jeudi 14 juin 2018

Nguyễn Tiến Tường - Tự trào cùng thế sự



"Có người nhầm đất nước, tổ quốc, dân tộc với Đảng cầm quyền. Cho nên, họ nghĩ mọi hành động phản đối Đảng là gây chia rẽ đoàn kết, là phản bội đất nước."

Khi tôi gọi những người biểu tình là dân, vài người chửi “thằng phản động”, tôi mỉm cười. Khi tôi có đôi lời với sự leo thang ở Bình Thuận, nhiều người khác chửi thằng “bút nô”, tôi cũng cười. 

“Anh đã mất đi sự khách quan, thật đáng tiếc”, một người bạn nhắn tôi trên Facebook. Tôi không biết bạn nghĩ là tôi hiện tại như thế nào? "Bút nô”, hoặc “phản động”. Tôi cười nói, khi em đọc bằng cảm xúc của mình, mọi giải thích là vô nghĩa. 

Nguyễn H.V. Hưng - Đèn treo ngược



"Đèn treo ngược" xưa nhất thế giới vẫn đang hoạt động, ở trụ sở lực lượng cứu hỏa California.
"An ninh mạng không thể là những biện pháp hạn chế nhân dân đến với những thành tựu khoa học thời đại, như Google hay Facebook. Ngày nay, chối bỏ những thành tựu của nhân loại về internet chẳng khác nào Tự Đức chối bỏ đèn điện."
 

Cuối thế kỷ 19, Phan Thanh Giản sau khi dẫn dẫn một phái bộ sang Pháp, đã trình lên vua Tự Đức một bản tấu về những tiến bộ kỹ thuật Phương Tây, trong đó ông tả ngọn đèn treo ngược (đèn điện). 

Tự Đức cho đó là chuyện hoang đường, suýt chém đầu Phan Thanh Giản vì tội “khi quân” (lừa vua). Ngày nay, trẻ chăn trâu ở những vùng hẻo lánh của Việt Nam cũng thấy đèn điện chẳng có gì lạ.

Đỗ Ngọc Thống - Bài học đắt giá



Dân Phan Rí đối đầu với cảnh sát cơ động ngày 10/06/2018.

Mấy hôm nay, sau các vụ biểu tình và đập phá ở UBND tỉnh Bình Thuận và một số nơi, rất nhiều người bị bắt giữ. Thấy các phương tiện truyền thông chính thống liên tiếp đưa tin và dẫn ra ý kiến bình luận của nhiều người về vụ việc này. 

Hầu hết cụm từ “Bài học đắt giá” được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng bài học đắt giá cho ai? Hầu hết quan chức và ý kiến chính thống đều đổi tội cho dân, rằng những người dân biểu tình và bạo loạn ấy cần coi đó là một “bài học đắt giá”.

mercredi 13 juin 2018

Dư luận dậy sóng vì tuyên bố “đưa icloud về Việt Nam”



Minh họa lấy từ FB Nguyễn Lân Thắng

Huy Đức: XIN LỖI QUỐC HỘI 

Tôi đã viết khá nhiều bài để góp ý cho quý vị nhưng sau khi nghe clip này tôi xin gửi tới Quốc hội lời xin lỗi hết sức chân thành. Tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh - cơ quan thẩm tra Luật An Ninh Mạng - mà hiểu vấn đề như thế này thì làm sao những ý kiến của dân còn có thể tác động tới quý vị.

Huỳnh Ngọc Chênh - Cú bấm nút trị giá 3,6 tỉ đô la


Ảnh VnExpress

Không biết dự định bán đất 99 năm ở ba đặc khu sau khi luật đặc khu được thông qua vào tháng 10 tới sẽ thu về được bao nhiêu tỉ đô la. 

Nhưng một cú bấm nút thông qua luật an ninh mạng vừa rồi đã làm sập sàn chứng khoán vào ngày 12/6, bốc hơi ngay 3,6 tỉ đô la. Chưa kể những ngày tới thị trường còn tiếp tục suy sụp, nhiều tỉ đô la nữa bốc hơi.

mardi 12 juin 2018

Từ Thức - Luật đã thông qua, có nên bó tay ?



Cái gọi là Quốc hội, sự thực là cái đuôi chồn của Đảng Cộng sản, đã biểu quyết thông qua luật an ninh mạng. Đó là một ngày đen tối của lịch sử, của dân tộc. Quyền tự do ngôn luận bị tước đoạt, tất cả quyền tự do khác, tóm lại : quyền làm người, sẽ bị tước đoạt.

Guồng máy nhà nước, với luật an ninh mạng nhập cảng từ nước Tàu, sẽ gia tăng đàn áp những người còn lương tri, còn ngửng đầu lên tiếng, phản kháng. Sẽ tạo một tình trạng kiểm duyệt và tự kiểm duyệt, làm tê liệt tư duy của một dân tộc.

Lưu Trọng Văn - Ai cản trở việc ra Luật Biểu tình và Luật thành lập hội?



Người dân biểu tình tại Saigon ngày 10/06/2018.

Gã mấy năm trước cùng các nhân sĩ trí thức và các lão thành cách mạng đi biểu tình chống Trung Cộng xâm chiếm biển đảo, mà cứ lén lút như ăn trộm. Có lãnh tụ Phong trào học sinh sinh viên chống Mỹ trước đây như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu cũng phải dùng mẹo chống cảnh sát Việt Nam Cộng Hòa để thoát khỏi nhà đi biểu tình.

Hôm qua 10/6 hàng trăm ngàn người dân khắp nước biểu tình chống Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng. Có nơi yên ổn, có nơi biến thành bạo động, máu đổ.

Dù máu của người dân hay máu của các anh an ninh, cũng đều là máu của dân mình. Đau. Đau lòng vô cùng.

lundi 11 juin 2018

Nguyễn Tiêu Quốc Đạt - Vắn tắt về bạo lực



Chặn biểu tình ở Saigon ngày 10/06/2018.

Mình biết, rất nhiều người phản đối bạo lực và đã thể hiện chính kiến của mình. Tuy nhiên cũng phải nhắc lại để chúng ta cùng hiểu về căn nguyên bạo lực:

- Về lịch sử, nước Việt Nam hiện đại sinh ra từ cái được gọi là "bạo lực cách mạng" để giành được độc lập. Con đường này được coi là con đường duy nhất, nhưng thực ra, có nhiều quốc gia đã giành được độc lập ít máu và bạo lực hơn

Mai Quốc Ân - Nhân & Quả



Phan Thiết, 10/06/2018.

"Không giải quyết vấn đề bằng thứ tư duy tạo ra nó!"- Einstein. Câu chuyện bạo loạn ở Bình Thuận cần được nhìn nhận như vậy.

Bình Thuận sống nhờ du lịch, nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Như mọi tỉnh thành khác ở Việt Nam, Bình Thuận thu hồi đất để giao cho doanh nghiệp hoặc quan chức. Những người mất đất sống vật vờ với những chồng đơn khiếu nại, những chuyến ra tỉnh, ra Trung ương đòi đất.

Nguyễn Đức Hiển - Thuở lòng người ly tán



Hình ảnh tại Phan Thiết tối 10/06/2018.

Thật sự thì buồn đau đến nghẹn. Biết là do uất ức dồn nén cũng có, sứt mẻ niềm tin cũng có, bị lợi dụng và xúi giục càng có. Khó lòng đổ hết cho một thế lực nào, nhưng sao cắt chia ly tán vậy?

Hồi xảy ra mấy vụ ở Tây nguyên, có vị lãnh đạo đã nói vì cán bộ xa dân quá. Xa cả về khoảng cách lẫn tâm tình. Nên, dân không nói cho nghe, nên bị động, nên khi cần nói cho nhau nghe thì không nói chuyện với nhau được nữa.

Ai gánh hậu quả hôm nay? 

Nguyễn Công Khế - Luật Đặc khu, Luật An ninh mạng và biểu tình



Ngày hôm qua Chúa nhật, nhiều nơi xuống đường biểu tình. Biểu tình, đó là chuyện thường tình ở các nước khi người dân muốn biểu đạt một nguyện vọng, một bức xúc, khi không có một chỗ đủ tin cậy để người ta nói và nói có người nghe nghiêm túc, biết lắng nghe, biết đối thoại...

Tôi đã có một status về luật Đặc khu và nói đúng ba ý:

Ngô Nguyệt Hữu - Dân!



Thăm thẳm dặm dài lịch sử, nâng thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. 

Trải qua nghìn năm Đinh, Lê, Lý, Trần... không can qua nào lại không khởi nguồn từ những đôi tay quen với cánh đồng, những bàn chân quyến luyến với thênh thang bụi đỏ, những khuôn mặt kết bạn với nắng mưa.

Hôm minh quân mất thuở xa xưa, hôm lãnh đạo tốt mất hôm nay, dân vẫn khói hương bài vị, vẫn nước mắt khóc thương, vẫn chân thành hoài vọng, có bao giờ dân quên.

Nguyễn Tiến Tường - 496


Tôi sẽ nhớ, hoặc lưu lại danh sách 496 đại biểu Quốc hội khóa XIV lần này bằng thái độ của một người viết trung dung, ghi lại một thời đoạn buồn bã của đất nước, dân tộc. 

Chưa bao giờ, người dân lại chứng kiến một khóa Quốc hội nặng nề như hiện tại. Thuế khóa, giao thông, giáo dục, y tế… đè nặng lên cuộc sống người dân. Những tư duy áp đặt một chiều đã khiến dân tình bức xúc. Ra đến nghị trường, sự bức xúc ấy không những không được giải tỏa mà còn khuếch đại thêm

Nguyễn Gia Tưởng - Kính thưa 487 đại biểu



Tôi là một người lao động. Tôi và nhiều đồng nghiệp của tôi đang ngày đêm phụng sự Nhân dân, Tổ quốc bằng cách: làm báo đúng tôn chỉ mục đích, không đi ngược lại với lợi ích của của quốc gia dân tộc. 

Nhưng ngoài nhiệm vụ được giao phải hoàn thành thì chúng tôi đang phải đi bán mớ rau, con cá, cân thịt, viên thuốc, quả vải quả cam...Ai may mắn hơn thì đi bán thông tin, cò cơ chế ôm chân doanh nghiệp. Vì chúng tôi rất nhiều người vẫn phải ở nhà thuê. Con ốm vẫn phải đi vay tiền và sợ sệt những lúc hết tháng đóng tiền học cho con, tiền điện, tiền nước. Sợ xăng tăng, giá chợ tăng. Có người còn sợ chẳng dám cả về quê nữa vì quá tốn kém.

Phạm Uyên Nguyên - Thư gởi H, bạn thân của tôi đang là đại biểu Quốc hội



Sáng Chủ nhật 10/6, mình chạy ra khu vực Nhà thờ Đức Bà xem dân tình mà tự nhiên sống mũi cay xè và nước mắt bỗng trào ra không cầm được.

Hình ảnh những người dân lam lũ đang cố gắng gào thét thảm thiết, đối diện những chiếc xe với cái loa to đang mở hết công suất dọa nạt “ Yêu cầu đồng bào giải tán” “(công an) sẽ kiên quyết xử lý...”. Đặc biệt là trong đó có những người phụ nữ nhỏ bé (loi ngoi trong đám đông ráng cầm trên tay những biểu ngữ “Hủy bỏ đặc khu”, “Cho Trung Quốc thuê 99 năm là bán nước”, “Hủy bỏ luật an ninh mạng” v.v...) đã xé toang cảm xúc cố kìm nén của mình.

Biển người Saigon biểu tình ngày 10.06.2018 chống luật đặc khu (video)


Hoàn toàn tự phát, người dân Saigon đã rầm rộ xuống đường phản đối dự luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Luật Đặc khu kinh tế).

Cuộc biểu tình nổ ra vào buổi sáng, ở các địa điểm trung tâm thành phố, và đến chiều lại thêm một đợt mới, cũng đông đảo không kém, kéo dài đến tối.

Sau đây là một số video được cư dân mạng đưa lên Facebook trong ngày biểu tình 10.06.2018 – được coi là lịch sử, sau phong trào phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam tháng 5/2014.

Trương Duy Nhất - Cảm ơn Sài Gòn (video)



Cảm ơn Sài Gòn đã cho tôi làm một ngọn sóng nhỏ, hòa cùng biển sóng cuồn cuộn sục sôi ấy. Đến giờ, vẫn nguyên cảm xúc ấy. Vẫn như đang bơi giữa biển người Sài Gòn mênh mông ào ạt ấy.

Chưa bao giờ xuống đường biểu tình. Là một nhà báo, trước nay, tôi luôn chọn cho riêng mình một phương cách khác. Nhưng lần này thì không thể không. Máu như sôi chảy hừng hực trong người.

dimanche 10 juin 2018

Trịnh Anh Tuấn - Vài dòng về ngày biểu tình 10/6 và câu chuyện Phan Rí &Vĩnh Tân



Rừng người biểu tình tại trung tâm Saigon ngày 10/06/2018.
1. Về sự sút giảm uy tín nghiêm trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Không thể phủ nhận 43 năm từ khi Đảng Cộng sản nắm quyền cai trị toàn bộ đất nước, ngày 10/06/2018 là lần đâu tiên có một sự phản ứng mạnh mẽ và rộng khắp của người dân đối với một chính sách đầy nguy hại được đưa ra từ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). 

Mục tiêu phản ứng của người dân không chỉ nhằm vào sự an nguy, chủ quyền của một quốc gia mà còn nhắm thẳng vào sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng. Cùng với mối nghi ngại về khả năng giữ vững chủ quyền, khi xuất hiện một dự luật mà người dân đều thấy mối lo vô cùng lớn về sự vẹn toàn của Tổ quốc, tính chính danh và uy tín của ĐCSVN đã xuống thấp nhất từ khi họ nắm được chính quyền; dù trước đó đã phục hồi chút ít sau cuộc chiến đốt lò của Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng. 

Vì sao bạo động nổ ra tại Bình Thuận ?



Chuyện là vầy. Hôm nay người dân Bình Thuận xuống đường biểu tình chống luật đặc khu. Thay vì chính quyền lắng nghe thì ngược lại chúng nó cho công an đàn áp thô bạo người biểu tình và bắt đi một số người, trong đó có một bé đang cấp cứu.

Người dân Bình Thuận mới yêu cầu chính quyền trả người nhưng chính quyền Bình Thuận không chịu và tiếp tục đàn áp.

Đỗ Cao Cường - Bình tĩnh, Bình Thuận ơi!



Mấy tháng trước, trên đường phóng xe máy về quê, tôi có ghé vào vài điểm trên đường quốc lộ 1. Rồi nghe được câu chuyện nhiều ngư dân ra khơi bị tàu Trung Quốc đuổi đánh, cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn, với thiên tai, bệnh dịch, rồi cả việc nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, với khói đen, xe chở xỉ, nhiều người mắc các bệnh về hô hấp...