mardi 17 septembre 2024

Thái Vũ - Ẩm thực hổ lốn và tiếng Việt


Thôi, ta tạm dùng cụm từ "Food Review" (thường là Restaurant review) để chỉ các clip giới thiệu chỗ ăn, quán ăn, món ăn... của các reviewer ở Việt Nam.

- "Tóp pinh cực khủng", "chỉ có 25 cành", "cục xíu mại siêu to", miếng sườn cực chất"... Nghe mấy từ cực siêu cành chất đó lặp đi lặp lại, thấy cực siêu cành khủng chất chán.

- Tôi không hề kỳ thị các xu hướng giới tính. Chỉ là những khác biệt. Tôi từng cài cái pin biểu thị sự ủng hộ giới LGBT trên ve áo cả năm trời khi đi làm việc hàng ngày.

Thọ Nguyễn - Vườn rừng, một giải pháp tránh lâm nghiệp đơn canh và giảm sức phá hoại của bão

Cơn bão Yagi không những chỉ tạo ra những tổn thất về người và của, mà còn chỉ ra nhiều khuyết tật trong sinh hoạt xã hội. Từ những chuyện phê phán bóc mẽ nhau « Làm Màu », « Phông Bạt », « Diễn », đến những bức ảnh được photoshop, những bản sao kê người quyên góp vi phạm miền riêng tư hoặc những lời dạy bảo nhau mang nặng mùi đạo đức.

Tôi không tham gia vào tất cả những chuyện ong ve trên đây, mà chỉ muốn nói đến trách nhiệm của mỗi con người chúng ta trước thảm họa thiên nhiên. Bởi vì mưa bão, hồng thủy, động đất, núi lửa là các hiện tượng tự nhiên, chúng xảy ra từ khi con người chưa xuất hiện trên trái đất này và sẽ còn xảy ra mãi mãi.

Người cổ đại đã bắt đầu khai thác tài nguyên, rồi tạo ra chiến tranh và tàn phá trái đất. Nhưng sức tàn phá của họ không chạm nổi đến móng tay năng lực phục hồi của thiên nhiên. Từ khi công nghiệp hóa thì câu chuyện bắt đầu thay đổi, và sau khi toàn cầu hóa đầu những năm 1990 thì sức phá hoại của con người tăng vọt.

Trung Sơn - Lan man

Lần cuối cùng người Hà Nội phải đi sơ tán là năm 1972, khi đó ở Lương Sơn, Hòa Bình, cách Hà Nội chỉ hơn 40 km vẫn là rừng nguyên sinh.

Mình có mấy tháng sống với rừng và học được nhiều thứ, từ chẻ lạt, dựng lều, chặt nứa giang đóng bè thả suối ra bán cho nhà máy giấy. Rồi bẫy gà, săn thú, lấy măng, câu cá suối...

Mấy năm trước mình có dịp trở lại nơi ở cũ. Con đường hồi xưa vẫn cuốc bộ ra chợ Lương Sơn bây giờ được mở rộng hơn, những mảnh đồi xung quanh đều đã thành đất vườn. Từng khoảnh lớn được rào lại thành nhà vườn, resort. Rừng đã lùi xa tít, qua hẳn biên giới rồi.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 17.09.2024

Tin sáng

1. "Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng là yêu cầu cấp bách"- Nhà cháu linh cảm thấy bài viết của ông Tô Lâm có nhiều nét mới, và chứng tỏ ông đã nghiền ngẫm lâu về việc này, có nhiều ý đã nhìn thẳng vào sự thật.

Ví dụ: "Mô hình tổ chức của Đảng và hệ thống chính trị vẫn còn những bất cập, làm cho ranh giới giữa lãnh đạo và quản lý khó phân định, dễ dẫn đến bao biện, làm thay hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng. Cải cách hành chính, đổi mới phong cách, lề lối làm việc trong Đảng còn chậm; hội họp vẫn nhiều". Ông dẫn ý kiến Lênin: "Khi tình hình đã thay đổi và chúng ta phải giải quyết nhiệm vụ thuộc loại khác thì không nên nhìn lại đằng sau và sử dụng những phương pháp của ngày hôm qua".

2. Nói thật, nhiều phụ huynh lái xe đưa đón con ngổ ngáo bỏ mẹ đi ấy, với tư cách người có nhà đối diện một trường mẫu giáo, nhà cháu khẳng định. 

Võ Khánh Tuyên - « Bà con bên vợ » hơi bị gần


Hẳn mọi người còn nhớ tay tiến sĩ Phan Thanh Hải, giám đốc Sở Văn Hóa Thể Thao Thừa Thiên Huế áo quần thể thao bảnh tỏn, tạo dáng ngu xuẩn bên hình ảnh cây cối ngã đổ sau trận bão Yagi ở Hà Nội.

Ông này cho rằng chụp hình như vậy nhằm chia sẻ, và cảm nhận sự "kiên cường" của Hà Nội.

Sau đó, trên mạng xã hội rộ lên biệt phủ như một Đại Nội thu nhỏ Triều Nguyễn được xây dựng tại Huế, cho là của ông giám đốc Hải.

Hoàng Nguyên Vũ - Có gì để cười ở đây hả ông Giám đốc Sở Văn hóa?


Giữa cảnh bão tan hoang, cây cối ngổn ngang đổ, nó là sự thiệt hại lớn của Thủ đô sau bão số 3, thế mà ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế vẫn đăng ảnh chụp cùng cây cối đổ tại Hà Nội và cười te tởn.

Ông mặc bộ đồ thể thao khỏe khoắn, cười rõ tươi và tay còn đưa ra trong tư thế "like".

Tôi chẳng hiểu ông Hải cười vì lẽ gì và "like" cái gì? Cười và "like" vì đống đổ nát này, trong khi cơn bão vẫn chưa qua hẳn và bà con miền Bắc vẫn oằn mình chống đỡ?

Nguyễn Thông - Một từ bị dùng sai: « Ủng hộ »

Những ngày qua, sau khi bão số 3/Yagi và lũ lụt hoành hoành ở nhiều tỉnh miền Bắc, đã dậy lên phong trào đùm bọc, giúp đỡ người dân bị thiệt hại, vùng bị thiệt hại, mà cha ông xưa đúc kết “thương người như thể thương thân”, “là lành đùm lá rách”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương”…, thật đáng quý.

Tinh thần ấy, lối sống tốt đẹp ấy đã lôi cuốn, thu hút các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể, mọi tầng lớp nhân dân. Tất cả đều sốt sắng, đồng lòng, trong sáng, bởi “người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Với những điển hình như ca sĩ Hà Anh Tuấn (gần như là người tiên phong đóng góp) góp 1 tỉ đồng, Tập đoàn Vingroup góp 250 tỉ đồng, em bé bán vé số ở Sài Gòn góp 20 nghìn đồng…Dù trăm tỉ hay chỉ vài chục nghìn đều quý vô cùng, tạo sự xúc động và kính trọng.

Chương trình phát thanh RFI ngày 17.09.2024


 

lundi 16 septembre 2024

Phúc Lai - Viết rất ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 16/09/2024

Tôi không hiểu ông Lê Văn Cương có vấn đề gì về tâm thần. Vừa mới có một talk trên “Báo Nghệ An” lần này ông ta giải thích rằng: Cú tấn công của Ukraine vào Kursk là phải cố giữ bằng được vài tháng.

Ông này còn được thằng chọi nào đó tên là Đào Tuấn mớm: sau hơn 1 tháng thực hiện cuộc tấn công, Ukraine không xoay chuyển được cục diện xung đột, phải chăng là cuộc đột kích này đã thất bại? Mả mẹ cái thằng này, nó đang dùng máy tính MacBook của Mỹ để trên bàn đấy.

Nôm na, ở đây có hai cách giải thích câu chuyện. Bọn “shit Putox thơm” vốn tin là “Ukraine cực kỳ gặp khó khăn cả về vũ khí và nhân lực” (lời con dog trọc dẫn chương trình này) và ông Cương thì kiên quyết không tin rằng nước Nga của ông ta, nhầm, của Putox, đã bắt đầu hết ráo cả pháo phách, xe tăng xe bọc thép.

Hoàng Quốc Dũng - Bác L’Abbé Pierre

Nước Pháp có một nhân vật đã thực sự vĩ đại, l’Abbé Pierre. Nói về ông thì không biết đến bao giờ mới hết. Công trạng của ông như trời, như biến.

Người Việt Nam nói chung cũng không biết nhiều về ông, nhưng ông thực sự đã nổi tiếng không những Pháp mà cả trên thế giới. Dưới đây là tóm tắt một phần cuộc đời và công trạng của ông.

L’Abbé Pierre, tên thật là Henri Grouès, là một nhân vật tiêu biểu trong cuộc chiến chống đói nghèo và bất công xã hội ở Pháp. Sinh năm 1912, ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những người nghèo, trở thành biểu tượng của sự đoàn kết tương thân và hào phóng.

Bông Lau - Cám ơn

Hôm nay thứ Hai hỏng phải làm gì nữa ngoài việc chạy lui tới mấy căn trailer để giặt đồ dơ. Những bộ đồ phủ bụi đất vàng sa mạc Trung Đông.

Điện đàm vắn tắt với bộ chỉ huy báo cáo công tác đã hoàn tất mỹ mãn, “Mission Accomplished”. Mấy xếp chúc mừng và cám ơn đồng chí xạ thủ đã hoàn thành xứ mạng. Mấy sếp biểu nghỉ mệt đi “take it easy”.

Mình thích lịch sự kiểu Mỹ này, chưa biết làm có đúng hong nhưng trước tiên là họ cám ơn khen tặng trước để động viên tinh thần chiến sĩ. Mà cũng chẳng làm gì nhiều trong đoạn đường gian khổ vừa qua. Ngồi trong xe thiết giáp bốn năm tiếng đồng hồ đến chán, ngủ gục mấy lần. Đoàn thiết giáp hùng hậu mười mấy chiếc súng đại liên lớn nhỏ tua tủa chĩa ra bốn hướng. Trên xe họ còn chất thêm đủ loại hỏa tiễn mà mình không thể tiết lộ. 

Dương Quốc Chính - Từ thiện minh bạch


Mấy hôm có vụ đấu status của hai người mẫu về việc nghệ sĩ quyên tiền cứu trợ thiên tai. Mình nhận thấy vụ đấu phím này nó khá điển hình cho hai kiểu tư duy cảm tính là tương đối lý tính.

Thường anh em Nam kỳ vốn thiên về cảm tính hơn (đấy là cảm nhận cá nhân của mình, đừng ai đòi căn cứ). Vì chính mình cũng tranh luận với mấy bạn Nam kỳ với nội dung gần giống vậy, nên thấy cần làm rõ ở bài này.

1. Phe cảm tính và dựa trên góc nhìn của người nhận cứu trợ thì cho là: Người ta (nghệ sĩ) cứ kiếm được tiền trao cho dân là quý rồi, nhiều ít không quan trọng, cứ có là đáng trân trọng và thường là có tâm lý suy tôn người đi trao quà.

Hiệu Minh - Cựu tổng thống Trump lại bị ám sát hụt : Nước Mỹ đã thay đổi nhiều?

Cựu tổng thống Trump lại vừa bị mưu sát, lần này ở ngay sân golf West Palm Beach (Florida), nơi ông thường lui tới chơi với bạn bè.

Báo chí đưa tin, nghi can ẩn ở các bụi rậm ở bên lề sân golf. Các nhân viên mật vụ đã bắn ít nhất 4 loạt đạn về phía nghi can. Đương sự bỏ lại súng trường, hai túi đeo lưng cùng một số vật dụng khác rồi bỏ chạy trong một chiếc Nissan màu đen.

Những thông tin ban đầu cho biết vũ khí AK-47 được tìm thấy ở các bụi rậm, nghi can ở cách ông Trump khoảng 300 - 500 yard (275 - 457 mét); có nguồn nói khoảng cách là 400 - 500 yard. Nghi can cũng đã bị bắt. Các báo dựa vào tài khoản Facebook đã đồn đoán, nghi phạm ủng hộ Ukraine chống Nga.

Phúc Lai - Vụn vặt ngày Chủ nhật

Hết mưa bão một cái, lại tắc đường. Ngày nào đi qua phố Thụy Khuê cũng tắc vì dòng người rồng rắn mua bán Trung thu. Cái hãng lâu năm này (theo báo chí là từ năm 1954) cũng có thể là ngon thật, nhưng xếp hàng từ sáng sớm tinh mơ cả tiếng đồng hồ thì quả là kỳ công.

Nhớ mấy năm trước, có cậu em xã hội bảo: Em đi xếp hàng đây, anh có mua không em mua hộ cho một ít? Mình trả lời: cảm ơn em, vì cái bánh ngon mà mất công như thế thì đúng là cầu kỳ, nhưng với anh chuyện ăn uống cũng phiên phiến thôi, nên bánh mua ở đâu cũng được. Anh thấy các hãng lớn đảm bảo an toàn ăn cũng chẳng khác gì mấy.

Cậu sửng sốt, vì trước nay tôi có tiếng ở cơ quan là khảnh ăn, nhưng ăn rất sành và tinh tường về nhận ra mùi vị, khẩu vị rất tinh tế.

Thái Vũ - Sao lại cho xe chạy vào trường khiến học sinh chết oan ?


Đọc các status thì biết đây không phải là lần đầu tiên xảy ra dạng tai nạn đau khổ này.

1. Tại sao lại cho phép xe di chuyển khu vực có học sinh?

Tôi đã đi nhiều nước, thấy ngay cả trên đường giao thông, mà có học sinh đi lại bên lề đường thì dù bình thường tốc độ cho phép là bao nhiêu thì ngay lúc thấy có học sinh thì phải giảm tốc độ xuống mức quy định ghi trên biển, Ví dụ, ở Mỹ : "15 mph when children are present" (nghĩa là dù bình thường, tốc độ cho phép 40, 50 mph nhưng khi có trẻ con đi lại thì phải giảm xuống chỉ còn 15 mph) không tuân theo biển báo này, mức phạt là 300 đô.

Trần Trung Đạo - Trung Cộng, một cường quốc hèn mọn

Giới thiệu: Theo bản tin mới nhất sáng nay của TTXVN “Quốc tế hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa lũ”, tính đến ngày 16 tháng 9, hàng loạt các quốc gia và các tổ chức thiện nguyện quốc tế đã hỗ trợ nạn nhân bão Yagi như Thụy Sĩ, Nam Hàn, Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh v.v…

Các cơ quan quốc tế “Save the Children”, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Trung tâm Điều phối ASEAN v.v… Hoa Kỳ tặng 1 triệu trong tổng số 7,7 triệu Mỹ kim trong 5 năm qua để phòng chống bão lụt dù thời gian đó không có bão lớn và không có quốc gia nào hỗ trợ.

Trong danh sách dài không có nước “cùng chung vận mệnh” Trung Quốc.

Nguyễn Văn Tiến Hùng - Hãy để cô giáo Diệp đẹp như cô Tấm đi !

 

Câu chuyện gây tranh cãi nát nước về cô giáo Hoàng Minh Diệp - giáo viên trường tiểu học và trung học cơ sở Minh Chuẩn, Yên Bái - thì nằm gọn trong video này.

May trời cho cô giáo này, còn có người quay được cái clip tan nát với đất với bùn và kết thúc bằng tấm hình ăn mì tôm.

Thật ra thì cũng đừng trách những người vì không thấy mà không tin. Chỉ trách rằng cuộc sống hiện tại cái giả nhiều khi lấn át cái thật, cái giả ngồi trên cái thật mà giảng giải điều đạo đức này nọ... Nó làm cho con tim nhiều thứ bị lu mờ lẫn lộn.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 16.09.2024

1. Tối qua trong chương trình truyền hình trực tiếp, tiết mục hay nhất là phát biểu của thủ tướng, ông nói vo nhưng rất chặt chẽ sinh động và đầy số liệu.

Một số bác hiện nay, cả những cán bộ bậc trung, hay lạm dụng màn hình để... đọc, mà đọc không tự nhiên nên trông mắt và mặt rất buồn cười, cứ cứng đơ, vô cảm. Nhà cháu nghĩ lỗi này đầu tiên là của... truyền hình, cứ bắt các bác ấy làm thế, chứ về cơ bản, rời màn hình nhiều bác nói rất hay.

Đọc cũng được, nhưng vài cái gạch đầu dòng ý chính, rồi nói. Như kiểu cầm tờ giấy rồi thi thoảng liếc vào ấy ạ, nó mới sinh động và chứng tỏ mình nắm vấn đề, không cần... phao.

Mai Quốc Việt - Xấu và đẹp


Kính gửi cựu nhà báo Lưu Trọng Văn.

Tôi xác nhận tấm hình này là của tôi.

Nhưng hai từ xấu & đẹp của tôi không bàn tới sắc đẹp của hai cô gái này như cựu nhà báo Lưu Trọng Văn khẳng định.

Hai từ xấu & đẹp của tôi bàn về hành động của hai cô gái.

Hà Phan - Ai nói dàn dựng ?


Nhiều kẻ cho rằng tấm ảnh cô giáo lấm lem bùn đất nhai mì sống đẹp hơn hoa hậu là dàn dựng, diễn, giả hay làm màu. Đây là câu trả lời:

Bà Vũ Thu Hương, Hiệu trưởng trường trung học phổ thông cơ sở Minh Chuẩn, xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên cho biết bức ảnh trên là cô giáo Hoàng Minh Diệp (giáo viên khối mầm non) công tác tại trường từ năm 2019, là giáo viên dạy giỏi cấp huyện.

Cô Hương cho biết thêm trong những ngày mưa lũ do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, cô Diệp là một trong những người cập nhật đầu tiên về tình hình của trường.