samedi 21 août 2021

Lưu Nhi Dũ - Công cốc!

 

Cứ mỗi lần Sài Gòn lockdown, lại xảy ra tình trạng như thế này!

Thủ tướng lệnh "không thể chần chờ được nữa", phải giãn cách nghiêm ngặt. Thì đúng rồi, nhưng lãnh đạo TP HCM lại không có kế hoạch cụ thể để lockdown, lại tuyên bố như vầy.

Làm sao dân hiểu nổi, khi ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, khẳng định "thông tin phong tỏa, đóng cửa (lockdown) toàn thành phố lan truyền trên mạng là không chính xác".

Đỗ Hùng - Để dân an tâm ở nhà

 

Sáng nay, phía đầu đường chính từ chỗ khu nhà mình nối ra trục Huỳnh Tấn Phát đã bị công an bịt kín. Có lẽ mấy ảnh sợ cảnh chen chúc đi siêu thị mua hàng như các nơi khác. Bà con trong hẻm muốn thoát sang bên kia đường Huỳnh Tấn Phát để mua đồ không được.

Sau khi có thông báo gia tăng giãn cách từ ngày 23.8, nhiều người dân Sài Gòn bèn đổ xô đi mua đồ. Trên mạng có nhiều hình ảnh chụp cảnh bà con đông đúc, chen chúc, thậm chí có chỗ xô đẩy nhau rất nguy hiểm giữa thời đại dịch. Nhiều người chửi rằng dân Sài Gòn chưa biết sợ, coi thường dịch bệnh.

Chửi hiện tượng thì dễ, đi tìm nguyên nhân và giải quyết vấn đề khó hơn nhiều.

Tâm Chánh - Khi quân đội vào Sài Gòn

 

Mệnh lệnh “Ai ở đâu ở yên đó!” có lẽ đã bị lầm tưởng như một mục tiêu chống dịch.  Đó chỉ mới là điều kiện để các giải pháp phòng chống dịch có thể triển khai hoặc phát huy hiệu quả. Ngay cả khi thủ tướng huy động quân đội vào Sài Gòn.

Cúm Vũ Hán chưa có thuốc chữa. Chích ngừa và 5K chỉ mới là giải pháp phòng tránh. Nhưng giải pháp ấy chỉ có được hiệu quả khi cả xã hội đồng lòng thực hiện.

Chính vì vậy tạo ra môi trường để mỗi người, mỗi nhà, mỗi một cộng đồng cư trú cùng hành động kịp thời đồng loạt, nhất quán là điều kiện thành bại của mọi chiến lược chống dịch. Cho dù là thực thi chiến lược đối phó nào, chặn đà lây nhiễm, hay chung sống với mầm bệnh, thì bản lĩnh và tài nghệ của giới chức lãnh đạo công cuộc chống dịch chính là ở khả năng thiết kế và điều khiển nhịp điệu hợp tác ấy của cả xã hội.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 44

 

Ngày hôm qua những tin dồn dập về kế hoạch thắt chặt giãn cách, với sự tăng cường của lực lượng quân đội từ ngoài vào chi viện. Tin đã được lãnh đạo thành phố xác nhận và sẽ bắt đầu thực hiện ngày 23.8.

Người dân Sài Gòn không bất ngờ, không hoang mang, nhưng người dân sợ khi siết chặt các biện pháp không cho ra đường dù bất cứ lý do gì ngoại trừ cấp cứu, thì người ta lo chuyện thiếu thực phẩm cho bữa cơm hàng ngày, viên thuốc cho người bệnh. Dù được thông báo quân đội sẽ mang lương thực, thực phẩm đến từng hộ gia đình có nhu cầu, nhưng người ta vẫn không tin vì vốn đã mất lòng tin. Dân nghĩ phải tự cứu mình thôi.

Do vậy, từ hôm qua cho đến sáng nay, lượng người đến các siêu thị và các nhà thuốc quá đông, chen lấn nhau để mua hàng và kiếm thuốc. Các quầy hàng bị mua gom trống trơn, nhà thuốc khách sắp hàng dài lấn cả ra đường. Biện pháp 5K chẳng có ai tuân thủ, người sát người gây lo lắng sẽ nhiễm bệnh dễ dàng. Đôi khi vì bữa cơm họ quên mất con virus biến thể Delta chỉ cần 5 giây là có thể lây nhiễm.

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.08.2021

vendredi 20 août 2021

Nguyễn Phương Yến - Sài Gòn ơi !

 

Cuối ngày, thông tin từ bản tin của Bộ Y tế được nhiều người, dù không ai mong nhưng rất quan tâm, đó là số ca tử vong.

Tối qua nhận được điện thoại của một bạn trong nhóm, mong muốn chuyển sớm nhất 1,5 tấn bao đựng tử thi vào Sài Gòn.

Vâng, là bao đựng tử thi - như một mệnh lệnh, phải làm ngay, không thể chần chừ với mặt hàng đặc biệt này.

Thái Hạo – Một số hình ảnh đáng buồn ở khu cách ly Bình Dương

 

Hôm nay Bình Dương đã vượt Sài Gòn để trở thành địa phương có số người nhiễm cao nhất cả nước. Những hình ảnh trong bài là tại vùng dịch lớn nhất của tỉnh này (Hội Nghĩa, Tân Uyên).

Những người test dương tính sẽ được chở đi. Nơi cách ly là những trường học. Đa số phải ngủ ngoài sân trường.

Phòng học chứa không xuể, họ phải nằm ngoài sân, trên những chiếc chiếu, chõng hay bất cứ cái gì có được. Mưa ập xuống, lúc chưa có lán bạt phải lùa nhau chạy vào, đứng co cụm trong các nhà để xe hoặc hành lang.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 43

 

Thế là lại thêm một ngày, chất chồng thêm nhiều nỗi âu lo. Hôm qua có một tin lan truyền trên mạng cho là của cửa hàng Ân Nam thông báo từ thứ Hai tuần tới tức 23.8, thành phố sẽ lockdown 7 ngày, cho nên sẽ không giao hàng được sau ngày 23.8. Do đó cửa hàng sẽ tăng ca vào ngày Chủ nhật để giao hàng cho khách.

Đồng thời có thêm một tin nhắn Sài Gòn lockdown 7 ngày như Đà Nẵng và kêu gọi chuẩn bị lương thực, thực phẩm cho những ngày sắp tới. Lại vừa nhận được một tin nhắn khẩn cấp: Thông tin khẩn từ Văn phòng Chính phủ (vừa họp xong với Bộ Quốc phòng, dự kiến ngày mai sẽ ra thông báo) :

- Thành phố Hồ Chí Minh vào tình trạng khẩn.

- Siêu thị sẽ đóng cửa hết. Siêu thị chuỗi lớn sẽ ký hợp đồng với quân đội để cung ứng lương thực cho dân.

Ngô Nguyệt Hữu - Hy vọng!

 

Thêm lần quyết liệt này vẫn không giảm dịch bệnh, chắc có lẽ sẽ có luận công tội thôi.

Một thành phố sôi động nhất nước, mấy tháng xác xơ tiêu điều, buồn này nào nguôi.

Bây giờ làm nghiêm ngặt hơn thay vì đã nghiêm ngặt tương đối trước đó, ai cũng mệt cả. Mệt nhất vẫn là nhân viên y tế, y bác sĩ, mệt nhì là lực lượng mưa nắng đứng chốt… Nhưng mệt hơn cả, là 4,7 triệu dân cần trợ cấp và những người bệnh.

Rồi cả một cuộc hồi hương nháo nhào khiến quê nhà hốt hoảng bởi họ không hề được chào đón.

Lê Công Trứ - Vaccine Covid-19, cần bao nhiêu liều?

TỔNG QUÁT

1.    Vaccine Moderna:

Ngày Thứ Năm 05/08/2021. Tổng giám đốc của công ty Moderna, Tiến sĩ Stephan Hoge thông báo liều thứ 3 tăng cường (của thuốc Moderna) có thể sẽ cần thiết để giữ an toàn cho chúng ta trong mùa đông ở Bắc bán cầu (nguyên văn: We believe a dose three of a booster will likely be necessary to keep us as safe as possible through the winter season in the Northern Hemisphere”).

Theo dữ liệu chính thức do công ty Moderna công bố, sau khi tiêm chích vaccine Moderna liều thứ 2, hiệu quả bảo vệ đạt được 93% và kéo dài ít nhất trong 6 tháng.

2.    Vaccine Pfizer:

Nguyễn Kiều Hưng - Khẩn thiết góp ý với lãnh đạo TPHCM


(1) Không tổ chức xét nghiệm cộng đồng theo kiểu tập trung nữa: Cách làm này tạo ra nguy cơ lây nhiễm chéo, từ các dụng cụ của người lẫy mẫu và tập trung đông người.

(2) Yêu cầu bất cứ ai ra đường thuộc đối tượng được phép, phải có giấy xác nhận tiêm vaccin và âm tính.

(3) Phát động chương trình tự test nhanh tại nhà trong vòng 1 tuần, 3 ngày test một lần cho một người đại diện hộ gia đình. Số lượng test đã mua theo kế hoạch còn lại phát miễn phí cho dân, khuyến khích ai có điều kiện thì tự mua. Thành phố có thể phối hợp chỉ định một số doanh nghiệp tài trợ theo giá gốc (khoảng 100 nghìn/test).

Lưu Trọng Văn - Thực chất Tình trạng Khẩn cấp đang được chuẩn bị để thực hiện ở Sài Gòn từ 0 giờ 23.8

 

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chính thức vào trận.

Với thông tin từ cuộc họp khẩn của Thủ tướng Chính phủ đêm qua với lãnh đạo Sài Gòn và một số địa phương, một loạt quyết định mạnh mẽ hơn bao giờ hết đã được đưa ra.

Lần đầu tiên Thủ tướng yêu cầu 312 xã phường tại Sài Gòn phải thực sự là 312 pháo đài phòng chống dịch. Đây là ngôn từ quân sự, chỉ dùng khi Sài Gòn đang trong tình trạng không bình thường.

Võ Xuân Sơn - Không thể hiểu chuyện gì đang xảy ra

 

Hôm qua nay dư luận ồn ào về vụ xét nghiệm toàn TPHCM. Tôi cứ tưởng ai đó giỡn, đưa cái vụ hồi tháng Sáu vừa rồi. Hôm nay mới thấy cái văn bản. Mà vẫn còn nghi ngờ, cái văn bản ấy là fake. Vì không lẽ những người tư vấn, những người ra quyết định lại có thể quyết định như vậy sao?

Vụ xét nghiệm tràn lan mới cách đây hơn một tháng, góp phần làm cho dịch bùng phát mạnh hơn. Mà hình mẫu là nhà thi đấu Phú Thọ, tưởng đã làm cho những người chủ trương xét nghiệm toàn dân phải tỉnh ngộ, rằng việc làm đó là làm hại cho dân, cho nước, làm hại cho thành phố vô cùng.

Đã có rất nhiều nhà khoa học đưa ra ý kiến về việc này. Xét nghiệm toàn thành phố để làm gì?

Nguyễn Hồng Vũ - Xét nghiệm diện rộng TPHCM, nên cân nhắc lại! “lợi bất cập hại”

 

Giữa tình hình đại dịch đang diễn biến phức tạp ở Thành phố Hồ Chí Minh và chưa có dấu hiệu giảm, thì tôi nghe được tin là lãnh đạo thành phố đưa ra quyết định triển khai xét nghiệm trên địa bàn thành phố, dựa trên 2 loại xét nghiệm đó là: xét nghiệm nhanh bằng kháng nguyên và xét nghiệm RT-PCR.

Theo nội dung của văn bản thông báo thì mục đích của chiến dịch này nhằm phát hiện kịp thời bệnh nhân Covid-19 để điều trị hiệu quả, thu hẹp “vùng đỏ”, vùng cam”, “vùng vàng”; mở rộng “vùng xanh”.

Tuy nhiên đứng ở góc độ người làm khoa học, dựa trên các kết quả thực tế ở nhiều nước trên thế giới và kết quả của chính Việt Nam trong một chiến dịch tương tự hồi đầu tháng Bảy thì tôi thấy đây là một việc không nên làm vì “lợi bất cập hại”. Nhất là trong tình hình dịch ngày càng phức tạp, thiếu nhân viên y tế, thiếu vaccin tốt, thiếu tiền như hiện nay!

Nguyễn Ngọc Chu - Dập dịch phải theo khoa học, dựa vào chuyên môn, không vì ý chí chính trị


Dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) và các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai, phải được kiểm soát và đẩy lùi. Trong khi các tỉnh thành ở phía Bắc chưa rơi vào tình trạng nghiêm trọng thì Chính phủ phải tập trung mọi nguồn lực để dập dịch ở TP HCM và các tỉnh lân cận.

Nếu để dịch ở TP HCM rơi vào trạng thái không kiểm soát thì tác hại khôn lường. Khi chưa đẩy lùi được dịch ở phía Nam mà các tỉnh phía Bắc bị lây dịch nghiêm trọng thì đó là thảm họatoàn quốc. Nên phải dồn toàn lực để dập dịch ở TP HCM. Chính phủ phải coi TP HCM là mặt trận chính của dập dịch trên toàn quốc.

I. DỒN TÀI CHÍNH VÀ LƯƠNG THỰC HỖ TRỢ KHẨN CẤP  CHO TP HCM

Mai Bá Kiếm - Phân vùng « lãnh thổ kháng dịch » xanh, vàng, cam, đỏ ?


Từ 26/6 đến hết tháng 7, TPHCM cho lấy mẫu xét nghiệm trong khu dân cư (cao điểm 500.000 mẫu/ngày) nên số ca nhiễm mới tăng dần đến đỉnh là ngày 27/7 với 6.318 ca. Sau đó, việc lấy mẫu giảm dần để tăng cường tiêm chủng tại cộng đồng. Số ca dương tính giảm dần ngày 4/8 là 3.257, ngày 10/8: còn 2490 ca.

Ngày 15/8, TPHCM ban hành Kế hoạch triển khai công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 trên địa bàn, với mục tiêu đánh giá tình hình dịch bệnh trên địa bàn, mở rộng vùng xanh, thu hẹp vùng đỏ tiến tới kiểm soát dịch, gồm 3 giai đoạn:

- Từ 15/8 đến 22/8, thực hiện “giải phóng vùng sạch" và đánh giá nguy cơ tại các vùng có tỷ lệ lây nhiễm cao.

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.08.2021

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 42

 

Đêm qua Sài Gòn lại mưa, mưa kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ. Lại nghĩ đến những người đang nằm ở vỉa hè, những bệnh nhân đang nằm tạm bợ ở sân bệnh viện.

Người ở vỉa hè càng ngày càng nhiều, đó là những người vốn là kẻ vô gia cư trước đây, lấy hè phố làm nơi trú ngụ. Bây giờ, sau thời gian dài giãn cách, phong tỏa, số người thất nghiệp nhiều hơn, không việc làm, không có thu nhập để trả tiền trọ, họ đành trở thành kẻ không nhà. Cũng có nhiều người lỡ đường, không về quê được vì chỉ thị của chính phủ, vì không có phương tiện và điều kiện để về, họ trở thành kẻ lang thang, sống lây lất chờ ngày bớt dịch.

Đối với người Việt từ xưa nay, người sống vô gia cư, thác vô địa táng là nỗi đau nhất của một đời người. Nhưng thời đại dịch, họ đành chấp nhận đau thương, hàng ngày sống bằng chén cơm từ thiện.

jeudi 19 août 2021

Bỏ rơi Afghanistan : Sau Việt Nam, người Mỹ đã mệt mỏi với chiến tranh


Đăng ngày:

 

Câu chuyện người di tản

Trước hết là câu chuyện về những người Afghanistan cố gắng di tản bằng mọi giá, được Le Monde kể lại. Zarghounah Haidari, 24 tuổi, làm việc tại một trung tâm văn hóa, từng bị đe dọa vì chống Taliban. Ba giờ sáng ngày 17/08 cùng với hai người em, cô chạy ra phi trường Kabul – lối thoát duy nhất. Khi đến nơi thì vẫn còn yên tĩnh, cô ra đến được phi đạo, nhưng bất ngờ lực lượng an ninh bắn hơi cay và đạn thật. Đám đông nhốn nháo bỏ chạy, có những người gục ngã, người ta dẫm đạp lên nhau, hai người đàn ông vũ trang bị lính Mỹ bắn chết.

Afghanistan : Taliban tham vấn lập chính phủ "hòa hợp"


Đăng ngày:

Cụ thể, phe Hồi giáo cực đoan đã gặp cựu tổng thống Hamid Karzai và cựu phó tổng thống Abdullah Abdullah. Theo nguồn tin nói trên, các nhân vật giữ trọng trách trong chính quyền cũ sẽ được đề nghị nắm các vị trí trong chính quyền mà Taliban sẽ thành lập.

Về phần cựu tổng thống Ashraf Ghani, hôm qua ông đã lên tiếng từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, ủng hộ cuộc đối thoại giữa người tiền nhiệm Karzai với Taliban. Ông khẳng định đã ra đi để tránh « biển máu », không hề muốn lưu vong mà đang thương lượng để quay về, đồng thời bác bỏ tin đồn ông đã mang theo rất nhiều tiền mặt khi trốn khỏi Afghanistan. Từ Dubai, thông tín viên Vincent Souriau cho biết thêm :