lundi 4 juillet 2016

Tổng thống Nga bỏ cấm vận du lịch Thổ Nhĩ Kỳ


Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua 30/06/2016 đã cho phép các công ty du lịch Nga mở lại các tour đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, bị cấm từ tháng 11 năm 2015 sau khi một oanh tạc cơ Nga bị các phi cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ tại biên giới Syria. Hôm nay ngoại trưởng hai nước gặp nhau tại Nga.

Ông Putin đã ký một sắc lệnh bãi bỏ lệnh cấm « các công ty du lịch Nga bán cho công dân Nga các chương trình du lịch trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ ». Tổng thống Nga cũng yêu cầu chính phủ tiến hành các thủ tục để nối lại các chuyến bay giữa hai nước.

Bà Clinton bị Trump bám sát, Obama vào cuộc


Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ trực tiếp tham gia chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton : thứ Ba 05/07/2016 tới ông sẽ xuất hiện bên cạnh bà Clinton tại Bắc Carolina để cổ vũ cho một nước Mỹ đoàn kết, trong lúc khoảng cách giữa ứng cử viên Dân Chủ với đối thủ Cộng Hòa Donald Trump đang bị rút ngắn.

Đây sẽ là lần đầu tiên ông Obama và bà Clinton cùng xuất hiện trong chiến dịch tranh cử tổng thống. Dự định trước đó vào ngày 15/6 đã bị hủy bỏ sau vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ tại Orlando.

An ninh sân bay : Vấn đề nan giải

Cảnh sát canh gác tại phi trường Ataturk ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 30/06/2016.

« Các sân bay ngoài vòng kiểm soát ? » Libération hôm nay 30/06/2016 đặt câu hỏi. Vụ khủng bố được cho là do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS, Daech) tiến hành tối thứ Ba 28/6, đã làm ít nhất 41 người chết ở phi trường Ataturk, cho thấy những hạn chế của hệ thống giám sát sân bay hiện nay.
Lại một lần nữa, một sân bay bị khủng bố, và một lần nữa câu hỏi cũ lại được đặt ra. Làm thế nào cải thiện được vấn đề an ninh tại những địa điểm đã đặt dưới sự giám sát cao độ, nhưng lại là mục tiêu ưu tiên của những kẻ khủng bố ? Tấn công vào đó, chúng có thể chắc chắn gây chấn động trên truyền thông quốc tế, làm suy sụp kỹ nghệ du lịch của một quốc gia, gây chấn thương lâu dài cho một dân tộc.

Việt Nam : Tăng trưởng chậm do khủng hoảng thế giới và hạn hán


Tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm nay 2016 đã bị chậm lại, chủ yếu do nạn hạn hán nghiêm trọng, khủng hoảng tài chính thế giới và nạn ô nhiễm khủng khiếp làm hàng loạt cá chết tại nhiều tỉnh miền Trung.

Theo con số thống kê chính thức được công bố hôm nay 29/06/2016, tổng sản phẩm nội địa chỉ tăng 5,52% so với tỉ lệ 6,32% trong cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tăng lên và làn sóng đầu tư nước ngoài đã giúp Việt Nam trong năm có được tỉ lệ tăng trưởng cao nhất từ 5 năm qua.

Khủng bố ở sân bay Thổ Nhĩ Kỳ mang dấu ấn Daech


Có ít nhất 41 người trong đó có nhiều người nước ngoài đã bị thiệt mạng tối qua, 28/06/2016, và 239 người bị thương, trong vụ tấn công tự sát tại sân bay quốc tế Atatürk ở Istanbul. Đây là vụ khủng bố đẫm máu nhất tại đô thị lớn của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã ba lần bị tấn công trong năm nay. Cuộc khủng bố mang dấu ấn của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS, Daech).

Từ Istanbul, thông tín viên RFI Alexandre Bilette gởi về bài tường trình :

Ý và Hà Lan chia nhau ghế ở Hội đồng Bảo an

Phòng họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Bốn nước Thụy Điển, Ethiopia, Bolivia và Kazachstan hôm thứ Tư 29/06/2016 đã được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2017-2018, trong khi Ý và Hà Lan phải chia nhau chiếc ghế thứ năm – một giải pháp hiếm thấy.

Sau năm vòng bỏ phiếu bất phân thắng bại tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Roma và La Haye đành thỏa thuận sẽ thay phiên nhau ngồi vào chiếc ghế này. Ý bắt đầu vào năm 2017, đến năm 2018 Hà Lan lên thay, và hai nước sẽ « hợp tác chặt chẽ với nhau ».

Mỹ, Nhật, Hàn lần đầu tập trận hỏa tiễn chống Bắc Triều Tiên


Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ hôm 28/06/2016 cùng tham gia cuộc tập trận ba bên chưa từng có từ trước đến nay, nhằm đối phó với nguy cơ Bắc Triều Tiên bắn hỏa tiễn. Bình Nhưỡng gọi cuộc tập trận tại Hawai này là « khiêu khích quân sự ».

Cuộc tập trận ba bên diễn ra một tuần sau vụ Bắc Triều Tiên bắn thử thành công hỏa tiễn tầm trung, mà theo Bình Nhưỡng là có thể tấn công các căn cứ quân sự Mỹ tại Thái Bình Dương.

Sau Brexit, Công Đảng Anh muốn có lãnh tụ mới


Bị cuốn vào cơn lốc xoáy từ khi dân Anh bỏ phiếu ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu (EU), chủ tịch Công Đảng Jeremy Corbyn hôm qua 28/06/2016 đã đánh mất uy tín ngay trong đảng của mình. Ông bị lên án là đã không nỗ lực đúng mức để duy trì Anh Quốc trong Liên Hiệp. Bản kiến nghị bất tín nhiệm đã được 172/40 dân biểu thông qua. 

Tuy vậy cuộc bỏ phiếu này không mang tính ràng buộc, và ông Jeremy Corbyn ngay lập tức loan báo sẽ không từ chức. Từ Luân Đôn, thông tín viên RFI Muriel Delcroix cho biết thêm chi tiết :

Úc phá hủy hai tàu Việt Nam đánh cá trái phép


Ba mươi ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của Úc ngày 28/06/2016 bị tòa tuyên những bản án treo, hai tàu cá bị phá hủy.

Hai chiếc tàu này bị khám xét ngày 02/06/2016 tại một khu bảo tồn ở Biển San Hô, phía bắc nước Úc. Những bộ đồ lặn và sáu tấn hải sâm vốn được người châu Á ưa chuộng, đã bị tịch thu.

Trung Quốc : Phó tổng biên tập tạp chí của đảng Cộng sản tự sát


Phó tổng biên tập tạp chí Cầu Thị của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tự sát, theo tin từ báo chí Trung Quốc ngày 28/06/2016. Nhiều giả thiết đã được đưa ra, từ đấu đá nội bộ cho đến vấn đề tự do ngôn luận hay tham nhũng.

Ông Chu Thiết Chí (Zhu Tiezhi), 56 tuổi, cây bút tiểu luận nổi tiếng về lý luận của ĐCSTQ và là phó tổng biên tập tạp chí Cầu Thị (Qiushi), đã treo cổ trong bãi đậu xe ở tầng hầm tòa nhà nơi đặt trụ sở tờ báo.

Cam Bốt sẽ không ủng hộ phán quyết về Biển Đông


Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đồng thời là lãnh đạo đảng Nhân dân (CPP) cầm quyền ngày 28/06/2016 tuyên bố sẽ không ủng hộ phán quyết sắp tới của Tòa án Trọng tài Thường trực về Biển Đông, do đây là « sự thông đồng chính trị tệ hại nhất ».

Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 65 năm thành lập đảng Nhân dân Cam Bốt tại Phnom Penh, ông Hun Sen nói : « Đảng CPP không ủng hộ, và hơn nữa còn phản đối bất kỳ tuyên bố nào của ASEAN nhằm ủng hộ phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực liên quan đến tranh chấp Biển Đông, mà một số quốc gia bên ngoài khu vực đã giật dây và gây áp lực lên các thành viên ASEAN, thậm chí còn trước cả khi tòa án chưa có quyết định ».

Một trí thức Trung Quốc phải xin lỗi vì nghi ngờ về anh hùng lịch sử


Một tòa án Trung Quốc ngày 28/06/2016 đã buộc cựu tổng biên tập một tờ báo có khuynh hướng tự do phải công khai xin lỗi vì đã bày tỏ nghi vấn về tính xác thực của câu chuyện năm « anh hùng » cộng sản trong thời Đệ nhị Thế chiến.

Ông Hồng Chấn Khoái (Hong Zhenkuai), cựu tổng biên tập tờ Viêm Hoàng Xuân Thu (Yanhuang Chunqiu) đã viết ra những nghi ngờ về tính xác thực của chuyện « Lang Nha Sơn ngũ tráng sĩ », nói về năm người lính Trung Quốc đã nhảy xuống vực thẳm thay vì ra đầu hàng quân Nhật.

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ tái khẳng định quyền phá thai


Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ngày 27/06/2016 khẳng định quyền được phá thai, khiến những người ủng hộ biện pháp này giành được chiến thắng lớn nhất từ nhiều thập kỷ. Việc phá thai đã được hợp pháp hóa từ năm 1973, nhưng từ đó đến nay các tiểu bang bảo thủ nhất đã đặt ra nhiều biện pháp hạn chế nghiêm ngặt. Riêng bang Texas buộc các dưỡng đường có phá thai phải trang bị đầy đủ như bệnh viện.

Thông tín viên RFI Jean-Louis Pourtet nêu ra tình hình thực tế tại Texas :

Đồng yen Nhật tăng giá sau Brexit


Sau cuộc trưng cầu dân ý tại Anh về việc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, giá trị đồng bảng Anh từ ngày 27/06/2016 đã xuống đến mức thấp nhất từ hai năm qua so với euro. Thị trường chứng khoán Tokyo cũng gánh chịu hậu quả của « Brexit ».

Từ Tokyo, thông tín viên RFI Frédéric Charles cho biết thêm chi tiết :

Sau Brexit, Nghị viện Châu Âu hy vọng một sức bật mới


Nghị viện Châu Âu họp phiên toàn thể đặc biệt vào sáng ngày 28/06/2016, để thông qua một nghị quyết yêu cầu thủ tướng Anh tiến hành các thủ tục ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu ngay lập tức.

Từ Bruxelles, thông tín viên Laxmi Lota của RFI tường trình về phản ứng của các đại biểu Châu Âu :

Tập Cận Bình xoay trục sang bạn bè Putin

Tập Cận Bình và Vladimir Putin tại Bắc Kinh, 25/06/2016.

Theo nhận định trong bài viết đề ngày 25/06/2016 trên tờ Foreign Policy, quan hệ đối tác Nga-Trung đang chững lại. Tuy nhiên ông Tập Cận Bình là người chiến thắng vì chi phối được những người thân cận với tổng thống Nga, thông qua những món cho vay ưu đãi và hợp đồng dầu khí béo bở.

Tờ báo cho biết, khi Gennady Timchenko, một đại gia Nga là bạn thân của tổng thống Vladimir Putin, được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Nga-Trung - một hiệp hội tập hợp hơn 100 doanh nghiệp liên quan đến thương mại song phương - doanh nhân nhiều năm lăn lộn trên thương trường này đã củng cố vai trò của mình : nhân vật chủ chốt của điện Kremlin trong quan hệ với Trung Quốc.

Bắc Kinh và Matxcơva biểu dương hữu nghị

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và đồng nhiệm Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 25/06/2016.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã được lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp đón theo lễ nghi quân cách tại Đại sảnh đường Nhân dân ngày thứ Bảy 25/06/2016. Tính từ năm 2013 khi họ Tập lên cầm quyền, đây là chuyến công du Trung Quốc lần thứ tư của chủ nhân điện Kremlin. Hai bên đã ký một loạt 50 hợp đồng hợp tác song phương. Một mối lợi bất ngờ cho tổng thống Nga trong bối cảnh suy yếu vì cấm vận quốc tế.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Heike Schmith tường thuật :

Quân đội Irak thông báo tái chiếm Fallouja


Tại Irak, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Daech, IS) dường như đã bị đánh bật ra khỏi thành phố Fallouja. Phát ngôn viên quân đội Irak thông báo khu phố Al-Jolan, điểm kháng cự cuối cùng của Daech tại Fallouja đã bị lực lượng chống khủng bố của Irak chiếm được vào hôm nay mà không bắn một phát súng. Fallouja là thành trì quan trọng thứ hai của Daech, sau Mossoul, ở phía bắc Bagdad.

Trong khi đó tại Syria, chiến binh Daech tiếp tục cố thủ tại Manbij, kháng cự cuộc tấn công của liên quân Kurdistan-Syria-Ả rập do Mỹ hậu thuẫn. Có tin liên quân Ả Rập- Kurdistan-Syria cũng được « quân nhân Pháp » trợ giúp để hướng dẫn chỉ định mục tiêu cho máy bay của liên quân quốc tế.

jeudi 23 juin 2016

Châu Âu kêu gọi tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông


Các nước phải được "tự do lưu thông tại Biển Đông". Ủy ban Châu Âu hôm 22/06/2016 đưa ra cảnh báo ngoại giao đầu tiên với Bắc Kinh, sau vụ máy bay Trung Quốc ngăn chận một phi cơ quân sự Mỹ trên không phận Biển Đông tháng trước.

Thông cáo phát hành ngày hôm qua của Ủy ban Châu Âu ghi rõ : « Khối lượng lớn hàng hóa thương mại đường biển qua vùng này cho thấy tự do hàng hải và hàng không là điều quan trọng hàng đầu đối với EU. Liên hiệp Châu Âu cần cổ vũ Trung Quốc đóng góp vào sự ổn định của khu vực…và ủng hộ trật tự quốc tế trên cơ sở luật pháp ».

Biển Đông : Có 8 hay trên 40 nước ủng hộ Trung Quốc ?


Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay 23/06/2016 cố biện hộ trước những nghi ngờ về số các quốc gia ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về vụ Philippines kiện tại tòa quốc tế và nói rằng con số đang gia tăng mỗi ngày.
Reuters nhận định, Bắc Kinh đang trổ tài hùng biện trước khi Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye ra phán quyết về vụ kiện của Philippines. Trung Quốc từ chối tham dự, nói rằng mọi bất đồng phải được giải quyết qua thương lượng song phương.