Affichage des articles dont le libellé est Nhân phẩm. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhân phẩm. Afficher tous les articles

jeudi 8 mars 2018

Nguyễn Ngọc Chu -Tại sao cô giáo Nhung phải quỳ ?



Chiều 06/11/2017, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, hình ảnh chàng thanh niên quỳ lạy Jack Ma đã làm cho người Việt hổ thẹn, gây ra một làn sóng phẫn nộ trong xã hội, dư âm cho đến giờ vẫn còn chưa nguôi. 

Vậy mà ngày 28/02/2018, lại thêm tin cô giáo Nhung (giáo viên trường tiểu học Bình Chánh, Bến Lức, Long An) bị phụ huynh bắt quỳ 40 phút, đã như cơn địa chấn làm rung động cả xã hội.

Không có lẽ quỳ đã trở thành thói quen của người Việt?

Chu Mộng Long - Nói thêm về nỗi nhục của nhà giáo



(Hình của Tuổi Trẻ)
Tôi từng nói, nghề giáo là nghề khốn nạn nhất trong những nghề khốn nạn. Phát ngôn này không dưới một lần trong các đợt rầm rộ kỷ niệm Ngày Hiến chương Nhà giáo.

Những người không biết nhục hay lấy nhục làm vinh tỏ ra bất bình, vì tại sao tôi là một nhà giáo mà không biết tự tôn cái nghề của mình.

Bất luận trong hoàn cảnh nào tôi vẫn luôn yêu cái nghề tôi đã chọn. Nhưng tự tôn sao được khi hàng ngày chỉ cần động não một chút cũng đủ thấy loại khẩu hiệu “tôn sư trọng đạo” hay “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” chỉ là giả tạo, sáo rỗng. 

mercredi 7 mars 2018

Cô giáo bị buộc quỳ gối và “nền giáo dục không quỳ gối”



Trường tiểu học Bình Chánh, nơi xảy ra vụ việc.

(Vietnamnet 07/03/2018) Việc cô giáo ở một trường tiểu học thuộc tỉnh Long An bị buộc phải quỳ gối trước mặt phụ huynh học sinh xảy ra sau tết Mậu Tuất, là sự kiện đau lòng, chưa từng có...

Chưa từng có, nhưng giờ đã thành sự kiện buồn trong đời sống giới giáo chức nước nhà, ám ảnh tâm trí người thầy, bôi xấu hình ảnh giáo dục nước nhà.

Nó lại xảy ra trong khuôn viên nhà trường, trong môi trường giáo dục, nơi cần sự thanh lành, mô phạm, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo.

Nhân chứng vụ cô giáo quỳ xin lỗi: "Quỳ 40 phút ông Thuận mới chịu"



Ảnh minh họa của báo Tuổi Trẻ
(NLĐO 07/03/2018) - Nhân chứng vụ cô giáo quỳ 40 phút xin lỗi phụ huynh khẳng định: "Ông Thuận nói cô N. phải quỳ 40 phút; dù lúc cô giáo quỳ 30 phút có thầy giáo vào can ngăn nhưng ông Thuận nói "Chưa đủ giờ".

Sáng 7-3, phóng viên Báo Người Lao Động có cuộc trao đổi với người đã chứng kiến cảnh cô giáo B.T.C.N, tại Trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An,  phải quỳ suốt 40 phút trước mặt ba phụ huynh. Nhân chứng này là bà N.T.B.T, Chi hội trưởng Chi hội phụ huynh của lớp học con ông Võ Hoài Thuận.

PV: Chị cho biết sự việc diễn ra hôm đó thế nào?

Hoàng Trần - Cứ chiếu theo luật mà xử !



Về chuyện cô giáo bị phụ huynh bắt quỳ tại một trường tiểu học ở Bến Lức, xin được góp đôi lời.

1. Nếu sự việc đúng như dư luận lên tiếng thì lỗi trước hết là ở Hiệu trưởng. Đã tiếp nhận sự việc mà không có biện pháp xử lý thỏa đáng; để người ngoài vào trường học tung tác gây ảnh hưởng môi trường sư phạm trong giờ làm việc. 

Tâm Chánh - Nền giáo dục thất bại



Giáo dục đã thất bại ngay từ khi cô giáo phải dùng hình phạt. Sự cảm thông cho cái tát tai, trò quỳ gối hôm nay là mầm hoạ khi các quyền của trẻ em thấp bé hơn thói quen của người lớn. 

Giáo dục đã đặc biệt thất bại khi những đứa trẻ không thể biểu đạt sự bất bình, thậm chí phê phán việc dùng hình phạt với thái độ nghiêm túc đủ buộc người giáo viên ấy lắng nghe.

Vụ cô giáo quỳ gối xin lỗi: "Cần khởi tố vụ án!"



Ảnh: Pháp Luật TPHCM

(PLO 07/03/2018) - Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia nghiên cứu tội phạm học, Bộ Công an, cho rằng cần khởi tố vụ án để làm rõ vụ việc cô giáo tại Long An phải quỳ gối xin lỗi.

Vụ việc một phụ huynh được cho là ép giáo viên phải quỳ gối tại Long An vừa qua đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Pháp Luật TP.HCM có cuộc trao đổi với Trung tá, NCS Đào Trung Hiếu, chuyên gia nghiên cứu tội phạm học, Bộ Công an.

Lỗi từ cả hai phía

. PV: Thưa Trung tá, dưới góc độ xã hội, là một phụ huynh và cũng là một người thầy, ông bình luận như thế nào về vụ việc trên?

mardi 6 mars 2018

Phan Hân - Khi thành lũy cuối cùng sụp đổ



Câu chuyện cô giáo phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh học sinh ở Bến Lức, Long An làm tôi nhớ tới bộ phim Tokyo Sonata, có nhân vật người chồng kiểu mẫu Nhật (khô khan, gia trưởng, độc đoán) bị mất việc nhưng giấu không nói cho vợ con biết. Đến tháng vẫn xoay sở đưa tiền lương cho vợ, còn mình thì xếp hàng ăn đồ ăn từ thiện phát miễn phí ngoài công viên.

Người vợ cũng kiểu mẫu Nhật (nhẫn nhục, dịu dàng, tận tụy) có lần nhìn thấy chồng trong công viên nhưng im lặng không nói gì. Đến một hôm, ông chồng nổi cơn đập thằng con trai te tua vì nó giấu cha mẹ đi học piano, bị ông phát hiện. Người vợ trong lúc tức giận trước sự thô lỗ của người chồng, đợi đứa con đã lên gác, mới nói thẳng với chồng là bà đã nhìn thấy ông ta xin đồ ăn miễn phí.

Cô giáo bị bắt quỳ đã rất mong muốn được cứu giúp nhưng Hiệu trưởng bỏ đi



(GDVN 06/03/2018) - Cô giáo Trường Tiểu học Bình Chánh cố gắng tìm cách nấn ná thời gian để tìm sự hỗ trợ từ hiệu trưởng nhưng đã bị bỏ mặc.

Ngày 06/03, Phòng Giáo dục đào tạo huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã nhận được đơn tường trình của cô Bùi Thị Cẩm Nhung, giáo viên Trường Tiểu học Bình Chánh. Cô Nhung đã tường trình cụ thể diễn biến của vụ việc bị phụ huynh bắt “phạt quỳ” trong văn phòng của trường.

Lê Bảo Nhi - Ai cần phải quỳ ?



Việc cô giáo Nhung quỳ trước mặt phụ huynh và đồng nghiệp một lần nữa dấy lên tiếng "chuông nguyện hồn ai" cho nên giáo dục nước nhà vốn đã cực kỳ rệu rã và băng hoại so với thời trước 1975, thời còn thể chế Việt Nam Cộng Hòa.

Với cô giáo Nhung, tôi có hai vấn đề để nói. Thứ nhất việc cô ấy bắt học trò quỳ là sai hoàn toàn, đó là sỉ nhục và tổn thương những đứa trẻ. Với những đứa trẻ lên ba, để nói chuyện với con, mình đã ngồi xuống để mắt đối mắt. Những đứa trẻ lên ba thôi cũng đã có lòng tự trọng rồi. Khi mình làm giáo viên, mình dạy lớp 8 một lần có một trò nữ không thuộc bài nhiều lần, mình bảo: "Em ra góc lớp học." Nhưng khi em ấy bước vào góc lớp thì mình đổi ý ngay: " Thôi, em về chỗ ngồi dò bài lại rồi lên trả bài"

Hoàng Linh - Đừng để điều ấy lụi tàn!



Kính thưa các thầy cô, anh chị công tác trong ngành giáo dục, cho dù vạn vật biến thiên, cho dù một cô giáo phải quỳ xuống để xin lỗi và muôn vàn sự xúc phạm công nhiên khác nhằm vào thầy cô thì hãy vì đức hiếu sinh, vì sự học mà tha thứ cho chúng tôi.

Tôi nhớ lại biết bao điều tốt đẹp mà thầy cô đã làm vì học sinh thân yêu của mình.

Đỗ Ngà - Đất nước mịt mờ tăm tối



Có một lần tôi viết status ví von rằng, xã hội như một bể nuớc. Giáo dục như vòi nuớc chảy liên tục cấp nuớc cho bể. Nuớc chảy vào bể tượng trưng cho lớp trẻ được trui rèn trong giáo dục và ra đời làm một nhân tố trong xã hội. Lớp già cỗi về với đất tượng trưng cho nuớc cũ trong bể tràn ra ngoài. Cứ thế lớp người từ trong giáo dục bước ra đời để hoán đổi dần lớp già dần dần khuất núi.

Để làm sạch bể, điều quan trọng là nguồn nuớc. Nếu nước bể dơ, nguồn nuớc sạch, thì nuớc sạch trong nguồn chảy ra hòa vào nuớc cũ. Chính vì thế bể ngày càng sạch hơn. 

Thanh Hằng - Rồi sẽ đến lượt chúng ta…



Giữa năm 2017, một bác sĩ ở ngay Hà Nội bị bắt quỳ gối xin lỗi. Giờ đến lượt cô giáo ở Long An phải quỳ. Cả hai nghề được xã hội trân trọng gọi là THẦY giờ đều bị làm nhục. Hai vụ việc cho thấy sự xuống cấp tột cùng của đạo đức, của lễ nghĩa, của tình người.

Thật sự sốc và đau lòng khi biết cô giáo phải quỳ tới 40 phút, dù đã xin lỗi các phụ huynh! Bức thành trì "tôn sư trọng đạo" đã bị đổ vỡ...

Mặc Lâm - Cô quỳ



Cô quỳ


Điều đầu tiên cô nghĩ tới là những đứa con mình. Chúng đang nhìn trân trối vào hai đầu gối của cô và tự hỏi không biết mẹ có đau không. Cô thầm thì: Mẹ đau, nhưng các con đừng đau nỗi đau của mẹ vì nếu không mẹ con mình sẽ không thể sống trong xã hội này.

Hoàng Nguyên Vũ – Học làm cha mẹ những ông trời con



Khi việc giáo dục những ông trời con được đổ hết cho nhà trường để cha mẹ ông trời con đó chạy theo điều họ muốn. 

Nhìn đi thì có nhìn lại, trước khi chúng ta có cái nhìn khắt khe với thầy cô, thì cũng nên hiểu trẻ con thời nay dạy không hề dễ. Cuộc sống khấm khá lên không đồng hành với việc những đứa trẻ có được sự căn bản từ trong tổ ấm mà chúng được sinh ra. Không ít những đứa trẻ được ra đời khi cha mẹ chúng không biết phương pháp giáo dục nào để con cái có thể phát triển bình thường. Thế nên, thuật ngữ "học làm cha mẹ" đã trở thành câu nói cửa miệng của thời nay mà chưa thấy nhiều "học trò xuất sắc" từ các khóa "học làm cha mẹ".

Ngô Nguyệt Hữu - Tủi hổ một dân tộc!



Mấy nghìn năm dựng nước giữ nước, trong bất cứ thời đại nào, vương triều nào. Trong bất cứ thời cuộc nào, thế nước nào.

Thịnh suy có thể khác nhau, minh quân hôn vương có thể riêng biệt. Nhưng từ ông thầy đồ là anh sĩ tử hỏng khoa thi về làng gõ đầu trẻ cho đến bậc mũ cao áo dài cáo lão từ quan điền viên đọc sách dạy chữ đều luôn được kính trọng. Đều luôn có một chỗ đứng đặc biệt trong lòng người dân nước Việt, từ dân cho đến quan, từ quan cho đến vua.

Cô giáo kể bị buộc quỳ gối mới được 'cho qua chuyện'



Trường tiểu học Bình Chánh trong giờ ra chơi chiều 5-3 - Ảnh: Sơn Lâm

(TTO 05/03/2018) - Theo lời kể của cô N., ông Võ Hòa Thuận - phụ huynh có con bị phạt trong lớp học, yêu cầu cô quỳ gối thì mới cho qua vụ việc. Sau khi cô giáo quỳ, vợ chồng ông mới nói 'được rồi'!

Ngày 5-3, tổ xác minh của UBND huyện Bến Lức, Long An đã đến Trường tiểu học Bình Chánh (xã Nhựt Chánh, Bến Lức) để xác minh thêm các tình tiết liên quan đến vụ việc cô giáo quỳ trước phụ huynh học sinh để xin lỗi.

Người buộc cô giáo phải quỳ xin lỗi là thư ký Hội Luật gia



(NLĐO 05/03/2018) - Theo Chủ tịch Hội phụ huynh học sinh trường Tiểu học Bình Chánh, một trong bốn người buộc cô giáo phải quỳ xin lỗi là thư ký Hội Luật gia, nguyên là cán bộ tư pháp của một xã.

Ngày 5-3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Long An cho biết đang xác minh vụ cô giáo bị buộc phải quỳ gối đề xin lỗi phụ huynh, xảy ra tại trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức.