Affichage des articles dont le libellé est Hợp tác. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hợp tác. Afficher tous les articles

samedi 28 novembre 2020

Hà Phan - Vì sao người Việt thích Tổng thống Trump?

Rất nhiều người bảo rằng do Trump chống Trung Quốc nên người Việt thích ông. Đúng nhưng chưa đủ, và trong stt này tôi xin cung cấp những góc nhìn khác, bằng hành động và số liệu cụ thể:

Không chỉ dân thường mà cả nhiều lãnh đạo Việt Nam cũng dành cho Trump những hành xử tốt đẹp. Cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh nhận định : "Nếu so sánh quan hệ của Việt Nam với các nước đang là đối tác toàn diện hay chiến lược, chắc chắn quan hệ Việt- Mỹ phải ở tầm chiến lược’’.

Còn đại sứ đương nhiệm Hà Kim Ngọc cho hay : "Mức độ hợp tác sâu rộng của quan hệ đối tác toàn diện Việt- Mỹ là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi (về khả năng nâng cấp quan hệ song phương lên chiến lược)".

jeudi 26 novembre 2020

Thăm Hàn Quốc, ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi siết chặt quan hệ

Đăng ngày:

Sau khi gặp gỡ đồng nhiệm Hàn Quốc Kang Kyung Wha, ông Vương Nghị nói với các nhà báo là chuyến thăm của ông trong lúc đại dịch vẫn đang diễn ra chứng tỏ Bắc Kinh coi trọng mối quan hệ với Seoul. Ông kêu gọi hợp tác mạnh mẽ hơn trong nỗ lực chống dịch, trong thương mại và tìm kiếm giải pháp hòa bình cho hồ sơ nguyên tử Bắc Triều Tiên.

Khi được hỏi liệu Bắc Kinh có gây áp lực lên Seoul để chọn bên, trong bối cảnh Mỹ-Trung đang căng thẳng về thương mại, an ninh và các vấn đề khác hay không, ông Vương Nghị nói rằng « Mỹ không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới ». « Có 190 nước và mỗi nước đều có chủ quyền, trong đó có Trung Quốc và Hàn Quốc, vốn là láng giềng thân thiết và rất nên thăm viếng nhau nhiều hơn như người thân trong gia đình ».

jeudi 19 novembre 2020

Cố vấn an ninh của Trump đến Việt Nam trong nỗ lực cuối chống Bắc Kinh


Đăng ngày:

Theo South China Morning Post hôm nay 19/11/2020, ông O’Brien dự kiến gặp gỡ thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ngoại trưởng Phạm Bình Minh, bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, bộ trưởng Công an Tô Lâm, và nói chuyện với sinh viên Học viện Ngoại giao. Theo các nhà phân tích, chuyến thăm này nhằm củng cố di sản của chính quyền Trump trong việc chống lại tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh, và đặt Joe Biden trước việc đã rồi.

Bài viết của hai tác giả Bắc Phạm và Bennett Murray trích lời của chuyên gia Lê Đăng Doanh, cho rằng chuyến đi là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Hai kẻ thù xưa năm nay đã kỷ niệm 25 năm bình thường hóa ngoại giao, và cùng chia sẻ mối quan ngại trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại châu Á. Ông hy vọng chính quyền mới sẽ tiếp tục quan hệ đối tác toàn diện, vì lợi ích của cả đôi bên ở Biển Đông.

lundi 9 novembre 2020

Nguyễn Quang Dy - Những thách thức sau bầu cử Mỹ năm 2020

 


(VietStudies 09/11/2020)
 “Trời còn để có hôm nay / Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời” (Kiều)

Sau bốn năm như “đến hẹn lại lên”, nước Mỹ và thế giới lại chứng kiến trận chung kết giải thi đấu đặc biệt của nền dân chủ Mỹ, để khẳng định ai là chủ Nhà Trắng trong bốn năm tiếp theo.

Nhưng năm 2020, sự kiện chính trị này kịch tính và khó lường hơn, do hệ quả bốn năm dưới chính quyền Trump và một năm bị đại dịch Covid-19. Trong khi thế giới càng bất an thì nước Mỹ càng phân hóa, không chỉ giữa hai chính đảng mà còn trong cộng đồng và các gia đình. Vậy sau bầu cử, nước Mỹ và thế giới phải đối mặt với những thách thức gì?

Kịch tính và khó lường

mardi 3 novembre 2020

GS Nguyễn Văn Tuấn - Hái hoa xứ người, làm mật Trung Hoa


Ngày mai chúng ta sẽ biết ông Trump hay ông Biden sẽ thành tổng thống thứ 46 của Mỹ.

Phải nói là thời làm sếp Tòa Bạch Cung ông Trump có tác động đến hợp tác khoa học giữa các nước phương Tây và Tàu. Có lẽ chánh phủ ông là những người đầu tiên cảnh báo về sự xâm nhập của giới quân sự Tàu trong các đại học phương Tây, và có những hành động cụ thể để hạn chế sự xâm nhập. Bài dưới đây là tóm lược một báo cáo chiến lược của một chuyên gia tình báo Úc về sự xâm nhập đó.

"Hái hoa xứ người, làm mật Trung Hoa" là một cách ví von của giới quân sự Tàu cộng trong chiến lược nắm lấy, kể cả ăn cắp, công nghệ cao từ các nước phương Tây. Chiến lược đó được gắn cho một cái danh xưng hết sức thi vị là "Picking flowers, making honey". Đó cũng là tựa đề của một báo cáo của Alex Joske về sự xâm nhập của giới quân sự Tàu dưới vỏ bọc "nhà khoa học" trong các đại học Úc (1).

vendredi 30 octobre 2020

Lưu Trọng Văn - Bịt miệng, mắt... cười


Trùm CIA và là đương kim ngoại trưởng Mỹ Pompeo đến Việt Nam. Chuyến đi được cho là bất ngờ ; nhưng quan sát các động thái, tiến trình quan hệ Việt- Mỹ mấy năm gần đây thì chuyến đi này là những bước tất yếu của hành trình tất yếu.

Mỹ đủ khôn ngoan để xác định Việt Nam đóng vai trò gì ở bàn cờ chiến lược thế giới. Mỹ không muốn đẩy quan hệ liên minh, đồng minh để tạo cái thế khó cho Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc.

Mỹ thấy rõ vị trí địa chính trị của Việt Nam là một chốt chặn tư tưởng bành trướng cộng sản Đại Hán. Việt Nam đổ vào tay Trung Quốc, khối ASEAN chiến lược đổ. Một vành đai một con đường thành...xa lộ.

mercredi 29 juillet 2020

Lưu Trọng Văn - Một ASEAN bao gồm Úc và New Zealand ?



Sẽ là một bước ngoặt lịch sử phát triển ASEAN nếu có Úc và New Zealand cùng tham gia.

Với nền văn minh và kinh tế phát triển của Úc và New Zealand và mối quan hệ gắn bó của hai quốc gia trên với EU, Anh, Mỹ, Canada ; một ASEAN bao gồm Úc và New Zealand sẽ là một cộng đồng mạnh. Sẽ tác động tốt cho khu vực châu Á-Thái bình dương, tránh được sự mất cân bằng giữa các quyền lực giữ được hòa bình và ổn định.

Một ASEAN bao gồm Úc và New Zealand sẽ là một thực thể buộc Trung Quốc chỉ có một con đường là sống chung hòa bình nếu muốn phát triển.

mercredi 15 juillet 2020

Úc sẽ tham gia tập trận của "Bộ tứ" nhằm đối phó Trung Quốc

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt tham gia cuộc tập trận chung Malabar 2015. Ảnh do Hải quân Mỹ cung cấp ngày 18/10/2015. AFP - MCS CHAD M. TRUDEAU
Đăng ngày:


Bốn quốc gia dân chủ hợp thành « bộ tứ » (Quad) đang siết chặt hợp tác quân sự để đối phó với các hành động hung hăng của Bắc Kinh. Từ 5 năm qua, Úc đã thúc giục nhưng Ấn Độ vẫn do dự. Tuy nhiên nay nhiều tờ báo Ấn Độ dẫn các nguồn tin thông thạo cho biết New Delhi sẽ chính thức mời Úc tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar sắp tới.

Đây sẽ là một chiến thắng ngoại giao quan trọng đối với Úc. Mặc dù từ 2017, bốn nước « Quad » đã tăng cường đối thoại về an ninh, nhưng việc mở rộng cuộc tập trận Malabar là một lợi thế quân sự. Lâu nay Ấn Độ vẫn nghi ngờ sự cam kết của Úc về quốc phòng, nhất là khi chính phủ Rudd từ chối tham gia năm 2008 ; và New Delhi cũng không muốn chọc giận Trung Quốc.

lundi 24 février 2020

TT Mỹ Donald Trump đi Ấn Độ nhằm tăng cường hợp tác quân sự song phương

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (T) đón tổng thống Mỹ Donald Trump tại sân vận động Sardar Patel Gujarat, thành phố Ahmedabad, ngày 24/02/2020.
Đăng ngày:


Sự kiện mang tên « Namaste Trump » (Xin chào ông Trump) nhằm đáp lễ cuộc mít-tinh lớn « Howdy Modi » tổ chức tại Houston, Texas nhân dịp thủ tướng Ấn đến Hoa Kỳ tháng Chín năm 2019. Từ New Delhi, thông tín viên Sébastien Farcis gởi về bài tường trình :

« Thành phố Ahmedabad đón tiếp tổng thống Mỹ như một hoàng đế : một loạt 28 tấm biển khổng lồ được triển khai trên nhiều kilomet dọc theo lộ trình của ông Donald Trump, trước khi 3.000 nghệ sĩ biểu diễn tại một sân vận động 110.000 người. 

vendredi 3 janvier 2020

Sách Trắng quốc phòng Việt Nam 2019 : Cảnh cáo Bắc Kinh, để ngỏ với Mỹ

samedi 27 juillet 2019

Gấu Nga trở thành đàn em của gấu trúc Trung Quốc



Đang trong mùa hè, các tuần báo Pháp giới thiệu những chủ đề nhẹ nhàng. Le Point dành trang nhất và nhiều trang trong cho hồ sơ đặc biệt « Những bí mật cuối cùng của các giáo đường » ở Pháp. L’Obs quan tâm đến « Một Marx khác », không phải Karl Marx mà là Thierry Marx, một đầu bếp kiêm doanh nhân Pháp mở hệ thống trường dạy nghề giúp những người thất cơ lỡ vận có được một cơ hội mới.

Hồ sơ của Courrier International tuần này nói về « Các phương cách mới để di chuyển ». Có thể kể : xe trượt (trottinette), taxi bay…người ta có nhiều chọn lựa về phương tiện di chuyển, nhưng chủ yếu cần quan tâm đến môi trường. 

Nga lép vế trong quan hệ với Trung Quốc 

Về quan hệ Nga-Trung, bài viết của The Economist nhận định « Hợp tác có lợi cho Trung Quốc hơn Nga » đi kèm với hình vẽ một con gấu trúc lớn bệ vệ ngồi trên chiếc ngai màu đỏ có ngôi sao vàng, bế trên tay một chú gấu nhỏ bé cầm lá cờ Nga, với tựa đề có phần mỉa mai « Chiến hữu ».

vendredi 18 janvier 2019

Vệ tinh đầu tiên do Việt Nam chế tạo được phóng tại Nhật

Hỏa tiễn Epsilon-4 được phóng đi từ trung tâm không gian Uchinoura, Kagoshima, Nhật Bản, ngày 18/01/2019.

MicroDragon, vệ tinh đầu tiên do người Việt Nam thiết kế và sản xuất hôm nay 18/01/2019 được phóng lên tại Trung tâm vũ trụ Uchinoura ở Nhật Bản. Đây là dự án khoa học lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam, với số vốn đầu tư lên đến 600 triệu đô la. Chương trình do 36 kỹ sư trẻ được đào tạo tại Nhật thực hiện.

Japan Times cho biết sáng nay Nhật đã phóng thành công hỏa tiễn Epsilon-4 mang theo bảy vệ tinh, trong đó có vệ tinh MicroDragon do các kỹ sư thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam chế tạo, với sự hỗ trợ của các giáo sư thuộc năm trường đại học uy tín nhất Nhật Bản. 

jeudi 8 novembre 2018

Việt-Mỹ hoàn tất việc tẩy độc sân bay Đà Nẵng

Ông Francis Donovan, trưởng phái đoàn Mỹ thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) trong lễ khai trương dự án tẩy rửa chất độc da cam, tại Đà Nẵng, ngày 09/08/2012.

Việt Nam và Hoa Kỳ đã hoàn tất việc tẩy rửa chất độc dioxin tại phi trường Đà Nẵng, nơi vận chuyển và trữ chất diệt cỏ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Trong buổi lễ tổ chức hôm qua 07/11/2018, thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đã hoan nghênh việc Hoa Kỳ tham gia vào việc tẩy độc 30 hecta tại đây.

Ông Nguyễn Chí Vinh tuyên bố : « Hôm nay đánh dấu ngày mà sân bay Đà Nẵng không còn là điểm nóng về chất độc dioxin, người dân Đà Nẵng có thể an tâm rằng sức khỏe của họ không bị các hóa chất từ thời chiến tranh hủy hoại. Đây là bằng chứng cho thấy đang mở ra một tương lai mới cho sự hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ ».

vendredi 2 novembre 2018

Biển Đông, thương mại tăng cường quan hệ Việt-Pháp

Thủ tướng Pháp Édouard Philippe và đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội ngày 02/11/2018.

Le Figaro hôm nay 02/11/2018 có bài « Thủ tướng Philippe muốn củng cố quan hệ với Việt Nam ». Trong chuyến công du cựu thuộc địa Đông Dương, thủ tướng Pháp tìm cách tăng cườngtrao đổi thương mại giữa hai nước.

Tờ báo nhận định, việc các nhà lãnh đạo Pháp thăm Việt Nam luôn mang một ý nghĩa, và chuyến thăm của thủ tướng Édouard Philippe từ ngày 2 đến 4/11 trước khi sang Tân Calédonie cũng không ra ngoài quy luật đó. Chuyến công du này diễn ra vào thời điểm kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Pháp-Việt, 5 năm quan hệ đối tác chiến lược được thiết lập trong nhiệm kỳ của tổng thống François Hollande. 

mercredi 12 septembre 2018

Việt Nam và Indonesia hợp tác chống đánh cá lậu, gia tăng thương mại

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang duyệt hàng quân danh dự tại Hà Nội ngày 11/09/2018.
Phát thanh RFI ngày 12.09.2018


Theo AP hôm nay 12/09/2018, tổng thống Indonesia Joko Widodo đã loan báo đã thỏa thuận được với Việt Nam về việc hợp tác chống lại nạn đánh cá bất hợp pháp trên biển, đồng thời bày tỏ hy vọng tăng cường thương mại song phương.

Trong khuôn khổ chuyến công du Việt Nam ba ngày đồng thời tham dự Diễn đàn Kinh tế ASEAN, ông Widodo (Jokowi) cùng với chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang đã ký kết tuyên bố về việc tự nguyện hợp tác chống đánh cá bất hợp pháp.

samedi 28 juillet 2018

Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha sẽ kết nối mạng điện cao thế

Tổng thống Pháp Macron (T), thủ tướng Bồ Đào Nha Costa (G) và thủ tướng Tây Ban Nha Sanchez (P) họp báo chung sau hội nghị về hợp tác năng lượng tại Lisboa, Bồ Đào Nha, ngày 27/07/2018.

Ba nước Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha ngày 27/07/2018 tại Lisboa đã quyết định thiết lập một đường dây dưới đáy biển để nối kết các mạng lưới điện cao thế với nhau.
Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa tuyên bố đây là một bước rất quan trọng, và loan báo một nhóm công tác sẽ tiếp tục nghiên cứu các dự án kết nối khác về điện và khí đốt.

mercredi 4 juillet 2018

Tổng thống Iran thăm Áo tìm kiếm bảo đảm cho hiệp định hạt nhân

Tổng thống Iran Hassan Rohani và thủ tướng Áo Sebastian Kurz tại Vienna ngày 04/07/2018.

Tổng thống Iran Hassan Rohani hôm nay 04/07/2018 đến thủ đô nước Áo, nơi hiệp định nguyên tử đã được ký kết năm 2015, với mục đích tìm kiếm sự ủng hộ và hợp tác kinh tế, đối phó các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Chuyến thăm này diễn ra đúng vào lúc một nhà ngoại giao Iran ở Áo bị bắt giữ vì nghi dính líu đến một âm mưu khủng bố.

Từ Vienna, thông tín viên Isaure Hiace tường trình :

mercredi 30 mai 2018

Indonesia và Ấn Độ sẽ xây cảng quân sự ở Ấn Độ Dương

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (T) tiếp đón thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (P) tại Jakarta, ngày 30/05/2018.

Hai nhà lãnh đạo Indonesia và Ấn Độ hôm nay 30/05/2018 tại Jakarta thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng, đặc biệt là hải quân, với kế hoạch triển khai một cảng quân sự của Indonesia trên Ấn Độ Dương.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo khi tiếp kiến thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, đã nêu ra việc phát triển cơ sở hạ tầng và khu kinh tế ở Sabang, nằm giữa đảo Sumatra và eo biển Malacca - một trong những kênh thương mại nhộn nhịp nhất. Ông Widodo tuyên bố Ấn Độ là đối tác chiến lược về quốc phòng.

jeudi 26 avril 2018

Pháp-Đức hợp tác sản xuất hệ thống không chiến tương lai

Chiến đấu cơ Rafale của tập đoàn Dassault tại hội chợ Hàng không Berlin. Ảnh ngày 25/04/18.

Ngày 26/04/2018 tại Hội chợ hàng không Berlin, bộ trưởng Quân lực Pháp Florence Parly và đồng nhiệm Đức Ursula Von Der Leyen ký kết thỏa thuận ban đầu mang tính lịch sử, nhằm hợp tác sản xuất các hệ thống không chiến tương lai (FCAS) thay thế cho các loại máy bay Rafale và Eurofighter. 

Hai tập đoàn Airbus và Dassault Aviation lâu nay cạnh tranh với nhau, nay sẽ hợp sức chế tạo FCAS. Hệ thống này gồm các chiến đấu cơ thế hệ mới, máy bay không người lái, hỏa tiễn hành trình kết nối với NATO, vệ tinh, phi cơ, các loại các hệ thống vũ khí chiến đấu trên biển và trên đất liền, sẽ được sử dụng từ năm 2035-2040.

jeudi 5 avril 2018

Việt Nam và Nga ký kế hoạch hợp tác quốc phòng đến 2020

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (P) và đồng nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch, Hà Nội, 23/01/2018.

Theo hãng thông tấn Tass, hôm 04/04/2018, hai bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Nga đã ký kết kế hoạch phát triển hợp tác quốc phòng song phương cho đến năm 2020, nhân Hội nghị An ninh Quốc tế Matxcơva lần thứ 7 tổ chức tại thủ đô nước Nga.
Bên lề hội nghị, đại tướng Ngô Xuân Lịch, bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã hội đàm với đồng nhiệm Nga, đại tướng Serguei Shoigu và ký kết văn kiện về kế hoạch hợp tác 2018-2020.