Học giả Trung Quốc có “niềm tin” là
“ngàn năm trước Trung Quốc là một quốc gia đi biển lớn. Trung Quốc là quốc gia
đầu tiên phát hiện, khai khác và quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở
Biển Đông”. Hồ sơ của Trung Quốc ghi chắc điều này như đinh đóng cột.
Nhưng vụ “Trung Quốc là quốc gia đi
biển lớn” có đúng hay không, việc này không nói lên được điều gì. Bởi vì
các nước chung quanh, hàng ngàn năm trước, họ cũng là những giống dân đi biển,
sống bằng nghề biển. Họ có thể là những quốc gia nhỏ hơn, nhưng chắc chắn người
dân các quốc gia này rành Biển Đông hơn dân Trung Quốc. Họ sống kế cận Biển
Đông. Họ đi thuyền ra các đảo, họ lặn ngụp bắt cá, bắt ốc, bắt rùa… ở các đảo,
các bãi đá đó. Sau này, thế kỷ 17, thế kỷ 18, dân Việt Nam mỗi năm ra các đảo,
ngoài việc đánh bắt hải sản, còn có việc thu lượm các xác tàu chìm đã bị sóng
đánh trôi dạt vào các đảo đó.
Họ không hề lớn tiếng tuyên bố “khám
phá” như Trung Quốc. Đơn
giản vì họ từ khai thiên lập địa đã sinh sống ở đó rồi. Vùng biển có các
bãi đá đó là không gian sinh tồn của họ. Nếu nói theo “ngôn từ luật pháp” thì
họ đã “khám phá, khai thác và quản lý” vùng biển và đảo đó từ thời kỳ mà
Trung Quốc còn viết “huyền sử”.