Affichage des articles dont le libellé est Phá rừng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Phá rừng. Afficher tous les articles

mercredi 11 janvier 2023

Thọ Nguyễn - Cảm nhận quê nhà (2) Chuyện cái vỉa hè

 

(Tiếp theo)

Hàng ngày tôi đi qua mấy cái khẩu hiệu to lừng lững treo ngang trên những con phố nhỏ với dòng chữ: « Nhân dân khu phố... quyết tâm giữ vững danh hiệu khu phố văn hóa ».

Khi phải chịu đựng giọng ca karaoke chấn động lòng người, ngửi mùi khói khét lẹt do đốt vàng mã, phải tránh những xác chuột khô đét trên mặt đường, tôi không thấy được cái quyết tâm được phô rất tốn kém đó. Chỉ thấy đám chuột hoan hỉ quần đảo trong các hộp đựng rác styropor không có nắp bên vệ đường, trong khi công nghiệp nhựa Việt Nam thừa sức cung cấp hàng triệu thùng rác có nắp, với giá thành rẻ hơn tiền thuốc chuột mỗi gia đình bỏ ra cả năm.

Hàng năm ngành xuất bản bán 3.000 tỉ đồng ấn phẩm văn hóa. Chia cho gần 100 triệu dân thì mỗi người mua 30.000 đồng sách báo. Trong khi đó trung bình mỗi gia đình trong số 25 triệu hộ đốt 120.000 đồng vàng mã/năm để mong cho gia tiên được mặc quần áo đẹp, đươc cưỡi ô-tô, được chơi iPhone nơi chín suối. Đó là chưa kể tiền làm các loại cổng chào để giữ vững danh hiệu văn hóa.

lundi 19 avril 2021

Lưu Trọng Văn - Sự thật về Quyết định của thủ tướng cho phép FLC biến 174 ha rừng làm sân golf

Thứ hai 05/04/2021 lúc 17:14, Chinhphu.vn đưa tin: "Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Sân golf Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.

Quy mô của Dự án là 174,01 ha với nguồn vốn đầu tư là 1.142,075 tỉ đồng. Trong đó vốn chủ sở hữu 172,912 tỉ đồng (chiếm 15,14% tổng vốn đầu tư), vốn vay 969,163 tỉ đồng (chiếm 84,86%) tổng vốn đầu tư..."

Như vậy phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng người phụ trách lĩnh vực xây dựng đã ký quyết định, chứ không phải thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

jeudi 3 décembre 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Thủy điện nhỏ và vấn đề lũ lụt


1. VỀ TÁC ĐỘNG ĐA DẠNG CỦA THỦY ĐIỆN Ở BA MIỀN BẮC TRUNG NAM

Thủy điện là nguồn năng lượng quý giá. Nhưng phải được sử dụng một cách khoa học. Nếu không, nó sẽ mang lại những tác hại khôn lường.

Trong thời kỳ phát triển công nghiệp ban đầu, các quốc gia đều cần đến thủy điện và thường tập trung phát triển thủy điện. Sự phụ thuộc lớn vào thủy điện đã dẫn đến các vi phạm vượt ngoài tầm kiểm soát và để lại các tác hại cho con người cùng môi trường. Mức độ tác hại có khác nhau tùy theo sự kiểm soát ở mỗi quốc gia.

vendredi 27 novembre 2020

Đỗ Duy Ngọc - Đem cây rừng về nhà


Thời nay ở xứ Việt, người ta không chỉ vào rừng lấy gỗ về làm những ngôi nhà đồ sộ tốn hàng trăm mét khối. Không chỉ đốn cây rừng về làm bàn ghế, tủ giường chạm khắc lởm chởm để chứng tỏ mình giàu, mình là giới quý tộc. Những trọc phú thời nay còn đốn nguyên cả cây rừng cổ thụ về trồng ở sân nhà mình.

Đem cây rừng về nhà người ta gọi là "di thực". Rừng tan hoang vì thủy điện, rừng không còn vì những thú sở hữu của những kẻ lắm tiền.

Cây rừng với đường kính cả thước hoặc nhỏ nhất cũng nửa thước mất cả trăm năm mới thành. Nay bị đào bới, cắt rễ, lặt nhánh mang về đứng chơ vơ trong sân của những biệt phủ mênh mông.

mercredi 11 novembre 2020

Lưu Trọng Văn - Quốc hội cần sớm ra Luật Thủy điện, trả lại Bình yên cho con người.


Nhà máy thủy điện đầu tiên trên thế giới là tại Anh năm 1870. Nhưng Anh, nơi có nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, không hề là cường quốc thủy điện. Trong 73 thủy điện lớn có công suất hơn 2000 MW trên thế giới thì Trung Quốc chiếm 21 nhà máy với tổng công suất 105.000 MW, và sắp hoàn thành thêm ba nhà máy khổng lồ nữa.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, nước nào đang tập trung năng lượng thủy điện thì nước đó đang phát triển nóng. Phát triển nóng là ưu tiên cho phát triển và lợi nhuận, bất chấp tác động của môi trường thiên nhiên.

Trước hết phải thấy tác dụng của thủy điện: đó là nguồn năng lượng tái tạo, rẻ và tạo nguồn nước tập trung để có thể điều tiết phục vụ nông nghiệp, dân sinh. Chính vì vậy thủy điện chiếm 20% lượng điện của thế giới.

samedi 31 octobre 2020

Đỗ Duy Ngọc - Đừng biến những đập thủy điện thành nấm mồ của dân

Báo VnExpress trong bài "Tranh cãi tác động của thủy điện nhỏ tới mưa lũ", có đăng phát biểu của ông Nguyễn Tài Sơn vốn là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện, PGS Vũ Thanh Ca, Khoa Môi trường, Đại học Tài Nguyên và Môi trường. Ngoài ra còn có ông Đỗ Đức Quân, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương).

Cũng như lập luận của các lãnh đạo Bộ Tài nguyên Môi trường và một số Tiến sĩ, Giáo sư và Phó Giáo sư công tác hoặc liên quan đến Bộ Môi trường. Tất cả các ông ấy đều cho rằng thủy điện không phải là nguyên nhân đưa đến lũ lụt.

Cũng phải thôi, tất cả đều có kiếm ăn từ những dự án thủy điện, ai dũng cảm đập bể nồi cơm, tự cắt lợi nhuận của mình do đó họ bắt buộc phải bảo vệ thủy điện.

Chu Mộng Long - Sụt lún, sạt lở : Viện Địa chất giải thích như trẻ con

VTV phỏng vấn các chuyên gia thuộc Viện Địa chất Việt Nam về hiện tượng sạt lở vừa qua ở Quảng Nam. Các chuyên gia đều giải thích: mưa to, lớp đất trên bề mặt nặng hơn, với độ dốc của núi đồi, lớp đất đó sẽ đổ ập xuống.

Giải thích như vậy mà cũng học đến giáo sư tiến sĩ!

Tôi xem hình ảnh trên VTV, nơi sạt lở là nơi trồng toàn bạch đàn. Rễ cây bạch đàn chỉ bám trên bề mặt. Theo lời người dân, mưa mới chỉ có một ngày chứ không phải dài ngày. Tôi khẳng định, chính rừng cây bạch đàn đã làm cho lớp đất trên bề mặt núi đồi bị oằn nặng và trượt nhào xuống. Nó giống như trò chơi cầu tuột của trẻ em vậy!

Nguyễn Hồng Lam - Đảo lộn đất trời


Vì sao núi lở vùi chôn phận người?

Vì tham lam vô độ.

Những công trình mượn danh du lịch tâm linh cạo trắng núi rừng. Đó là cuộc buôn thần bán thánh, phản tâm linh, hủy diệt cả môi trường, văn minh và văn hóa. Rừng núi oằn lưng chịu ngàn vạn nhát búa phạt thấu xương, triệu lưỡi dao róc tận tủy.

Nước nguồn không nơi lưu trú, nước ngầm như mạch máu bị hút cạn đến những giọt cuối cùng. Long mạch héo khô, cơ thể đất đai đầy lở loét. Bạt núi, cạo rừng, địa chất triệu triệu năm không thể hoàn nguyên, đám đại gia vô đạo vẫn giương trơ mắt trắng.

vendredi 30 octobre 2020

Mai Bá Kiếm - Nạn phá rừng và mồ chôn sống tập thể


Lúc 15h30 ngày 28/10/2020, ở xã Trà Vân (cách trung tâm huyện Nam Trà My 14 km) tỉnh Quảng Nam, có một vụ lở đất khiến 8 người bị vùi lấp. Một tiếng rưỡi sau, một vụ sạt lở đất xảy ra bên xã Trà Leng (cách trung tâm huyện Nam Trà My 25 km) khiến 45 người mất tích; 4 người may mắn thoát nạn.

Tính đến sáng 29/10, lực lượng cứu hộ tại chỗ xã Trà Vân đã đào bới và tìm thấy 7/8 thi thể; và lực lượng cứu hộ địa phương xã Trà Leng đã tìm thấy 8/45 thi thể. Như vậy, còn 38 nạn nhân xấu số chưa tìm thấy.

Đoạn đường 25 km từ huyện Nam Trà My vào xã Trà Leng bị sạt lở và cây ngã nhiều nơi. Công binh đã vá lấp 3 điểm sạt lở, còn 2 điểm sạt lở lớn chưa xong, nên bộ đội và lực lượng chức năng chưa vào đến Trà Leng để cứu nạn!

jeudi 29 octobre 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Binh chủng phòng chống thiên tai


Đất nước ta ở vào vị trí địa lý mà năm nào cũng phải đối mặt với bão lũ. Bão chồng bão, lũ chồng lũ. Mức độ tàn phá đều ở mức khủng khiếp cho đến rất khủng khiếp.

Đó là sự thật trong quá khứ. Đó sẽ là điều không tránh khỏi trong tương lai với cường độ lớn hơn. Cho nên, không bàn về quá khứ. Không chỉ trích nguyên nhân quá khứ làm trầm trọng tai họa bão lũ. Chỉ nói đến biện pháp phòng chống bão lũ cho tương lai.

I PHẢI BẰNG MỌI CÁCH BẢO VỆ RỪNG VÀ KHÔI PHỤC LẠI RỪNG

Những bức ảnh vệ tinh, mà bất cứ ai cũng có thể chụp được bằng điện thoại cầm tay cho bất cứ địa điểm nào, đã làm hoảng sợ đến cả người vô tâm nhất về sự trơ trọi của rừng Việt Nam. Không phải bom napan trong chiến tranh, không phải hỏa hoạn hay bão lũ, mà chính con người mới là kẻ thù nguy hiểm nhất của rừng Việt Nam.

dimanche 25 octobre 2020

Hoàng Hải Vân – Lời cầu khẩn của rừng


“Hồn Tổ Quốc ngự giữa rừng sâu thẳm

Rừng điêu tàn là Tổ Quốc điêu linh”

Hai câu thơ trên nhà lâm sinh Hoàng Đình Bá đọc tôi nghe từ hơn 30 năm trước. Nó chính là hai câu cuối của bài thơ “Lời cầu khẩn của rừng” rất phổ biến trong giới khoa học và sinh viên lâm sinh ngoài Bắc cũng như trong Nam :

samedi 24 octobre 2020

Hoàng Hải Vân - Sau lũ lụt, nước ngầm sẽ cạn kiệt


Ấy là do rừng bị phá. Nhưng đạo lý đó của thiên nhiên vẫn bị các bề trên Tài nguyên và Nông nghiệp cố tình tung hỏa mù để chạy tội.

Lũ lụt hay hạn hán giờ đã có con ma để đổ tội : Biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu diễn ra từ khi trái đất mới hình thành, chưa có lúc nào là không biến đổi, nay tự nhiên dựng lên thành một con ma cho tội ác núp bóng. Cái chương trình chống biến đổi khí hậu mỹ miều gì đó đã bị chính phủ Mỹ “bái bai” là có lý do của họ.

Nguyễn Quang Dy - Lũ lụt Miền Trung: Nguyên nhân và hệ quả


“Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác” (Abutalip)

(BoxitVN 24/10/2020) Như “đến hẹn lại lên” trong hai thập kỷ qua, cứ đến mùa mưa bão thì Miền Trung lại phải chịu ngập lụt tang thương, năm sau còn tệ hơn năm trước, như một định mệnh (Karma). Năm nay, hơn một trăm người đã thiệt mạng, hàng ngàn ngôi nhà bị vùi lấp hay ngập sâu, thiệt hại còn lớn hơn cả đại dịch Covid-19.

Nhưng điều đáng nói không chỉ là con số tử vong, gồm hai cấp tướng, hàng chục cấp tá, và một số cán bộ trung/cao cấp khác, mà là hiểm họa lâu dài về môi trường, kinh tế và an ninh quốc phòng, tiếp theo đại dịch như “thảm họa kép”.

jeudi 22 octobre 2020

Võ Đắc Danh - Sơn Trọc và Thủy Điện


Trong quá trình thi công đập thủy điện Sông Lô, người ta tìm thấy một ổ cứng 500GB đã hóa thạch. Song, các chuyên gia hàng đầu về công nghệ thông tin của Việt Nam  đã phục hồi được một số dữ liệu cực kỳ quý báu, trong đó có một câu chuyện về Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Chuyện kể rằng Mỵ Nương là người yêu của Thủy Tinh, bị vua Hùng ép gả cho Sơn Tinh. Bằng chứng là bài thơ của Mỵ Nương còn thấm đẫm nước mắt mà Thủy Tinh nhặt được trước cổng thành khi chàng vừa mang lễ vật đến, bài thơ vẫn còn lưu trong ổ cứng:

Anh đã chậm, Mà em thì quá vội 

Thủy Tinh ơi, xe đã thắng ngựa rồi

Nước mắt em xin hóa thành con nước

Hòa vào sông anh lấp lánh mặt trời (*)...

mardi 20 octobre 2020

Văn Công Hùng - Đôi điều suy nghĩ

 


1. Kiểm điểm kỷ luật mấy ông này là đương nhiên, nếu như không nói là quá muộn (Ảnh chụp báo). Nhưng cũng nên "chiếu cố" tới mấy ông bà đặt các ông này vào đấy nữa chứ, có thế nó mới "thấu tình đạt lý" phỏng ạ? Cứ thế lần lên, may ra...

2. Có mấy bố "khai quật" mấy cái ảnh hoặc tượng người mẹ ôm con vụ động đất và đứa bé bùn nhuộm đỏ từ đầu tới chân để kêu gọi sự thương xót, vận vào quê mình, nước mình.

Thiết nghĩ, những gì đang diễn ra đã quá đau đớn rồi, không cần đưa tin fake như thế, nó loạn thông tin và khiến cảm xúc bị tụt chứ không như mong muốn đâu. Cũng như thế ai đưa tin Nhật thông báo bão cấp 17, 18 thì lo cải chính đi. Dọa nhau như thế đủ rồi, phỏng ạ.

Hoàng Hải Vân - Phục hồi rừng để chống lũ lụt có dễ không ?


Xin thưa là : Không dễ ! Và xin thưa, rừng nguyên sinh mà phá thì vĩnh viễn mất, không bao giờ có thể hồi phục lại được. Nhưng chúng ta vẫn có thể phục hồi thành rừng tái sinh, dù thiên nan vạn nan. Thiên nan vạn nan nhưng không phải là bất khả.

Cho đến năm 1975, sau nhiều năm bị bom đạn và chất hóa học cùng với việc phá rừng làm rẫy lấy lương thực nuôi quân, nhưng dãy Trường Sơn và rừng đầu nguồn ở miền trung phần lớn vẫn còn rừng nguyên sinh.

Sau đó, tốc độ phá rừng đã diễn ra chóng mặt. Ngày nay, rừng nguyên sinh không còn nữa, chỉ còn ở một số khu bảo tồn nhưng luôn luôn bị đe dọa.

Mai Bá Kiếm - Thừa Thiên-Huế 15 sông chính gánh 33 thủy điện : Chịu đời sao thấu ?


Dự án Thủy điện Rào Trăng 3 được khởi công từ quý 2/2016, dự kiến hoàn thành quý 4/2018. Nhưng đến quý 4/2020 vẫn chưa xong, mà còn bị sạt lở nửa quả đồi, vùi lấp Nhà điều hành Dự án làm 17 công nhân mất tích.

Đoàn cứu hộ chưa đến hiện trường để cứu nạn lại gặp nạn. Khi Đoàn ngủ qua đêm tại Trạm Kiểm lâm sông Bồ cũng bị một quả đồi sạt lở vùi lấp, khiến 13 sĩ quan cao cấp và cán bộ tử nạn !

Nhà Điều hành Dự án Rào Trăng 3 và Trạm Kiểm lâm sông Bồ chắc chắn được xây ở nơi cao ráo, có nền hạ vững chắc, không có mạch nước ngầm bên dưới. Thế mà hai quả đồi chứa hai công trình này đã tự tan rã vì nước ngầm xói mòn. Núi trơ, đồi trọc mới gây nên hậu quả khôn lường như vậy.

lundi 19 octobre 2020

Nguyễn Tiến Tường - Sự khốc liệt của nước

Lúc tôi vừa lớn, tảng sáng trong xóm tôi người người hớt hãi chạy báo tin một gia đình người con của làng đi định cư trên cao bị lũ cuốn. Đó là những cơn lũ ống thốc vào từng nhà ở triền đồi.

Nhiều ngày sau, gia đình bốn nhân mạng được tìm thấy ở hạ nguồn, xa nhà hàng chục cây số.

Người quê bị lũ ống bắt, vẫn nghe ở làng này xã nọ, vợ chồng con cái cố cột tay vào nhau để lỡ chết cũng được bên nhau, đừng sinh ly tử biệt.

Hoàng Hải Vân - Thiên nhiên nổi giận hại nhầm người !


Lũ lụt ở miền trung đang diễn ra trầm trọng nhất trong vòng 10 năm qua. Nhiều người chết cuốn trôi theo dòng nước, nhiều người chết vùi dưới đất lở, nhiều người không tìm ra tung tích, vô số người mất nhà cửa chiếu đất màn trời. Đau thương không kể sao cho xiết.

Tất cả đều là dân nghèo, là bộ đội và những người dấn thân đi cứu nạn. Đau thương đang chồng chất lên đau thương.

Không nghi ngờ gì nữa, mức độ trầm trọng của lũ lụt ngày càng gia tăng là do rừng bị phá để lấy gỗ, để làm thủy điện và để chiếm giữ phục vụ cho lợi ích thiển cận của một bộ phận những kẻ tham lam có thế lực và quan chức.

vendredi 16 octobre 2020

Trần Quốc Thành - Thảm họa từ thủy điện « cóc » xây dựng ở miền Trung


Thủy điện cóc là dạng dự án thủy điện có công suất nhỏ. Dạng dự án này các doanh nghiệp rất ham và kéo theo một số lãnh đạo có quyền rất mê.

Nhưng nếu đầu tư ở khu vực miền Trung, nhất là Bắc Trung bộ thì đúng là lợi bất cập hại. Vì rằng đây là khu vực có địa hình độ dốc lớn, sông ngắn, lại là nơi tập trung vào nhiều Khu bảo tồn thiên nhiên! Hơn nữa, địa chất ở vùng này phần lớn thuộc nhóm đất dễ sạt lở.

Việc đầu tư ở đây vừa góp phần phá rừng hợp pháp lại ở nơi đầu nguồn là chính !