samedi 21 novembre 2020

Trung Quốc muốn tham gia CPTPP



(AFP 20/11/2020) Tập Cận Bình hôm 20/11/2020 tuyên bố Trung Quốc sẽ xem xét khả năng tham gia một hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương trước đây được Hoa Kỳ xúc tiến nhưng đã bị tổng thống Donald Trump bỏ rơi. 

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là phiên bản hiện nay của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sáng kiến ban đầu được tổng thống Mỹ Barack Obama ủng hộ với mục đích chống lại sức mạnh Trung Quốc tại châu Á. Ông Donald Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận này vào tháng Giêng 2017, nhưng rốt cuộc 11 nước còn lại đã ký kết được CPTPP.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), ông Tập nói rằng các nước thành viên cần phải « tiếp tục xúc tiến việc hội nhập kinh tế khu vực và sớm thành lập một khu vực tự do mậu dịch châu Á-Thái Bình Dương ». Báo chí Hoa lục dẫn lời ông Tập Cận Bình : « Trung Quốc muốn tích cực tham gia CPTPP ».

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.11.2020


 

vendredi 20 novembre 2020

Phan Thúy Hà - Thầy giáo Ngụy Cao Hiền


 

Học trò của thầy nay cũng trên tám mươi tuổi cả rồi. Một trong những học trò của thầy, ở tuổi 84, đêm nay nhớ về người thầy dạy cấp hai của mình.

Thầy Ngụy Cao Hiền là chắt nội và là người thừa kế cụ Ngụy Khắc Đán, phó sứ đi Pháp thời Tự Đức.

Thầy biết tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Latinh - ở mức làm thơ được. Thầy nghiên cứu lịch sử cổ đại: Trung Hoa, Ấn Độ, Hy Lạp- La Mã.

Bùi Nguyễn Trường Kiên -Thầy tôi !

 

Hồi ấy, trước năm 1975, ban ngày tôi đi làm, ban đêm đi học. Tuy là lớp học ban đêm, nhưng chương trình học vẫn giống hệt những trường, lớp ban ngày. Cũng đầy đủ tất cả mọi môn học và thời gian học cũng một ngày 4 tiếng như thế. Hàng ngày chúng tôi học từ 6 giờ chiều đến 10 giờ đêm.

Ai đi học những lớp ban đêm ấy? Chắc anh chị em cũng không khó đoán – bọn tôi là những học trò thuộc gia đình nghèo, ban ngày phải bươn chải kiếm sống, tối đến trường cố kiếm lấy cái chữ làm vốn bước vào đời. Bạn bè tôi thuộc gia đình nghèo, còn tôi thì “đặc biệt” hơn, tôi là thằng bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, nên thuộc loại… cực kỳ nghèo - nghèo khó, nghèo khổ, nghèo đau nghèo đớn!

Tất nhiên, ngôi trường mà chúng tôi học là trường tư thục, học sinh phải đóng học phí.

Hoàng Hải Vân - Đại cử tri đoàn, tu chính án 12 và cơ hội của ông Trump


Hiến pháp Hoa Kỳ không có điều nào quy định công dân bầu trực tiếp tổng thống.

Khoản 1, Điều 2 Hiến pháp quy định việc lựa chọn Tổng thống và Phó Tổng thống như sau : “Theo thể thức do cơ quan lập pháp mà bang đó quy định, mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng tổng số Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ của bang đó tại Quốc hội liên bang. Nhưng không một Thượng nghị sĩ, Hạ nghị sĩ hoặc một quan chức nào đang đảm nhiệm chứ vụ có lợi tức được chọn làm đại cử tri. Quốc hội quyết định thời gian chọn lựa các đại cử tri và ngày các đại cử tri bỏ phiếu chọn Tổng thống phải thống nhất trên toàn lãnh thổ Hợp chủng quốc”.

Thì tại sao trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, ta vẫn nghe ứng cử viên này ứng cử viên kia được bao nhiêu phiếu phổ thông ?

GS Nguyễn Văn Tuấn - So sánh ông Trump với Hitler : Định luật Godwin


Bạn đã nghe đến Định luật Godwin (Godwin's Law) chưa? Trong thời gian gần đây, người ta hay so sánh giữa ông Trump với Hitler, và đó chỉ là một biểu hiện của Định luật Godwin.

Định luật này phát biểu rằng trong các diễn đàn internet khi một chủ đề được đem ra thảo luận, và theo thời gian, sẽ có người so sánh với Hitler hay Chủ nghĩa Quốc Xã (Nazism) [1].

Định luật này do Luật sư Mike Godwin phát hiện. Qua tham gia vào các diễn đàn internet, ông đi đến nhận xét rằng Hitler thuờng hay được đem ra so sánh khi thời gian thảo luận kéo dài. Thời gian càng dài, xác suất đề cập đến Hitler càng cao.

Trần Trung Đạo - Cháy ngầm


Mùa đông 1985, Eduard Shevardnadze, lúc đó là Bộ trưởng Ngoại Giao Liên Xô chia sẻ với Gorbachev, tân Chủ tịch Liên Xô, “mọi thứ đã bị ung thối và phải cần thay đổi”.

Gorbachev cũng đã nhận ra điều đó và họ đã hợp tác để thúc đẩy những thay đổi cấp bách qua các cải tổ kinh tế chính trị (Perestroika) và công khai hóa các hoạt động thông tin ngôn luận (Glasnost).

Perestroika có lý do vì vào thời điểm đó Liên Xô đang chịu đựng sự suy thoái kinh tế như giá dầu thô giảm xuống mức thấp kỷ lục, chi phí chiến tranh Afghanistan, chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém với Mỹ, nuôi một đạo quân hiện dịch trên bốn triệu người v.v. nhưng tại sao phải tiến hành đồng thời với Glasnost?

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.11.2020


 

jeudi 19 novembre 2020

Cố vấn an ninh của Trump đến Việt Nam trong nỗ lực cuối chống Bắc Kinh


Đăng ngày:

Theo South China Morning Post hôm nay 19/11/2020, ông O’Brien dự kiến gặp gỡ thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ngoại trưởng Phạm Bình Minh, bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, bộ trưởng Công an Tô Lâm, và nói chuyện với sinh viên Học viện Ngoại giao. Theo các nhà phân tích, chuyến thăm này nhằm củng cố di sản của chính quyền Trump trong việc chống lại tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh, và đặt Joe Biden trước việc đã rồi.

Bài viết của hai tác giả Bắc Phạm và Bennett Murray trích lời của chuyên gia Lê Đăng Doanh, cho rằng chuyến đi là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Hai kẻ thù xưa năm nay đã kỷ niệm 25 năm bình thường hóa ngoại giao, và cùng chia sẻ mối quan ngại trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại châu Á. Ông hy vọng chính quyền mới sẽ tiếp tục quan hệ đối tác toàn diện, vì lợi ích của cả đôi bên ở Biển Đông.

Biển Đông: ASEAN quan ngại, Canada phản đối quân sự hóa


Đăng ngày:

Thông cáo của ASEAN cho biết khi thảo luận về tình hình Biển Đông, một số nhà lãnh đạo đã nêu lên mối quan ngại về các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo và các sự cố nghiêm trọng tại vùng biển này. Hàm ý chỉ trích việc Trung Quốc tự tiện lập ra các đơn vị hành chính tại Biển Đông, ASEAN tái khẳng định cần phải đạt đến một giải pháp hòa bình để giải quyết bất đồng, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trước đó tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 diễn ra trong hai ngày 16 và 17/11 tại Hà Nội với hơn 400 học giả và đại biểu tham gia trực tuyến, bộ trưởng Quốc phòng Canada, ông Harjit Sajjan tuyên bố, Canada phản đối các hành động đơn phương làm leo thang căng thẳng trong khu vực. Canada chống lại việc sử dụng vũ lực, cải tạo đất với quy mô lớn, xây dựng cơ sở quân sự trên các đảo ; đồng thời kêu gọi tuân thủ những cam kết về phi quân sự hóa các thực thể tranh chấp, cũng như Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Tin vắn 19.11.2020

 


(Japan Times)
Gần 90% người Nhật không ưa Trung Quốc

Một cuộc khảo sát thường niên của các tổ chức Nhật Bản và Trung Quốc công bố cách đây hai ngày cho thấy tỉ lệ người Nhật có ấn tượng xấu về Trung Quốc lên đến 89,7%, tăng 5% so với năm trước. Về lý do, nhiều người được hỏi cho biết vì tàu Trung Quốc nhiều lần xâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư, và do các hành vi bất chấp luật pháp quốc tế của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Ngược lại, tỉ lệ người Trung Quốc có cái nhìn tiêu cực về Nhật Bản là 52,9%, tăng 0,2%. Cuộc thăm dò được thực hiện trong tháng Chín và tháng Mười với 1.000 người Nhật Bản và 1.571 người Trung Quốc.

Irak và Ả Rập Xê Út mở cửa biên giới sau 30 năm thù địch


Đăng ngày:

 

Từ Bagdad, thông tín viên Lucile Wassermann cho biết thêm chi tiết :

« Đó là một bước tiến mới trong việc sưởi ấm quan hệ giữa Irak và Ả Rập Xê Út. Cho đến nay, cửa khẩu Arar - giáp với Jordani về phía tây và Ả Rập Xê Út về phía nam - chỉ mở cho tín đồ Irak sang hành hương. Khi loan báo mở cửa cho thương mại, các nhà lãnh đạo muốn viết một chương mới trong quan hệ đôi bên.

Virus corona : Hoa Kỳ vượt ngưỡng 250.000 người thiệt mạng


Đăng ngày:

Thị trưởng Chicago, thành phố lớn thứ ba ở Mỹ, kêu gọi cư dân không ra đường, trừ phi có việc cần thiết, bang New York đóng cửa trường học và buộc các quán bar, nhà hàng phải đóng cửa sớm.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường trình :

Chương trình phát thanh RFI ngày 19.11.2020


 

mercredi 18 novembre 2020

Trịnh Hồng Thọ - Hay còn hơn phim


Chuyện bầu cử tổng thống Mỹ năm nay diễn tiến gay cấn, ly kỳ y như phim Hollywood. Chẳng những hay tổng thể mà còn đặc sắc đến từng chi tiết. Chẳng hạn như sự kiện xảy ra hôm thứ Ba 17/11/2020 tại hạt Wayne, tiểu bang Michigan.

Sáng sớm, Ủy ban bầu cử của hạt này tổ chức cuộc họp để xác thực số phiếu bầu cho từng ứng cử viên tổng thống tại đây.

Voi-Lừa qua cầu

Theo con số thông báo trước cuộc họp thì ứng cử viên Joe Biden đánh bại tổng thống đương nhiệm Donald Trump với số phiếu 587.074 / 264.149 tại Wayne, còn trong toàn tiểu bang, ông Biden nhiều hơn ông Trump 140.000 phiếu.

Iran nín thở chờ những loạt đạn cuối cùng của Donald Trump


Đăng ngày:

Tựa chính các báo Paris hôm nay 18/11/2020 tập trung vào thời sự nước Pháp. Libération chạy tít « Doanh nghiệp nhỏ và cuộc chiến Black Friday ». Le Figaro quan tâm đến việc hai bộ trưởng Nội Vụ và Tư Pháp giới thiệu dự luật nhằm « củng cố các nguyên tắc cộng hòa » chống Hồi giáo cực đoan. « Covid : Làm thế nào chống lại thuyết âm mưu » là tựa chính của Le Monde. Les Echos nói về « Kế hoạch mới của bộ Tài Chính cho những lãnh vực bị thiệt hại » vì đại dịch.

Riêng La Croix băn khoăn trước việc hai nước thành viên phủ quyết kế hoạch tái thúc đẩy và ngân sách châu Âu, chạy tựa « Ba Lan, Hungary : Liên hiệp Châu Âu bị kẹt vào bẫy ». Ở các trang trong, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và các nước khác trong thời gian sắp tới được đề cập nhiều nhất.

Teheran hồi hộp chờ loạt trừng phạt mới của ông Trump

Kate Nguyen - Hai ông chủ Facebook và Twitter điều trần tại Thượng viện Hoa Kỳ



Đây là phiên điều trần thứ hai của hai ông chủ công nghệ truyền thông mạng xã hội lớn nhất hiện nay, Zuckerberg (Facebook) và Dorsey (Twitter) tại Thượng viện Hoa Kỳ.

Thượng viện Hoa Kỳ đang xem xét để sửa đổi Mục 230 (là một phần của luật Internet ở Hoa Kỳ, Chuẩn mực Truyền thông, được đưa ra từ năm 1996), nằm trong Đạo luật truyền thông 1934. Mục 230 chỉ gồm 26 từ - ngắn gọn và trọng tâm, nhưng nó đã có một ảnh hưởng quá lớn.

Hiểu đơn giản, Mục 230 định nghĩa các mạng xã hội chỉ là nhà cung cấp dịch vụ (platform), không phải là nhà xuất bản, do đó họ được miễn trừ trách nhiệm về nội dung bên thứ ba đăng tải (người dùng). Mục này cho phép các platform có quyền kiểm duyệt (xóa/chặn) các nội dung không phù hợp với tiêu chuẩn của platform đặt ra. Điều này lại xung đột với Tu chính án Số 1 -Tự do ngôn luận.

Hà Phan - Tự do ngôn luận kiểu (những ông chủ) Mỹ


Hôm qua chủ nhà của chúng ta - Mark Zuckerberg cùng "đồng nghiệp" Dorsey (ông chủ Twitter) phải ra điều trần tại Thượng viện Hoa Kỳ.

Đây không phải là lần đầu họ trả lời trước Quốc hội, nhất là Facebook ngày càng lạm dụng để kiếm soát tiếng nói người dùng theo ý họ. Ai đã từng ngơ ngác khi bị xóa bài hay chặn tài khoản sẽ thấu hiểu chuyện này

Điều đó càng trầm trọng và nguy hiểm hơn trong cuộc bầu cử vừa qua, thứ mà chúng ta thấy rõ Mark muốn "bịt miệng" hoặc không muốn ông Trump cùng những người ủng hộ nói những điều cần nói, dù đúng hay sự thật !

Hoàng Hải Vân - Vì sao ở nước Mỹ “trên nói dưới không nghe” ?


Trước ngày bầu cử, tổng thống Trump liên tục kêu gọi không được cho bầu cử qua thư. Khi bầu cử xong ổng lại kêu gọi không kiểm những lá phiếu qua thư đến sau ngày bầu cử, nhưng nhiều bang hổng có nghe lời ổng.

Sau bầu cử, có bang chỉ chấp nhận những lá phiếu qua thư đến trước và trong ngày bầu cử, nhưng nhiều bang thì cho phép đếm những lá phiếu đến sau (sau bao nhiêu ngày cũng khác nhau tùy từng bang) miễn là có dấu bưu điện đóng vào phong bì xác nhận là không gửi sau ngày bầu cử.

Ấy là do các thể thức bầu cử do các bang quy định, chính quyền liên bang không có luật bầu cử thống nhất yêu cầu toàn quốc phải tuân thủ.