vendredi 19 janvier 2018

Lưu Trọng Văn - Tình Hoàng Sa trong một hẻm Sài Gòn



Sáng nay gã và Mai Anh Tài, một doanh nhân luôn đau đáu chuyện đất nước vào hẻm rồi lại hẻm, rồi lại hẻm nữa trên đường Lê Văn Lương,  thăm ngôi nhà mới của bà Hoa vợ thượng sĩ hải quân VNCH Nguyễn Hồng Châu - đã hy sinh đúng ngày này 44 năm trước trong trận hải chiến Hoàng Sa.

Gã bất ngờ vì buổi mừng nhà mới do Nhịp cầu Hoàng Sa của Đỗ Thái Bình, Lữ Công Bảy, Nguyễn Thế Thanh, Kim Hạnh, Huy Đức...góp phần xây dựng để tri ân những người đã hy sinh bảo vệ biển đảo tổ quốc, lại có đông thân nhân của các chiến sĩ, liệt sĩ chiến đấu và hy sinh ở Hoàng Sa đến dự thế.

Nhật Tảo, chiến hạm bi hùng



Chiến hạm Nhật Tảo - Ảnh tư liệu

(TTO 19/01/2018) - 20h ngày 17-1-1974, chiến hạm Nhật Tảo quay mũi trực chỉ Hoàng Sa. Lúc này một máy chính của tàu không sử dụng được, rađa trục trặc, hỏa lực đối hạm đều là thế hệ cũ chỉnh bằng tay...

"Mẹ tôi khóc suốt nhiều năm bên nấm mộ chiêu hồn sau ngày anh tôi hy sinh ở Hoàng Sa. Đến đám giỗ cuối cùng của anh, khi ấy mẹ còn sống, trên giường bệnh bà vẫn trăn trối: Con phải gắng đưa anh về. Tổ tiên, mồ mả ông bà trên đất quê hương, đừng để anh ngoài biển lạnh lẽo!".
Huế, tháng 1, mưa mờ mịt. Người em tử sĩ Vương Thương ứa nước mắt, nhắc chuyện anh mình và trận tử chiến Hoàng Sa...

Donald Trump làm lung lay thế giới tự do, Nga-Trung thủ lợi

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Maryland, 06/01/2018.

Trong bài phân tích trên Le Monde mang tựa đề « Sự quan trọng về mặt lịch sử của ông Trump », cây bút Alain Frachon nhận định lợi dụng sự xuống cấp của tự do dân chủ do Donald Trump gây ra, đã giúp Nga và Trung Quốc thủ lợi.
Cứ mỗi lần Donald Trump gây rắc rối, có ít nhất hai « đồng nghiệp » đắc chí, đó là Vladimir Putin và Tập Cận Bình. Riêng về việc làm xấu đi hình ảnh của nền tự do dân chủ, ông Trump là vô địch. Tổng thống Mỹ tỏ ra rất tài ba trong khía cạnh này, ngay từ khi mới bước vào Nhà Trắng. Thái độ « lịch sự » mới nhất, gọi Haiti và các nước châu Phi là những nước « thối tha », đã được lan truyền rộng rãi ở Matxcơva và Bắc Kinh. Truyền thông Nga và Iran đưa tin bằng tiếng Ả Rập, China Global Television Network phát ở châu Á và châu Phi…

Hoãn đêm diễn đoàn nghệ thuật Nội Mông tại Nhà hát lớn tối 19-1



Đêm diễn của đoàn nghệ thuật Nội Mông, Trung Quốc dự kiến diễn ra tối 19-1 tại Nhà hát lớn Hà Nội đã hoãn lại.
Cảm ơn "sự cố", cảm ơn dư luận và quyết định đúng lúc.

(TTO 19/01/2018) - Chương trình biểu diễn của đoàn nghệ thuật Nội Mông, Trung Quốc dự kiến diễn ra vào tối 19-1 tại Nhà hát lớn Hà Nội bị hoãn lại vì sự cố kỹ thuật.

Sáng 19-1, ban quản lý Nhà hát lớn có công văn báo cáo Văn phòng và Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch về sự cố kỹ thuật tại đây.

jeudi 18 janvier 2018

Facebook dậy sóng vì đoàn ca nhạc Trung Quốc diễn đúng ngày xâm chiếm Hoàng Sa


Một làn sóng phẫn nộ đã dấy lên khi người ta biết được đoàn nghệ thuật Nội Mông, Trung Quốc trình diễn tại Nhà Hát Lớn Hà Nội vào ngày 19/01/2018, đúng ngày kỷ niệm trận Hải chiến Hoàng Sa. Đúng vào ngày này 44 năm trước, Trung Cộng đã dùng vũ lực cưỡng chiếm mảnh đất thân yêu do tiền nhân để lại, 75 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng chiến đấu, vị quốc vong thân.
Xin phép được trích một số ý kiến trên Facebook hôm nay 18/01/2018.
Chú Tễu : Lịch diễn của đoàn Tàu Khựa, đúng vào dịp tròn 44 năm Trung Cộng chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực.

Lưu Trọng Văn – Ngày mai ai nhớ đến các anh, Ngụy Văn Thà ơi ?



Đó là một ngày giữa tháng Sáu năm 1974. Trên đường từ Matxcơva về Hà Nội, gã được lùa vào một khách sạn ở Bắc Kinh. Trưa ấy, gã và các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học ở Nga được các đồng chí Trung Quốc chiêu đãi phim. Gã bất ngờ : đó chính là phim tài liệu kể công của các đồng chí Trung Quốc làm cái việc gọi là giúp đỡ Việt Nam, cái gọi là giải phóng Hoàng Sa khỏi bọn gọi là tay sai của cái gọi là đế quốc Mỹ.

Lúc đó gã chỉ thấy máu của những người cùng dòng máu với gã đổ khi chống trả lại các đồng chí Trung Quốc.

Nguyễn Tường Thụy - Đã quên nỗi nhục mất Hoàng Sa chưa?



Chuyện xưa: Câu Tiễn là vua nước Việt. Khi Ngô vương Phù Sai chuẩn bị tấn công nước Việt, Câu Tiễn mang quân chủ động đánh trước. Vì xem thường binh lực của nước Ngô mà Câu Tiễn bị thua to ở Phù Tiêu, đem tàn quân trốn tránh ở núi Cối Kê.

Phù Sai đem quân bao vây Cối Kê, Câu Tiễn buộc phải xin hàng. Ông bị đưa về nước Ngô làm con tin. Ông dùng khổ nhục kế, tỏ ra một lòng một dạ với Ngô Vương kể cả phải nếm phân chẩn bệnh cho Phù Sai, nên Phù Sai cho là ông đã mất hết ý chí bèn tha cho về.

Chuyện các binh sĩ VNCH bị Trung Quốc bắt giữ sau hải chiến Hoàng Sa 1974



Xuống đường phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa tại Sài Gòn - Ảnh: Báo Quảng Nam

(Một Thế Giới 18/01/2018) Ngay sau khi cuộc hải chiến diễn ra, Ngoại trưởng VNCH lên án Trung Quốc: “đã xâm chiếm các phần lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa và bắt đi một cách trái phép 121 binh sĩ của Quân lực VNCH".
Sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19.01.1974 đến nay vẫn để lại những xúc cảm khi Tết đến, cũng là một thời điểm cái Tết đến cận kề lúc bấy giờ khi vụ tranh chấp này xảy ra. Đặc biệt, những năm gần đây khi tình hình tranh chấp Hoàng Sa nói riêng và trên biển Đông nói chung càng phức tạp trong một bối cảnh mới, đã đặt ra những câu hỏi có nên hay không nên công nhận là người có công với Tổ quốc đối với những chiến sĩ Hải quân của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) lúc bấy giờ đã chiến đấu và bỏ lại thân thể của mình ngoài vùng biển Hoàng Sa? Dù câu trả lời như thế nào đi chăng nữa, bài viết này đề cập đến việc trao trả các binh sĩ VNCH bị Trung Quốc bắt giữ, thông qua nguồn tư liệu báo chí đương thời, sẽ làm rõ tính chính nghĩa về chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này và ý chí bảo vệ chủ quyền có tính kế tục lịch sử của chính quyền đương thời.

Phạm Thanh Nghiên - Nếu tưởng niệm, xin gọi đúng tên các anh là chiến sĩ «Việt Nam Cộng Hòa»






Tối hôm qua có một bạn trao đổi riêng qua tin nhắn với tôi, bày tỏ dự định sẽ tưởng niệm các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã hy sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa 43 năm về trước. Bạn ấy còn nói rằng, vì chưa vượt được qua sự sợ hãi nên sẽ không tham gia các cuộc tưởng niệm do các hội, nhóm dân sự độc lập kêu gọi, mà làm theo cách riêng của mình.

Bạn ấy nói về ý định sẽ viết khẩu hiệu rồi treo tại một địa điểm nào đó thích hợp để người đi đường có thể đọc được, như một cách mang sự thật đến với người dân. Hoặc thả hoa đăng, thắp nến rồi chụp hình đưa lên mạng.

Philippines sửa đổi Hiến pháp để Duterte tiếp tục nắm quyền ?

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (T) và lãnh đạo cảnh sát Ronald Dela Rosa. Ảnh chụp tại Manila, năm 2017.

Quốc hội Philippines, từ hôm 16/01/2018, bắt đầu thảo luận về việc sửa đổi Hiến Pháp, theo hướng cho phép tổng thống Rodrigo Duterte tiếp tục cầm quyền, bất chấp những tố cáo về nạn giết người vô tội vạ trong chiến dịch chống tham nhũng.
Từ Manila, thông tín viên RFI Marianne Dardard cho biết thêm chi tiết :

Hun Sen bổ nhiệm con rể làm phó giám đốc cảnh sát Cam Bốt

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen. Ảnh chụp tại Phnom Penh ngày 07/01/2018.

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đã đưa con rể lên làm phó giám đốc cảnh sát quốc gia, một động thái mà theo Reuters hôm nay 18/01/2018 là nhằm củng cố quyền lực trước cuộc bầu cử năm nay.
Ông Dy Vichea, chồng của Hun Mana, con gái lớn của ông Hun Sen, đã được bổ nhiệm vào chức vụ trên hôm thứ Ba 16/1, theo một sắc lệnh mà hãng tin Anh tham khảo được hôm nay. 

Tin vắn 18.01.2018



Hai thủ tướng Úc và Nhật tại Tokyo ngày 18/01/2018.

(AFP)Nhật và Úc hợp tác quân sự

Thủ tướng Úc hôm nay 18/01/2018 thăm Tokyo, với mục tiêu củng cố quan hệ đối tác quân sự với Nhật Bản, trước mối đe dọa Bắc Triều Tiên và tham vọng trên Biển Đông của Trung Quốc. 

Ông Malcolm Turnbull cùng với ông Shinzo Abe nỗ lực hoàn tất một hiệp ước quốc phòng, với việc tiến hành các cuộc tập trận chung. Nếu thành công, đây sẽ là hiệp ước đầu tiên loại này của Nhật, biến Úc thành đồng minh thân cận nhất sau Hoa Kỳ. Hai bên cũng bàn bạc về việc tái thúc đẩy hiệp định TPP, sau khi Donald Trump quyết định rút khỏi.

Nghi án Nga : Steve Bannon tránh được thẩm vấn của bồi thẩm đoàn

Ông Steve Bannon (T) trong một cuộc họp tại Nhà Trắng vào tháng 02/2017.

Ông Steve Bannon, cựu cố vấn chiến lược của tổng thống Donald Trump đã được công tố viên đặc biệt Robert Mueller đồng ý để cho ê-kíp của mình thẩm vấn, thay vì phải ra trước một bồi thẩm đoàn. Reuters hôm nay 18/01/2018 dẫn một nguồn tin thân cận với hồ sơ cho biết như trên.
Hôm trước đó, tờ New York Times đưa tin ông Bannon bị triệu tập ra trước bồi thẩm đoàn, trong khuôn khổ cuộc điều tra của công tố viên Mueller về nghi vấn Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Hôm thứ Tư 17/01, kênh truyền hình CNN là nơi đầu tiên loan báo việc Steve Bannon đã được chấp nhận miễn cho việc này.

Thượng đỉnh Pháp-Anh chú trọng an ninh quốc phòng

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Calais, miền bắc nước Pháp, ngày 16/01/ 2018.

Thủ tướng Anh Theresa May hôm nay 18/01/2018 tiếp tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong cuộc họp thượng đỉnh song phương chủ yếu về vấn đề an ninh biên giới và quốc phòng.
Chính phủ Anh chấp nhận đóng góp thêm 44,5 triệu bảng Anh (50,5 triệu euro) trong việc kiểm soát biên giới ở Calais, theo yêu cầu của Pháp. Lâu nay theo hiệp ước Touquet có hiệu lực từ năm 2004, mà một phát ngôn viên Downing Street hôm qua nhìn nhận là « rất có lợi cho Luân Đôn », Anh đã chi ra 113 triệu euro trong ba năm qua.

mercredi 17 janvier 2018

Hợp tác quốc phòng Pháp - Việt : Sắp tới sẽ là Biển Đông ?

Ảnh minh họa: Chiến hạm Vendemiaire của Hải quân Pháp ghé thăm cảng Hải Phòng ngày 25/04/2011.

Hôm 11/01/2018, Việt Nam và Pháp đã tổ chức cuộc đối thoại quốc phòng lần thứ hai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sáng kiến này bắt đầu từ năm 2016, tập trung vào lãnh vực an ninh trong quan hệ đôi bên. Tờ báo The Diplomat đặt câu hỏi, bước tiếp theo của việc hợp tác quân sự Pháp-Việt sẽ là gì ?
The Diplomat nhận định, giữa Việt Nam và Pháp có mối quan hệ lịch sử lâu dài, qua việc Pháp đô hộ Việt Nam suốt một thế kỷ. Việt Nam nằm trong Đông Dương thuộc Pháp, cho đến khi đánh bại « mẫu quốc » giành được độc lập vào năm 1954. Quan hệ ngoại giao chính thức được thành lập vào năm 1973, nhưng chỉ mới được đẩy nhanh trong những năm gần đây, khi Pháp-Việt tuyên bố mối quan hệ đối tác chiến lược năm 2013.

Hai miền Triều Tiên sẽ diễu hành chung tại Olympic Pyeongchang 2018

Phái đoàn Bắc Triều Tiên qua giới tuyên hai miền đển hội đàm với Hàn Quốc tại Bàn Môn Điếm chuẩn bị cho việc tham gia Olympic Pyeongchang 2018, ngày 17/01/2018.

Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên hôm nay 17/01/2018 thỏa thuận thành lập ê-kíp nữ chung về khúc côn cầu trên băng, và diễu hành chung trong lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông 2018 tại Pyeongchang. Phái đoàn Bắc Triều Tiên sang Hàn Quốc trong dịp Olympic lên đến 550 người gồm ê-kíp taekwondo, nữ cổ động viên, quan chức, nhà báo.

Theo Yonhap, sau cuộc họp tại Bàn Môn Điếm hôm nay đôi bên đã đồng ý như trên. Ủy ban Thế vận Quốc tế (CIO) họp tại Lausanne thứ Bảy tới cùng với hai nước Triều Tiên, sẽ quyết định về việc có cho các vận động viên Bắc Triều Tiên đã bị loại hoặc đăng ký trễ tham dự hay không.

Nhà Trắng : Tổng thống Trump có sức khỏe tuyệt hảo

Ronny Jackson, bác sĩ của Nhà Trắng họp báo về tình trạng sức khỏe của tổng thống Donald Trump, tại Nhà Trắng, Washington ngày 16/01/2018.

Kết quả kiểm tra của tổng thống Mỹ đã được công bố hôm qua 16/01/2018. Ở tuổi 72, ông Donald Trump, tổng thống lớn tuổi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ có sức khỏe rất tốt, dù hơi thừa cân. Mặc dù gần đây có những lời đồn đãi, nhưng không có gì đáng ngại về năng lực tinh thần, theo như kết luận của bác sĩ riêng ông Donald Trump. 

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

Nghi án Nga can thiệp bầu cử : Steve Bannon ra điều trần trước bồi thẩm đoàn

Ông Steve Bannon, cựu cố vấn đặc biệt của tổng thống Donald Trump, tại Washington ngày 16/01/2018.

Ông Steve Bannon, cựu cố vấn chiến lược của tống thống Donald Trump hôm qua 16/01/2018 đã từ chối trả lời các câu hỏi của ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ, về công việc của ông tại Nhà Trắng trong khuôn khổ cuộc điều tra về nghi vấn Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Song song đó, ông Bannon còn bị triệu tập ra trước một bồi thẩm đoàn, trong khuôn khổ cuộc điều tra về vụ Nga can thiệp vào chiến dịch bầu cử Mỹ. Thông tin này được tờ New York Times đưa ra, và nếu là sự thật, thì đây sẽ là lần đầu tiên một người thân cận của tổng thống thứ 45 của nước Mỹ phải ra điều trần.

mardi 16 janvier 2018

Hiệu Minh - Tha La Thăng hay không tha?



Tin anh Thăng khóc trước tòa được tiếp nhận nhiều chiều, người thông cảm, người lên án, người thở dài chả biết thế nào mà lần.

Gỡ tội

Chiều qua đi lấy hàng không được, buồn nẫu người vì chờ đợi, nhưng gặp một bác gái rất vui. Bác có nhà cho thuê, đủ tiền cho con cháu đi học nước ngoài, nhưng đi xe bus thường xuyên.

Trương Nhân Tuấn - Nhà nước pháp hề (3)



Tòa đang xử ông Thăng vụ "cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng" thì trên Facebook người ta cũng mở "tòa án nhân dân" để "xử" ông Thăng về các tội tham nhũng, thất thoát hàng tỉ đô la. 

Nhân dịp này nhiều người cũng "lên gân" chỉ trích tư cách cá nhân, thái độ "khóc lóc" của ông Thăng trước Tòa. Dĩ nhiên họ không quên vỗ ngực xưng tên "Dân tộc Việt Nam truyền thống anh hùng", "Ta thà chết đứng chớ không chịu sống quỳ", "Thà làm ngọc vỡ chớ không chịu làm viên ngói lành" bla bla....