mardi 25 octobre 2022

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 242 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (23/10/2022)

1. Điểm tin chiến sự

Ba ngày qua liếc qua con số thương vong của Nga thấy sợ ra phết. Hôm qua 470, hôm qua 400, hôm kia 320… cứ “đều tăm tắp” như thế, không cần nhiều thì cũng đã là một “tiến trình” kinh người rồi. Đánh nhau như thế này thì quân Nga chịu sao thấu, chỉ có Putox giả mù giả điếc thôi chứ, binh lính bình thường thì không chịu nổi đâu.

Bản tin của Bộ Tổng tham mưu Ukraine hôm qua viết về vụ pháo kích của quân Ukraine vào vị trí quân Nga như sau:

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 243, 24-10-2022

1. Các tin tức chiến trường liên tục bất lợi cho Nga, khi quân Ukraina liên tiếp chiếm được 4 làng: Miasozharivka, Karmazynivka, Nevske (tỉnh Lugansk) và Novosadove (tỉnh Donetsk), qua đó áp sát cứ điểm Svatove:

Tạ Duy Anh - Khi ý thức hệ thắng cuộc

 

(Sau 10 năm đọc lại “Bên thắng cuộc”)

Một thập kỷ đã trôi qua,* “Bên thắng cuộc” của nhà báo Huy Đức (mà từ đây tôi sẽ gọi ông là “Người ghi chép lớn về thời đại”) vẫn cho tôi ấn tượng về một tác phẩm đồ sộ bậc nhất, phản ánh một giai đoạn phức tạp nhất của lịch sử Việt Nam hiện đại.

Sẽ mất công vô bổ khi tranh cãi cuốn sách là tác phẩm báo chí hay lịch sử, nếu chúng ta bỗng ngộ ra rằng, lịch sử thực chất chỉ là những sự kiện, những câu chuyện cứ nối nhau trôi qua một cách liên tục và không ngừng nghỉ. Chúng ta đang sống từng giây từng phút, và cũng từng giây từng phút chúng ta thuộc về lịch sử!

Bao quát hầu hết các sự kiện lớn, có tác động sâu rộng, thậm chí mang tính quyết định, mang tính định mệnh gắn với số phận của đất nước này trong trọn cả thế kỷ, “Bên thắng cuộc” rõ ràng nuôi tham vọng lớn vẽ lại chân dung thời cuộc, một thời cuộc mà những bộ phận cấu thành quan trọng của nó chủ yếu vẫn chìm trong bóng tối.

Lê Học Lãnh Vân - Giáo sư Nguyễn Văn Trung và tấm lưới lồng lộng

 

Với Vương, hai vị giáo sư Văn Khoa trước năm 1975, thầy Lý Chánh Trung và thầy Nguyễn Văn Trung, hai Thầy đều dấn thân. Thầy Lý Chánh Trung nghiêng về hoạt động chánh trị - xã hội hơn, còn Thầy Nguyễn Văn Trung nghiêng về học thuật hơn.

Trước năm 1975, dù theo ngành khoa học tự nhiên, do ý thích cá nhân, Vương thường dự thính một số tiết học Văn khoa nên trọng hai ông như thầy trực tiếp dạy mình.

Khi Vương trở thành cán bộ giảng dạy, trường đại học Khoa học TP Hồ Chí Minh mới được thành lập từ sự hợp nhất hai trường đại học Văn khoa Sài Gòn và đại học Khoa học Sài Gòn. Năm 1980 hay 1981 gì đó, trường đại học Tổng Hợp TP HCM, khối khoa học xã hội tổ chức một hội thảo. Các thầy của Vương bên Khoa học Tự nhiên dự khai mạc. Nghe các vị bàn tán như sau:

Khan Le - Xin được trao đổi đôi điều với TS Nguyễn Hữu Liêm

Trên Facebook của tiến sĩ có bài « Logic thương tích gặp trí tuệ nông dân », tôi có mấy điều liên quan xin được trao đổi với TS như sau.

1.Về sự hòa giải hòa hợp dân tộc

HÒA GIẢI là phương cách để các bên thương lượng phân chia quyền lợi đang bị tranh chấp một cách ổn thỏa. Một khi cuộc tranh chấp đã ngã ngũ, bởi quyền lợi đã được đồng thuận phân chia, hoặc là một trong các bên tranh chấp đã thắng tuyệt đối, thì sự hòa giải không còn giá trị sử dụng, trở thành vô dụng.

Chương trình phát thanh RFI ngày 24.10.2022


 

lundi 24 octobre 2022

Bông Lau - Đập mấy con muỗi

 

Trong mấy tuần qua Ukraine bị đàn muỗi HESA Shahed 136 do Iran chế tạo tấn công tơi bời vào các cơ sở hạ tầng dân sự như nhà máy điện biến thế, làm mất điện, mất khả năng sưởi ấm cho dân chúng khi mùa đông đang tới.

Đàn muỗi drone quái ác này tuy không giết nhiều người, nhưng gây khó khăn vô cùng cho cuộc sống của người dân Ukraine. Đây là sách lược khủng bố mới của Vladimir Putin với hy vọng làm đồng minh Châu Âu mỏi mệt, làm chính quyền Ukraine thối chí để ngồi vào bàn đàm phán nhượng bộ. Đây cũng là dấu hiệu Putin chưa dám xài đồ chơi hạch tâm trong lúc này, vì muỗi Shahed 136 lợi hại hơn.

Tuy nhiên muỗi Shahed 136 chỉ làm dân chúng Ukraine thêm điên tiết, và chưa thấy có dấu hiệu họ muốn chính phủ đầu hàng hay nhượng bộ. Ngược lại đàn muỗi Shahed 136 hoàn toàn không có ảnh hưởng gì tới cuộc phản công của quân đội Ukraine ở các tuyến đầu.

dimanche 23 octobre 2022

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 242, 23-10-2022

1. Tổng thống Ukraina Zelensky tuyên bố: "Nếu Nga muốn đàm phán hòa bình thì điều kiện kiên quyết là phải trả lại tất cả các lãnh thổ mà họ đang chiếm đóng của chúng tôi (bao gồm cả Crimea), quay trở về biên giới đã được công nhận bởi Liên Hiệp quốc năm 1991. Tất cả những cuộc đàm phán với tổng thống Nga Putin đều chẳng để làm gì, vì chính phủ Nga hoàn toàn không giữ lời”.

Ông cũng lên án chính phủ Iran đã bán hàng trăm drone tự sát cho Nga "chỉ với một mục đích là để khủng bố người dân Ukraina”, chủ yếu bằng cách tấn công vào các cơ sở sản xuất và cung cấp điện. 

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 239 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (20/10/2022)

 

1. Điểm tin chiến sự

• Tin chiến sự hôm qua không có gì nhiều ngoài tin quân Nga vẫn nỗ lực tấn công ở khu vực Bakhmut và Avdiivka.

Bình loạn : Tui cũng không hiểu tại sao ngoài việc quân Nga để cho quân Ukraine chiếm sân bay Donetsk hôm trước (cách thành phố có 20 ki-lô-mét) và cái khu dân cư Avdiivka này cũng chỉ cách trung tâm thành phố mười mấy cây, cách ngoại vi thành phố Donetsk có một tí tẹo… Vậy mà sao họ mãi không đẩy được quân Ukraine ở đây ra xa xa một tí nhở? Nhìn ngứa cả mắt – nếu tui là Surovikin, ý thế.

Vì hết tin chiến sự rồi, nên xin phép các bác ta vào một số chuyện khác.

Lưu Trọng Văn - Thấy gì qua hình ảnh Hồ Cẩm Đào...

 

Hình ảnh Hồ Cẩm Đào 79 tuổi, nguyên lãnh đạo tối cao của Trung Quốc bị xốc dậy đưa ra khỏi Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc gây chấn động dư luận thế giới.

Đáng sợ, không bởi một nguyên thủ quốc gia lừng lẫy một thời bị xốc đi, mà đáng sợ bởi sự lạnh lùng, không bất cứ một biểu hiện cảm xúc nào của các lãnh đạo đảng ngồi xung quanh. Không bất cứ ai thèm nhìn theo ông Hồ dù chỉ để gật đầu chào.

Vì sao?

Dương Quốc Chính - Tấm gương Trung Quốc

 

Việt Nam luôn là cái bóng của Trung Quốc, tất nhiên không học được hết những cái hay của họ đâu. Vì đâu phải cái gì cũng học được.

Ví dụ về cái hay của Trung Quốc mà Việt Nam không học được, đó là việc loại bỏ doanh nghiệp quân đội, Trung Quốc làm 20 năm rồi mà Việt Nam vẫn chịu. Quân đội  Việt Nam vẫn là một thế lực về kinh tế. Có lẽ là vì vai trò lịch sử của quân đội Việt Nam cao hơn nhyều so với quân đội Trung Quốc, là do Việt Nam có chyến tranh (vệ quốc) lâu hơn, công lao của quân đội lớn hơn, nên kiêu binh phải nhiều hơn.

Nhưng dù sao, Trung Quốc vẫn là một tấm gương sáng cho Việt Nam noi theo. Hơn nữa, TQ còn là thiên đường, là niềm tin và hy vọng của anh em cán bộ công chức, là nền tảng ný nuộn của anh em dư luận viên và bò đỏ.

Thọ Nguyễn - Nga là cơn bão, Trung Quốc là biến đổi khí hậu (2)

 

Hôm qua thứ Bảy 22.10.22, trong phiên đại hội đảng được tường thuật trực tiếp, cả thế giới chứng kiến cảnh Hồ Cẩm Đào, bậc thầy của Tập Cận Bình bị hai nhân viên bảo vệ đưa ra khỏi hội trường.

Ông Hồ tranh luận khá lâu với hai nhân viên này nhưng không kết quả, ông quay sang Tập Cận Bình ngồi ghế bên, nhưng chỉ nhận được cái nhìn lạnh lùng. Cuối cùng họ xốc nách đưa ông ra ngoài.

Ai cũng biết Hồ Cẩm Đào, người đã đưa Tập lên chức Tổng Bí Thư vào năm 2012, cũng là người đề cao nguyên tắc "Lãnh đạo tập thể“ và điều lệ "Hai nhiệm kỳ“. Rất có thể việc điệu ông thầy ra khỏi đại hội chính là hành động dằn mặt của Tập Cận Bình trước khi đại hội "nhất trí“ bầu ông ta vào chức Tổng bí thư nhiệm kỳ 3 và tiến tới suốt đời.

Nguyễn Ngọc Chu - Vài kết luận nhãn tiền rút ra từ Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc

 

Hôm nay Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc (BCHTƯ ĐCSTQ) khóa 20 sẽ có phiên hội nghị thứ nhất để bầu Tổng bí thư, 25 Ủy viên Bộ Chính trị và 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.

Chưa bầu cũng biết ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục là Tổng bí thư và Chủ tịch Trung Quốc nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp, bất chấp điều khoản giới hạn 2 nhiệm kỳ mà các Tổng bí thư tiền nhiệm Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào phải tuân thủ. Xa hơn nữa, Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc mở đường cho ông Tập trở thành lãnh tụ trọn đời, vượt qua cả Đặng Tiểu Bình, có quyền lực lớn nhất kể từ Mao.

Muốn hay không muốn, các nước láng giềng, và cả bàn cờ chính trị thế giới, phải đối mặt với ông Tập Cận Bình trong 5 năm nữa. Vì thế, từ cách hành xử và vị thế của ông Tập Cận Bình trong Đại hội 20 ĐCSTQ, nên rút ra các biện pháp đối phó.

PGS Hoàng Dũng - "Liêm sỉ"

 

Đạo văn thì đâu cũng có, chỉ khác nhau nhiều ít mà thôi.

Nhưng đạo văn đến 33 lần như GS TS Nguyễn Đức Tồn, được bêu tên trong gần 200 bài báo trong và ngoài nước, trên 30 tờ báo giấy và báo mạng, mà vẫn hạ cánh an toàn, vẫn giáo sư tiến sĩ, thì chỉ có xứ ta mới "nhân đạo" như thế.

Ở xứ người, những ai đã trót đạo văn, khi bị phát hiện, thường tủi hổ xin từ chức nếu có chức và tự nguyện rút lui khỏi môi trường học thuật. Đó là vết nhơ mà người tự trọng thấy day dứt, có khi suốt đời.

Hoàng Tuấn Công - Khi trùm đạo văn chủ tọa hội thảo

Chuyện ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn như thế nào đã có hàng chục tờ báo (cả hải nội và hải ngoại), với hàng trăm bài viết chỉ rõ.

Giới cầm bút Việt Nam hầu như không ai không biết chuyện này.

Thời ấy, ông Nguyễn Đức Tồn không bị tước chức danh giáo sư do tội đạo văn là nhờ được sự bao che, dung túng của các ông:

Jimmy Nguyen Nguyen - Anh em cột chèo

 

Tui lấy cái tựa bài "cột chèo"  là ví von mấy ông là anh em nhưng hỏng có chung ông nội, ông ngoại gì ráo. Chỉ là "lỡ" làm rể một nhà đông con gái thôi.

Mỗi người mỗi cảnh, khi gặp nhau thì cố gắng giữ vẻ lịch sự, vui vẻ, hòa đồng. Chớ mà quay lưng đi rồi thì thường cũng thương nhau kiểu meo meo với gâu gâu ...Tui thì có nhiều anh em "cột chèo" với lại Fathers in law và Mothers in law nên thấu hiểu nhiều lắm.

Gần đây có mấy hội ái hữu trường này trường nọ hay tổ chức họp mặt hàng năm. Mấy trường nữ có tên tuổi như Gia Long, Trưng Vương, Sương Nguyệt Anh, Đồng Khánh...Mấy chị họp nhau nhắc chuyện xưa. Không quên dắt theo mấy ông chồng (nếu có, nếu còn). Mấy ông này thường đứng lóng ngóng thấy mà tội nghiệp. Nên được gọi là ... anh em (rể) cho thân tình.

Ngô Nhân Dụng - Phiếu đang nghiêng về phía đảng Cộng Hòa

Có thể đoán trước đảng Cộng Hòa sẽ thắng lớn trong cuộc bỏ phiếu bầu Hạ viện năm nay, nhưng chưa đủ mạnh để chắc chắn chiếm được đa số ở Thượng viện, đúng như ông Mitch McConnell vẫn lo lắng.

Cuộc nghiên cứu thăm dò dư luận đầu tháng Mười của nhật báo New York Times và Siena College cho thấy trong cuộc bầu cử đầu tháng 11 sẽ có 49% cử tri Mỹ sẽ bỏ phiếu cho các ứng cử viên Cộng Hòa, 45% cho đảng Dân chủ. Một tháng trước đó, đảng Dân chủ dẫn trước một phần trăm.

Đảng Cộng Hòa sẽ chiếm đa số trong Hạ viện và có hy vọng thắng lợi ở cả Thượng viện, hiện đang ngang ngửa với tỉ số 50/50. Hai năm chót trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden ông không có hy vọng ký được một dự luật nào quan trọng; các chính sách ông theo đuổi trong hai năm qua có thể bị lật ngược lại.

Chương trình phát thanh RFI ngày 23.10.2022


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 22.10.2022


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.10.2022