Bài đăng : Thứ hai 18 Tháng Tám 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ ba 19 Tháng Tám 2014
Liên
Hiệp Quốc hôm nay 18/08/2014 đưa ra lời cảnh báo về một nền kinh tế ngầm
của bọn tội phạm tại Miến Điện đang đe dọa sự phát triển của đất nước,
cho dù đã có những cải cách được đưa ra sau khi tập đoàn quân sự cầm
quyền giải thể.
« Hoạt động tội phạm tại Miến Điện đe dọa các nỗ lực phát triển ».
Cơ quan Liên Hiệp Quốc chống ma túy và tội phạm (UNODC) đã nhận xét như
trên, trong thông cáo loan báo việc hợp tác với chính quyền Miến Điện.
Miến Điện là nước sản xuất thuốc phiện thứ nhì thế giới sau Afghanistan, và là khu vực sản xuất ma túy tổng hợp quan trọng. Thêm vào đó là nạn buôn lậu đủ loại từ gỗ cho đến tệ nạn buôn người trong vùng Tam giác vàng (giáp ranh Lào và Thái Lan, trung tâm buôn lậu ma túy xưa nay) hay với Trung Quốc và Ấn Độ.
Là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, Miến Điện trong nhiều thập kỷ qua đã phải chịu đựng nạn tham nhũng, dưới sự quản lý kinh tế tồi tệ của tập đoàn quân sự. Từ sau khi tập đoàn này tự giải thể, nhiều cải cách kinh tế được đưa ra, nhưng hãy còn rất nhiều trở ngại.
Cơ quan Liên Hiệp Quốc chống ma túy và tội phạm nhận xét : « Lợi tức tài chính quan trọng từ nhiều dạng buôn lậu khác nhau tại Miến Điện đã khiến nạn rửa tiền trở nên phổ biến, nạn mua chuộc các viên chức, gây biến dạng nền kinh tế hợp pháp và đe dọa sự ổn định ».
Thỏa thuận của UNODC với chính quyền Miến Điện có hiệu lực cho đến năm 2017, bao gồm các chương trình chống tham nhũng, các giải pháp thay thế cho việc trồng cây nha phiến, mà sản lượng đang ở mức cao nhất từ một thập kỷ qua tại nước này.
Từ năm 2011, chính phủ của Tổng thống Thein Sein đã tiến hành nhiều cải cách về kinh tế và chính trị, nhờ đó phương Tây đã bãi bỏ hầu hết các biện pháp trừng phạt, và thu hút được hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài.
Miến Điện là nước sản xuất thuốc phiện thứ nhì thế giới sau Afghanistan, và là khu vực sản xuất ma túy tổng hợp quan trọng. Thêm vào đó là nạn buôn lậu đủ loại từ gỗ cho đến tệ nạn buôn người trong vùng Tam giác vàng (giáp ranh Lào và Thái Lan, trung tâm buôn lậu ma túy xưa nay) hay với Trung Quốc và Ấn Độ.
Là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, Miến Điện trong nhiều thập kỷ qua đã phải chịu đựng nạn tham nhũng, dưới sự quản lý kinh tế tồi tệ của tập đoàn quân sự. Từ sau khi tập đoàn này tự giải thể, nhiều cải cách kinh tế được đưa ra, nhưng hãy còn rất nhiều trở ngại.
Cơ quan Liên Hiệp Quốc chống ma túy và tội phạm nhận xét : « Lợi tức tài chính quan trọng từ nhiều dạng buôn lậu khác nhau tại Miến Điện đã khiến nạn rửa tiền trở nên phổ biến, nạn mua chuộc các viên chức, gây biến dạng nền kinh tế hợp pháp và đe dọa sự ổn định ».
Thỏa thuận của UNODC với chính quyền Miến Điện có hiệu lực cho đến năm 2017, bao gồm các chương trình chống tham nhũng, các giải pháp thay thế cho việc trồng cây nha phiến, mà sản lượng đang ở mức cao nhất từ một thập kỷ qua tại nước này.
Từ năm 2011, chính phủ của Tổng thống Thein Sein đã tiến hành nhiều cải cách về kinh tế và chính trị, nhờ đó phương Tây đã bãi bỏ hầu hết các biện pháp trừng phạt, và thu hút được hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.