dimanche 13 mars 2022

Kim Van Chinh - Ukraine tin trưa 12-3


(Tổng hợp trên cơ sở thông báo của Bộ Quốc phòng Ukraina)

1. HƯỚNG NAM:

Tại các điểm đến Donetsk và Tavria, Quân Nga tập trung nỗ lực vào việc chiếm giữ Kherson và bao vây, tấn công ác liệt vào các thành phố của Ukraina Mariupol và Severodonetsk.

- Theo hướng Nam Busan, Nga đã cố gắng siết chặt vòng vây, thiết lập kiểm soát đối với thành phố Mykolaiv và phát triển các pháo kích, tấn công Zaporozhye và Kryvyi Rih. Tuy vậy, những kẻ xâm lược Nga bị ngăn chặn, chịu những tổn thất đáng kể.

Nguyen Khan - « Tôi cần đạn, không cần một chuyến đi nhờ… »


Đó là câu trả lời của Tổng thống Ukraina Zelensky, khi đặc nhiệm Mỹ đến giúp ông lánh nạn giữa lúc lính dù Nga đang áp sát Thủ đô Kyiv.

Ít ai ngờ câu trả lời dứt khoát ấy đã thay đổi cục diện cuộc chiến lẫn thái độ của cộng đồng quốc tế. Bởi trước thời điểm ấy, xu hướng toàn cầu hóa đang đi vào thoái trào khi nhiều quốc gia chủ trương thực dụng, thái độ khôn lỏi, ranh vặt được không ít nước lạm dụng vì lợi ích quốc gia của họ.

Trung Cộng chẳng hạn, dùng tiền bạc lo lót thao túng các định chế quốc tế, mua chuộc chính trị gia các nước cho lợi ích bành trướng của mình làm thế giới xáo trộn. Bạo chúa Putin của Nga cũng là tay khôn lỏi ranh vặt thượng thừa như Trung Cộng.

Dương Quốc Chính - Nhìn lại hai hiệp ước hữu nghị Việt Nam-Liên Xô và Việt Nam-Nga

 

Ngày mai (14/3) là kỷ niệm ngày mất đảo Gạc Ma vào tay bọn xâm lược "nước ngoài". Mình lục lại cho anh em xem các văn kiện về mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô, Việt Nam và Nga.

Năm 1978, trong bối cảnh bị Trung Quốc ép phải chọn một trong hai anh, Việt Nam đã ký Hiệp định Hữu nghị và hợp tác với Liên Xô, trong đó có điều 6:

“Hai Bên ký kết Hiệp ước sẽ trao đổi ý kiến với nhau về tất cả các vấn đề quốc tế quan trọng có liên quan đến lợi ích hai nước. Trong trường hợp một trong hai Bên bị tấn công hoặc bị đe dọa tiến công thì hai Bên ký kết Hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau nhằm loại trừ mối đe dọa đó và áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực để bảo đảm hòa bình và an ninh của hai nước”.

Lưu Trọng Văn - Hữu nghị kiểu gì ?


Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 30 năm thiết lập ngoại giao Việt Nam-Ukraina ngày 21.1.2022, ông Đặng Văn Chiến chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Ukraina khẳng định:

« Trong suốt chặng đường phát triển quan hệ hai nước, Ukraine luôn là nước bạn bè truyền thống, gắn bó của nhân dân Việt Nam.

Nhiều thế hệ người Việt luôn ghi nhớ, biết ơn sự giúp đỡ và ủng hộ quý báu của các bạn Ukraine trong những năm đấu tranh giành độc lập cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Chương trình phát thanh RFI ngày 13.03.2022

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 16, 11-03-2022

 

1. Bản tin hôm nay cũng không bắt đầu bằng tình hình chiến sự, mà bằng tin của Bộ quốc phòng Nga thông báo: tổng thống Putin đã đồng ý đề nghị của Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Sergej Shoigu, cho bổ sung 16.000 lính đánh thuê từ Syria đến chiến trường Ukraina.

Gián tiếp cho thấy rằng tin tình báo của Bộ quốc phòng Anh đã đúng, khi cho rằng quân Nga không còn đủ sức để bù đắp tổn thất cho các đơn vị chính quy và phải sử dụng tới các lực lượng bên ngoài. Các kế hoạch « đánh nhanh thắng gọn » trước đây của Putin đã thất bại hoàn toàn và chiến sự sẽ chuyển sang hướng trường kỳ mới.

samedi 12 mars 2022

Bông Lau - Vĩnh biệt Victoria’s Secret

 

Phụ nữ và đàn ông Nga tràn ngập các cửa hàng thương hiệu Victoria’s Secret để càn quét. Họ mua sạch những bộ đồ lót, áo tắm, bikini sexy rẻ và đẹp, trước khi các cửa hàng của Mỹ Đế đóng cửa khăn gói ra đi để tẩy chay cuộc xâm lược của Liên Bang Nga ở Ukraine.

Victoria’s Secret chỉ là một phần nhỏ của hàng trăm công ty của các nước tư bản dân chủ văn minh, lũ lượt bỏ chạy khỏi một Liên Xô mới đang thành hình.

Người Nga cũng xếp hàng dài ngoằng ở các gian hàng Ikea của Thụy Điển chuyên bán đồ đạc bàn ghế trang nhã, trước khi các tiệm này đóng cửa.

Phan Ba - Joachim Weber : "Ukraine không bao giờ bị khuất phục"

 

Sau hai tuần chiến tranh, Ukraine tiếp tục kháng cự quyết liệt chống lại quân xâm lược Nga. Trong một cuộc phỏng vấn, Joachim Weber, một chuyên gia về chính sách an ninh tại Đại học Bonn (Đức), giải thích lý do tại sao Nga vẫn đang chiến đấu để giành quyền kiểm soát về mặt quân sự và tại sao việc chiếm đóng vĩnh viễn đất nước này là không thể.

ntv.de: Khả năng chiến thắng cho Nga là bao nhiêu?

Joachim Weber: Tôi nghĩ rằng chiến thắng quân sự của Nga hiện vẫn còn nhiều hơn là khả năng ngược lại, nhưng với xác suất đang giảm xuống đáng kể. Tức là nếu tôi phải diễn đạt điều đó bằng con số, thì tôi thực sự đang ở điểm có thể nói: Tôi vẫn thấy sự phát triển đang ở con số 55%, có thể đang giảm dần xuống xác suất 50% cho một chiến thắng của Nga.

Năng lực quân sự của Nga có bị đánh giá quá cao và của Ukraine bị đánh giá quá thấp không?

Nguyễn Ngọc Chu -Nhân đạo không chọn phe

 

1. Chiến tranh có phe, có chính nghĩa, có phi nghĩa. Nhưng nhân dân là người thất bại to lớn cuối cùng, mà không phụ thuộc vào phe, chính nghĩa hay phi nghĩa.

Vì thế Hội chữ thập đỏ và các tổ chức nhân đạo khác ra đời để giúp đỡ nạn nhân chiến tranh, bất kể là phe nào. Màu đỏ trên cờ của Hội chữ thập đỏ, giống như máu, không biết chọn phe.

2. Ông Lukashenko tuy gần gũi, nhưng không phải là đối tượng để ông Putin tiết lộ kế hoạch tuyệt mật đầu tiên. Trung Quốc mới là quốc gia đầu tiên mà ông Putin tiết lộ về kế hoạch tấn công Ukraine, để tìm kiếm đồng minh. Ông Tập Cận Bình đã bật đèn xanh cho ông Putin.

Thư ngỏ của Đệ nhất phu nhân Ukraina gởi báo chí quốc tế

 

(Bản dịch của Đại Sứ Quán Ukraina tại Hà Nội - Thư ngỏ của bà Olena Zelenska, Đệ Nhất phu nhân Ukraina, gửi đại diện các phương tiện truyền thông thế giới).

Hiện giờ tôi được đại diện các phương tiện truyền thông từ khắp nơi trên thế giới đề nghị phỏng vấn. Tôi xin trả lời mọi người bằng lá thư này. Đây là sự chứng kiến của tôi từ Ukraine.

Thật không thể tin được những gì đã xảy ra chỉ hơn một tuần trước. Đất nước tôi thanh bình, và các siêu đô thị, thành phố và làng mạc tràn ngập cuộc sống quen thuộc.

Vào ngày 24 tháng 2, chúng tôi thức dậy với thông báo cuộc chiến bắt đầu. Xe tăng đã vượt qua biên giới Ukraine, máy bay xâm nhập vào không gian của chúng tôi. Các thành phố bị bủa vây bởi các vụ phóng tên lửa.

Nguyễn Đình Bổn - Putin đang nổi điên!

Theo BBC, tờ Daily Mail viết: "Putin được cho là đổ lỗi cho cơ quan tình báo đã đảm bảo với ông trước cuộc xâm lược, rằng các lực lượng Nga sẽ chỉ đối mặt với sự kháng cự nhỏ nhoi từ quân đội Ukraine, và chính người Ukraine cũng mong muốn loại bỏ các nhà lãnh đạo của họ."

Sự thật lại phũ phàng quá xá. Vì vậy ông ta vừa bắt giam Sergei Beseda, 68 tuổi, là Cục trưởng Cục 5, Cơ quan thông tin tình báo và quan hệ quốc tế, trực thuộc Tổng cục An ninh Nga (FSB). Cùng bị bắt là Anatoly Bolyukh, cấp phó của Beseda bởi tội... nói dóc!

Trước đó Putin cũng đã bắt (hoặc) quản thúc 8 tướng quân đội, vì cuộc xâm lược Ukraine không theo kế hoạch.

Lưu Trọng Văn - Vì sao có không ít người Việt đang ủng hộ Putin

 

Việt Nam đang rộ đấu võ mồm... mạng. Chuyện nhiều người lên án Putin xâm lược Ukraina thì đã rõ, vì chả có lý do gì để biện minh cho hành động ấy. Zelensky không phải Pôn Pốt, trùm Khmer đỏ diệt chủng với quan thầy là bè lũ Hán đỏ.

Khác nhau về bản chất. Điều đó thể hiện khi quân Việt Nam tấn công vào Phnom Penh thì dân Campuchia chào đón gọi là Phật sống. Trong khi đó quân của Putin bị toàn dân Ukraina chống lại đến cùng.

Nhưng vì sao có không ít người có vai vế đàng hoàng lại ủng hộ Putin?

Chương trình phát thanh RFI ngày 12.03.2022


 

vendredi 11 mars 2022

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 15, 10-03-2022

 

1. Cựu tổng thống Nga, Phó trưởng ban An ninh Quốc gia Nga, Dimitri Medvedev, thông báo trong cuộc họp báo hôm nay rằng: "Chính phủ Nga đang lên kế hoạch tiến hành tịch thu và quốc hữu hóa tài sản của tất cả những công ty nước ngoài nào ngưng hoạt động tại Nga trong thời gian này…Người Nga sẽ sản xuất hàng Nga thay thế dựa trên những gì các công ty nước ngoài để lại để giữ chỗ làm cho công nhân… Đó là cách làm khách quan và công bằng” – Medvedev kết luận.

Bị cấm vận, hết tiền, chính phủ Nga không ngần ngại xé bỏ các cam kết "bảo đảm an toàn tài sản cho các nhà đầu tư” được ký kết trước đó trong các hợp đồng quốc tế, hiện nguyên hình một nhà nước mang lối suy nghĩ "ăn cướp trắng trợn”.

Trong lịch sử, năm 2007, chính phủ Venezuela dưới thời Hugo Chavez, cũng đã từng làm như vậy. Kết quả là quốc gia này, từ một nước thuộc nhóm giàu nhất Nam Mỹ, đã rơi xuống tình trạng phá sản, đến bây giờ vẫn không vực dậy nổi. Bài học lịch sử còn đó, nhưng có lẽ chính phủ Nga cho rằng họ sẽ có nhiều may mắn hơn chăng ?

Thái Hạo - Cuồng Putin, vì đâu?

 

Lạ! Lạ vì chỉ cần có chút lý trí thì sẽ thấy ngay những hành động của ông ta là sai trái (chưa nói phi nhân và tàn ác). Lạ vì chỉ cần nghĩ tới đất nước mình có hoàn cảnh tương tự như Ucraine thì lập tức sẽ phản đối và lên án ông ta…

Thế nhưng, lắm người vẫn ngụy biện để ủng hộ và tung hô, là vì sao thế?

Tôi cho rằng tệ sùng bái cá nhân là lý do. Sự sùng bái ấy, mở rộng ra, là sùng bái nước lớn, và nhiều thứ khác nữa. Người Việt mắc bệnh này rất nặng, có thể gọi là trầm kha và nan y. Thấy người giàu thì liền suýt xoa, thấy kẻ có địa vì thì trầm trồ. Ghét cửa quyền, hách dịch, ghét tham ô tham nhũng nhưng thấy kẻ có quyền thế giàu có về làng thì liền tấm tắc lấy làm tấm gương để dạy con…

Nguyễn Thông - Phỗng (2)

 

Trước hết phải nói về phỗng có chức danh rất oách: Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres. Bấy lâu nay, tổ chức tên nghe kêu như mõ này dường như chả làm được trò gì, ngoài cái giá trị ảo mà nó cứ tưởng thật.

Nói không quá, chợ chả ra chợ, chốn tôn nghiêm chẳng ra chốn tôn nghiêm, phường chèo cũng không giống phường chèo. Nó đã vậy, nên đứng đầu cầm đầu nó cũng chỉ như anh bung xung, có cho vui, không có cũng chả chết ai. Và có lẽ vốn biết thân biết phận, thiên hạ thấy anh tổng thư ký (tổng nào chả là tổng, lại chả giống nhau) lâu lâu ló ra một tí, nói dăm ba câu, ngó chỗ này dòm chỗ khác, rất chi là vô thưởng vô phạt. Nếu không thế, thì ai biết tới mình, có khi lại bị quên béng mất.

Trong vụ quân phát xít Nga xâm lược nước Ukraine độc lập chủ quyền, gã Putin độc tài nó lờ Liên Hiệp Quốc đi, coi chẳng giá trị xu teng nào, còn tổng thư ký nó chỉ hé nhìn nửa con mắt. Vậy mà cả Liên Hiệp Quốc không dám làm gì thằng côn đồ.

Nguyễn Thông - Phỗng (1)

 

Trong đời sống xưa ở miền Bắc có loại hình nhân gọi là phỗng. Thợ khéo lấy đất sét nặn nên hình người, theo kiểu dáng của ai đó, đem nung lên, thành phỗng sành. Có khi to bằng người thực.

Phỗng nào mang hình dáng quan, đội mũ cánh chuồn, mặc áo đại trào, chân dận giày thêu, ngồi hoặc đứng uy nghi, thì gọi là ông phỗng. Hạng phỗng đẳng cấp này thường được thờ ở đền, đình, lăng, nhận hương khói của bá tính.

Khổ nỗi, phỗng có thiêng mấy đi chăng nữa, cũng chỉ là phỗng. Với đời, với thế sự, phỗng là thứ vô tác dụng. Chả thế mà cụ Tam nguyên Nguyễn Khuyến từng chua chát lột trần thực chất của phỗng:

Nguyen Khan - Bước thụt lùi của vòng đàm phán thứ tư ?


Tuần trước tin tình báo rò rỉ kế hoạch của bạo chúa Putin “giải phóng” hoàn toàn Ukraina trong 15 ngày. Đến lúc này xem như kế hoạch đó không thành.

Vào ngày thứ 9 của cuộc xâm lăng, có lẽ do quân Nga không đạt được mục tiêu đánh nhanh thắng nhanh nên điện Kremlin xuống thang đàm phán. Không còn đòi chính phủ Kyiv đầu hàng, không còn đòi Ukraina là một phần của nước Nga như đã từng trong lịch sử, không còn ý định lật đổ chính phủ của tổng thống Zelensky. Chỉ yêu cầu Ukraina trung lập, công nhận Crimea của Nga, công nhận hai nước cộng hoà tự xưng trong vùng Donbass độc lập.

Trên chiến trường quân Nga đổi chiến thuật tấn công, không còn đánh nhanh thắng nhanh, không còn tấn công theo đạo lý thông thường quốc tế là hạn chế gây thương vong cho thường dân.

Thư ngỏ của các đại sứ Vương quốc Anh, EU, Na Uy, Thụy Sĩ tại Hà Nội

 

“Ủng hộ Ukraine!

Chiến tranh đã trở lại Châu Âu.

Chúng tôi lên án bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất có thể đối với hành động xâm lược quân sự vô cớ và phi lý của Liên bang Nga đối với Ukraine. Với các hành động quân sự phi pháp của mình, Nga đang vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, đồng thời phá hoại sự ổn định và an ninh của châu Âu cũng như trên toàn cầu. Điều này bao gồm cả quyền lựa chọn của Ukraine đối với vận mệnh của đất nước mình. Nga phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động xâm lược này cũng như về tất cả những sự tàn phá và thiệt hại về người mà cuộc chiến này sẽ gây ra.

Dầu khí, một cuộc chiến khác giữa phương Tây với Nga


Đăng ngày:

 

Cấm vận dầu khí Nga và những hệ quả là chủ đề chiếm trang nhất tất cả nhật báo lớn của Pháp hôm nay. Le Figaro chạy tựa « Pháp trước giá dầu khí tăng vọt », La Croix nói về « Bài toán khí đốt Nga ». Le Monde đặt câu hỏi, « Châu Âu có thể không dùng khí đốt của Nga?», trong khi Les Echos nêu ra « Các hướng để tránh lệ thuộc vào khí đốt Nga ». Libération khẳng định « Dầu khí Nga, một cuộc chiến tranh khác đã được tuyên bố ».