lundi 16 décembre 2019

Tập Cận Bình tuyên bố luôn « ủng hộ mạnh mẽ » chính quyền Hồng Kông

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) và lãnh đạo đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga tại Thượng Hải, ngày 04/11/2019.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong cuộc gặp trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga tại Bắc Kinh hôm nay 16/12/2019, tuyên bố Bắc Kinh luôn « ủng hộ mạnh mẽ », và hoan nghênh « sự can đảm » cũng như « ý thức trách nhiệm » của bà Lâm.

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đến Bắc Kinh để trao đổi với chủ tịch Tập Cận Bình và thủ tướng Lý Khắc Cường, sau thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử cấp quận vừa qua. Báo chí Hồng Kông cho là bà Lâm đến để nhận các chỉ thị mới từ ông Tập, kể cả việc cải tổ lại bộ máy cầm quyền. 

Trước đó, Reuters và AP dẫn lời thủ tướng Lý Khắc Cường nói với bà Lâm là trung tâm tài chính châu Á vẫn chưa thoát khỏi tình trạng tiến thoái lưỡng nan, sau nhiều tháng biểu tình dữ dội. Chính quyền Hồng Kông phải tiếp tục « nỗ lực tối đa để duy trì ổn định xã hội », trong tình hình « phức tạp chưa từng thấy » từ trước đến nay, gây thiệt hại cho xã hội Hồng Kông về mọi mặt.

Sau chiến thắng, thủ tướng Anh chuẩn bị đẩy nhanh Brexit

Thủ tướng Anh Boris Johnson và người ủng hộ trong chuyến đi thăm các tân nghị sĩ ngày 14/12/2019.

Thắng lớn trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua, thủ tướng Anh Boris Johnson hôm nay 16/12/2019 chuẩn bị chỉnh đốn nội các nhằm tháo gỡ những vướng mắc, tiến hành các bước để ra khỏi Liên hiệp Châu Âu vào ngày 31/01/2020.

Ông Johnson cổ vũ các nghị sĩ và kêu gọi bắt tay vào việc thực hiện Brexit. Hồi tháng 6/2016, có 52% người Anh đã bỏ phiếu ủng hộ việc Anh ra khỏi Liên hiệp Châu Âu (EU), nhưng từ đó đến nay vẫn là ngõ cụt.

Một nguồn tin chính phủ nói với AFP, đạo luật đầu tiên mà các tân nghị sĩ sẽ bỏ phiếu là thỏa thuận Anh ra khỏi EU. Thủ tướng Johnson muốn trình bày tại Quốc hội vào thứ Sáu, 20/12, văn bản đã thương lượng gay go với Bruxelles vào giữa tháng 11 để ly dị một cách êm thắm sau 47 năm chung sống nhiều lận đận.

Tin vắn 16.12.2019

Phu nhân phó tổng thống, cựu người mẫu Marry Mubaiwa và chồng.

(AFP) – Zimbabwe : Phu nhân phó tổng thống bị tống giam vì âm mưu giết chồng

Bà Marry Mubaiwa, 38 tuổi, vợ đương kim phó tổng thống Zimbabwe, ông Constantino Chiwenga, hôm nay 16/12/2019 đã bị tạm giam vì âm mưu ám sát người chồng. 

Cựu người mẫu này bị cáo buộc đã tháo dây truyền dịch ở cánh tay tướng Chiwenga, 63 tuổi, lúc ông nằm bệnh viện ở Pretoria (Nam Phi). Trước đó bà đã bị truy tố vì tội gian lận và rửa tiền. 

Nguyễn Ngọc Chu - Thấy gì qua cuộc diễn tập chống khủng bố ở TPHCM ?


1. « Sáng 15.12, Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) tổ chức diễn tập xử lý tình huống an ninh trật tự trên địa bàn thành phố, với sự tham gia của nhiều đơn vị như Công an TP.HCM, Bộ tư lệnh TP.HCM, UBND TP.HCM, Cảng quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất.

Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó giám đốc Công an TP.HCM, cho biết cuộc diễn tập sẽ xử lý bốn tình huống giả định.

Đầu tiên, các thành phần xấu lợi dụng không gian mạng để kích động, thành lập các tổ chức, hội nhóm để thông tin xuyên tạc, âm mưu kích động, gây rối an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.

dimanche 15 décembre 2019

Trương Nhân Tuấn - Về vụ "thực tập chống khủng bố" ở Sài Gòn



Nói là "thực tập chống khủng bố" nhưng thiệt tình không ai tin hết!

Đẩy bốn ngàn công an, an ninh Sài Gòn... ra đường chia phe gậy gộc rầm rộ đóng kịch, cùng với xe gắn máy, xe vòi rồng đủ thứ, nói là để "răn đe khủng bố". Thực tình "khủng bố" nào, (ngoài đảng Cộng sản Việt Nam), "sống được" ở Việt Nam mà răn đe ? 

Nếu vụ "thực tập" diễn ra thời thập niên 80 thế kỷ trước, lúc ông già gân Reagan lên làm tổng thống, thì người ta sẽ tin. 

Khách Huyền Đao - Ước mơ hay ngủ mơ



Nói thẳng thì chỉ là trò lường gạt niềm tin để kiếm chút cổ phiếu của Vượng Vin.

Thị trường xe hơi của Mỹ hàng trăm năm nay, không phải muốn là có thể xâm nhập được.

Mỹ có ba ông lớn. Đức cũng có ba thương hiệu lớn. Nhật cũng ba tay chơi. Phía Đại Hàn thì Huyndai phải chật vật mãi từ năm 1985 tới giờ mà chỉ mới có thể há mồm ngoạm một miếng nhỏ trong dòng xe Sedan.

Anh thì bán lai rai được vài chiếc làm kiểu cho vui. Ngoài ra thì Ý (Alfa Romeo, Fiat), Pháp (Peugeot, Citroen, Renault) chưa hề léng phéng chen chân nổi vào thị trường khó tính này. Thụy Điển cũng chấp nhận chầu rìa, cho dù SAAB có khả năng chế tạo phản lực cơ.

Trương Nhân Tuấn - Nước Việt Nam "khai sinh" từ khi nào ?


Status này không có tham vọng làm một cuộc nghiên cứu về nguồn gốc dân tộc Việt Nam cũng như tìm hiểu lịch sử thành hình quốc gia Việt Nam. Vấn đề là báo chí Việt Nam trong ngoài nước, bằng mọi cách, "xóa trắng" vết tích của chế độ Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa - thực thế chính trị khai sinh do Hiệp ước Elysée 1949 giữa tổng thống Pháp Vincent Auriol và hoàng đế Bảo Đại.

Quốc gia Việt Nam hiện hữu trên toàn lãnh thổ Việt Nam  từ năm 1949, sau đó đổi tên Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) , ở miền Nam từ vĩ tuyến 17 cho tới tháng tư năm 1975.

Đây là một "thực tế lịch sử" nhưng báo chí trong ngoài nước làm như nếu không "xóa trắng ký ức", những "tàn dư" các chế độ này sẽ ảnh hưởng đến sự thống trị của đảng Cộng sản Việt Nam.

Tâm Chánh - Bóng đá, thần dân và thủ tướng



Thật khó có thể không lao theo cơn háo hức đỏ, khi cũng lúc cả hai đội tuyển bóng đá nam và nữ đều đoạt cúp vô địch.

Cả nước như say.

Bóng đá vốn chỉ là trò chơi đã như hiện thân của khát khao dân tộc, chiến thắng. Vị huấn luyện viên tài ba bị đám báo chí vô tri xưng thầy. Tiền thưởng, phần thưởng cứ theo đó tới tấp. Ngay đến thủ tướng cũng bốc đồng thưởng tiền thưởng xe. Ông còn hào hứng gọi trận banh là một chiến thắng lịch sử của dân tộc.

Trương Nhân Tuấn - Lại nói về "chữ quốc ngữ"


Nghe nói học giả Việt Nam có tổ chức hội thảo về "chữ quốc ngữ", nhân có "sĩ phu" Đà Nẵng ra kiến nghị phản đối việc lấy tên ông cố đạo "Alexandre de Rhodes" để đặt tên đường. 

Hôm kia trên BBC cũng có hội luận về chủ đề này. Kết quả hội luận ở Việt Nam thì chưa biết. Về nội dung hội luận trên BBC thì "mỗi người mỗi ý" mà cá nhân tôi thì chưa thỏa mãn với ý kiến của ai hết.

Thời Việt Nam Cộng Hòa, ở Sài Gòn và một số tỉnh đã có tên đường Alexande de Rhodes. 

Miền Nam thời trước 1975 việc luận "công, tội" rất đơn giản. Ai có công đóng góp công trình văn hóa, công trình giữ nước, dựng nước hay mở rộng bờ cõi... đều được nhìn nhận là "có công với đất nước và dân tộc".

Lưu Trọng Văn - Thầy Kiên !


Ngày 12.12.2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Kiên giữ chức vụ Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng. 

Kiên là ai, có phải tiến sĩ thật ở Đức không, chưa rõ, nhưng một số người quen vợ chồng Kiên ở Đức kể rằng Kiên qua Đức theo diện vợ bảo lãnh. Mãi sau được mời chào chức, quyền mới "chịu” về… "cống hiến”. 

Kiên là ai, chỉ cần nghe các phát ngôn của Kiên thì bất cứ ai có cảm tình với thủ tướng Phúc đều cảm thấy lo ngại cho thủ tướng khi thủ tướng mời ông ấy làm... thầy.

Nguyễn Ngọc Chu - Sao lại là ông Kiên ?


1. Nghe tin Thủ tướng bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Kiên làm Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng mà choáng váng. Buồn cho Thủ tướng 10 phần thì buồn cho Đất Nước 100 phần.

2. Theo mô tả thì vai trò của Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng rất quan trọng, mà trong đó phải bao gồm những bộ óc sáng láng, những tài kinh bang tế thế có tầm nhìn chiến lược thập kỷ: 

« Tổ có nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng về các chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển kinh tế trong trung hạn và dài hạn; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hằng năm. Phân tích, dự báo, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các chiến lược, đề án, chính sách phát triển kinh tế. 

Trương Nhân Tuấn - Về vụ xử "tội ác diệt chủng" Gambia-Miến Điện trước Tòa Công lý Quốc tế


Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) vừa kết thúc phiên họp đầu tiên, hôm kia 13-12-2019, do Gambia yêu cầu "những biện pháp phòng ngừa - provisional measures", chống lại Miến Điện vì tội "diệt chủng" người Rohingya.

Như thường lệ, các phiên tòa quốc tế mở dưới lý do yêu cầu của một bên về (những) "biện pháp phòng ngừa" được nhóm họp rất nhanh chóng, thời gian trung bình một tháng. Gambia nộp đơn kiện lên tòa ICJ vào ngày 11 tháng 11. Đến nay Tòa vẫn chưa có phán quyết (về yêu cầu biện pháp phòng ngừa). Nhưng việc này sẽ không trì trệ quá một tháng. Trong khi vụ kiện, về "nội dung nền tảng", có thể kéo dài nhiều năm.

Các chuyên gia luật quốc tế có những tiên đoán khá bi quan, bởi vì khó có thể có một giải pháp "có thể thực hiện được" để hồi hương dân Rohingya về nơi chôn nhao cắt rún của họ một cách thỏa đáng cho tất cả các bên.

samedi 14 décembre 2019

Ngô Nhân Dụng - Boris Johnson thắng, Trump mừng, Dân Chủ lo


Thủ Tướng Anh Boris Johnson thắng lớn trong cuộc bỏ phiếu bầu Viện Dân Biểu, được mọi người vỗ tay chúc mừng. (Hình: Stefan Rousseau - WPA Pool/Getty Images)

(Người Việt 13/12/2019) Đảng Bảo Thủ và Thủ Tướng Anh Boris Johnson thắng lớn trong cuộc bỏ phiếu bầu Viện Dân Biểu. Nhiều người không ngờ phe Bảo Thủ chiếm tới 364 ghế tại Hạ Viện Anh Quốc, vượt trên con số 326 ghế cần để chiếm đa số.

Dư luận Mỹ đặc biệt chú ý đến kết quả này. Nhật báo Wall Street Journal, bảo thủ, coi là cử tri Anh đã gửi một thông điệp cho các nhà chính trị (còn lưỡng lự về việc nước Anh rút ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu, gọi là Brexit). Báo New York Times, cấp tiến, nhận xét ngay rằng cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ ở Mỹ đang tự hỏi không biết chiến thắng của ông Boris Johnson có phải là một điềm tốt cho Tổng Thống Donald Trump trong cuộc tranh cử 2020 hay không.

Họ đã có kinh nghiệm về năm 2016. Năm đó, dân Anh bỏ phiếu tách khỏi EU, và chỉ năm tháng sau thì ông Trump thắng bà Clinton ở Mỹ. Năm nay, ngay sau khi ông Johnson đại thắng, ông Trump nói ngay rằng điều này có thể báo hiệu chuyện nước Mỹ trong năm 2020!

Đài Loan điều tra mạng lưới làm giả visa du lịch cho người Trung Quốc

Khách du lịch Trung Quốc đến Đài Loan nhờ chương trình mở rộng hạn ngạch cấp visa hồi năm 2009. Ảnh tư liệu.

Chính quyền Đài Loan trong tuần này đã mở cuộc điều tra một loạt công ty du lịch bị cáo buộc đã giúp cho hàng ngàn công dân Trung Quốc sang Đài Loan bất hợp pháp.

Tại Đài Bắc, 10 nghi can đã bị câu lưu để thẩm vấn, cảnh sát lục soát năm căn hộ. Thông tín viên Adrien Simorre cho biết thêm chi tiết :

Thông báo có tác động như một quả bom nho nhỏ trên truyền thông Đài Loan : khoảng 20 công ty du lịch bị nghi ngờ là đã giúp cho khoảng 5.000 công dân Trung Quốc sang Đài Loan bất hợp pháp kể từ năm 2017. Những công ty này sử dụng các thư mời giả để xin phép nhập cảnh. 

Biển Đông : Malaysia xin công nhận thềm lục địa mở rộng

Phần thềm lục địa mở rộng được Malaysia xin công nhận. Ảnh của AMTI

Ủy ban về giới hạn thềm lục địa (CLCS) hôm 13/12/2019 thông báo Malaysia đã nộp hồ sơ xin công nhận thềm lục địa mở rộng theo Điều 76 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), liên quan đến ranh giới thềm lục địa nằm ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở. 

Theo Malaysia, đây là bản đệ trình cho phần còn lại của thềm lục địa Malaysia nằm ngoài 200 hải lý ở phía bắc Biển Đông. Malaysia và Việt Nam hôm 06/05/2009 cũng đã cùng đệ trình về phần thềm lục địa của hai nước ở phía nam Biển Đông.

Ủy ban về giới hạn thềm lục địa nói thêm, theo Quy tắc về thủ tục của Ủy ban, sự kiện này sẽ được thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, cũng như các nước đã ký kết Công ước về Luật Biển. Yêu cầu của Malaysia sẽ được ghi vào chương trình nghị sự kỳ họp thứ 53 của Ủy ban tại New York từ ngày 06/07 đến 21/08/2021.

Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận sơ bộ về thương mại

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung mới chỉ đạt hưu chiến. Ảnh tư liệu : Cảng Dương Sơn, trong khu chế xuất tại Thượng Hải ngày 13/02/2017.

Hoa Kỳ và Trung Quốc hôm 13/12/2019 loan báo đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về thương mại. Đôi bên đã hưu chiến sau 19 tháng chiến tranh thương mại gay gắt, tuy nhiên thời điểm cụ thể của việc ký kết thỏa thuận này vẫn chưa được loan báo.

Đại diện thương mại Mỹ (USTR) Robert Lighthizer tuyên bố đó là « Một thỏa thuận chưa từng có ». Cụ thể, mức thuế bổ sung 25% đánh lên 250 tỉ đô la hàng Trung Quốc hiện nay vẫn giữ nguyên. Ngược lại thuế hải quan 15% trên 120 tỉ đô la hàng hóa khác của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/9 sẽ được giảm phân nửa, còn 7,5%.

Văn bản gồm có 9 chương về sở hữu trí tuệ, cưỡng bức chuyển giao công nghệ, thực phẩm và nông sản, dịch vụ tài chính, tỉ lệ hối đoái, tăng cường trao đổi thương mại, giải quyết bất đồng. Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường trình :

Truất phế : Tổng thống Donald Trump sẽ bị luận tội

Phiên bỏ phiếu tại Ủy ban Tư pháp Hạ viện thông qua hai điều khoản luận tội tổng thống Donald Trump ngày 13/12/2019.

Nếu không có bất ngờ vào phút chót, tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ bị đưa ra luận tội, sau cuộc bỏ phiếu lịch sử tại Hạ viện tuần tới, do hôm qua 13/12/2019 Ủy ban Tư pháp đã thông qua hai điều khoản cáo buộc ông. 

Hai tháng rưỡi sau khi xì-căng-đan Ukraina bùng nổ, Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã kết luận hai tội danh đối với tổng thống Trump là « lạm dụng quyền lực » và « cản trở hoạt động của Quốc hội ». Do phe Dân Chủ chiếm đa số tại Hạ viện, ông Donald Trump sẽ trở thành vị tổng thống thứ ba trong lịch sử nước Mỹ bị luận tội, sau hai ông Andrew Johnson năm 1868 và Bill Clinton năm 1998.

Nhưng cũng như hai người tiền nhiệm, ông Trump sẽ không bị truất phế vì Thượng viện, nơi quyết định việc này, đang do đảng Cộng Hòa kiểm soát. 

Thủ tướng Anh muốn tiến hành Brexit và đoàn kết đất nước

Thủ tướng Anh Boris Johnson tại Phủ thủ tướng, số 10 phố Downing, sau diễn văn tuyên bố thắng cử ngày 13/12/2019.

Thắng lớn trong cuộc bầu cử vừa qua, thủ tướng Boris Johnson, người từng hứa hẹn tiến hành Brexit vào ngày 31 tháng Giêng tới, hôm 13/12/2019 ra sức kêu gọi đoàn kết, trong một nước Anh đang chia rẽ trầm trọng về việc ra khỏi Liên hiệp Châu Âu.

Từ Phủ thủ tướng, ông Boris Johnson tuyên bố : « Tôi kêu gọi tất cả mọi người hãy lật sang một trang mới, và bắt đầu băng lại những vết thương », sau gần ba năm kịch liệt xâu xé kể từ cuộc trưng cầu dân ý năm 2016. 

Ông Johnson muốn hòa giải với những người ủng hộ việc ở lại với châu Âu và những cử tri không bỏ phiếu cho ông, nhấn mạnh rằng sẽ tập trung cho các ưu tiên như y tế, an ninh, giáo dục và cơ sở hạ tầng. 

Tin vắn 14.12.2019


Người đàn ông 70 tuổi bị ném gạch trúng đầu, nay đã tử vong.

(AFP) – Năm thiếu niên Hồng Kông bị bắt vì một vụ chết người liên quan đến biểu tình

Cảnh sát Hồng Kông hôm nay 14/12/2019 thông báo đã bắt giữ năm thiếu niên tại Hồng Kông liên quan đến cái chết của một người đàn ông 70 tuổi bị ném gạch vào đầu trong một cuộc biểu tình hồi giữa tháng 11.

Ba cậu trai và hai cô gái tuổi từ 15 đến 18 bị bắt hôm qua vì cáo buộc giết người, nổi dậy và đả thương, đang bị tạm giam trong khi chờ đợi kết quả điều tra.

vendredi 13 décembre 2019

La Haye, cuộc chiến đấu cuối cùng của bà Aung San Suu Kyi

Nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi trước Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ) tại La Haye ngày 10/12/2019 vì vụ kiện diệt chủng người Rohingya.


Le Monde số đề ngày hôm nay 13/12/2019 chú ý đến việc « Aung San Suu Kyi chối bỏ nạn diệt chủng người Rohingya », còn Le Figaro nhận định « Ở La Haye, cuộc chiến đấu cuối cùng của bà Aung San Suu Kyi ».

Giải Nobel hòa bình 1991 không nối gót Mandela và Gandhi

Khi bước vào phòng xử án của Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ theo tiếng Pháp, ICJ theo tiếng Anh), bà Aung San Suu Kyi phải đi ngang qua bức tượng bán thân bằng cẩm thạch của Nelson Mandela và Gandhi. Nhưng giải Nobel Hòa bình 1991 chừng như không đi theo con đường của hai vĩ nhân này.

Le Figaro mô tả nhà lãnh đạo Miến Điện trong trang phục và phong cách quý phái, như đi dự một buổi tiệc trà. Tuy nhiên tại Cung Hòa Bình, bà lại ngồi ở hàng ghế bị cáo, và bên ngoài, một đám đông tò mò đến xem mặt thần tượng dân chủ mất ngôi. « Điều duy nhất khiến cái ác lên ngôi là sự bất động của những người thiện lành » - Abubacar Tambadou, bộ trưởng tư pháp Gambia nhấn mạnh trước tòa. Được sự ủy nhiệm của 57 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OCI), Gambia tố cáo Miến Điện vi phạm công ước về diệt chủng năm 1948.