jeudi 9 août 2018

Tòa án Tối cao Venezuela ra lệnh bắt cựu chủ tịch Quốc hội

Dân biểu đối lập Juan Requesens nói chuyện với những người ủng hộ tại Caracas ngày 31/07/2018.

Tối cao Pháp viện Venezuela hôm qua 08/08/2018 đã ra lệnh bắt giữ ông Julio Borges, một trong những lãnh đạo phe đối lập và là cựu chủ tịch Quốc Hội, vì cáo buộc mưu toan ám sát tổng thống Nicolas Maduro bằng thiết bị bay không người điều khiển (drone) chứa chất nổ thứ Bảy tuần trước.

Ông Julio Borges đang sống lưu vong tại Bogota, thủ đô Colombia, không trả lời hãng tin Reuters. Ông bị cáo buộc trong bối cảnh chiến dịch trấn áp đối lập.

Tin vắn 09.08.2018



Người nhái Đài Loan tập luyện ban đêm tại Cao Hùng, 23/07/2018.
(Asia Times) – Đài Loan tăng ngân sách sản xuất tàu ngầm để chống Trung Quốc

Nữ tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm qua 08/08/2018 hứa sẽ chi thêm 2,4 tỉ đô la, tương đương hơn 1/5 ngân sách quốc phòng trong năm tới, để tự sản xuất vũ khí. Đặc biệt là việc chế tạo và nâng cấp tàu ngầm tấn công để tăng cường năng lực Hải quân, đối phó với nguy cơ bị Trung Quốc xâm lược.

Hồi tháng Tư, Washington đã cho phép xuất khẩu các công nghệ cao liên quan đến tàu ngầm cho Đài Loan, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang

Với đậu nành nhập từ Mỹ, nhà máy Lương Hữu, Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, tinh chế dầu thực phẩm. (Ảnh chụp ngày 04/07/2018).

Sau khi Hoa Kỳ loan báo sẽ đánh thuế đợt hai ở mức 25% lên 16 tỉ đô la hàng Trung Quốc kể từ 23/8, hôm qua 08/08/2018, Bắc Kinh đã trả đũa ngay với việc áp đặt mức thuế tương đương, với cùng trị giá hàng và cùng một ngày áp dụng. 

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Heike Schmidt gởi về bài tường trình :

mercredi 8 août 2018

Chính phủ Slovakia rối tung vì liên can đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức



Trịnh Xuân Thanh hôm 22/01/2018 tại Hà Nội, sau khi bị kết án chung thân. Ảnh FAZ
(Blaise Gauquelin, LeMonde 08/08/2018) Theo các nhà điều tra Đức, cựu quan chức cộng sản Trịnh Xuân Thanh đã cùng với những người bắt cóc ông ta rời khỏi châu Âu trên một chiếc máy bay của chính phủ Slovakia.

Câu chuyện xứng tầm một tiểu thuyết gián điệp. Đối với các nhà điều tra Đức, được nhật báo FrankfurterAllgemeine Zeitung ngày 31/7 trích dẫn, đó là nhờ sự trợ giúp – tự nguyện hoặc không – của chính quyền Slovakia, mà cơ quan tình báo Việt Nam đã thành công trong việc đưa đi một trong những công dân nước mình đã bị bắt ở Berlin vài ngày trước đó.

Nguyễn Công Khế - Chuyện nhạc sĩ Phạm Duy về nước



Cố nhạc sĩ Phạm Duy
Thật ra ít có buổi sáng nào thanh thản lạ lùng như thế này.


Ngủ một giấc đầy đêm qua, sáng thức dậy đọc lại mấy chương lịch sử của vài nhân vật chính trị thời mình còn rất nhỏ. Nghe một số bản nhạc thời đó. Lòng nhẹ nhõm. Mình từng viết một câu thế này: không ai có thể làm lại được quá khứ, nhưng tương lai phải được rút ra bài học từ quá khứ.

Có những điều quá khứ mình nghĩ chỉ có nó là duy nhất đúng. Bây giờ mình nghĩ, nếu như được làm lại, thì mình sẽ như thế nào đây? Thật là khó khăn cho mỗi con người! Mình không quá khích và cũng không hoàn toàn sống bằng hoài niệm.

TUYÊN BỐ CỦA NHÓM “LÃO MÀ CHƯA AN” VỀ LUẬT ĐẶC KHU



Chính phủ Việt Nam đã trình dự thảo “Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc” (Luật Đặc khu) để Quốc hội thảo luận và thông qua trong kỳ họp thứ V, Quốc hội khóa XIV, từ ngày 21-5-2018 đến 15-6-2018. Do sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân, ngày 11-6-2018 Quốc hội đã quyết định lùi thời gian xem xét thông qua dự án luật này sang kỳ họp thứ VI, dự kiến vào tháng 10-2018.

Ngày 10-7-2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trưởng ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, đã nói “xin ý kiến rộng rãi nhà khoa học, nhân dân về đặc khu kinh tế”. Cho đến nay chưa rõ việc “xin ý kiến rộng rãi” sẽ diễn ra thế nào.

Hoàng Hải Vân - Phạm Duy thoát hiểm ở tuổi 80



Từ nhỏ tôi đã thích nhạc Phạm Duy, dù trước năm 1975 tôi không thích con người ông. Tôi có đọc hai cuốn sách viết về ông : “Phạm Duy còn đó nỗi buồn” của Tạ Tỵ và “Phạm Duy đã chết như thế nào ?” của Nguyễn Trọng Văn. 

Trước 1975, tôi đứng về “phe” Nguyễn Trọng Văn, sau 1975 tôi thích cách viết của Tạ Tỵ. Dù đứng về “phe” nào thì tôi vẫn thích nhạc Phạm Duy. Nói rõ hơn, tôi thích nhất là tình ca của ông, còn đạo ca và tục ca thì không thích. Có một bài không phải tình ca nhưng tôi rất thích, đó là bài “Kỷ vật cho em”.

mardi 7 août 2018

Bóng dáng Trung Quốc phía sau vụ vỡ đập thủy điện ở Lào

Một bé gái dùng tấm nệm làm phao chống chọi với nước lũ sau khi đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy ở tỉnh Attapeu bị vỡ. Ảnh chụp ngày 26/07/2018.

Nếu nhìn sơ bề ngoài thì Trung Quốc chẳng liên quan gì đến vụ vỡ đập ở Lào, các công ty Trung Quốc không dính vào dự án thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy. Nhưng thảm họa này có thể khiến chính phủ Lào và các nước Đông Nam Á khác phải suy nghĩ lại về chính sách phát triển thủy điện. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến những dự án nhiều tỉ đô la của Trung Quốc.

Hôm 23/07/2018, vào khoảng 20 giờ (13 giờ GMT), đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy tại tỉnh Attapeu đã bị sụp đổ, khiến 500 triệu tấn nước đổ ụp xuống bảy ngôi làng. Một khu vực kéo dài hàng mấy chục cây số đã bị nước lũ tràn ngập, thậm chí tràn sang cả nước Cam Bốt láng giềng. Theo loan báo mới nhất vào hôm qua 06/08/2018 tức hai tuần sau thảm họa, chỉ mới tìm được 31 xác, và vẫn còn 130 người mất tích.

Hoàng Linh - Mấy ông anh làm báo



(Lần đầu tôi kể)

Đây là mấy ông anh “trong xã hội” của tôi, dù không ruột thịt về mặt ADN nhưng tình đời thì thắm thiết lắm.

Ha ha, rất bất ngờ khi người đầu tiên tôi nêu là anh Nguyễn Công Khế (Cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên, Chủ tịch Tập đoàn truyền thông Thanh Niên).

Tính cách quyết liệt của anh Khế sau này trở thành thương hiệu của báo Thanh Niên, nó cũng chua lét như cái tên của anh.Không đánh thì thôi, đánh ai thì ít nhất là từ 10 bài trở lên.Bây giờ mà khen anh Khế và báo Thanh Niên thì phải mất thiên kinh vạn quyển, chỉ kể mấy chuyện nhỏ nhỏ thôi.

lundi 6 août 2018

TUYÊN BỐ CỦA NHÓM “LÃO MÀ CHƯA AN” VỀ PHÊ CHUẨN BA CÔNG ƯỚC CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ (ILO)



Việt Nam là thành viên của ILO từ lâu và đã phê chuẩn năm trong tám công ước cơ bản của ILO (số 29; số 138; số 182; số 100; và số 111). Ba công ước cơ bản chưa được Việt Nam phê chuẩn là công ước số 87 về quyền tự do liên kết và bảo vệ quyền được tổ chức, công ước số 98 về quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức.

Cả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) lẫn Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam EU (EVFTA) đều yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba công ước cơ bản còn lại của ILO. Giả như còn TPP thì có thể ba công ước này đã được phê chuẩn.

Vụ vỡ đập ở Lào: Chính quyền đưa ra số nạn nhân ở mức thấp

Một khu vực ở tỉnh Attapeu, Lào, bị nước nhấn chìm sau khi đập Xe-Pian Xe-Namnoy bị vỡ, ngày 24/07/2018.

Hai tuần sau thảm họa vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy, hôm qua, 05/08/2018, chính quyền Lào đưa ra bản tổng kết mới nhất về số nạn nhân: Chỉ có 130 người mất tích, và lực lượng cứu hộ cho đến nay mới chỉ tìm được 31 xác.
Ông Ounla Xayasith, phó chủ tịch tỉnh Attapeu, nơi xảy ra thảm họa, đã thông báo số liệu trên cho báo chí. Tuy nhiên theo AFP, con số chính xác về các nạn nhân rất khó ước tính, do nhiều lý do: Địa thế hiểm trở không vào được tận nơi trong mùa mưa, chính phủ Lào thiếu minh bạch và đất nước này thiếu vắng báo chí độc lập để đưa tin. 

Hàn Quốc: Hàng chục ngàn phụ nữ biểu tình chống camera quay lén

Hàng ngàn phụ nữ biểu tình phản đối đặt camera theo dõi bị coi là khiếm nhã, tại thủ đô Seoul ngày 04/08/2018.

Một cuộc biểu tình lớn đã diễn ra tại Seoul hôm 04/08/2018 đòi hỏi chính quyền Hàn Quốc mạnh tay hơn đối với « những người quay lén dưới váy phụ nữ ». Sự kiện này đã thu hút con số kỷ lục phụ nữ tham dự là 70.000 người, theo các nhà tổ chức.
Như vậy mặc dù trời nóng đến trên 37°C, đã có thêm 10.000 phụ nữ nữa tham gia các cuộc biểu tình diễn ra hàng tháng, kể từ tháng Năm. Phong trào phản kháng này ngày càng thu hút đông đảo phụ nữ Hàn Quốc, đã mạnh dạn lên tiếng sau làn sóng #MeToo. 

Phan Trí Đỉnh - Nông Đức Mạnh can thiệp cho kẻ sát nhân vụ Lexus ra sao ?


Kim Anh "bốc lửa" trong một tiết mục văn nghệ tại nơi giam giữ - Chú thích của Soha, ảnh của GĐXH

"Trong khi trả lời những câu hỏi của điều tra viên và của phóng viên, Kim Anh tỏ ra bĩnh tĩnh và lạnh lùng. Thậm chí, Kim Anh còn bỏ chân ra khỏi dép, đung đưa chân dưới gầm bàn và gác chân lên mép bàn”.

“Hung thủ” giết người Vũ Kim Anh vụ án ô tô Lexus là con dâu tương lai của ông Nông Quốc Tuấn – Vai trò của cháu đích tôn Tổng Bí Thư như thế nào ???

Ông Nông Đức Mạnh ra tay, yêu cầu Trần Đại Quang cứu cháu mình khỏi vụ này. Anh Quang đã hoàn thành nhiệm vụ và một mình anh vượt lên so với một dàn 12 người được phong từ Thiếu tướng lên Trung tướng trong cùng một ngày 25/4/2007. Anh vào Trung ương, anh vào Bộ Chính trị, anh lên Bộ trưởng…

Trương Nhân Tuấn - Việt Nam ở đâu trong bối cảnh "chiến tranh thương mại" Mỹ-Trung ?



"Chiến tranh kinh tế kết thúc ra sao, ta có thể hình dung. Nhượng cho Trung Quốc Biển Đông, Mỹ và Châu Âu không có gì để mất. Trường hợp Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan là hai thí dụ điển hình. Nhưng chiến tranh kinh tế có thể trở thành “chiến tranh nóng” mà điều này xảy ra thì Việt Nam có thể là con cờ quan trọng".


Hôm kia tôi có viết một status ngắn, nói rằng “cốt lõi của vấn đề (Mỹ và Trung Quốc) là sự cạnh tranh giữa hai mô hình phát triển: độc tài tư bản nhà nước do Trung Quốc dẫn đầu và tư bản tự do dân chủ do Mỹ dẫn đầu. Cuộc "chiến tranh thuơng mãi" chỉ là phát súng lệnh.”

Ý kiến này phát biểu nhân có ý kiến (đại khái) cho rằng “chủ quyền biển đảo của Việt Nam sẽ được bảo vệ thông qua cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc”“cuộc chiến thương mại” “điều may” của nhân loại vì nó “thay” cho Thế chiến thứ III.

Từ Thức - Thư viện



Đi chơi ở một tỉnh lẻ Âu Châu. Ghé qua thư viện thị xã, kiếm một cuốn sách mới ra, vừa đọc trên báo một bài giới thiệu thật tuyệt. Bà quản thủ thư viện lúng túng. Xin lỗi, chúng tôi không có sách này, quả là sách đáng đọc.

Vài ngày sau, nhận được message trên iPhone. Message của thư viện : chúng tôi đã có cuốn sách ông kiếm.

Nguyễn Anh Tuấn - Ai đang cản trở EVFTA?


Ảnh: Truyền hình Công thương (VTV)

Thỉnh thoảng ta lại nghe đâu đó trên báo chí, tivi nhắc tới cụm từ EVFTA, nhưng chẳng để tâm đến tầm quan trọng của nó nên nhanh chóng lật trang, chuyển kênh.

Vậy thì EVFTA quan trọng chỗ nào?

EVFTA là tên viết tắt của Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, khi có hiệu lực sẽ miễn thuế hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và toàn bộ 28 nước thành viên Liên minh Châu Âu.

Nguyễn Tiến Tường - Căn cốt thấp kém



Út trọc và Vũ nhôm. Ảnh ghép của BBC

"Họ, chỉ là số ít trong xã hội đầy rẫy những kẻ thấp kém như vậy đang ẩn mình đâu đó trong thượng tầng. Muốn có một xã hội công bình và phát triển, phải bằng mọi giá tước đoạt chiếc đũa quyền lực, trả họ về đúng với căn cốt của mình."

Ông "Út trọc" Đinh Ngọc Hệ, từ một anh nông dân trí tuệ như gà mổ thóc lẻn vào đến quân đội làm đến thượng tá. Ghế trên ngồi tót sỗ sàng. Mua bằng giả để khai hồ sơ đảng viên, nâng lương, bổ nhiệm, phong quân hàm.

Một ông thượng tá (nếu không có biến chắc sớm muộn sẽ đeo bông lúa) ra trước tòa đờ đẫn, ngu ngơ, không một chút khí phách. Xin được khoan hồng vì nhận mình trình độ thấp và nhiều thành tích. Bấu víu vào những cái phao không còn gì là thể diện. 

Nguyễn Tiến Tường - Lấy đất như lấy kẹo ?


Phối cảnh Nhà thi đấu Phan Đình Phùng mới. Ảnh thuonggia

Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) vừa xin ngưng đăng cai SeaGames. Đó là một động thái can đảm và thực tế. Vì không có cái lý do gì mà phải bằng mọi giá tổ chức cái sân chơi cứ ai chủ nhà thì thành tích cao, mẹ hát con khen như vậy. Cũng không có lý do gì ăn chơi diễn xướng trong lúc người dân đang đau khổ từ không khí đến nước uống như vậy. Nhưng TPHCM đang có động thái khác cực kỳ khó hiểu...

Có một công trình khác chưa cấp bách, đó là nhà thi đấu Phan Đình Phùng. Đây là một dự án BT mà bên được giao là công ty Phát Đạt. BT có nghĩa là đổi đất. Tổng vốn đầu tư 1.953 tỉ đồng, thành phố đổi cho Phát Đạt 902 m2 đất ở đường Phan Văn Đạt, quận 1. Sau khi đội vốn, thành phố tiếp tục cấp thêm cho Phát Đạt khu đất 257 Trần Hưng Đạo, quận 1, lên tới 2.358m2. 

dimanche 5 août 2018

Hoàng Hải Vân - Báo chí tư nhân, sao chưa hợp pháp hóa ?



Hồi tôi còn làm Tổng thư ký tòa soạn Báo Thanh Niên, lãnh đạo một doanh nghiệp tư nhân lớn có mang đến đề án lập một báo điện tử, đề nghị Thanh Niên “đứng tên”. Tôi hỏi sau đó thì sao, người này bảo Công ty sẽ nộp cho Thanh Niên một khoản lệ phí hàng tháng, Thanh Niên chỉ giám sát nội dung và thu tiền, mọi thứ họ làm từ A đến Z, lời hay lỗ họ tự chịu trách nhiệm. 

Tất nhiên Thanh Niên không đồng ý cho thuê danh. Họ đã mang đến một cơ quan khác và một báo điện tử đã ra đời do cơ quan này làm “chủ quản”. Đó là một trong nhiều tổ chức báo chí tư nhân đang tồn tại trong thực tế mười mấy năm nay ở nước ta, họ hoạt động tương đối chuyên nghiệp, với lượng người đọc rất lớn. 

Venezuela : Bị ám sát hụt, Maduro cáo buộc tổng thống Colombia (video)



Các vệ sĩ che chắn cho tổng thống Maduro. Ảnh AFP

« Chúng tôi không thể để cho người dân bị chết đói, bệnh nhân không có thuốc chữa, đồng tiền không còn giá trị, hệ thống giáo dục chẳng còn dạy được gì ngoài việc nhồi sọ chủ nghĩa cộng sản ». 

(AFP 05/08/2018) Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro tố cáo đồng nhiệm Colombia, Juan Manuel Santos đã tổ chức ám sát ông hôm thứ Bảy 04/08/2018 tại Caracas, bằng thiết bị bay không người điều khiển (drone) chứa chất nổ.

Trên đài phát thanh và truyền hình, ông Maduro tuyên bố : « Hôm nay họ định ám sát tôi. Tôi chắc rằng Juan Manuel Santos đứng sau vụ này ». Tại Bogota, chính phủ Colombia kiên quyết bác bỏ, cho rằng đây là cáo buộc « phi lý ».