samedi 31 août 2024

Lưu Trọng Văn - Tất cả sẽ thông…

Chủ tịch Tô Lâm thẳng thắn phát biểu trong cuộc họp bàn về Văn kiện Đại hội đảng:

“Tinh thần là nhìn thẳng vào sự thật, không tô hồng, bôi đen, đánh giá chính xác kết quả đạt được. Thẳng thắn, khách quan chỉ ra những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm và nguyên nhân. Nhất là những điểm nghẽn, nút thắt đối với sự phát triển của đất nước chưa được hoặc chậm được tháo gỡ, khắc phục; tiếp tục kiên định sự nghiệp đổi mới đất nước.”

Nhìn thẳng vào sự thật điểm nghẽn, nút thắt chính là một trong những bước ngoặt quan trọng để có thể đưa Đất nước vào thời kỳ mới.

Dương Quốc Chính - Chờ đợi gì ở bác tổng ?

Hôm nay thấy nhiều người đăng cái ảnh tổng tịch phát biểu trong lễ kỷ niệm 79 năm ngày quốc khánh, với ý là bối cảnh trang trí đơn giản, kiểu Tây. Và cho rằng tổng tịch sẽ là người cải cách rất chi là Tây, với niềm hy vọng lớn lao vào một tương lai tươi sáng với một nhà cải cách.

Nói thực là anh em dễ bị chăn quá đi. Mình Google ra một đống báo đảng, với góc chụp khác, thì hoa hoét vẫn đầy ra, trang trí vẫn diêm dúa như ngày nào, có khác gì mấy đâu?

Có một điều đáng chú ý hơn mà anh em không chịu để ý. Đó là khách mời các nguyên lãnh đạo, không có một đồng chí ngã ngựa nào cả. Tức là các đồng chí mới bị miễn nhiệm vì lý do cá nhân đều không có mặt. Các đồng chí có mặt đều là các đồng chí nghỉ hưu bình thường.

Lê Học Lãnh Vân - La Belle et la Bête hay tiến sĩ và xàm tăng


Cô hoa hậu nói về đọc sách, vì câu nói đó mà không ít người chê bai cô. Đọc sách có cả trăm đường đọc, phần tôi, tôi không dám có ý kiến!

Buổi sáng thứ Bảy, dưới vòm cây, đọc báo thuật lại lời cô hoa hậu nói, nhìn hình cô rất duyên dáng và ăn ảnh, tôi mỉm cười lâng lâng, nâng chiếc tách màu sáng ngà sánh nước da với cà-phê đen so màu tóc…

Rồi lại nhớ tới cờ-líp của thầy tiến-sĩ-hai-năm mà mảnh bằng tốt nghiệp cấp phổ thông của thầy đang như bóng chim tăm cá, thiên hạ không biết đâu mà tìm.

Mai Quốc Ấn - Đọc mà không thể không phẫn nộ !


“Công ty Buôn Ja Wầm quản lý hơn 8.800 hecta giáp ranh với các huyện Krông Buk, Ea Súp, Buôn Đôn, Ea H'leo.

Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, từ đầu năm 2020 đến nay, trên lâm phần của Công ty lâm nghiệp Buôn Ja Wầm xảy ra hơn 500 vụ phá rừng.”

Giữ rừng nhưng mất rừng hàng trăm vụ như vậy nhưng hàng năm Công ty lâm nghiệp Buôn Ja Wầm vẫn nhận kinh phí bảo vệ rừng. Họ thậm chí còn tự ý sử dụng đất vào mục đích khác là cho thuê để kiếm lợi. Việc này kéo dài một cách kỳ lạ!

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 31.08.2024


Tin sáng

1. Một trường mẫu giáo ở Lào Cai bị nước bao vây, phải điều hàng chục cảnh sát phòng cháy chữa cháy cùng phương tiện chuyên dụng (một cái xe to oành) tới giải cứu hơn chục cháu. Tin VTV vừa đưa chương trình Chào buổi sáng. Hú hồn ạ.

Trong khi đó, một trường mẫu giáo ở Sơn La thì cỏ và lúa đã mọc kín, các cháu phải chuyển sang học ở nhà văn hóa: "Trường của em be bé, sân trồng lúa và rau...". Và tối qua, mưa vẫn rất to ở nhiều tỉnh phía Bắc.

À mà không chỉ phía Bắc, thành phố Kontum cũng... thành sông, Pleiku thì nhà cháu dậy thấy mưa lắc thắc bèn đạp xe trong nhà. Bê tông nhiều quá cũng là nguyên nhân khiến nước không thoát như xưa ạ.

Thái Vũ - Người nghèo và trẻ em, nạn nhân của sữa giả


Nhớ vụ sữa trộn bột nhựa Melamine (để tăng chỉ số protein khi có kiểm tra) ở Trung Quốc làm nhiễm độc khoảng 300.000 trẻ em (6 tử vong) năm 2008, những kẻ sản xuất bị tử hình.

Người dân Trung Quốc quá sợ sữa nội địa. Thị phần Nestlé ở Trung Quốc lập tức tăng gấp 4 lần. Mười năm sau, người dân vẫn quay lưng với sữa nội địa. Các hãng sữa chủ yếu của Trung Quốc buộc phải thay đổi bằng cách dùng nguyên liệu sữa nước ngoài.

...Chúng ta dùng từ "sữa" chung cho cả "milk" và "formula" nhưng ở các nước, người ta phân biệt hoàn toàn hai khái niệm này. Riêng với em bé (infant) thì sự phân biệt này càng nghiêm ngặt để giúp cho các quyết định lựa chọn nên cho con bú sữa mẹ hay uống formula.

Võ Khánh Tuyên - Từ Hà Lan đến Mỹ


Mấy hôm nay, báo chí đăng tin Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Hà Lan (thành phố Chí Linh, Tỉnh Hải Dương) bị bắt vì sản xuất, buôn bán sữa giả.

Không phải là tất cả, nhưng không ít người nhầm tưởng đó là Sữa Cô gái Hà Lan, một thương hiệu nổi tiếng xưa nay trên thị trường. Đến nỗi Công ty FrieslandCampina Việt Nam (thuộc Tập đoàn Royal FrieslandCampina Hà Lan) sở hữu thương hiệu Cô gái Hà Lan phải lên tiếng đính chính để tránh ngộ nhận.

Nhớ lại, hồi thập niên 90 của thế kỷ trước, ở Saigon - chính xác là ở TPHCM- xuất hiện một Trường dạy Anh Ngữ mang tên Anh Văn Hội Việt Mỹ.

Thư ngỏ từ Trường Đại học Fulbright Việt Nam


Những ngày gần đây, Trường Đại học Fulbright Việt Nam (Fulbright) đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công ác ý trên mạng xã hội.

Các cuộc tấn công này thường sử dụng ngôn ngữ xúc phạm - thậm chí có lời lẽ đe dọa đối với sinh viên, giảng viên, nhân viên, người thân và bạn bè của Fulbright - xoay quanh cáo buộc rằng: chúng tôi tham gia vào những hoạt động ươm mầm cho một cuộc "cách mạng màu" ở Việt Nam.

Những cáo buộc này không chỉ vô căn cứ mà còn hoàn toàn phi lý. Là Hiệu trưởng của Trường, tôi cần phải làm rõ sự thật về chúng tôi là ai và những giá trị mà chúng tôi đại diện.

Nguyễn Thông - Chuyện đồng hồ (3)


Hôm nay, tôi lên tút kỳ tiếp theo chuyện về Hưng Yên, cứ vừa lên là bị "các cháu" nó gỡ, bảo rằng vi phạm. Mấy lần cả thảy. Chán, chả muốn đôi co với họ làm gì.

Thôi thì lên tiếp bài về đồng hồ, chẳng đụng chạm đến ai, còn nó quyết cho rằng ý đồ này nọ cũng đành chịu. Mạng miếc bây giờ đâu có hiền như ngày xưa.

Như đã kể ở bài 2, sau tháng 4.1975, hàng hóa lũ lượt trẩy về miền Bắc, trong đó có đủ loại đồng hồ. Những nhà bình dân, nhất là vùng nông thôn, lâu nay không sắm được đồng hồ, lúc này đã có thể mua chiếc đồng hồ để bàn hoặc treo tường cũ “made in” Nhật, Mỹ đàng hoàng. Người ta có thể cười vui vẻ thịt con gà trống mà không cần nghĩ ngợi lăn tăn gì bởi đã có đồng hồ coi giờ thay tiếng gáy của nó. Đám thanh niên, những tay chơi áo đại cán, mũ cối, dép nhựa Tiền Phong trắng giờ đây có thêm tiêu chuẩn cạnh tranh mới là phải có đồng hồ đeo tay.

Chương trình phát thanh RFI ngày 31.08.2024


 

vendredi 30 août 2024

Hoàng Quốc Dũng - Kể chuyện làm tình nguyện viên trong Thế vận hội Paris 2024

Thế vận hội Paris 24 đã thành công rất tốt đẹp, để lại những ấn tượng tuyệt vời cho các vận động viên, khách du lịch và các khán giả. Chỉ sau vài ngày nghỉ ngơi, ban tổ chức lại bắt tay luôn vào chuẩn bị cho Paragame.

Lễ khai mạc Paragame cũng được diễn ra ngoài trời. Đoàn diễu hành đi trên đại lộ Champs-Elysées, từ Khải Hoàn Môn (Place Charles de Gaulle Etoile) để tiến vào quảng trường Concorde.

Về sự thành công của lễ khai mạc, chắc các bạn đã có thể đọc được trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Ở đây, tôi sẽ chỉ kể qua về công việc, cảm xúc của các tình nguyện viên.

Mai Bá Kiếm – « Khóa học không sợ hãi » và « khóa học không sợ nghèo », cái nào đáng sợ ?


Năm 2020, trong một lớp dạy làm giàu, thằng diễn giả xưng mày tao, dùng thậm từ chửi học viên, giống con mẹ bán "bún mắng" sỉ nhục thực khách.

Đứa học viên nhu nhược xin lỗi thằng thầy, (cũng giống các lớp dạy làm giàu bằng hô khẩu hiệu, hay lớp dạy bán hàng đa cấp) nhưng không thấy "dư luận viên" (DLV) bảo vệ chế độ lên tiếng?

Nhưng khi ông chủ tịch Trường Đại học Fulbright Việt Nam nhắn nhủ sinh viên tốt nghiệp "giữ vững tinh thần không sợ hãi", và trên phông buổi lễ có câu "Class of the fearless" thì DLV bỗng lo cho an nguy quốc gia.

Lưu Nhi Dũ - Đại học Fulbright, John Kerry, Bob Kerrey và…lá cờ « không sợ hãi »

1. Ngày 21/08, kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam đăng một video về Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) với tít : "Không để cách mạng màu đổi màu giáo dục", nhưng sau đó video này đã bị gỡ bỏ.

Video này cho thấy lễ tốt nghiệp của các sinh viên không diễu hành với quốc kỳ Việt Nam, thay vào đó là cờ Fearless (không sợ hãi) và một số hoạt động khác của trường. Qua đó cho rằng Đại học FUV là mầm mống của "cách mạng màu".

Riêng tôi, tôi không biết FUV có muốn làm điều đó hay không. Và nên nhớ rằng đến nay có hàng ngàn cán bộ Việt Nam (trong có đó cán bộ cấp cao) được học bổng Fulbright, thì sao? Ngoài ra hơn 100.000 sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ đủ các ngành, thì sao?

Trần Thanh Cảnh - « Gió tầng nào gặp mây tầng ấy » !

Kẻ nghiện đọc sách từ bé, đương nhiên là rồi tìm chơi với gã cuồng sách thôi!

Đọc ở nhà chưa đủ, còn rủ nhau ra tận đảo Nam Du biển Tây Nam ngồi đọc lại và bình tán Trăm Năm Cô Đơn...

Sách, là người thầy vĩ đại nhất.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 30.08.2024

 

1. Tin này rợn người chứ không tươi không buồn ạ: "Bắt tổng giám đốc Công ty cổ phần sữa Hà Lan vì sản xuất hàng giả" - Èo mẹ lâu nay cứ tưởng Hà Lan là ở... Hà Lan chứ, té ra nó là... Việt Nam.

2. "Công an TPHCM tìm người liên quan vụ truy cập bất hợp pháp hệ thống FE Credit"- Nói gì nói, bọn này nó cũng... giỏi, phỏng ạ?

3. Đau xót quá ạ: "Nữ sinh lên thị trấn học buổi đầu tiên đã mất dưới bánh xe đầu kéo". "Vụ tai nạn khiến em N. 15 tuổi tử vong ngay hiện trường.

Đỗ Hoàng Diệu - Đời đâu chỉ cần cơm ngon và áo đẹp

Mẹ tôi không biết chữ nên không bao giờ đọc sách. Đôi khi tôi tự hỏi, nếu mẹ được đi học ở tỉnh đến năm 16 tuổi như bố, liệu mẹ có ham đọc hay không?

Câu trả lời không chỉ nằm ở não người, còn phụ thuộc vào mọi khía cạnh trong cuộc sống của bà: thời gian, tiền bạc, công việc, bạn bè... và cả chế độ.

Như đa phần nông dân ở quê, dù không đọc sách nhưng mẹ tôi thuộc Kiều và nhiều ca dao, khi nói chuyện hay dùng tục ngữ để truyền tải ý nghĩ. Có lẽ bởi vốn từ của mẹ rất ít. Vốn từ ít bởi mẹ không (được) đọc sách.

Dương Quốc Chính - Vai trò của sách

Đang trend chửi người không đọc sách, đồng thời có trend bênh người không đọc sách. Thế mới hay!

Mình nghĩ không nên quá cực đoan chửi người không đọc sách. Thế hệ mình là 7x về trước, đa số con nhà trí thức thì đều đọc sách, cơ bản vì không đọc sách thì chả biết làm gì để giết thời gian, chứ cũng không hẳn là vì đam mê tri thức gì đâu, nói cho nó vuông là như vậy! Bởi vì hồi đó đói rách, có gì giải trí mấy đâu. Thế nên đa số là đam mê thể thao và đọc sách, rất chi là lành mạnh với quan điểm hiện tại. Phải chơi thể thao vì làm gì có trò chơi điện tử, hi hi!

Nhà mình thì đến năm mình học cấp 3 mới có ti vi nhé, trước đó có radio thôi (mình tự diễn biến khi nghe đài địch bằng cái đó). Chứ nếu mà có ti vi sớm có khi lại không diễn biến, vì ti vi làm gì có đài địch như radio! Tóm lại là nghèo nên mới nghe radio và đọc sách, chơi thể thao nhiều! Quá là lành mạnh đúng không?

Nguyễn Đình Bổn - Hoa hậu thú nhận không đọc hết một cuốn sách!

Lời thú nhận của cô hoa hậu gì đó được khen là thành thật, và nhân đó cho rằng sách chẳng có ích gì trong thời đại này!

Cách đây 20 năm về trước cán bộ họ còn giả vờ nghèo, không dám khoe nhà, khoe xe...

Còn bây giờ họ chẳng ngại gì nữa khi đeo đồng hồ vài tỉ, khoe trên báo con cái du học mua nhà vài ba triệu đô...

Phan Châu Thành - Ngưu tầm ngưu…

Mình thích câu nói của bạn Kỳ Duyên: "Người thực tế cần gì phải đọc sách". Mình xin thêm vào đó câu nói nổi tiếng của mèo Basilio trong cuốn "Buratino - Cậu bé người gỗ": "Đọc sách làm gì cho mù mịe nó cả hai mắt".

Bởi thời buổi này trong xã hội Việt Nam chỉ cần chăm chuốt sắc đẹp, đi câu mấy anh đại gia là sống sướng cả đời, đọc sách làm gì ?

Học õng ẹo tốt hơn học kiến thức, thì phải học õng ẹo thôi, đơn giản. Có cầu thì có cung, thế giới vẫn vậy mà.

Liễu Hằng - Kỳ Duyên!


Em chã đọc sách, nên liệu có hiểu về chữ “kỳ” trong tên em? Kỳ ngộ, kỳ diệu hay...kỳ cục?

Em khoe hàng hiệu áo quần, nhưng rõ ràng em thua trắng khi chẳng thể khoe được cái chất “hàng hiệu” của tâm hồn em, dù có cơ hội.

M. Gorki có câu: Văn học là nhân học. Còn tôi cho rằng: Ai biết trân trọng sách, thì đó là một con người có tri thức! Bởi trên trái đất đông đúc này, chỉ loài người mới tâm huyết viết ra sách, bỏ công xuất bản sách và tìm thấy sự thích thú trong việc đọc sách.