dimanche 4 octobre 2020

Đặng Sơn Duân - Sự thật về số tiền thuế « còm cõi » của ông Donald Trump

 


7.435.857 đô la, con số này gần như không gợi lên thứ gì cho bạn đúng không?

Bạn sẽ nhớ nhiều hơn đến con số 750 đô la, là số tiền thuế còm cõi mà Donald Trump trả trong năm 2017, theo một bài báo bom tấn của tờ The New York Times cách đây vài ngày, chính xác là ngày 27.9.

Ok, tôi sẽ giải thích con số 7.435.857 đô la. Đây là số tiền thuế Trump phải trả trong năm 2017. Nó liên hệ như thế nào với con số 750 đô la?

Chương trình phát thanh RFI ngày 03.10.2020


 

samedi 3 octobre 2020

Nhiễm Covid, « cỗ máy chiến tranh » Donald Trump có dừng cuộc chơi ?


Đăng ngày:

Hồ sơ của Courrier International nói về « Những tù nhân của Covid ». Le Point dành trang bìa cho tài tử điện ảnh kỳ cựu Pháp Gérard Depardieu nhân việc ông cho ra mắt cuốn sách « Ailleurs », với dòng tựa « Nước Pháp đã bị phong tỏa mà không hay ». L’Express đề cập đến « văn hóa cancel », có thể hiểu là văn hóa tẩy chay, phủ nhận, xóa sổ… mà những người nổi tiếng thường là nạn nhân chạy tựa « Hãy câm miệng hoặc biến đi ». L’Obs đặt vấn đề « 5G : Mối đe dọa hay sự tiến bộ ? ». Ở các trang trong, bầu cử Mỹ và virus corona rất được quan tâm, bên cạnh các chủ đề công nghệ 5G, mối nguy thánh chiến.

Con virus từ Vũ Hán tấn công vào trung tâm quyền lực Mỹ

Trang web của tuần báo Le Point chơi chữ « Ông Trump dương tính với Covid-19 : Cỗ máy chiến tranh bị cảm cúm » (nhưng cũng có thể hiểu là bị ngưng chạy). Đây chính là « ngạc nhiên của tháng 10 », theo Courrier International, trong khi những tuần lễ qua nhiều nhà bình luận chỉ suy đoán xung quanh việc bỏ phiếu qua bưu điện. 

Vòng kim cô Bắc Kinh siết chặt nền giáo dục khai phóng của Hồng Kông


Đăng ngày:

Thầy Shum khoảng 30 tuổi, chuẩn bị ngày khai giảng vào cuối tháng Chín tại trường trung học ở khu phố thương mại bình dân Sham Shui Po (Thâm Thủy Phụ) một cách thấp thỏm. Không khí kiểm duyệt nặng nề đến nỗi thầy cô giáo không biết nên nói về đề tài nào, nên cho tranh luận những gì. Tất cả đều có thể trở thành « nhạy cảm » dưới mắt chính quyền, và người thầy dạy môn giáo dục công dân lo sợ bị phụ huynh hoặc đồng nghiệp tố cáo vì những lý do không đâu.

Việc ban hành Luật an ninh quốc gia hôm 30/06/2020 do Bắc Kinh soạn ra để đè bẹp tinh thần phản kháng tại cựu thuộc địa Anh - từ hơn một năm qua bị rung chuyển bởi phong trào dân chủ quy mô - đã có những tác động cụ thể lên các cơ sở giáo dục. 

Bông Lau - Không đánh kẻ ngã ngựa


Ba giờ sáng thức dậy bật truyền hình đón coi chương trình Shannon Bream của Fox News. Shannon Bream là luật sư chuyên về Hiến Pháp Hoa Kỳ nên phân tích các điều khoảng hiến pháp rất sâu và hay.

Nhưng không thấy Shannon Bream đâu cả, mà chỉ thấy các đồng nghiệp của cô có khuôn mặt ưu tư nói liên tục cả giờ về nguồn tin Tổng Thống Donald Trump và Phu Nhân đã bị dính Coronavirus. Bật qua BBC và các đài khác cũng nói toàn ông Trump bị nhiễm siêu vi khuẩn tử thần này.

Tò mò bật qua CNN thấy chương trình của Don Lemon. Hắn là một nhân vật luôn luôn chỉ trích và chế giễu Trump rất nham nhở. Nhưng lần này Don Lemon đang thảo luận với những nhân vật đã từng chửi bới Trump không ngừng nghỉ như Brian Stelter. Họ không bươi móc lên án ông Trump “nói láo” như thường lệ nữa mà bàn tán về chuyện ông Trump và Đệ Nhứt Phu Nhân bị dính Covid-19. Họ nghiêm trang một cách bất ngờ.

vendredi 2 octobre 2020

Hoàng Nguyên Vũ - Trùm báo chí Trung Quốc hả hê khi ông Trump nhiễm Covid: Tiểu nhân đắc chí

Hôm nay, ông Trump vẫn bình tĩnh như đã từng, thông báo mình và vợ nhiễm Covid trên trang cá nhân của ông. Nghiêm túc, nhưng không quá nghiêm trọng, dòng tin cho thấy ông Trump ổn.

Những lời chúc thể hiện văn hóa của lãnh đạo của các quốc gia và phép lịch sự ngoại giao gửi đến Trump, mong ông chóng bình phục; mong Chúa phù hộ cho vợ chồng ông ổn.

Không quá ngạc nhiên, kẻ đánh trống mở cờ trong bụng sẽ là chính quyền lẫn truyền thông Trung Quốc. Ông Trump - một tổng thống cứng rắn của Mỹ nhiễm bệnh - đồng nghĩa với việc con virus từ Vũ Hán, đã đến được đích chúng cần đến.

Chương trình phát thanh RFI ngày 02.10.2020



jeudi 1 octobre 2020

Chương trình phát thanh RFI ngày 01.10.2020

 


Mỹ xếp Trung Quốc đứng đầu danh sách các nước cưỡng bức lao động


Đăng ngày:

Bộ Lao động Hoa Kỳ công bố danh sách được cập nhật hai năm một lần, về các loại hàng hóa được cho là do trẻ em bị cưỡng bức lao động làm ra. Trong danh mục này có 17 mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, từ găng tay cho đến các đồ vật trang trí mùa Giáng Sinh.

Tổng cộng danh sách năm nay có 155 mặt hàng từ 77 nước, trong có có hơn 20 mặt hàng mới được thêm vào như lá Khát của Ethiopia được dùng như chất kích thích, và cá do các đội tàu Đài Loan đánh bắt xa bờ khai thác.

Tin vắn 01.10.2020


(AFP)
 – Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Đức giáo hoàng « can đảm » chống lại đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc

« Tôi kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo tinh thần về tôn giáo can đảm đối đầu với nạn đàn áp tôn giáo trong cộng đồng mình và các tín ngưỡng khác ». Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố như trên tại Roma hôm 30/10/2020, trước sự hiện diện của tổng giám mục người Anh Paul Gallagher, bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh.

Ông Pompeo mạnh mẽ lên án Trung Quốc – mà thỏa thuận với Vatican về việc phong chức giám mục đang được gia hạn – và nói thêm, các lãnh đạo Công giáo cần phải bảo vệ những người anh em ở Irak, Bắc Triều Tiên và Cuba.

Địa Trung Hải : Thổ Nhĩ Kỳ dịu giọng với Hy Lạp


Đăng ngày:

Tuy Athens có được sự hỗ trợ của châu Âu, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lại được hầu như toàn dân đồng tình ủng hộ, theo nhận xét của thông tín viên Anne Andlauer tại Istanbul.

« Ngồi trên chiếc ghế đẩu nhỏ trước cửa hàng thiết bị điện thoại di động của mình, Oguz không tỏ dấu hiệu lo ngại nào về tình hình căng thẳng với nước Hy Lạp láng giềng ở phía đông Địa Trung Hải. Người bán hàng này nhiệt tình ủng hộ đất nước và tổng thống Erdogan.

Putin điện đàm với Macron và cảnh báo ‘không thể chấp nhận’ việc can thiệp vào Belarus


Đăng ngày:

Điện Kremlin nhấn mạnh, đó là quan điểm mang tính nguyên tắc của Nga. Cuộc nói chuyện giữa hai nguyên thủ diễn ra sau khi tổng thống Pháp tiếp khuôn mặt hàng đầu của đối lập Belarus, bà Svetlana Tikhanovskaia tại thủ đô Litva, tuy nhiên thông cáo của Kremlin không hề nhắc đến sự kiện này.  

Tổng thống Emmanuel Macron chủ trương đối thoại với Nga, quan điểm này đôi khi bị các đồng minh Liên hiệp Châu Âu chỉ trích. Tuy nhiên gần đây ông Macron đã xích gần lại chính sách cứng rắn của Đức, nhất là từ khi Bộ Ngoại giao Pháp tuyên bố việc đầu độc nhà đối lập Alexei Navalny là « hành vi tội phạm ».

Nguyễn Ngọc Chu - Bao giờ Việt Nam có tranh luận trực tiếp giữa các ứng viên chức Chủ tịch nước ?


1. Không bàn về ai chiếm ưu thế trong cuộc tranh luận giữa TT Trump và cựu Phó TT Biden tối ngày 29/9/2020, mà chỉ hỏi bao giờ Việt Nam có một cuộc tranh luận tương tự cho chức vụ Chủ tịch nước?

2. Khả năng giải quyết tức thì các vấn đề vừa nảy sinh và đọc diễn văn viết sẵn - là hai đẳng cấp khác nhau một trời một vực.

Người đứng đầu quốc gia luôn phải đối đầu với các tình huống phức tạp vừa nảy sinh - đòi hỏi phải giải quyết tại chỗ tức thì, chứ không thể bằng cách phát biểu đường lối cho hai ba mươi năm sau, hay phải đẩy cho người khác suy nghĩ hộ theo kiểu nên “trồng cây gì nuôi con gì”.

Lưu Trọng Văn - Trump ta trúng mánh rồi


Cuộc tranh cãi của Trump với Biden có quá nhiều nhà chính trị, bình luận báo chí nổi tiếng thế giới chê là chưa bao giờ tồi tệ như thế và lỗi do Trump.

Tùy.

Gã ở góc độ của mình gã phán: Nó rất thật.

Nguyễn Ngọc Chu - Giá mà không có chính thể CHND Trung Hoa


1.
Lịch sử không có “giá mà”. Sự ra đời thể chế CHND Trung Hoa ngày 01/10/1949 là một thực tế lịch sử. 

Cho nên không thể đặt vấn đề « Giá mà không có chính thể CHND Trung Hoa ». Chỉ có thể đặt vấn đề « Bao giờ thì chính thể CHND Trung Hoa biến mất ».

Nhưng dẫu vậy, « Giá mà không có chính thể CHND Trung Hoa » thì Việt Nam đã tránh được bao nhiêu đại hoạ. Trong đó:

Chương trình phát thanh RFI ngày 30.09.2020


 

Chống đại dịch corona : Ngoại lệ Việt Nam


Đăng ngày:

Tuy không phải là Mông Cổ, không có ca tử vong nào, nhưng theo nhật báo kinh tế Pháp, Việt Nam có thể tự hào là đã chận đứng được nạn dịch virus corona. Cho đến nay, Việt Nam chỉ có 1.077 ca dương tính và 35 người thiệt mạng, so với dân số lên đến gần 100 triệu người. Ngay từ khi những ca đầu tiên tại ổ dịch Vũ Hán được tiết lộ, chính quyền Việt Nam nhanh chóng gia tăng kiểm soát khắp nơi, hạn chế di chuyển đồng thời đưa đi cách ly những người nhập cảnh.

Hà Nội đã phải xoa dịu một ít căng thẳng với nước láng giềng khổng lồ, sau khi đã thẳng thừng cho ngưng các chuyến bay nối với Trung Quốc và đóng cửa biên giới trên đất liền. Thương mại xuyên biên giới bị ảnh hưởng nặng, tuy nhiên GDP quý III của Việt Nam vẫn tăng 2,62% so với cùng kỳ năm ngoái. Và theo Tổng cục Thống kê, mục tiêu tăng trưởng 2% cho năm nay là không ngoài tầm tay.

mardi 29 septembre 2020

Chương trình phát thanh RFI ngày 29.09.2020



Bạn đọc thân mến,

Kể từ hôm nay, mời các bạn theo dõi chương trình 60 phút hàng ngày của RFI trên YouTube tại đây nhé.

Thân ái

Thụy My

Những cuộc tranh luận truyền hình để lại dấu ấn trong lịch sử Mỹ


 Đăng ngày:

Đã khác rất xa với cái thời khi Abraham Lincoln đối đầu với Stephen A.Douglas trong cuộc đua giành ghế thượng nghị sĩ Illinois năm 1858, hai người đã tranh cãi suốt ba tiếng đồng hồ, không có người dẫn chương trình, và ở ngoài trời, tại một thành phố nhỏ.

Một thế kỷ sau, vào năm 1960, có 66 triệu người Mỹ theo dõi cuộc tranh luận, nhưng không phải gia đình nào cũng có ti vi. Những ai nghe radio thấy rằng phó tổng thống Richard Nixon rõ ràng chiếm thế thượng phong. Nhưng những người xem truyền hình lại nhìn thấy ứng viên Cộng Hòa có vẻ ốm yếu, nhợt nhạt, thường xuyên lau mồ hôi ; trước thượng nghị sĩ trẻ của Massachusetts đầy vẻ sinh động là John Fitzgerald Kennedy. Không chỉ vì ông Nixon mới vừa khỏi bệnh và không muốn trang điểm, mà còn là tâm lý người xem đối với phương tiện truyền thông mới này.

Lê Học Lãnh Vân - Người thành muôn năm cũ


Đường Cao Thắng có một con hẻm dài số 32. Trong hẻm đó, những năm sau thế chiến II, có một người sinh quán bên bờ sông Hậu tới lập nghiệp, mua đất của chú Hỏa cất một dãy nhà.

Trong số những người từng ở các căn nhà đó, có ít nhất hai người về sau nổi tiếng: ông Văn Văn Của, bác sĩ, đô trưởng Sài Gòn giữa thập niên 1960, và ông Nguyễn Hùng Trương sau này là chủ nhà sách Khai Trí trên đường Lê Lợi giữa trung tâm Sài Gòn. Thập niên 1960 các ông không còn ở đó nhưng Vương được nghe gia đình kể lại như những người quen cố cựu.

Nửa sau thập niên 1960, khi học trung học, bữa kia Vương cùng chị Hai ra nhà sách Khai Trí. Đang ngắm dãy kệ dài thì có tiếng nói sau lưng: