mercredi 13 mai 2020

Biển Đông: Trung Quốc toan tính gì khi lập 2 ‘quận’ mới cho ‘Tam Sa’ ?

Đảo Phú Lâm, nơi có miếu thần Hoàng Sa thời vua Minh Mạng, nay trở thành thủ phủ « thành phố Tam Sa ». Ảnh vệ tinh của AMTI.
Đăng ngày:


Ngày 18/04/2020, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ra quyết định lập hai « quận » mới trực thuộc « thành phố Tam Sa » (Sansha), đặt trụ sở tại đảo Phú Lâm (Woody Island) trên quần đảo Hoàng Sa - cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1974.

Một số nhà quan sát có thể cho rằng việc lập hai « quận » mới này chỉ mang tính biểu tượng mà thôi. Tuy nhiên theo nhận định của cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược (CSIS) ngày 12/05/2020, động thái này sẽ cải thiện việc quản lý hành chính và thúc đẩy các chính sách mới của Trung Quốc về Biển Đông.

Đảo Phú Lâm chiếm của Việt Nam thành đại bản doanh

Nguyễn Thông - Đề nghị trả lời



Hội đồng Thẩm phán (17 người) là do Chủ tịch nước bổ nhiệm và Quốc hội phê chuẩn. Mọi việc làm của họ đều liên quan tới Chủ tịch nước và Quốc hội, nơi đã "chọn mặt gửi...", đưa họ ra.

Đề nghị Hội đồng Thẩm phán, Quốc hội và Chủ tịch nước làm rõ vấn đề : Tại sao con dao và cái thớt, là tang chứng vật chứng mà hung thủ sử dụng trong vụ án Hồ Duy Hải lại biến mất ?

Đứa nào phi tang? Phi tang để làm gì? Cơ quan điều tra làm việc này hay ai, cơ quan nào?... 

Trương Châu Hữu Danh - Tấm lòng thẩm phán



Sau nhiều lần đề nghị chủ tọa phiên tòa Tòa án Nhân dân (TAND) Ninh Thuận xem xét lại vụ án vì có nhiều tình tiết không đúng sự thật, nhưng không được chấp thuận, bị cáo Loan (27 tuổi) đã uống thuốc sâu tự tử ngay tại tòa. 

Gia đình bị cáo thấy vậy khóc lóc và xin Hội đồng xét xử (HĐXX) cho mang bị cáo đi cấp cứu, nhưng HĐXX kiên quyết không cho và buộc bị cáo phải ngồi tại tòa. 

Do không được cứu chữa kịp thời, 24 giờ sau, chị Loan tắt thở.

Lưu Trọng Văn - Thay vì các đại hội, hãy là Hội nghị Diên Hồng


Hội nghị trung ương 12 khai mạc ngày 12/05/2020. Ảnh báo Thanh Tra.

Trung ương đang hội nghị bàn về nhân sự đại hội đảng, và quốc hội vẫn là đề cao tính đảng với tư tưởng xã hội chủ nghĩa (XHCN) làm nền tảng cốt lõi chọn nhân sự. 

Được thôi, nhưng khổ nỗi hơn 70 năm nay cho đến lúc này các nhà lý thuyết XHCN vẫn chưa đưa ra được mô hình cụ thể dễ hiểu, và công thức khoa học để biến cái tư tưởng trên thành hiện thực.

Hiện thực các ngài ạ!

mardi 12 mai 2020

Từ « Ngày xưa có con virus » đến « One Sea »: Bắc Kinh nhận quả đắng !

Đăng ngày:


« Ngày xửa ngày xưa có con virus …»

Chỉ vài ngày sau, trên tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp xuất hiện một video mang tựa đề « Once Upon a Virus » (Ngày xửa ngày xưa có con virus), lần này thì nhằm khiêu khích Mỹ.

Đoạn video hoạt hình ngắn này có hai nhân vật chính được trình bày theo dạng trò chơi Lego. Bên trái là một chiến binh Trung Quốc thời xưa có mang khẩu trang, bên phải là tượng Nữ thần Tự Do.

lundi 11 mai 2020

Lưu Trọng Văn - Con dao và câu hỏi đâu là sự thật vụ án Hồ Duy Hải?



Người dân hiếu kỳ trước Bưu điện Cầu Voi, nơi xảy ra vụ án tháng 1/2008. Ảnh Trương Châu Hữu Danh
Ngày 13 tháng 1 năm 2008 tại Bưu điện Cầu Voi, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, hai nữ nhân viên bưu điện Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân bị giết.

Tại sao một vụ án hình sự, người bị giết chỉ là nhân viên bưu điện bình thường và kẻ giết người nếu theo danh sách các nghi phạm đều là người lao động bình dân, diễn ra ở ấp lẻ, tỉnh lẻ lại trở thành một vụ án gây chấn động công luận và và lôi kéo thành trận chiến các quyền lực pháp đình đến như vậy?

Vụ án rất đơn giản, mọi chứng cứ sờ sờ vì kẻ giết người chả cao tay gì, nên các nhà điều tra nhanh chóng chộp được thủ phạm. Điều này thể hiện rất rõ trên bài viết của báo Công an Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công an ngay sau vụ án, dựa theo báo cáo chính thức nội bộ công an huyện Thủ Thừa và công an tỉnh Long An cung cấp.

dimanche 10 mai 2020

Lê Hồng Hiệp - Dự báo thay đổi nhân sự cấp cao tại Đại hội 13


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội 12 năm 2016.

Giới thiệu

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dự kiến sẽ ​​diễn ra vào tháng 1 năm 2021. Vài tháng sau đó, một chính phủ mới sẽ được thành lập để lãnh đạo đất nước cho đến năm 2026. 

Như thường lệ, các thay đổi nhân sự nào được thông qua tại đại hội từ lâu đã trở thành trung tâm chú ý của công chúng và tạo ra rất nhiều đồn đoán. Mặc dù điều này hoàn toàn dễ hiểu nếu xét tính bí mật trong chính trị cấp cao của Đảng cũng như tầm quan trọng của những thay đổi này đối với đất nước, nó cũng mang lại cho các nhà phân tích Việt Nam một cơ hội để tìm hiểu các động lực chính trị của đất nước, đồng thời đưa ra các đánh giá về những thay đổi nhân sự này.

Bài viết này phân tích các yếu tố định hình sự thay đổi lãnh đạo sắp tới của ĐCSVN, triển vọng của các ứng cử viên hàng đầu và tác động đối với chính trị Việt Nam. Bài viết mở đầu bằng cách thảo luận về cấu trúc nhân sự cấp cao của ĐCSVN trước khi phân tích các thay đổi có khả năng xảy ra trong Bộ Chính trị, cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của cả nước. Cuối cùng, bài viết điểm qua các ứng viên tiềm năng cho bốn vị trí lãnh đạo cao nhất và triển vọng đắc cử của họ.

Cấu trúc quyền lực cấp cao: “tam trụ” hay “tứ trụ”?

Biển Đông : Việt Nam có thể sắp kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế

Ảnh tư liệu : Biểu tình tại Hà Nội ngày 12/06/2011 chống các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Reuters / Kham
Đăng ngày:


Việt Nam được cho là đang chuẩn bị hồ sơ kiện lên tòa trọng tài quốc tế chống lại yêu sách chủ quyền Biển Đông phi lý của Trung Quốc. Đây có thể là đáp trả về pháp lý trước việc Trung Quốc ngày càng gia tăng đe dọa và quấy nhiễu trên tuyến đường hàng hải tranh chấp.

Nhiều tiếng nói trong chính quyền đòi kiện Trung Quốc 

Các nhà phân tích đang theo dõi tình hình tin rằng, Hà Nội có thể nộp đơn kiện - tương tự như Philippines đã tiến hành trước đây, và đã chiến thắng Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye hồi tháng 7/2016. Phán quyết của tòa khẳng định Trung Quốc « không có quyền lịch sử » về đường lưỡi bò 9 đoạn mà Bắc Kinh sử dụng để đòi hỏi chủ quyền gần 90% Biển Đông. Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện và tuyên bố không chấp nhận phán quyết, vốn không có cơ chế buộc phải thực thi.

Nguyễn Quang Lộc - Về vụ án Hồ Duy Hải



Bài viết của ông Nguyễn Quang Lộc, cựu thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao

Nhiều bạn bè, đồng nghiệp, học trò hỏi tôi về vụ án Hồ Duy Hải. Quả thật tôi không được nghiên cứu hồ sơ vụ án, chỉ nghe qua các luồng thông tin đa chiều nên không dám có ý kiến gì về việc kết tội đối với bị cáo Hải. 

Tuy nhiên, qua theo dõi phiên tòa Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, tôi xin nêu một số ý kiến về thủ tục tố tụng hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Xin nói trước là những ý kiến của tôi không nhằm chỉ trích ai mà trên tinh thần xây dựng, thượng tôn pháp luật mà thôi. 

1/Về thành phần Hội đồng Giám đốc thẩm

Điều 53 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm’’

Nguyễn Ngọc Chu - Đây là lúc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải thể hiện trách nhiệm



Hội đồng Thầm phán (HĐTP) Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC), với quyết định bác kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSNDTC) về vụ án oan Hồ Duy Hải vào trưa ngày 08/5/2020, đã giáng một đòn chí mạng lên uy tín nền tư pháp nước CHXHCN Việt Nam.

I. BẢY NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN PHẪN NỘ CỦA NHÂN DÂN ĐỐI VỚI HĐTP TANDTC 

Cả xã hội phẫn nộ. Chưa bao giờ ở Việt Nam dấy lên một làn sóng phản đối dữ dội HĐTP TANDTC như vậy. Không chỉ phẫn nộ, mà 17 thành viên HĐTP TANDTC đã bị nhân dân cả nước lên án qua mạng xã hội. Sau đây là 7 lý do mà nhân dân cả nước lên án 17 thành viên HĐTP TANDTC.

Giáo sư Chu Hảo: Hãy cứu Hồ Duy Hải



Nếu bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải được thực thi như ý nguyện của 17 quan tòa Giám đốc thẩm ngày 8 tháng 5 năm 2020, thì chính họ là những tên đao phủ; và nền công lý này, về thực chất, đã phản bội lại nhân dân.

Hồ Duy Hải vẫn đang tạm thời được sống cho đến khi 1% khe cửa công lý khép lại hẳn.

Hãy mau mau lên tiếng để cứu mạng sống của Hồ Duy Hải và ngăn chặn không cho Tòa án Tối cao lộng hành ngang ngược. Họ đồng lòng khẳng định việc sơ thẩm và phúc thẩm của án tử hình đối với Hồ Duy Hải là đúng, mặc cho quá trình điều tra xét hỏi có nhiều sai sót và vi phạm các quy định tố tụng. 

Tâm Chánh - Con chữ của quỷ



Đây mới là sự thật thách thức chúng ta: Một bài báo phê bình bà mẹ yêu con mù quáng khi 12 năm lặn lội kêu oan cho con.

Đó là những con chữ của quỷ. 

(Xin lỗi các bạn làm báo, tôi đã nhiều lần cân nhắc và quyết định giữ lại ý đánh giá này).

Thôi, tôi không nhân ngày của mẹ, cũng không vịn vào tình yêu thương con cái của bà mẹ vốn là cội nguồn của mọi tình cảm quý báu trên đời. 

Lưu Trọng Văn - Mạng người và cuộc đua quyền lực?



Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam đang vào cuộc đua quyết liệt.

Các đối thủ tung đòn?

Cái ghế ủy viên Bộ Chính trị - phó thủ tướng phụ trách nội chính chỉ có một. Theo thông tấn vỉa hè của Dân chém gió thì có khả năng vào cái ghế quyền lực kia có vài ứng viên, mà trong số ứng viên sáng giá có thể có:

samedi 9 mai 2020

Lê Minh Đức - Vụ án Hồ Duy Hải : Như là định mệnh



Tháng 1/2008, vụ án Cầu Voi xảy ra, tháng 3/2008, Hồ Duy Hải bị bắt. Lúc này ông Nguyễn Hòa Bình đương là thiếu tướng, phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Bộ Công an. 

Một tháng sau, ông rời ngành về làm phó bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi, quê ông. Đúng hai năm sau, ông lên chức bí thư, còn Hồ Duy Hải qua hai phiên tòa đã lãnh án tử hình.

Nhưng con đường hoạn lộ của ông Bình chưa dừng lại. Hơn một năm sau, tháng 7/2011 ông được Quốc hội bầu làm viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. 

Ngô Nguyệt Hữu - Nếu đã sai thì tại sao lại đúng?



(NN 09/05/2020) - Thật buồn vì vẫn phải lạm bàn về câu chuyện của hơn mười hai năm về trước.


Thật cũ vì vẫn phải lạm bàn về một vụ trọng án mà khi nhắc lại luôn có cảm giác có lỗi với người không may đã khuất lẫn thân nhân của họ.

Thật xót khi phải khơi lại nỗi đau của người mẹ có con bị kêu án tử hình, bà tin con mình bị oan. Để kêu oan cho con mình, bà đã bán hết gia sản để nước mắt chan dài từ Nam đến Bắc.

Vụ 2 nhân viên bưu điện bị giết: Nghi can là bạn trai của nạn nhân



Bưu điện Cầu Voi, nơi xảy ra vụ án

Nguyễn Văn Nghị là ai ? Nhân vật này đã « bốc hơi » không để lại dấu vết, cả trong hồ sơ điều tra ! Một bài báo trên Công An Nhân Dân (vẫn còn trên mạng, nhưng không biết đến bao giờ) đăng vài ngày sau thời điểm xảy ra vụ án, tập trung vào nghi can chính này, chứ không phải Hồ Duy Hải.

(CAND 16/01/2008) Nghi can chính là Nguyễn Văn Nghị, ngụ tại huyện Cai Lậy (Tiền Giang), có dấu hiệu nghiện ma túy. Nghị là một trong hai bạn trai của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng. Vào đêm xảy ra vụ án, người dân địa phương thấy Nghị đi xe máy đến Bưu điện Cầu Voi gặp Hồng và Vân.


Ngày 15/1, cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An tiến hành lấy lời khai ba thanh niên quê ở tỉnh Vĩnh Long, tạm trú tại ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa (Long An) do có mối quan hệ với hai nạn nhân bị giết tại Bưu điện thị tứ Cầu Voi hôm 13/1. Sau đó, cơ quan điều tra tiếp tục câu lưu một thanh niên được xác định là nghi can chính trong vụ án.

Vụ án Hồ Duy Hải giết người, cướp của: Bị cáo kêu oan, luật sư khép tội



Vì sao Hồ Duy Hải phải nhận tội ? Một bài viết trên báo Lao Động từ năm 2015 đã cho thấy rõ : luật sư được chỉ định là ông Võ Thành Quyết (trước đó là thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an Long An) cố ý khép tội thân chủ !

Vụ án Hồ Duy Hải giết người, cướp của: Bị cáo kêu oan, luật sư khép tội

( 24/03/2015) Tại bản án phúc thẩm xét xử giết người, cướp của ở Bưu điện Cầu Voi, Hội đồng xét xử nhận định: “Ngay cả các bản tự khai, các bản cung có luật sư, có đại diện VKS tham gia, bị cáo (Hồ Duy Hải) đều xác định và mô tả tỉ mỉ hành vi giết người của bị cáo”. Như vậy, khi Hải khai cung có luật sư - nghĩa là không ép cung, nhục hình? Lao Động đã đi tìm sự thật.

 “Lái” lời khai

Trong vụ án này, Hồ Duy Hải có đến hai luật sư (LS) bào chữa: LS Nguyễn Văn Đạt (gia đình mời) và LS Võ Thành Quyết (tòa chỉ định). LS Nguyễn Văn Đạt cho biết, ông không được tham gia khi hỏi cung Hải. Chỉ có LS Quyết tham gia.

Mai Quốc Ấn - Tù nhân dự khuyết



Lập pháp, hành pháp và tư pháp luôn là cột trụ của mỗi quốc giamà ở đó các triều đại/chế độ hưng hay mạt, đều từ pháp luật có nghiêm minh và công bằng hay không.

Ngày mà bà Mai Thị Khuyên viết thư gửi Chủ tịch nước xin ân xá cho chồng là Đặng Văn Hiến, có hỏi ý người viết. Chỉ có thể đáp rằng chị cứ làm những gì mà thấy cần thiết nhất. Một người vợ có quyền làm điều đó cho chồng mình vì tình yêu, vì trách nhiệm. Bà Nguyễn Thị Tồn năm xưa vượt núi, băng rừng ra kinh đô Huế, đến Tam pháp ty đánh ba hồi trống làm kinh động triều đình để kêu oan cho chồng là Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Thiên đạo và nhân tâm ấy, là lẽ tự nhiên.

Mẹ của tử tù Hồ Duy Hải dành 12 năm hơn với 2.000 lá đơn kêu oan cho con cũng nằm trong lẽ tự nhiên chi đạo. Hùm dữ còn chẳng ăn thịt con, huống gì một án tử mà thủ tục tư pháp đã rành rành sai phạm. Lối nói “không thay đổi bản chất vụ án” trong khi những chứng cứ lấy mạng tử tù bị chứng minh là ngụy tạo và có vô số những bất cập trong quá trình điều tra; thì y một án tử chắc chắn trái với nhân tâm.

Lưu Trọng Văn - Các quan ngài thật đáng nhận lời khinh bỉ !



17/17 vị thẩm phán tối cao cầm đầu là chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng:

"Đối với các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường, bưu điện là nơi công cộng, nhiều người ra vào nên việc thu được nhiều vân tay là hoạt động bình thường. Hồ sơ vụ án thể hiện không thu được vân tay của Hồ Duy Hải chưa phải là căn cứ để xác định Hải không phạm tội”. 

17/17 vị thẩm phán tối cao cầm đầu là chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng:

Đặng Đình Mạnh - Kịch bản hoàn hảo



Diễn tiến kịch bản :

- Chiều ngày 08/05, cụ Bình chánh tòa thay mặt hội đồng các cụ tối cao đọc quyết định bác kháng nghị của cụ viện tối cao. Trong đó, nội dung quyết định cho rằng : Việc truy tố và xét xử Hải với tội danh sát nhân, cướp của là đúng người, đúng tội, không oan. 

Trong quá trình điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra đã có một số sai sót nhất định, nhưng không đáng kể, đặc biệt, không làm ảnh hưởng đến bản chất tội phạm của Hải. Hơn nữa, chính Hải cũng đã có nhiều lời khai nhận tội. 

Theo đó, căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi phạm tội và hậu quả của Hải gây ra làm chết hai mạng người, do đó, tòa án cấp sơ và phúc thẩm tuyên bị án có tội và phải chịu chung hình phạt cho cả hai tội là dựa cột là có căn cứ.