Affichage des articles dont le libellé est 1979. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est 1979. Afficher tous les articles

samedi 17 février 2024

Bùi Chí Vinh - Từ một tấm bia ghi chiến công của sư đoàn 337 bị đục mất chữ

 

Tm bia đã b đc

Bi mt lũ đê hèn

Mt lũ hèn cõng rn

Cn gà nhà na đêm

Sư đoàn 337

Tiêu dit gic nơi đây

Ghi chiến công lng ly

Bng mt dng hình hài

Thích Thanh Thắng - Văn tưởng niệm ngày 17-2

 

(Tròn 45 năm Trung Quốc xua quân xâm lược Việt Nam)

Phương Nam giữa lúc cánh mai rơi, ánh trăng mờ tỏ.

Ải Bắc gặp khi nhành mận nở, tiếng suối thì thầm.

Hồn thiêng các anh các chị ơi!

Bao năm gió lạnh ruột đau quặn thắt tình đồng chí.

Mấy thuở trăng tàn lệ rơi se sắt nghĩa đồng bào.

Lê Đức Dục - 45 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung : Vài điều muốn nói

 

Gần 20 năm qua, không tháng Hai nào mình không lên biên, kể cả tháng Hai năm 2020 khi đại dịch Cúm Tàu bắt đầu bùng lên.

Năm nay vì vài lý do, mình chưa lên được (chưa chứ không phải không). Và trên không gian Facebook, những sự tưởng niệm của cộng đồng về ngày 17-2 lại hiện lên qua những avatar, những ảnh bìa, những status…

Mình nhớ mùa xuân 2009, ở Vị Xuyên, ở Đồng Văn ở Mèo Vạc giữa ngàn ngàn bia mộ xám rêu lặng lẽ, mình đã viết “Những bông hoa không cần chỉ thị, cứ ra Giêng rụng thắm đất anh nằm”. Mười lăm năm sau câu chuyện những mộ bia hoang lạnh ấy, giờ đây Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên có tầm vóc như một Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia của cuộc chiến Việt Trung 1979-1989.

Dương Quốc Chính - Ôn cố tri tân không phải để nuôi dưỡng lòng thù hận

 

Hôm nay kỷ niệm 45 năm Trung Quốc tấn công Việt Nam, gây nên cuộc chiến 10 năm, mà nhiều người lầm tưởng chỉ trong vòng một tháng (17/02-18/03).

Thời gian một tháng đó chỉ là tấn công tổng lực, nhưng cuộc chiến tiêu hao kéo dài kia mới thực sự khiến Việt Nam phải quay xe, khi đàn anh Liên Xô suy sụp, cùng với việc bị phương Tây cô lập.

Việc chúng ta ghi nhớ ngày này không phải để duy trì, nung nấu lòng căm thù quân xâm lược, mà cái chính là để ôn lại bài học lịch sử. Việt Nam đã đúng và sai ở đâu, nguyên nhân và hệ quả của cuộc chiến là gì? Chúng ta, những kẻ sinh sau, học được gì ở cuộc chiến này?

Trần Thị Sánh - Nhân ngày 17.2.1979

 

Người bắn cháy xe tăng Trung Quốc đầu tiên tại mặt trận Đồng Đăng là người Tây Mỗ quê tôi.

Sau 2 giờ nã pháo ác liệt từ Trung Quốc sang Việt Nam, 3 giờ sáng ngày 17.2.1979, Trung Quốc xua 60 vạn quân cùng hàng trăm xe tăng bất ngờ đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.

Thị trấn Đồng Đăng chìm trong khói lửa. Do bị tấn công bất ngờ toàn tuyến biên giới nên rất nhiều bộ đội của ta đã hy sinh ngay từ đợt tấn công xâm lược đầu tiên của Trung Quốc.

Nguyễn Thông - Ngày này, 45 năm trước

Ngày này tức là ngày 17 tháng 2. Còn 45 năm trước, tức vào buổi chiều 17.2.1979. Khi ấy tôi dạy tại Trường dự bị đại học TP.HCM. Mới gần hai tuổi nghề, hăng lắm, trường giao việc gì cũng nhận, thậm chí chưa giao cũng xung phong.

Hồi ấy không biết, hoặc chưa có bài vè “Tiến lên ta quyết tiến lên/Tiến lên ta lại xông lên hàng đầu/Hàng đầu không biết đi đâu/Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi”, hăng bởi đang là đoàn viên.

Sáng 17.2.1979, cả trường vẫn hoạt động bình thường, thầy trò lên lớp, học hành theo lịch, chả có gì thay đổi. Chị Nguyễn Thị Huệ, giáo viên Hóa, bí thư Đoàn trường còn dặn tôi sáng mai nhớ theo xe ông Thi già tài xế xuống cơ sở 2 dưới Tiền Giang để bồi dưỡng lớp đối tượng đoàn. Thầy Nghiệp, thầy Chi, anh Dương dưới ấy đã chuẩn bị xong cả rồi, lên lớp hai buổi trong ngày, tới chiều tối sẽ quá giang xe đưa rước giáo viên về lại Sài Gòn.

jeudi 15 février 2024

Huy Đức - Có ai biết « Tiếng vọng đèo Khau Chỉa » là cuốn sử liệu đầu tiên về cuộc chiến tranh 17-2-1979

 

Tháng 2-2023, trong buổi ra mắt cuốn sách được viết bằng cả tâm sức của mình, tác giả Nguyễn Thái Long xúc động nói:

“Hôm nay cuốn sách Tiếng vọng đèo Khau Chỉa đã đưa tôi đến đây, trước quý vị cử tọa khả kính và các độc giả thân mến. Cùng tôi đến đây hôm nay là những đồng đội của tôi – cựu chiến binhTrung đoàn 567, họ ngồi ở khán phòng này, bên cạnh tôi. Và, ngoài kia, vong hồn các liệt sĩ Trung đoàn 567.

Hơn 500 con người, 44 năm trước đã vĩnh viễn nằm lại ở những cánh rừng, ngọn núi, ven suối, suốt một dải biên giới Cao Bằng, Vị Xuyên. Suốt mấy chục năm sau đó, không mấy ai biết đến họ, nhớ đến họ. Họ bị chìm đi trong quên lãng…”.

mercredi 12 juillet 2023

Phạm Nước - Không thể quên !

 

Có thể bạn chưa biết ngày 12 tháng Bảy là ngày gì ? Xin trả lời là ngày cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang gọi là ngày GIỖ TRẬN.

Tháng 2/1979 Trung Quốc  đưa quân xâm lược trên 6 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam, bị quân và dân ta đánh thiệt hại buộc Trung Quốc  phải rút quân vào ngày 18/03/1979. Tuy vậy Trung Quốc vẫn duy trì một lực lượng bám sát biên giới và chiếm giữ một số điểm cao trên lãnh thổ Việt Nam.

Từ ngày 28/04/1984 đến ngày 16/05/1984 quân Trung Quốc đã lần lượt đánh chiếm và chốt giữ khu vực điểm cao 1509 - 772 - 685 - 233 - 226 - 1030 thuộc Huyện  Vị Xuyên, và điểm cao 1250 thuộc Huyện Yên  Minh, Tỉnh  Hà Giang.

samedi 10 juin 2023

Nguyễn Thông - Gót chân Asin

 

Nghe các ông bà người phát ngôn phát mãi một bài học thuộc lòng, cứ chán ặt ra.

Nói thế để Trung cộng nó sợ chăng? Không bao giờ, thậm chí nó càng coi thường. Nó thừa biết đấy chỉ là tiếng nói của một cá nhân không có quyền hành gì, cao lắm là của Bộ Ngoại giao, chứ không phải của nhà nước hoặc cấp cao hơn.

Nói thế để khẳng định chủ quyền chăng, cho thế giới biết là của A của B chăng? Chủ quyền mồm, xin thưa, chả có tác dụng gì, nhất là với một thằng đểu như Tàu cộng. Nó thừa biết "bạn" nó chỉ dám vặn dây cót mồm thế thôi.

jeudi 9 mars 2023

Ngô Văn Giá - Hèn hạ cũng nên có mức độ

 

Chuyện mới xảy ra sáng 07.03.2023 tại Đài tưởng niệm liệt sĩ Lạc Diển, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng. Đây là nơi ghi dấu 20 chiến sĩ, đồng bào, trong đó có 16 nữ chiến sĩ đã bị quân Trung Quốc thảm sát vào tháng Ba năm 1979.

Công trình tưởng niệm này do nguồn kinh phí của các cựu chiến binh Trung đoàn anh hùng 567 và người dân cả nước chung tay quyên góp.

Trong kiến trúc tổng thể công trình, có đôi câu đối phúng của tiến sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện (Viện Hán Nôm), Văn bia tưởng niệm, và một bài thơ của cựu chiến binh Nguyễn Thái Long, tác giả cuốn Hồi ký xuất sắc "Tiếng vọng đèo Khau Chỉa" vừa ra mắt bạn đọc.

dimanche 29 mai 2022

Sương Nguyệt Minh - Thật xót xa!

 

Gần 2.000 hài cốt liệt sĩ vẫn đang ở hốc đá, khe suối, đầu nguồn, núi rừng  biên giới Vị Xuyên.

Đội tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ nằm chênh vênh bên sườn đồi.

Đi qua cổng vào là Nhà quàn hài cốt, tiếp theo là phòng ngủ của đội phó, ở giữa là phòng ngủ của lính, trong cùng là phòng của đội trưởng.

vendredi 22 avril 2022

Lưu Trọng Văn - Tại sao có ai đó muốn hạn chế môn Sử ?

Sử đụng chạm rất nhiều đến các cuộc kháng chiến của Dân tộc chống các cuộc xâm lăng của Trung Quốc.

Trung cộng không muốn gieo vào tâm trí các thế hệ trẻ Việt Nam sự thật này.

Sử hiện đại nếu muốn đúng là sử, phải viết về cuộc xâm chiếm của Trung cộng ở Biên giới phía Bắc năm 1979 đến 1989. Phải ghi nhớ Trung cộng cưỡng chiếm các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa. Phải không quên cuộc diệt chủng của Khmer đỏ do Trung cộng hậu thuẫn, và phải ghi chiến công vĩ đại của bộ đội Việt Nam tiêu diệt Khmer đỏ cứu Campuchia khỏi diệt chủng.

jeudi 21 avril 2022

Trương Nhân Tuấn - Nghĩ mà kinh

 

Việt Nam "nợ ân tình" với Liên Xô (nay là Nga) rất nhiều. Ngoài viện trợ tiền bạc và vũ khí cho chiến tranh "đánh Mỹ cứu nước" 54-75, Liên Xô cũng giúp Việt Nam rất nhiều trong chiến tranh biên giới 1979 với Trung Quốc.

Thời điểm chiến tranh Việt-Trung 1979 Liên Xô đã huy động khoảng 2 triệu quân để gây "áp lực" với Trung Quốc trên vùng biên giới. Hải quân Liên Xô đã tăng cường trong khu vực Biển Đông (và Vịnh Bắc Việt) sẵn sàng tham chiến, nếu thấy Hà nội bị đe dọa. Không quân Liên Xô đã giúp Việt Nam nhanh chóng chuyển quân từ Nam ra Bắc để tăng cường khả năng phản công.

Hiệp ước an ninh hỗ tương Việt-Xô tuy chưa được "kích động" nhưng Liên Xô đã sẵn sàng. Mọi tình huống xấu cho Hà nội đều có thể khiến Liên Xô nhập cuộc.

vendredi 18 février 2022

Chử Đức Hoài - Ký ức Vị Xuyên

 

Mình là Hoài, người Đông Anh, học tổ 14 lớp D, sau đi Ngoại-Sản. Gần đây mình đọc không sót câu chuyện nào của các bạn cùng khóa, viết về thời sinh viên vất vả mà vui, về những năm tháng tỏa đi muôn nơi làm việc, về những ấn tượng sâu sắc của tình bạn.

Đặc biệt là về những tháng ngày hoa lửa của những anh bộ đội khóa mình, của các bạn ở các mặt trận biên giới phía Bắc, chiến trường Tây-Nam, nước bạn Lào…Đúng là đời người bác sĩ quân y trên chốt còn nhiều điều không kể hết được!

Vừa thi tốt nghiệp xong, khóa 1978-1984 Đại học Y khoa Hà Nội có 40 bác sĩ vào quân đội. Sau ba tháng học khóa sĩ quan dự bị Học viện Quân y, chúng mình được phong quân hàm thiếu úy-bác sĩ, trực thuộc Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng.

Trần Văn Thọ - « Chiều mưa biên giới » ở hai đầu Tổ quốc


(NĐT 01/02/2021) Có lẽ không tác phẩm nghệ thuật nào có một cuộc đời, một số mệnh hi hữu như nhạc phẩm "Chiều mưa biên giới" của Nguyễn Văn Đông (1932-2018).

Tác phẩm được sáng tác năm 1956 khi nhạc sĩ là trung úy Quân đội Việt Nam Cộng Hòa dưới thời Ngô Đình Diệm, đang đóng quân tại biên giới Việt - Miên.

Ít ai biết rằng qua bao thăng trầm của cả nhạc phẩm và nhạc sĩ, Chiều mưa biên giới ra đời ở miền Tây Nam của đất nước đã làm ấm lòng người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam ở chiến hào lạnh lẽo miền cực Bắc, đang anh dũng chống quân xâm lược Trung Quốc tháng 2.1979.

Nguyễn Ngọc Hải - Nhớ 17-2


Có mỗi hình này, năm nào cũng đưa. Nơi nhà báo Nhật Takano bị bắn lén ngay trước cổng cơ quan ở Lạng Sơn 1979.

Chuyến đi công tác này, các nhà báo dự trao trả tù binh. Lạng Sơn đổ nát, tường nhà nham nhở câu chửi của giặc viết lúc rút đi.

Lên cả cái hang núi cao, nơi Takano ngồi trên tảng đá viết tin chiến sự.

Nguyễn Ngọc Chu - Cuộc chiến tranh trá hình


1. Hôm nay, ngày 17/2/2022, tròn 43 năm ngày Đảng Cộng sản Trung Quốc mang 60 vạn quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.

Cuộc chiến tranh xâm lược đất liền biên giới phía Bắc Việt Nam của Trung Quốc kéo dài ròng rã 10 năm, cho đến năm 1989.

2. Nhưng đó là cuộc chiến tranh bằng súng đạn. Còn có hàng ngàn cuộc chiến tranh trá hình khác liên tục diễn ra từ ngày này sang ngày khác. Chẳng hạn như các cuộc tấn công thường nhật dưới đây.

Đỗ Trung Quân - 1979

 

Chiến tranh lại nổ ra khi trang phục chúng tôi chưa xả hết mùi khói lửa  biên giới Tây Nam Kampuchia. Không có đơn vị thanh niên xung phong phía Nam nào bị điều ra biên giới phía Bắc cả, nhưng ca khúc của ông Trần Tiến thì vang vọng lẫy lừng “Đoàn quân vội đi …đi về biên giới …Cũng từ biên giới về những bầy trẻ nhỏ…”.

Tôi ở yên giữa lòng hồ Duơng Minh Châu, chiều chiều nhìn mây mù đỉnh núi Bà Đen và thầm hỏi bao giờ thấy lại ánh đèn thành phố Sài Gòn.

Nhiều năm và nhiều năm sau nữa [có vẻ giống nhạc Vũ Thành An nhỉ] tôi và Nguyễn Quang Lập  gặp và trách Trần Tiến ngủ yên trong hào quang showbiz. Không có nổi một ca khúc nào khi Trung Quốc uy hiếp Biển Đông trong khi tôi, Nguyễn Quang Lập và rất nhiều người khác  đã có mặt trên mặt đường Sài Gòn những ngày sôi sục ấy. Hình ảnh Lập chống gậy đi đứng khó khăn nhưng quyết không bỏ cuộc tuần hành là hình ảnh đáng khâm phục.

Trần Duy Hiển - Vì sao không thấy báo chí nói về chiến tranh biên giới 1979?


Toàn bài báo viết về chiến tranh biên giới nhưng từ năm 2019. Điều này thì cũng dễ hiểu thôi!

Thứ nhất là vì năm đó là năm chẵn tròn 40 năm. Nhà nước không thể làm ngơ trước dư luận nhân dân được.

Thứ hai là vì năm đó Đôn Na Chăm đang là Tổng thống của Hoa Kỳ và có những chính sách rất cứng rắn với Trung Quốc. Khiến chúng ta tự tin hơn ! Có thể lựa chọn Mỹ là một đối tác đồng minh, dù điều này sẽ làm phật lòng Trung Quốc.

Nguyễn Ngọc Tư - Gió bụi lưng đèo

 

Bởi vì chiều đã chan ngập thung lũng dưới kia và vẫn đang không ngừng dâng lên cho tới chừng nào núi với bóng tối là một, nên có chút ảo giác đám bụi mà những chiếc xe tải bỏ lại là sương. Chỉ khác, chúng dày và thô bạo hơn, như có thể làm xước da một đứa trẻ.

Ngó bụi lợp lên tấm bạt che quán, và bôi mờ những đường nét cỗi cằn tựa nếp đá trên gương mặt của đôi người đàn bà ngồi neo quán bên đường, tôi nổi quạu đã lên cổng trời rồi mà vẫn bụi.

Về miền biên lần thứ ba trong bảy năm, đã lường trước dời đổi, nhưng cũng bị nhiều cơn chóng mặt. Ở chỗ tưởng như chỉ bước nữa là đến trời, cao ngàn thước so với mặt nước biển, thị trấn biên vẫn mịt khói thịt nướng, nhạc sàn. Mấy anh trai bản lên xuống dốc mở loa ngoài điện thoại oang oang hồn lỡ sa vào đôi mắt em, tay trắng cùng nhau dệt mộng vàng, chúng ta không thuộc về nhau. Mấy chị bán đặc sản miền biên đã biết xéo xắt với hàng xóm, “mật ong chỗ mình là thật, bên kia toàn nước đường thôi”.