mercredi 31 juillet 2019

Ngô Nhân Dụng - Các nhà chính trị nên dự Tour de France


Egan Bernal của Colombia vô địch Tour de France 2019. (Hình: AP Photo/Michel Euler)

(Người Việt 30/07/2019) Hiện nay, khi dạy dỗ con cái sống xứng đáng làm người, chắc không mấy ai bảo con hãy nhìn các nhà chính trị mà noi gương. Ít thấy những người lãnh đạo biểu lộ các đức tính mà loài người vẫn coi là đáng vun trồng trong tâm hồn trẻ em: Thành thật, bao dung, nhân từ, trung tín, đặt công ích trên tư lợi, hòa hợp với người chung quanh, kính trọng người khác mình hay chống lại mình, hy sinh cá nhân cho tập thể, vân vân.

Nhìn khắp thế giới, chúng ta khó thấy một vị tổng thống, thủ tướng hay một lãnh tụ đối lập nào biểu lộ các đức tính đó. Trong một phạm vi nhỏ, có thấy một ông, bà dân biểu, nghị sĩ, thống đốc tiểu bang hay thị trưởng, nghị viên nào đáng làm gương cho các thiếu nhi hay không? Rất khó kiếm ra.

Nhiều người nghĩ rằng chính trị là một cuộc tranh đua rất gay gắt, không thể nào theo các quy tắc và tục lệ thông thường. Khi tranh đua thì mạnh được, yếu thua, “cá lớn nuốt cá bé.” Không thể nghe lời dạy “chị ngã em nâng” hay “lá lành đùm lá rách.” Các nhà chính trị mạt sát nhau không tiếc lời. Vu cáo nhau nếu ích lợi cho mình. Thấy người té thì không nâng lên mà phải nhân cơ hội đạp thêm cho nó một cái. Chính trị là một thế giới mà bước vào đó là phải chấp nhận sẽ không thể sống theo các quy tắc bình thường.

Nguyễn Hồng Lam - Không ai là cao thủ, hay câu chuyện truyền thông mì chính cánh



Từ đầu trận đến giờ, tôi chưa từng viết nửa chữ về vụ Asanzo. Tôi không thích theo trend, không muốn dây dưa với những câu chuyện đang chờ giải quyết. Lại càng không ưa gì chuyện cố chứng minh, tỏ ra hiểu biết, cố góp lời vào dàn đồng ca tranh cãi đã quá ồn ào, trong khi thật sự không chắc mình đã am tường mọi ngóc ngách sự việc. 

Mọi bất đồng, văn minh nhất là cứ để luật pháp giải quyết. Tôi ủng hộ việc Asanzo kiện báo Tuổi Trẻ ra tòa. Ai đúng ai sai, không phải những lời lẽ sắc bén có, bẩn bựa có của các cá nhân cầm bút mà sẽ do Tòa án quyết định.

Có điều, những ồn ào vụ việc lại nhắc tôi nhớ một vụ khác, nghiêm trọng hơn nhiều. Những bạn có thâm niên làm báo, hoặc thâm niên quan tâm các vấn đề báo chí trên 20 năm chắc chắn sẽ còn nhớ vụ tôi sắp kể. Và vì thế, tôi sẽ không nêu tên cụ thể bất kỳ ai có liên quan mà không lo chuyện người đọc sẽ nghĩ rằng tôi bịa.

mardi 30 juillet 2019

Tư Chính: Trung Quốc ngoan cố khiến Việt Nam phản ứng mạnh

Đường đi chằng chịt của chiếc Hải Dương Địa Chất 8 Trung Quốc tại bãi Tư Chính của Việt Nam từ ngày 3 đến 28/07/2019.

Trước sự kiện Trung Quốc cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 cùng với nhiều tàu hải cảnh cỡ lớn xâm phạm bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đã ra Tuyên bố về Biển Đông. Cho đến sáng hôm qua 29/07/2019 đã có 14 tổ chức và khoảng 750 người ký vào tuyên bố.

RFI Việt ngữ đã trao đổi với phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Dũng, trường đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc nhóm chủ trương bản tuyên bố trên, về vấn đề này.

RFI: Kính chào Phó giáo sư Hoàng Dũng. Như vậy là một lần nữa Trung Quốc lại xâm phạm biển đảo Việt Nam, và một lần nữa các tổ chức xã hội dân sự lại phải ra tuyên bố…

PGS Hoàng Dũng : Sở dĩ chúng tôi đề nghị phải lên tiếng tố cáo trước Hội đồng Bảo an, trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế về việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và thềm lục địa của Việt Nam, vì khi có trộm cướp xâm nhập, thì điều đầu tiên là chủ nhà phải la làng. Nếu không la làng, không chỉ rõ là ai xâm phạm nhà anh một cách bất hợp pháp, chính anh không kêu lên thì ai có thể cứu anh được. Làm sao thuyết phục người khác là anh có chính nghĩa.

lundi 29 juillet 2019

Hoàng Nguyên Vũ - Người giàu Việt, Phật ngoại và tham sân si



Người giàu Việt Nam ôm tiền đi cúng "Phật ngoại" để khoe mẽ sự giàu có, về vẫn tham sân si như thường ! 

Ở Nepal, trong các tu viện, mỗi lần hành lễ trong một tu viện lớn tầm 500 chỗ được chia thành hai khu riêng biệt. Một khu dành cho tăng ni tụng niệm; một khu có ghi chữ "Vietnamese", tức là dành cho giới Phật tử Việt Nam. Thế mới thấy, người Việt Nam mình mê "Phật ngoại" đến mức nào !

"Phật tử Việt Nam" ở đây, nghiễm nhiên không có bóng dáng của những "người nghèo theo Phật". Đa số là những người giàu, đại gia, văn nghệ sĩ có thu nhập cao. Hàng năm, họ đi theo các tour "tâm linh", với chi phí không dưới 100 triệu đồng.

Vì sao Nga đàn áp thô bạo biểu tình ở Matxcơva ?

Một người biểu tình tại Matxcơva ngày 27/07/2019 bị cảnh sát bắt.

Vụ đàn áp biểu tình tại Matxcơva được tất cả các báo Paris chú ý. Les Echos nhận xét : « Chế độ Nga đang trong thế thủ », Libération dành hai trang báo để nói về « Đàn áp ở Nga : Matxcơva thô bạo trước đối lập ». Trang web của Le Monde cho biết « Trên 1.000 người biểu tình ở Matxcơva bị bắt : Phản ứng phẫn nộ ở khắp nơi», còn La Croix có bài phóng sự mang tựa đề « Tại Matxcơva, đối lập là mục tiêu đàn áp tàn bạo ».

Người biểu tình ôn hòa bị cảnh sát tấn công thô bạo

Thông tín viên của Libération mô tả, trên quảng trường Tverskaia gần Tòa đô chính Matxcơva, những người biểu tình cố trụ lại ở khoảng giữa hai bức tượng Lênin và và Iouri Dolgorouki, người sáng lập thủ đô nước Nga. Lực lượng cảnh sát hùng hậu đẩy lùi họ bằng dùi cui, một thanh niên người đầy máu bị thô bạo bắt đi trong những tiếng la phẫn nộ của đám đông. Vài chiếc chai nhựa được quăng về phía cảnh sát – phương tiện đối phó trông thật tội nghiệp so với lực lượng an ninh vũ trang tận răng, được mệnh danh là « phi hành gia ».

Thông tín viên La Croix tại Matxcơva nhìn thấy một cảnh khác : năm vệ binh quốc gia đeo mặt nạ, lao vào một nhóm 300 người biểu tình đang nghỉ mệt gần nhà hát Bolchoi, gần đó là hàng hàng lớp lớp cảnh sát chống bạo động. Vệ binh bất ngờ phang dùi cui tán loạn, một thanh niên đang ngồi nghỉ bị đánh ngã gục, ba phụ nữ cố gắng bảo vệ anh này cũng bị lôi về xe cảnh sát, đám đông la to « phát-xít ». Anh thanh niên trên đây bị gãy xương sườn, chấn thương sọ não, nhưng bộ phận cấp cứu để mặc không chịu nhận…

dimanche 28 juillet 2019

Nguyễn Tiêu Quốc Đạt – Trả lời câu hỏi « Kiện Trung Quốc làm gì ? »



Tình cờ đọc một comment cũ rích của thanh niên đỏ điển hình thắc mắc: Phillipines thắng kiện Trung Quốc ở Biển Đông, rồi thì sao ? Nó vẫn lấn tới, kiện làm gì ! Ta nên trả lời thế nào?

Nôm na là nếu so Philippines với Trung Quốc về kích cỡ thì Phi chính là người đi bộ, Trung Quốc là người đi xe ô tô, và luật quốc tế về biển là luật an toàn giao thông. Biển Đông là một góc phố, và khu vực thường xảy ra tranh chấp chính là chỗ ngựa vằn sang đường.

Bối cảnh hiện tại của Biển Đông loạn khá giống bối cảnh giao thông Việt Nam, mạnh ai người ấy đi. Và thằng mạnh nhất, tinh vi nhất, kềnh càng tốn diện tích nhất chính là bọn đi ô tô. Nhóm yếu thế như đi xe đạp, đi bộ là khổ nhất. Ở các khu vực văn minh, thì nhóm yếu thế dần được bảo vệ, thông qua luật pháp và các quy định về trách nhiệm. 

Mạnh Kim - Sài Gòn dễ thương



Sài Gòn dễ thương dã man ! Dễ thương, đặc biệt dễ thương, là những người lao động bình dân. Như thể họ càng sống “thấp” ở tầng đáy xã hội thì tâm hồn họ càng cao. Như thể họ muốn chồi lên, không phải để tìm ánh nắng, mà để cho người ta thấy họ đẹp như thế nào, đáng chiêm ngưỡng và đáng ngắm nhìn như thế nào. 

Sài Gòn chắc không bao giờ có anh xe ôm nào không chỉ đường khi được hỏi. Chắc ít có bà bán xôi nào mà không biết bán thiếu. 

Tôi thích lang thang vào những hẻm sâu hun hút ở Sài Gòn. Đó là những nơi còn lưu lại nhiều nét sinh hoạt của Sài Gòn xưa - Sài Gòn của Bình Thạnh, Sài Gòn của Gò Vấp, Sài Gòn của Thị Nghè - mỗi nơi mỗi khác, trong cái giống chung của “đặc tính Sài Gòn”.

Huỳnh Ngọc Chênh - Bước thụt lùi của Nhà nước trong việc dựa vào dân để đấu tranh với Tàu cộng



Rất nhiều bạn bè của tui, trong đó có nhiều facebooker nổi tiếng đã đăng lại tấm ảnh về cuộc mít-tinh trong hội trường chống Trung Quốc vào năm 2014, với những lời bình tiêu cực và thiếu thiện cảm.

Đó là tấm ảnh chụp các đoàn thể và nhân sĩ trí thức được phép biểu tình tại hội trường nhà văn hóa Thanh Niên TP HCM vào ngày 10/05/ 2014 (mà cũng có thể là tấm hình chụp tại bất cứ hội trường nào đó trên toàn quốc) sau việc Tàu cộng hạ dàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 120 hải lý vào ngày 02/05/2014. Hôm đó tui có mặt trong cuộc mít-tinh nầy để quan sát.

Đó là lần đầu tiên kể từ sau hội nghị Thành Đô 1990, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam công khai cho phép các đoàn thể quần chúng của đảng đứng ra mít-tinh phản đối Tàu cộng, và ngấm ngầm bật đèn xanh cho quần chúng nhân dân xuống đường biểu tình. Tui đánh giá đây là bước tiến rất lớn của nhà cầm quyền, khi biết dựa vào nhân dân để gây áp lực đấu tranh với Tàu cộng.

Nguyễn Quang Duy - Đến lúc Việt Nam cần thay đổi chiến lược phát triển quốc gia


Một chuyền may tại Nhà máy Dệt may Thành Công ở Saigon, 09/07/2019.

Ngày 10/06/2019 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phổ biến Bạch Thư (Sách Trắng) doanh nghiệp Việt Nam, nhờ đó chúng ta thấy rõ hơn thực trạng kinh tế và sự cần thiết phải thay đổi toàn bộ chiến lược phát triển quốc gia.

Tư nhân nhiều nhưng nhỏ

Theo Bạch Thư vào thời điểm 31/12/2017, Nhà nước có 2.486 doanh nghiệp đang hoạt động, với 1.204 doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước đều lớn hay rất lớn, cả về nguồn vốn lẫn quy mô hoạt động. Có 16.178 doanh nghiệp trong khu vực vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cũng đều lớn hay rất lớn, với nhiều công ty đa quốc gia sản xuất phục vụ xuất cảng. Trong khi khu vực tư nhân có 541.753 doanh nghiệp, thì đa số đều nhỏ hay rất nhỏ. Chỉ trên 1% doanh nghiệp đủ lớn. 

Tư nhân chịu thua thiệt

Đến 31/12/2017, khu vực nhà nước đạt 9,5 triệu tỉ đồng vốn, với tổng doanh thu 3,1 triệu tỉ đồng, 200.900 tỉ đồng lợi nhuận, tạo 1,2 triệu công việc. Khu vực tư nhân có 17,5 triệu tỉ đồng vốn, 11,7 triệu tỉ đồng doanh thu, 291.600 tỉ đồng lợi nhuận, tạo 8,8 triệu công việc. Tính trung bình nhà nước cần hơn 3 đồng vốn mới tạo được 1 đồng doanh thu, tư nhân chỉ cần một nửa, nghĩa là 1,5 đồng vốn đã tạo được 1 đồng doanh thu. Cứ 2 tỉ vốn tư nhân lại tạo được 1 công ăn việc làm, nhưng phải cần bốn lần, tức 8 tỉ vốn đầu tư nhà nước mới tạo ra 1 công việc. 

Đoàn Bảo Châu - Thành công rồi đấy, mở mắt ra chưa?



Hành động của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 trong những ngày qua có các hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông là rất nghiêm trọng, nhưng người dân không hề xuống đường phản đối. Mà nó không ra đấy để hóng mát đâu, nếu thấy có dầu là nó hạ đặt giàn khoan trong tương lai đấy.

Đừng ngạc nhiên và nghĩ người dân thờ ơ. Chỉ ở cái xứ xở này thì chính quyền mới có cái kiểu hành xử quái gở như những năm qua. Dân xuống đường biểu tình chống tầu Trung Quốc cắt cáp quang: Đánh. Chống dàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 hạ đặt trái pháp: Đánh. Dân biểu tình phản đối Formosa, bảo vệ biển: Đánh. Lên gối, xuống chỏ, đánh vỡ mặt mũi dân, quẳng dân lên xe tàn nhẫn như đối xử với những con vật. Dùng cả báo chí chụp mũ họ là những thành phần phản động, gây rối trật tự công cộng.

Tôi đồng ý khi nhiều bạn gọi những kẻ ra lệnh và những kẻ thừa hành lệnh đánh đập người biểu tình là lũ con hoang. Không thể có cách gọi nào chính xác hơn. Con hoang nên nó không biết đâu là mẹ cha thật sự, chúng như những con chó săn, được chủ quẳng một miếng xương, xùy một tiếng là xông vào cắn người dân mà không cần phân biệt đâu là đúng là sai.

samedi 27 juillet 2019

Hoàng Nguyên Vũ - Quên lãng những người ngã xuống vì chiến đấu với Trung Quốc là tội ác



Quên lãng, lạnh nhạt với những người ngã xuống vì chiến đấu với Trung Quốc: là tội ác dù bất cứ lý do gì !

Bảy mươi bốn người ngã xuống trong cuộc bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Mười nghìn người ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc 1979 và 64 người ngã xuống trong cuộc bảo vệ đảo Gạc Ma (Trường Sa) năm 1988.

Bảy mươi bốn người lính khoác áo Việt Nam Cộng Hòa và hơn mười nghìn người lính Việt Nam ngã xuống, họ đều có một điểm chung: Họ là người Việt, họ bảo vệ từng tấc đất cha ông để lại và họ cùng hy sinh bởi một kẻ thù duy nhất: Trung Quốc, cùng một âm mưu duy nhất: bành trướng và cướp đất.

Trương Nhân Tuấn - Trung Quốc có ý đồ gì ở bãi Tư Chính ?



Trung Quốc cho tàu địa chất hoạt động thăm dò địa chấn bãi trầm tích Tư Chính -Vũng Mây, thuộc hải phận kinh tế độc quyền (Zone Economique Exclusive - 200 hải lý tính từ đường cơ bản) của Việt Nam, liên tục đến nay đã sang tuần lễ thứ tư. 

Bãi này Trung Quốc đặt tên là Vạn An Bắc, bao gồm các lô 133, 134, 135, 136, 157, 158, 159 trên “bản đồ dầu khí” của Việt Nam. Đồng thời với việc thăm dò địa chấn, Trung Quốc cho tàu hải cảnh quấy rối sinh hoạt khai thác tại lô 6.1 thuộc bãi trầm tích Nam Côn Sơn, do tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga hiện đang khai thác. Nguyên nhân vụ “quấy rối” được (tờ báo SCMP - Hoa Nam Buổi Sáng) cho biết là Việt Nam tiếp tục gia hạn giấy phép khai thác cho tập đoàn Rosneft ở lô 6.1. 

Nếu vấn đề “Vạn An Bắc” Trung Quốc đã gây sự từ năm 1992, thì vụ quấy rối lô 6.1 chỉ mới đây. Lô này hiện do công ty dầu khí lớn nhứt nước Nga là Rosneft khai thác (và phát triển) từ năm 2013 với ba mỏ Lan Tây, Lan đỏ và 5.3. Trước đó lô 6.1 do BP khai thác, từ 2003 đến 2010 (BP rút lui do sức ép kinh tế của Trung Quốc). 

Lê Học Lãnh Vân - Chính nghĩa ở đâu ?




Bé trai tật nguyền một mình di tản khỏi Xuân Lộc ngày 14/04/1975.
(Văn Việt 26/07/2019) Hàng năm, dịp ngày thương binh liệt sĩ 27/7 là báo chí đăng bài nhắc lại gương liệt sĩ hy sinh. Có những bài gân cổ mà nói, vừa đọc lướt đã thấy hơi hám “khóc theo phong trào” rồi !

Nhưng, có những bài rất cảm động ! Sự chân thành bao giờ cũng cảm động, nhất là sự chân thành khi đối diện với cái chết, khi biết mình đang đi trên con đường cái chết đang rình rập. Tôi từng gặp những người như vậy, và tôi tin họ chân thành tin rằng mình đang làm việc có ích cho dân tộc mình. Tôi cảm nhận được trong phong cách sống của họ ý nghĩa hy sinh ! Trong số đó có những người thực sự và thực lòng bỏ đời sống đầy đủ, giàu có lao mình vào cuộc chiến họ tin là chính nghĩa ! Những người này thuộc phe thắng trận.

Lại có những cái chết không, hay chưa, được đăng báo. Đó là cái chết của những người thuộc phe Miền Nam. Rất nhiều lính chết trận. Cũng có những công chức dân sự như trưởng ty điền địa, trưởng ty nông nghiệp… chết trên đường công vụ vì đường đi bị đắp mô, giật mìn, phục kích… Lúc ấy đang là sinh viên mười chín hai mươi tuổi, tới giờ vẫn không quên những chiếc quan tài mang xác thằng bạn về, phủ cờ ba sọc đỏ. Má nó gào lên xé lòng, ba nó lầm lì, em nó sùi sụt khăn tang, hàng xóm chậm nước mắt… Tụi nó chết không hiểu vì sao mà chết, trên quê hương ruộng đồng đầy lúa, vườn trái sum suê, sông rạch chật cá tôm !

Võ Văn Tạo - 27/7



Ảnh Võ Văn Tạo

Lại 27/7. Những ngày tháng này 1972, "cối xay thịt" Quảng Trị (Việt Nam Cộng Hòa gọi: "Mùa Hè đỏ lửa") đang giai đọan tàn khốc, đẫm máu nhất.

Sư đoàn bộ binh "chủ lực cơ động" 304 (F304) của tôi, do thượng tá Hoàng Đan chỉ huy, căng mình trấn giữ phía Tây Thành cổ Quảng Trị. Suốt mấy tháng Hè, trung bình mỗi ngày 80-90 phi vụ B52 "ghé thăm". Chưa kể pháo bầy từ Hạm đội 7 và máy bay ném bom, bắn rocket của Không quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) oanh kích suốt đêm ngày. Nhiều ngày, sau mỗi loạt B52, chẳng ai dám tin mình sẽ sống sót thêm một giờ đồng hồ nữa. 

Những người lính trẻ, vốn dĩ vô thần, bỗng lầm rầm cầu trời, khấn Phật, lạy Chúa... mỗi giây phút bom rơi. Có sĩ quan nổi tiếng khắp mặt trận B5, từng ba lần phong Dũng sĩ diệt Mỹ, sắp tuyên dương Anh hùng, bất ngờ dao động thối chí chiến đấu, bị điều về tuyến sau. 

Gấu Nga trở thành đàn em của gấu trúc Trung Quốc



Đang trong mùa hè, các tuần báo Pháp giới thiệu những chủ đề nhẹ nhàng. Le Point dành trang nhất và nhiều trang trong cho hồ sơ đặc biệt « Những bí mật cuối cùng của các giáo đường » ở Pháp. L’Obs quan tâm đến « Một Marx khác », không phải Karl Marx mà là Thierry Marx, một đầu bếp kiêm doanh nhân Pháp mở hệ thống trường dạy nghề giúp những người thất cơ lỡ vận có được một cơ hội mới.

Hồ sơ của Courrier International tuần này nói về « Các phương cách mới để di chuyển ». Có thể kể : xe trượt (trottinette), taxi bay…người ta có nhiều chọn lựa về phương tiện di chuyển, nhưng chủ yếu cần quan tâm đến môi trường. 

Nga lép vế trong quan hệ với Trung Quốc 

Về quan hệ Nga-Trung, bài viết của The Economist nhận định « Hợp tác có lợi cho Trung Quốc hơn Nga » đi kèm với hình vẽ một con gấu trúc lớn bệ vệ ngồi trên chiếc ngai màu đỏ có ngôi sao vàng, bế trên tay một chú gấu nhỏ bé cầm lá cờ Nga, với tựa đề có phần mỉa mai « Chiến hữu ».

vendredi 26 juillet 2019

Dương Quốc Chính - Vụ Tư Chính


Sơ đồ di chuyển của tàu Hải Dương Địa Chất 8 tại bãi Tư Chính từ ngày 3 đến 25/07/2019.

Vụ Tư Chính này là cơ hội vài chục năm có một để đảng và chú phỉnh lấy điểm với cần lao. Anh em Tuyên giáo và Ngoại giao nên tận dụng hết cỡ.

Các lần khác, tàu Tàu nó vào vùng biển chồng lấn, ví dụ như quanh Hoàng Sa...hoặc gần mấy đảo nó đang chiếm ở Trường Sa, thì đảng to mồm với nó hơi khó. Vì đớ mồm ở cái công hàm ngày xưa. Đố dám kiện nó. Ở những vị trí nhập nhèm về chủ quyền này ngay cả Mỹ cũng chả dại gì mà can thiệp. Cùng lắm chỉ kêu gọi các bên kiềm chế giữ nguyên trạng mà thôi.

Nhưng ở lần này, vùng biển này không giống mấy lần trước, nó thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, mà tàu nó thăm dò đáy biển là sai rõ rồi. Hoàn toàn có thể kiện ra tòa quốc tế và chửi inh ỏi lên (…). Chỗ này Trung Quốc coi như thuộc đường lưỡi bò, nhưng cái đó không được ai công nhận hết. Trong phạm vi lưỡi bò này, Mỹ có quyền can thiệp để chứng tỏ tự do hàng hải.

Thái Bá Tân - Hữu hảo cho lắm vào



Gi thì sáng mt nhé.
H
u ho cho lm vào.
Th
ng bn vàng cướp đảo,
C
ướp cá ca đồng bào.


Trước, chiến tranh By Chín
Là d
p để thoát Trung.
M
à ri vn hu ho.
Ngu
đến thế là cùng.

Nguyễn Tiến Tường - Khoảng lặng Nguyễn Phú Trọng



Đầu năm 2017, Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc, một chuyến đi mang tính thường lệ giữa lãnh đạo hai đảng. Từ năm 2018 khi chấp chính chức Chủ tịch nước, ông Trọng không còn đi Trung Quốc,  và cũng không có cuộc tiếp xúc nào với giới cầm quyền Trung Quốc tại Việt Nam. 

Nhắc cương vị Chủ tịch nước để hiểu rằng đó là danh phận để ông Trọng tiếp cận các nước Tây phương với tư cách nguyên thủ chính danh, chứ không đơn thuần là TBT một đảng. 

Diễn đàn "Một vành đai, một con đường" được Trung Quốc tổ chức trong bối cảnh liên tiếp dính đòn trừng phạt kinh tế từ Mỹ, có thể xem là động thái đốt lửa gọi chư hầu. Ông Trọng vắng mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự, cùng thế giới có thông điệp rắn rỏi lên án Trung Quốc sử dụng bẫy nợ để ép buộc các quốc gia nhượng địa hoặc lệ thuộc chính trị. 

Lưu Trọng Văn - Gặp tác giả « Mùa hè đỏ lửa » ở Cali



Nhà văn Phan Nhật Nam. Ảnh Lưu Trọng Văn.


Gặp gã tại quán café giới văn nghệ Cali thường tụ hội ở phố Bolsa, Phan Nhật Nam hỏi: sao cậu đầu trọc? Gã đáp để khỏi làm phiền lũ gió.

Gã hỏi: Còn ông?

Phan Nhật Nam một thời " Mùa hè đỏ lửa" đáp:

Để hết xui.

Ông kể ở Sài Gòn mỗi lần hớt tóc là có chuyện. Khi thì ra khỏi tiệm bị giựt xe Honda, khi thì bị vấp té, khi thì bị ai đó vô cớ chửi. 

Ngô Nhân Dụng - Kinh tế Trung Cộng cạn hơi





Trong tháng Sáu vừa qua, cả nhập cảng lẫn xuất cảng của Trung Quốc đều xuống. Trong hình, cảng Thanh Đảo ở phía Đông tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
(Người Việt 24/07/2019) Năm 2007, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ 14.23% một năm và liên tiếp nhiều năm tiếp tục phát triển hơn 10%. Năm 2011, tỉ lệ tăng trưởng xuống 9.5%, dưới 10% nhưng vẫn ngoạn mục. Nhưng sau đó con tàu kinh tế bắt đầu giảm tốc, năm 2014 chỉ còn 7.3%, năm ngoái xuống 6.6%.

Sau đó, mỗi ba tháng người ta lại thấy kinh tế Trung Quốc giảm tốc độ. Trong quý thứ nhì năm 2019, Tháng Tư đến Tháng Sáu, chỉ phát triển được 6.2%, tỉ lệ thấp nhất kể từ Tháng Ba, 1992, gần ba chục năm.

Những con số chính thức chắc chắn không đúng sự thật. Giáo Sư Hướng Tùng Tộ (Xiàng Sōngzuò, 向松祚), Đại Học Nhân Dân, Bắc Kinh, từng làm cho Ngân Hàng Nông Nghiệp và Ngân Hàng Nhân Dân, cho biết một tài liệu phổ biến nội bộ ước lượng tỉ lệ tăng trưởng năm ngoái chỉ có 1.67% chứ không phải 6.6% như báo cáo chính thức (theo Cary Huang, South China Morning Post). Trong cả bức tranh tăm tối đó chỉ có một điểm sáng, là kinh doanh tư nhân vẫn mạnh hơn khu vực quốc doanh mặt dù bị các ngân hàng kỳ thị.