Affichage des articles dont le libellé est Môi trường. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Môi trường. Afficher tous les articles

lundi 6 novembre 2023

Dương Quốc Chính - Đào núi và lấp biển

 

Cái vụ hòn non bộ ở Cẩm Phả mình ngửi thấy mùi đánh nhau! Hễ cứ vụ nào mà tạo sóng dư luận quá mức cần thiết, là chắc hẳn có bàn tay lông lá của người mà ai cũng biết là ai đó!

Cứ Google "lấp biển Cẩm Phả" là ra một đống báo đánh đồng loạt. Vụ này anh em quan lại Quảng Ninh lành ít dữ nhiều, chứ không phải đánh thằng doanh nghiệp đầu tư đâu. Nhưng dư luận chĩa vào nó cho nó lành.

Về nguyên tắc, doanh nghiệp họ xin được đầu tư, đấu giá này kia...là hoàn toàn đúng luật. Quy hoạch và dự án đầu tư do tỉnh phê duyệt, trong dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) luôn có phần đánh giá tác động môi trường, cũng phải được phê duyệt rồi mới được thi công (dù cái này hầu như là làm màu).

Mai Quốc Ấn - Nghìn năm bia miệng

 

Di sản là những giá trị mà tiền nhân để lại cho hậu nhân.

Di sản cấp địa phương, cấp quốc gia, cấp thế giới không còn là những giá trị mang tính cá nhân mà có độ phổ quát và tính giá trị tương ứng.

Không có một cá nhân/tổ chức nào được quyền tước đoạt quyền giữ gìn, thụ hưởng di sản khi nó đã mang tính phổ quát! Càng không có cá nhân/tổ chức nào có quyền tước đoạt quyền gìn giữ, thụ hưởng di sản của cộng đồng hiện tại hay thế hệ sau!

jeudi 2 novembre 2023

Lưu Trọng Văn - Một thông điệp cần thiết cho Hà Nội

 

Sáng nay, sau khi kết thúc hội đàm và dự lễ ký kết hiệp định giữa hai Chính phủ Việt Nam và Hà Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã mời Thủ tướng Mark Rutte đạp xe dạo phố Hà Nội.

Bà con mình nhìn hai thủ tướng đạp xe vui với nhau mà thấy rất vui. Vui vì Hà Nội biết vui với những người đáng yêu của xứ sở Hà Lan đất nước phương Tây văn minh, tử tế, thanh bình.

Với thủ tướng Hà Lan thì việc đạp xe đi làm là mỗi ngày. Gã đến Hà Lan đâu đâu cũng thấy xe đạp cùng các nàng váy xòe trong gió cùng cối xay gió và bầy vịt giời lượn bơi. Đường rộng, cây xanh rợp, bãi cỏ và hoa, không khí trong lành ai chẳng muốn đạp xe.

mercredi 6 septembre 2023

Phó Đức An - Có ai nghe được tiếng thở dài của rừng thiêng?

Đó là tiếng thở dài não nề của một khu rừng nguyên sinh sắp bị hủy diệt bởi những lý do nhẹ tênh, mà bên cạnh đó vẫn có những phương án khác thay thế!

Mấy bữa nay cộng đồng mạng và xã hội rộ lên sự phản đối, phẫn nộ về hồ chứa nước Ka Pét. Bởi dự án này sẽ phải phá hủy đi 600 hecta rừng tự nhiên ở xã Mỹ Thạnh có 137 ha rừng đặc dụng của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, có rất nhiều loại gỗ quý, như: lim, cẩm, hương, trắc, căm xe, mun, bằng lăng. Người dân địa phương cho biết họ từng gặp nhiều loài động vật trong rừng như rùa, nai đỏ, khỉ, voọc, heo rừng, chồn hương, nhím, kỳ đà.

Phá một khoảng rừng quý giá ngàn năm để chỉ vì một số nhu cầu không xứng tầm như cung cấp nước cho nông nghiệp, khu công nghiệp, sinh hoạt, cải tạo môi trường và điều tiết nước vùng hạ du Hàm Thuận Nam.

mardi 5 septembre 2023

Mai Quốc Ấn - Đem thóc giống nấu cơm

 

Rừng chính là nơi giữ nước tốt nhất!

Nó cũng giữ yên các kết cấu địa chất bản địa nếu rừng đó trồng đúng cây bản địa.

Phá rừng để xây hồ thủy lợi là một điều tương tự như đem thóc giống nấu cơm.

Sự cố nứt đập thủy lợi Đak N’Ting ở Đak Nông đến mức phải sơ tán dân tránh nguy cơ có lẽ là một lời cảnh tỉnh, nhưng nó không có tác dụng với Bình Thuận.

Lê Nguyễn - Vẫn phải lên tiếng dù đã quá muộn màng

Tin tỉnh Bình Thuận được phép phá hủy hơn 600 hecta rừng để làm hồ thủy lợi là một quả bom tấn có sức công phá dữ dội, trong một xã hội vốn đã có quá nhiều điều bất cập.    

Sự chấn động của nguồn tin có đủ sức mạnh, để những ai đang cố tình quên đi nhiều ký ức bi thương về cuộc sống đã qua cũng phải bật dậy, ôm lấy đầu mình. Sao lại có thể như vậy được nhỉ?

Chúng ta sống trong sự ngột ngạt của một thành phố mà mật độ dân cư lên đến mức cao nhất. Có những buổi tan sở, cầm trong tay một giò lan hay một chậu hồng tỉ muội mua ở ven đường, lòng khấp khởi nỗi vui mừng, mang chút quà tặng của thiên nhiên về để trước balcon, chăm sóc, ngắm nghía mỗi buổi chiều về.

Hoàng Nguyên Vũ - Công ty vỏn vẹn 4 người thẩm định vụ phá 600 hecta rừng : Quá giỏi !

 

Đơn vị thẩm định cho việc tận diệt 600 hecta rừng để xây hồ thủy lợi: là một công ty chỉ có 3 cái bàn làm việc và nhân sự tổng chỉ có 4 người!

Hôm nay, báo chí xuất hiện nhiều bài giải thích về việc bức tử 600 hecta rừng để xây hồ thủy lợi Ka Pét. Vẫn không có gì khá hơn ngoài cái lập luận: Ừ thì nó có tác động đến môi trường, nhưng xét về cái lợi về sau thì thấy cái lợi nổi trội hơn cái hại.

Báo chí cũng chụp minh họa vài nhà dân vào mùa khô và đổ tội rằng, ừ tại vì không có hồ thủy lợi nên nó mới ra nông nỗi như thế.

Tạ Duy Anh - Quốc hội cần khẩn cấp xem lại

 

Từ lâu tôi đã rất ngạc nhiên và bức xúc với việc tại sao vùng đất hạn hán Bình Thuận, Ninh Thuận cứ mãi chịu cảnh thiếu nước. Đến mức có năm cừu, bò không có cỏ để ăn, còn người dân thì phải dùng cả nước ô nhiễm nặng để sinh hoạt?

Phát triển không thể đồng đều tuyệt đối, nhưng đừng chênh lệch đến mức khiến một bộ phận dân cư nào đó sống với cảm giác họ bị lãng quên, hoặc tệ hơn nữa, bị bỏ rơi.

Vì thế, khi nghe Quốc hội đồng ý đầu tư một hồ thủy lợi với sức chứa hơn 50 triệu mét khối nước, thú thực là tôi thấy lòng có chút nhẹ nhõm.

samedi 29 juillet 2023

Mai Quốc Ấn - Làm lỗ, vẫn cứ phá

 

Bạn tôi đi qua một ngọn núi xanh cách đây mấy năm.

Giờ lại đi qua chốn cũ, núi đã biến dạng xấu xí khác hoàn toàn cảnh cũ. Và có lẽ lần sau quay lại, núi sẽ biến mất.

Bạn nói: “Chưa thấy nước nào nhiều nhà máy xi măng như nước mình. Phá hết vẫn lỗ nghìn tỉ.”

mardi 6 juin 2023

Thọ Nguyễn - Nước Nga và tội ác ecocide

 

Vụ phá đập Kachowka hôm nay trên sông Dnipro là một tội ác mới của Nga mà người ta gọi là tội "ecocide" (hủy diệt môi trường).

Thảm họa này bên cạnh việc gây lũ lụt cho hàng ngàn km² diện tích ở hạ lưu sông, còn có thể gây nguy hiểm cho việc làm lạnh các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Zaporijia. Họa vô đơn chí.

Dù Nga có đổ tội cho ai thì việc phát động cuộc chiến tranh xâm lược, tàn phá đất nước láng giềng, tạo ra cuộc khủng hoảng môi trường này là trách nhiệm hàng đầu của Nga. Hơn thế nữa, cả khu vực đập Kachowka và cả nhà máy điện hạt nhân đều nằm trong khu vực Nga chiếm đóng. Và từ tháng Chín năm ngoái, tình báo Ukraine đã cảnh báo về việc quân Nga gài hàng tấn thuốc nổ quanh đập. 

samedi 3 juin 2023

Nguyễn Hồng Hải - Ở Việt Nam mà không « điên » mới lạ

 

Nếu ai đã từng gặp và trò chuyện với chị, chắc có lẽ đều chung cảm nhận như tôi “điên gì mà điên dữ vậy chị Hoàng Thị Minh Hồng ?”

Không “điên” sao được khi đang ở Việt Nam lại lo mút tận Nam Cực, lo cho mấy con “Chim cánh cụt” không có đất sống, lo cho mấy con “Hải cẩu” không có chỗ trú thân…

Chị có thể yêu cầu tắt máy lạnh giữa tiết trời nóng bức, chỉ để “bảo vệ môi trường” có thể làm trái đất nóng thêm. Tóm lại chị có thể thao thao bất tuyệt về một dự án bảo vệ môi trường nào đó mà chị mới nhen nhóm ý tưởng, nếu chịu nghe thì có khi cả ngày cũng không hết.

Thành Nguyễn - Vì sao chị Hồng bị bắt?

 

Vì sao? Đây là thắc mắc chung của nhiều người khi biết tin người hoạt động xã hội nào đó bị bắt Trường hợp mới nhất là chị Hoàng Thị Minh Hồng, người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Nam cực năm 1997 và là người sáng lập tổ chức bảo vệ môi trường Change.

Chắc chắn, mỗi khi nhà cầm quyền bắt ai thì họ luôn có lý do. Tuy nhiên, những ai có lương tri thường cảm nhận có điều gì đó không ổn, có điều gì đó còn mơ hồ giữa cái cớ bắt giữ và lý do thật sự đằng sau. Nó là cái gì? Vì sao chị Hồng và nhiều người hoạt động xã hội khác bị bắt trong thời gian này?

Thực sự, chúng ta không thể biết được chính xác lý do đằng sau là gì. Tuy nhiên, chúng ta có thể suy đoán được nếu hiểu được bối cảnh xã hội và chính trị của nước mình.

jeudi 1 juin 2023

Lưu Nhi Dũ - Chuyện cái áo ngũ thân!

 

Hôm qua thấy mạng ì xèo chuyện đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) trên diễn đàn Quốc hội đề nghị cho các đại biểu được mặc áo dài ngũ thân đi họp Quốc hội.

Tưởng chuyện đùa, đại biểu này rảnh dữ, trong khi kinh tế cả nước khó khăn trăm bề, hàng vạn công nhân mất việc, hàng ngàn doanh nghiệp “biến mất”. Không lo nổi chuyện quốc kế dân sinh thì đừng lên diễn đàn đề nghị chuyện tầm phào, lạc điệu, lại còn khoe có đến bốn cái áo dài ngũ thân như vậy. Màn tấu hài đỉnh cao!

Bạn tui thốt lên: “Cái áo ngũ thân này phải hơn 10 chai chứ không ít đâu”!

Tuấn Khanh - Lộ Diêu : Dân chọn hay chính quyền đã chọn?

 

Câu chuyện bãi biển Lộ Diêu đẹp mê hồn ở xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định, nay mai rồi sẽ bị san, dời để làm chỗ cho nhà máy luyện gang thép đồ sộ Long Sơn, đang khiến khắp nơi người dân Việt ai nấy biết đến đều nhói lòng.

Cái tên Lộ Diêu bắt đầu ngày càng được nhắc đến nhiều hơn, được tò mò bàn tán về địa danh và thắng cảnh đẹp nguyên sơ: bởi lâu nay biển Lộ Diêu chưa được chính quyền dùng đến, quảng bá như một địa danh du lịch đặc biệt của Bình Định.

Vùng biển nhỏ, hẻo lánh ở Bình Định có thể không tạo nhiều ấn tượng trên các dòng tin, về một đổi thay sống còn của thiên nhiên Việt Nam, và cả vận mệnh của hàng trăm con người đã chia nhau sống và gìn giữ từ hàng trăm năm trước. Thế nhưng, chỉ cần ví von, nếu đặt một nhà máy thép ở Đà Lạt hay Sapa, ắt mọi người sẽ hình dung của sức nặng ham muốn làm kinh tế, để đánh đổi cả quá khứ và tương lai của một địa danh là như thế nào.

Lưu Trọng Văn - Khi ông bí thư cam kết liều mạng

 

Bí thư Bình Định Hồ Quốc Dũng phát biểu trước Dân Lộ Diêu:

“Công nghệ luyện thép của Long Sơn hoàn toàn khép kín, không xả thải ra môi trường. Nếu sau này nhà máy thép có mét khối nước thải nào đổ ra biển, tôi sẽ chịu trách nhiệm. Khói bụi của nhà máy cũng được thu gom để phục vụ cho lĩnh vực khác.”

Công nhận ở xứ Bình Định đất võ, quê hương Quang Trung, tòi đâu ra một ông bí thư liều thật.

vendredi 19 mai 2023

Trần Tiến Dũng - Mùa hè Sài Gòn xưa và nay

 

Mùa hè là gọi chung, ở miền Nam là đầu mùa mưa. Thời nay người ta không còn tâm trạng lãng mạn về hoa phượng, tiếng ve, hàng me lá non, các cơn mưa rào...

Điệp khúc đầu tiên mà người đô thị Việt Nam là nghe đài về hồ thủy điện cạn nước, thiếu điện, lên giá tiền điện. Điệp khúc mà người ta nói cho nhau nghe từng giờ là trời nóng như lửa, đường ngập...

Đã 48 năm rồi, có người sinh sau 1975 đã có dâu, rể, có người đã ẵm nựng cháu ngoại nhưng điệp khúc cũ về vấn nạn mùa hè suốt 48 năm vẫn y vậy. Hay đó là thứ điệp khúc về "thành tựu" để họ thuộc lòng và hát, nói mỗi năm nhằm truyền lại cho đời con, cháu.

lundi 8 mai 2023

Cù Mai Công - Ba đại lộ đầy cây xanh sầm uất nhất Sài Gòn đã bị « sa mạc hóa » ra sao ?

 

Ai cũng biết đó là ba đại lộ nào: Tôn Đức Thắng, Nguyễn Huệ và Lê Lợi. Và ai cũng biết ba đại lộ giữa trung tâm Sài Gòn ấy từng đẹp đẽ ra sao; nhiều cây cối mát mẻ ra sao; buôn bán sầm uất, khách qua lại tấp nập ngày đêm ra sao.

Đại lộ Tôn Đức Thắng trước 1975 là cung đường Cường Để tạo nên “khung trời đại học” thơ mộng, lãng mạn thứ hai của Sài Gòn; cuối thập niên 1990 từng là một trong những cung đường được xếp hạng đẹp nhất Việt Nam.

Hai đại lộ Nguyễn Huệ, Lê Lợi - hai dòng kinh/đường nước đầu thời Pháp thuộc bị lấp thì sau đó cả trăm năm, luôn là cung đường “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” tạo nên bộ mặt đô thị bậc nhất của một Sài Gòn phát triển, thay đổi từng ngày.

samedi 8 avril 2023

Nguyễn Thông - Cây xanh (3)

 

Suốt mấy chục năm ròng rã chế độ xã hội chủ nghĩa, ban đầu ở miền Bắc, sau tháng 4.1975 lan tiếp cả miền Nam, việc phá rừng chặt cây được coi là chủ trương kinh tế.

Rừng trong con mắt và bộ óc nhà cai trị chỉ có giá trị khai thác gỗ, hoặc là đất hoang, phải biến thành đất nông nghiệp trồng lương thực, rau màu. Tất cả những cuộc vận động đi khai hoang, lập quê mới, xây vùng kinh tế mới, thực chất là đi phá rừng.

Nhà cai trị chỉ chú ý đến phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên, chứ gần như không quan tâm tới vấn đề môi trường, sinh thái tự nhiên. Nếu trước kia để giành độc lập, họ sẵn sàng đốt cháy cả dãy Trường Sơn, thì giờ đây để có “củ khoai củ sắn thay cơm” họ chả ngại chi chuyện phá rừng. Có thực mới vực được đạo Mác - Lênin, đạo xã hội chủ nghĩa, thì “rừng thiêng nước độc” đâu nghĩa lý gì bởi không đem lại lúa ngô khoai sắn đỗ.

samedi 1 avril 2023

Nguyễn Thông - Cây xanh (2)

 

Có dạo ồn lên bức ảnh rất ngượng, ảnh vệ tinh chụp thực trạng rừng khu vực người ta quen gọi là “ngã ba Đông Dương”, ngã ba biên giới, nơi tiếp giáp lãnh thổ của ba nước Việt - Lào - Campuchia.

Nói ngượng, là bởi trên phần đất rừng Lào và Cam cứ xanh ngăn ngắt, còn đất An Nam ta trọc lốc như đầu thầy chùa. Sự tương phản rất rõ.

Đây là ảnh vệ tinh của Gu gồ máp (Google map), khách quan, trung thực, chứ nếu do nhà nhiếp ảnh nào, có nhẽ đám tuyên giáo, tivi báo chí mậu dịch lại la lên oai oái bảo âm mưu chống phá bêu xấu của các thế lực thù địch. Xứ này, cứ cái gì ngược lại, trái lại sự ca ngợi của nhà cai trị đều là thế lực thù địch tuốt, đều là luận điệu sai trái.

mardi 28 mars 2023

Hoàng Quốc Dũng - Nước Pháp đang khủng hoảng biểu tình

 

Trong một bài trước tôi có nói qua về việc nước Pháp đang khủng hoảng vì tổng thống Macron muốn cải tổ những vấn đề có liên quan đến hưu trí.

Cuộc đọ sức này vẫn chưa kết thúc và hai bên đang còn thách đấu nhau ngày thứ Ba 28/3 với tổng bãi công và biểu tình. Bạo động đã xẩy ra ở một số thành phố lớn, nhưng chủ yếu vẫn là ở Paris.

Các bạn cũng nên biết là bạo động một phần nhỏ do chính những người biểu tình gây nên. Tuy nhiên các bạo động khủng khiếp lại do nhiều lực lượng khác cố tình gây nên. Trong số này đa số là những phần tử bất mãn, vô công rỗi nghề cứ thấy có biểu tình ở đâu là chúng trà trộn vào rồi đập phá, nhiều khi cũng nhân thể cướp bóc luôn. Họ chả có chính kiến gì hết, chỉ có phá và phá.