Ông Nguyễn Thanh Chấn ở tù 10 năm cho đến khi hung thủ tự đến đồn công an.

Chuyện không phải của thời mông muội. Chỉ mới cách đây 10 năm, 7 thanh niên ở Sóc Trăng cũng chỉ được minh oan sau 4 tháng tạm giam nhờ hai nữ hung thủ cướp của giết người ra đầu thú.

mardi 8 août 2023

Lê Học Lãnh Vân - Ân xá, việc làm ích lợi trăm năm

Những người quan tâm tới xã hội đều biết Việt Nam có những án tử hình được chứng minh là oan sai. Hiện nay, hai trường hợp thu hút lòng thương cảm và sự bất bình trong công chúng là trường hợp Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải.

Trường hợp tử tù Nguyễn Văn Chưởng thì Phó viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho rằng “chưa đủ căn cứ vững chắc để kết luận Chưởng là người chủ mưu, cầm đầu vụ giết người”, và vụ án được Viện trưởng kháng nghị. Nhiều chi tiết cho thấy lời khai làm chứng ngoại phạm của Nguyễn Văn Chưởng bị thay đổi, người làm chứng bị nhục hình phải thay đổi lời khai!

Trường hợp tử tù Hồ Duy Hải thì vật chứng, tang chứng chủ chốt để kết tội lại là vật dụng mua mới tại chợ sau khi vụ án xảy ra! Cùng với đó là các chứng cứ pháp y như vân tay, vết máu tại hiện trường không phải của Hồ Duy Hải thì không được xem xét! Với các quốc gia có nền tư pháp công minh, người bị kết tội từ tang chứng như vậy phải được tha bổng, và người dùng tang vật đó bị khép tội ngụy tạo tang vật.

Nguyễn Thông - Một quá khứ không dễ bị chôn vùi (2)

 

Gõ những dòng này sau khi đã mất mấy đêm để dừng ở chữ cuối cùng trong lời kể của nhân chứng Mai Văn Niệm, nhân vật cuối của cuốn sách “phi hư cấu”, tôi bàng hoàng. Tôi sẽ không lược lại nội dung sách, nhất là các anh Thái Kế Toại, Trương Huy San… vừa làm rồi.

Trong sách, 25 người tự kể về đời mình, là 25 mảnh ghép lịch sử về cải cách ruộng đất. Nhiều khi tự hỏi, sao một người thầy giỏi giang, đạo đức, tài năng như thầy Ngụy Cao Hiền mà người ta đang tâm vu cho quốc dân đảng và lôi ra xử bắn. Hiền tài như thầy Hiền (người đã dạy đám học trò nghèo thành người tài giỏi của đất nước, trong đó có nhà sử học lừng danh Hà Văn Tấn), liệu nước này có được mấy người?

Xin chép lại đôi dòng trong cuốn sách, lời kể của chứng nhân-nạn nhân Trần Văn Kinh:

Lưu Trọng Văn - Lương tâm không cho phép im lặng

 

1.

Nhìn bức hình Chưởng nhiều ngày đêm trong tù ngục dùng que tăm đan các mảnh ni-lông thành ba con nai. Con màu đen ở ngực có một chữ O, con màu hồng ở ngực có chữ A, con màu trắng ở ngực có chữ N.

Ghép ba chữ lại là OAN.

Con nai, gã bật khóc khi vang lên câu thơ của cha gã “Con nai vàng ngơ ngác…”

2.

Nhìn tấm hình cha, mẹ của Chưởng đeo bảng viết tay kêu oan cho con trai của mình - hai khuôn mặt nhà nông chất phác, phờ phạc, ánh mắt sao buồn đến vậy, sao uất ức đến vậy?

lundi 7 août 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Ân xá là giải pháp nhân văn hợp lý cho Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải

1. ÉP CUNG

ÉP CUNG là nguyên nhân lớn dẫn đến án oan. Chừng nào còn có ép cung thì chừng đó án oan còn nhiều. Không phải cơ quan điều tra Việt Nam “phá án rất nhanh, thuộc hàng giỏi nhất thế giới”, như một vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã lầm tưởng, mà ép cung ở Việt Nam mới thuộc nhóm nhiều hàng đầu thế giới.

Ép cung thì phá án nhanh. Nhưng kết quả là án oan. Các vụ án oan chấn động Việt Nam  (Nguyễn ThanhChấn, Huỳnh Văn Nén, Trần Văn Chiến)  đều là hậu quả của ép cung.

Vụ án Nguyễn Văn Chưởng là một vụ án bị ép cung. Nhiều nhân chứng và bị can trong vụ án Nguyễn Văn Chưởng đều tuyên bố trước tòa là bị ép cung. Chẳng hạn như nhân chứng Tuất: “Nhân chứng Tuất trước tòa vẫn trình bày đúng những gì Tuất đã trình bày với các phóng viên Tiền phong: Tối 14/07/2007, Chưởng đi cùng một người bạn đến nhà Tuất. Tuất nhớ chính xác ngày tháng, vì hôm đó nhà Tuất thu hoạch dưa hấu, lại trùng vào ngày mùng Một âm lịch. Hội đồng xét xử hỏi: “Vì sao tại cơ quan điều tra anh đã rút lại lời khai này?”, Tuất đáp: “Do tôi bị đấm, bị còng tay vào ghế, bị giữ suốt cả ngày và dọa bắt, nên tôi sợ”.

Tạ Duy Anh - Tiếc cho Kafka

 

(Nhân vụ án Nguyễn Văn Chưởng)

Trong số các tác phẩm lừng danh của Kafka, tôi bị ám ảnh nhất là tiểu thuyết "Vụ án".

Hình như ông là một Gio An Tẩy giả trong văn chương, loan báo trước cả trăm năm về sự xuất hiện của những điều hãi hùng của một thế giới đánh mất cả lý trí và lương tâm.  Dưới đây là đoạn kết trong "Vụ án":

"…Còn có chuyện kháng án chăng? Còn có những lập luận bác bỏ mà người ta chưa nêu ra chăng? Nhất định thế. Cái lôgích dù không lay chuyển được thế nào đi nữa, nó cũng không cưỡng lại được một con người đương muốn sống. Viên quan tòa anh chưa gặp bao giờ ở đâu? Tòa án tối cao anh chưa đến bao giờ ở đâu? Anh giơ hai bàn tay và căng các ngón ra.

dimanche 6 août 2023

Nguyễn Xuân Nghĩa - Giao kèo của quỷ

 

Trên tấm vải Nguyễn Văn Chưởng bí mật gửi ra cho bố, mẹ từ xà lim tử tù, trại tạm giam Trần Phú của công an Hải Phòng, anh Chưởng viết nghệch ngoặc dòng chữ: BỊ ÉP CUNG Ở BẮC GIANG.

Bị nhục hình ép cung? Tôi tin chuyện này có thật!

Ngoài các trường hợp tổ công an điều tra, phá án bằng hình thức nhục hình để bức cung nghi can, chúng ta đã nghe từ chính nạn nhân Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn kể trong phiên tòa minh oan tuyên vô tội, gây phẫn nộ trong xã hội. Tôi cũng đã nghe kể về các hành vi bức cung loại này trước đó nhiều năm, từ một nạn nhân khác.

Trương Quỳnh Như - Một đêm rất dài của cha mẹ ‘tử tù’ Nguyễn Văn Chưởng

 

Suốt cả đêm, vợ chồng ông Nguyễn Trường Chinh gần như thức trắng. Vừa chợp mắt được đôi chút thì gà đã gáy. Ông thức dậy, ngồi đánh máy cho xong những lá thư đã viết tay đêm qua để mang đi Hà Nội kịp trong ngày.

“Sáng nay, Thứ Bảy, 5 Tháng Tám, tôi sẽ lo xong hết những cái đơn để gửi đi trực tiếp, tôi đón xe đi Hà Nội trong ngày hôm nay. Tôi lên văn phòng chủ tịch nước.” Từ Hải Dương, qua màn hình điện thoại, đôi mắt ông cương trực, giọng nói quả quyết không chút run sợ. Ông là người cha đã lặn lội 17 năm đi kêu oan cho con mình là tử tù Nguyễn Văn Chưởng.

Khoảng hai giờ chiều ngày Thứ Sáu, 4 Tháng Tám (giờ Việt Nam), năm 2023, ông Chinh nhận được cuộc điện thoại “mời” ông ra Ủy ban Nhân dân xã Bình Dân. Họ nói là có công an tỉnh cần gặp. Nhưng khi ra đến nơi thì họ thông báo lại là có Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng cần làm việc với ông.

Đặng Chương Ngạn - Tiếng kêu oan !

 

Con nai vàng ngơ ngác

Trong  rng thu

Con nai vàng văn chương y

Đã v đâu

Hay vn đp lá vàng khô trong cánh rng ch nghĩa mt mù

*

Nhng con nai ca người t

Được làm t si ni-lông hy vng

Cn mn tng ngày đan bng tăm

Con nai đen, con nai trng, con nai hng

Hoàng Hải Vân - Nên sớm bỏ hình phạt tử hình !


Dư luận đang xôn xao về một trường hợp sắp bị thi hành hình phạt tử hình.

Mặc dù tử tội, gia đình và các luật sư bào chữa liên tục kêu oan và đưa ra nhiều dẫn chứng vi phạm quy trình tố tụng, nhưng chúng tôi không có bằng chứng khẳng định trường hợp này có oan sai hay không. Chúng tôi chỉ nêu những lý do nên bỏ hình phạt tử hình đối với mọi trường hợp.

Việc bãi bỏ hoàn toàn án tử hình là câu chuyện đang tranh cãi nhưng đang là xu hướng chung được sự đồng thuận trên toàn thế giới.  Hiện tại, trong số 193 Quốc gia Thành viên Liên hợp quốc, có tới 162 quốc gia đã không có vụ hành quyết nào trong ít nhất 10 năm, trong đó có 112 quốc gia đã bãi bỏ án tử hình trong luật (tính đến năm 2019, theo Liên minh châu Âu). Như vậy là các nước còn duy trì án tử hình là rất ít trên phạm vi toàn thế giới. Trong số “rất ít” đó, có nước ta.

Nguyễn Hoàng Ánh - Nghĩ gì khi đọc công văn của tòa án Hải Phòng gửi bố mẹ Nguyễn Văn Chưởng ?

 

Các bạn thấy thế nào chứ đọc cái công văn tàn nhẫn, vô tình này mình lạnh cả người. Không biết những công văn kiểu này có mẫu không nhưng làm người sao có thể dẫm đạp lên nỗi đau của người khác như thế!

Dù tử tù có tội nhưng thân nhân của họ vô tội. Bất chấp ngoài đời thế nào thì bố mẹ con cái vẫn luôn yêu thương nhau, sự ra đi của một người mãi là nỗi đau không nguôi với những người còn lại. Và tình cảm gia đình là tình cảm cần trân trọng nhất, là nền tảng cho một xã hội nhân ái, chà đạp lên nó là hủy hoại sự bình an của xã hội.

Thế nhưng những người thảo và ký công văn này đã thông báo tin xấu này cho hai ông bố bà mẹ, những người đáng tuổi bố mẹ mình như thế nào?

Trần Quốc Quân - "Thà bỏ lọt tội phạm..."

 

Nhìn những hàng chữ bằng đồng đắp nổi trên tường trụ sở Tòa án Tối cao Ba Lan, lại nghĩ đến việc tử tù Nguyễn Văn Chưởng sắp bị thi hành án.

Với những chứng cứ buộc tội mà các cơ quan công tố đưa ra chưa đủ thuyết phục, nhưng Hội đồng thẩm phán Tòa án vẫn quyết định thi hành án tử hình Nguyễn Văn Chưởng trong mấy ngày nữa.

Bản thân Chưởng cùng gia đình kêu oan, đã làm đơn gửi đến các cơ quan công tố địa phương và trung ương suốt 17 năm nay.

Đỗ Hoàng Diệu - Bạn tôi ơi, đừng sợ !

 

Bạn học của tôi, nhiều người là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, vụ trưởng, cục trưởng này kia.

Đêm qua, tôi nhắn tin hỏi một bạn trong số họ về trường hợp tử tù Nguyễn Văn Chưởng, rằng tôi biết bạn rất giỏi nghiệp vụ, bạn nghĩ thế nào về bản án tử hình đang xôn xao? Người bạn đó trả lời tôi bằng một khuôn mặt mếu và một khuôn mặt có cái miệng bị bàn tay bịt kín.

Tôi thương người bạn học. Ăn cây nào rào cây ấy, bạn không dám mở miệng. Bạn nghĩ Nguyễn Văn Chưởng chết hay sống chẳng liên quan gì tới mình.

samedi 5 août 2023

Đặng Bá Kỹ - Không có điểm dừng trong tố tụng của một vụ án hình sự

Trước khi có Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (Bộ luật có hiệu lực hiện hành), theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, thì Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao về một Vụ án hình sự, chính là quyết định cuối cùng.

Cũng vì thế mà vào ngày 20/03/2015, Báo Tuổi trẻ đã có Bài viết “Vụ tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã "hết đường" kháng nghị”, với nội dung đại ý: “Theo Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, vụ án đã có quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, là quyết định cuối cùng nên giờ có thấy sai cũng không thể kháng nghị”.

Có thể cách trả lời của Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp vào thời điểm đó là không sai về mặt pháp lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, dù rằng ai cũng biết điều đó là vô lý: Không thể xử oan (Nếu có) cho một Người, chỉ vì trình tự tố tụng có điểm dừng không thể khắc phục.

Nguyễn Thông - Luật trời

Những ông bà hiểu luật từng bảo rằng tòa án không thể kết tội tay trùm công an "nhận rượu" Hoàng Văn Hưng, mà cần áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội.

Vậy sao không lên tiếng bênh vực tử tù Nguyễn Văn Chưởng sắp bị thi hành án tử hình đi. Chả có chứng cứ gì là anh này thủ ác, thậm chí hơn chục năm nay còn bị coi là án oan.

Tòa có thể bất chấp luật pháp, kết án Hưng chung thân. Hưng sẽ không chết, thậm chí còn được tha sớm.

Tạ Duy Anh - Vụ án Nguyễn Văn Chưởng chưa thể kết thúc

Đó là linh cảm và cũng là kiến nghị khẩn thiết của tôi, sau một đêm mất ngủ và đọc lại các tài liệu.

Qua báo chí; qua kiến nghị của các luật sư liên quan trực tiếp đến vụ án; qua các ý kiến, tranh luận của thành viên trong Ủy ban Tư pháp Quốc hội khi thực hiện quyền giám sát về tình hình oan sai; qua Kháng nghị của Viện kiểm sát tối cao và đặc biệt qua tâm trạng bất an của xã hội …Rõ ràng cho thấy một điều khiến không ai có thể yên tâm: Việc kết án tử hình Nguyễn Văn Chưởng là chưa thuyết phục.

Không thể coi thường cảm giác tập thể về công lý.

Dương Quốc Chính - Án tử hình không thể dựa vào suy đoán có tội

Vụ tử tù Nguyễn Văn Chưởng kêu oan hôm nay mình mới biết, trước không để ý.

Đọc tin từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy là vụ này ẩn chứa nhiều nguy cơ oan sai rất rõ ràng. Những vụ kiểu này thì BẮT BUỘC phải áp dụng suy đoán vô tội, khác hoàn toàn với án tham nhũng.

Đằng này bị cáo có bằng chứng (lời khai) xác nhận ngoại phạm (đang ở quê cách hiện trường 40 km). Các bị cáo và cả nhân chứng ngoại phạm đều tố cáo trước tòa là có bị bức cung nhục hình.

Một thiếu tá công an đem súng có đạn đi ngoài đường mà lại dễ dàng bị chém chết. Để chém được người cũng không phải đơn giản và quá bất ngờ, nhất là ở ngoài đường chém công khai.

vendredi 4 août 2023

Nguyễn Hoàng Ánh - Xin lỗi bác Trường Chinh

 

Còn nhớ khoảng năm 2011, sau khi Hồ Duy Hải được hoãn thi hành án, mạng xã hội nổi lên hình ảnh người bố bán nhà đi kêu oan cho con.

Báo chí, các luật sư, thậm chí đại biểu Quốc hội cũng đứng ra ủng hộ xét lại vụ án này. Phó viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Nguyễn Hải Phong nói: “Qua xem xét hồ sơ vụ án, chúng tôi thấy chưa đủ căn cứ vững chắc để kết luận Chưởng là người chủ mưu, cầm đầu vụ giết người”.

Thế nhưng trước sức mạnh của cả hệ thống chính quyền, một gia đình đã tan nát vì tai bay vạ gió. Người bố trông rất sáng sủa, chính trực, đang là thầy lang phải bán nhà bán cửa đưa vợ lên Hà Nội sống đời vô gia cư để kêu oan cho con. Người em trai cũng không kết hôn, một lòng đi theo phục vụ bố mẹ, giành giật từng ngày sống cho anh mình. Không ngờ cái tên Trường Chinh của người cựu chiến binh này lại là để cho cuộc “trường chinh” cuối đời nhằm kêu oan cho con!

Nguyễn Đức - Nguyễn Văn Chưởng, vụ án còn nhiều oan khuất

 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vừa nhắn tin trả lời tôi về thông tin tôi nhắn Chủ tịch nước chuyện tử tù Nguyễn Văn Chưởng sắp bị thi hành án.

“Tôi đã nhận được tin nhắn của Anh!” (Chủ tịch nước trả lời lúc 21 giờ 9 phút tối 04/08/2023). Thật cảm kích, dù bận trăm công ngàn việc, Chủ tịch nước vẫn dành chút thời gian xem tin nhắn về số phận ngàn cân treo sợi tóc của Nguyễn Văn Chưởng.

Đây là tin nhắn tôi gửi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lúc 17 giờ 15 ngày 04/08/2023. 

“Kính gửi Chủ tịch nước, tôi là Nhà báo Nguyễn Đức, Biên tập viên Báo Pháp Luật TP.HCM.

LS Lê Văn Hòa - Tóm tắt vụ án Nguyễn Văn Chưởng

I. DIỄN BIẾN VỤ ÁN

14/07/2007:  

Khoảng 21 giờ, trên đoạn đường vào Nhà máy thép Đình Vũ (An Hải, Hải Phòng) xảy ra một vụ án mạng. Nạn nhân là Nguyễn Văn Sinh, Thiếu tá cảnh sát hình sự Công an phường Đông Hải 2, quận Hải An, Hải Phòng. Do vết thương quá nặng, anh Sinh đã chết vào 8 giờ sáng 15/07/2007 tại bệnh viện.

03/08/2007: 

Rạng sáng, cơ quan cảnh sát điều tra (CQCSĐT) Công an thành phố Hải Phòng bắt giữ Nguyễn Văn Chưởng (sinh 1983, quê: Bình Dân, Kim Thành, Hải Dương), là công nhân Công ty TNHH Đại Phát (Hải Phòng), đã có vợ, không tiền án, tiền sự. Bị bắt cùng ngày với Chưởng là Đỗ Văn Hoàng và Vũ Toàn Trung.