Affichage des articles dont le libellé est Thanh niên. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thanh niên. Afficher tous les articles

mardi 29 septembre 2020

Lê Học Lãnh Vân - Người thành muôn năm cũ


Đường Cao Thắng có một con hẻm dài số 32. Trong hẻm đó, những năm sau thế chiến II, có một người sinh quán bên bờ sông Hậu tới lập nghiệp, mua đất của chú Hỏa cất một dãy nhà.

Trong số những người từng ở các căn nhà đó, có ít nhất hai người về sau nổi tiếng: ông Văn Văn Của, bác sĩ, đô trưởng Sài Gòn giữa thập niên 1960, và ông Nguyễn Hùng Trương sau này là chủ nhà sách Khai Trí trên đường Lê Lợi giữa trung tâm Sài Gòn. Thập niên 1960 các ông không còn ở đó nhưng Vương được nghe gia đình kể lại như những người quen cố cựu.

Nửa sau thập niên 1960, khi học trung học, bữa kia Vương cùng chị Hai ra nhà sách Khai Trí. Đang ngắm dãy kệ dài thì có tiếng nói sau lưng:

dimanche 8 mars 2020

Nguyễn Như Phong - Nỗi lo thời "hậu dịch"



Cứ nhìn hình ảnh này là đủ biết cái "Cô... Nhung" kia từng ăn chơi thác loạn đến thế nào?

Và đến bây giờ, khi cô ả con nhà giàu này đang gây họa cho xã hội bằng sự thiếu ý thức, vô cảm với xã hội của mình thì chúng ta đã thấy một thực tế là:

- Việt Nam đang có một lớp thanh niên con nhà giàu, sống bằng tiền của cha mẹ kiếm được bằng hai con đường "hợp pháp" và "bất chính"... Bọn này sống phè phỡn, ăn chơi đàng điếm và hoàn toàn vô cảm với cộng đồng, vô ý thức chính trị và hành động vô thiên, vô pháp.

vendredi 6 mars 2020

Từ Thức - Về một người vừa nằm xuống



Sinh viên đại học Dược Khoa Sài Gòn gói bánh chưng để đem giúp đồng bào miền Trung bị bão lụt năm Thìn 1964.

Được tin anh Đặng Ngọc Cương vừa đột ngột ra đi ở Hoa Kỳ. Những người quen thân như lá mùa thu, rụng dần.

Gặp lại anh Cương cách đây vài năm ở Worcester, một thành phố nhỏ ở Massachusetts, suốt ngày chỉ gợi lại những kỷ niệm Sài Gòn trước 75.

Cũng lạ, mặc dù sống 2/3 cuộc đời ở ngoại quốc, gặp nhau chỉ kể chuyện Sài Gòn. Những năm tháng sau này, dù đầy đủ vật chất hơn, dù an cư lạc nghiệp hơn, dù có dịp đi đây đi đó, vẫn chỉ là những ngày tạm, vất vưởng ở cõi tạm.

dimanche 15 décembre 2019

Tâm Chánh - Bóng đá, thần dân và thủ tướng



Thật khó có thể không lao theo cơn háo hức đỏ, khi cũng lúc cả hai đội tuyển bóng đá nam và nữ đều đoạt cúp vô địch.

Cả nước như say.

Bóng đá vốn chỉ là trò chơi đã như hiện thân của khát khao dân tộc, chiến thắng. Vị huấn luyện viên tài ba bị đám báo chí vô tri xưng thầy. Tiền thưởng, phần thưởng cứ theo đó tới tấp. Ngay đến thủ tướng cũng bốc đồng thưởng tiền thưởng xe. Ông còn hào hứng gọi trận banh là một chiến thắng lịch sử của dân tộc.

Nguyễn Ngọc Chu - Sao lại là ông Kiên ?


1. Nghe tin Thủ tướng bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Kiên làm Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng mà choáng váng. Buồn cho Thủ tướng 10 phần thì buồn cho Đất Nước 100 phần.

2. Theo mô tả thì vai trò của Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng rất quan trọng, mà trong đó phải bao gồm những bộ óc sáng láng, những tài kinh bang tế thế có tầm nhìn chiến lược thập kỷ: 

« Tổ có nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng về các chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển kinh tế trong trung hạn và dài hạn; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hằng năm. Phân tích, dự báo, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các chiến lược, đề án, chính sách phát triển kinh tế. 

mercredi 20 novembre 2019

Truc Hamlet - Hồng Kông, trong hào quang bóng tối


Thật trùng hợp vào Ngày Nhà giáo Việt Nam, mạng xã hội dậy sóng bởi hai nhà giáo.

Một nữ hiệu trưởng Hồng Kông dành sự ngưỡng mộ về khí phách lẫm liệt, bảo vệ học sinh, sinh viên của mình. Bà cáo buộc cảnh sát Hồng Kông đã tràn vào khuôn viên của trường, sử dụng súng đạn một cách hung hăng. Nhà trường đã thu được khoảng hơn 2.300 đầu đạn.Bà nói chính cảnh sát là những kẻ khơi mào sự hỗn loạn và rồi đổ tội cho học sinh của bà cho việc họ chống trả lại.

Một nữ hiệu trưởng khác, tại Việt Nam, bị mạng xã hội lên án vì đã ra một lệnh miệng cấm sinh viên trao đổi về vấn đề Hồng Kông.

Tâm Chánh - Hồng Kông trong thiên sứ trẻ trâu


Các bạn trẻ Hồng Kông  đã chọn cho mình thế đứng kiêu hãnh, ở tiền tuyến bảo vệ nền tự do.

Nền tự do đó sinh thành không chỉ cho riêng người Hồng Kông.

Đó chính là một “mặt bằng” mà nước Trung Hoa hiện đại lẽ ra đã có thể đạt được, sau khi lật đổ nền toàn trị chuyên chế phong kiến.

Đó cũng là “mặt bằng” làm cơ sở cho một quốc gia lạc hậu “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” trong thế giới hiện đại.

Nguyễn Tiến Tường - Sự kiêu hãnh Hồng Kông & Nồi cơm nước Việt


Đẹp ! Một vẻ đẹp của bi kịch. Những con thiên nga thời đại của Hồng Kông  hôn nhau giữa khói lửa mịt mùng. Những chàng trai tuấn tú, những cô gái xuân thì bắn những tia mắt kiêu hãnh lên bầu trời xanh, dù trên vai họ là gông cùm, súng và gậy gộc...

Những người trẻ ra khỏi nhà bằng khao khát tự do và họ sẵn sàng chết vì điều đó. Chỉ có lý tưởng mới có thể khiến người ta nằm xuống chỉ để đổi lấy một thông điệp.

Chỉ có sự kiêu hãnh của tuổi trẻ mới giúp họ sống không cần biết ngày mai ra sao. Tuổi trẻ là như vậy, khao khát, dấn thân và thậm chí điên rồ. Nhưng quá tuyệt vời khi tất cả năng lượng đó được đặt trên bệ phóng tri thức.

lundi 11 novembre 2019

Hồng Kông tê liệt, một người biểu tình nguy kịch vì trúng đạn thật

Cảnh sát chống bạo động bắt giữ một người biểu tình ở trung tâm Hồng Kông, ngày 11/11/2019.

Một cảnh sát Hồng Kông sáng nay 11/11/2019 đã bắn ba phát đạn vào các thanh niên biểu tình đang tìm cách phong tỏa một ngã tư ở Tây Loan Hà (Sai Wan Ho), làm hai người bị thương trong đó một người nguy kịch. Cảnh tượng này được phát truyền trên Facebook, gây thêm phẫn nộ trong bối cảnh đang có lời kêu gọi tổng đình công.

Căng thẳng tăng cao từ hôm thứ Sáu, hàng ngày khoảng mấy chục ngàn người tập hợp để tưởng niệm một sinh viên 22 tuổi tử vong một cách đáng ngờ. Những người phản kháng kêu gọi tổng đình công hôm nay, và từ sáng sớm nhiều khu vực bị tê liệt, nhiều trạm métro bị người biểu tình phong tỏa. Vụ nổ súng ở Tây Loan Hà đã khiến nhiều nhân viên khu Trung Hoàn trong giờ nghỉ trưa đã xuống đường hô khẩu hiệu chống những « kẻ sát nhân », « mafia ». Cảnh sát bắn hơi cay ở nhiều nơi, vào tận một nhà thờ và ba trường đại học để bắt người

Từ Hồng Kông, thông tín viên Simon Leplatre cho biết thêm chi tiết :

samedi 9 novembre 2019

Hoàng Nguyên Vũ - Yên nghỉ nhé các em


Yên nghỉ nhé các em. Nếu có kiếp sau, xin đừng mang theo cái định mệnh thiên di cho giấc mộng đổi đời như thế này nữa...

Giờ thì 39 con người đã đầy đủ danh tính, chết lạnh lẽo đau đớn trên container nơi đất khách quê người, đã được xác thực. 

Là những cái tên bán tín bán nghi bấy lâu nay. Cộng thêm những cái tên mới mẻ khác. Đa phần là những người trẻ, những con người chết trẻ, những cuộc đời non trẻ. Có em mới 21 tuổi, mới cách đây chưa lâu, chụp ảnh cười tươi tắn thiếu nữ bên tà áo dài trắng.

mercredi 6 novembre 2019

Ngô Nhân Dụng - Bao giờ đến thanh niên Việt Nam?

Người biểu tình Hồng Kông đeo mặt nạ diễn hành vào tối Thứ Ba, 5 Tháng Mười Một, 2019. Hồng Kông rơi vào suy thoái sau khi các cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài đến tháng thứ năm. (Hình: Billy H.C. Kwok/Getty Images)
(Người Việt 05/11/2019) Giới thanh niên đang đứng dậy đấu tranh khắp thế giới; ngay tại những nước độc tài khét tiếng như Egypt, Saudi Arabia.

Những cuộc biểu tình chống chế độ của giới trẻ đều bộc phát, không thể đoán trước. Và thường bắt đầu từ những biến cố nhỏ. Các cuộc biểu tình đã đạt được những mục tiêu đầu tiên, như ở Hồng Kông, Ecuador, Chile, Lebanon… dù chưa thành công hoàn toàn. Nhưng sau khi tập hợp xuống đường người ta mới thấy những vấn đề lớn lâu nay vẫn bị chìm lấp có cơ hội nổi bùng lên. Cuộc tranh đấu vẫn tiếp tục.

Thanh niên khắp nơi ngó về Hồng Kông; cả trong nước Việt Nam, Hồng Kông cũng là đề tài được theo dõi và bàn luận nhất trên các mạng xã hội.

jeudi 31 octobre 2019

Châu Âu, ảo ảnh miền đất hứa của một số thanh niên miền trung Việt Nam

Di ảnh anh Nguyễn Đình Tứ, mà gia đình tại Nghệ An, Việt Nam tin rằng nằm trong số 39 nạn nhân trên chiếc xe tải định mệnh ở Anh. Ảnh chụp ngày 26/10/2019.

Nghèo túng, không tìm được chỗ đứng trong xã hội và hy vọng về một cuộc sống tươi đẹp hơn đã thúc đẩy nhiều thanh niên nông thôn miền trung Việt Nam vay nợ để cố gắng nhập lậu và Tây Âu, hoàn toàn không ý thức được các rủi ro cũng như nỗi thất vọng đang chờ đợi đối với đa số người.

Những nguy hiểm của các chuyến tương tự đã được nhắc nhở trong tuần rồi, sau khi phát hiện xác của 31 người đàn ông và 8 phụ nữ trong một xe tải kéo theo container lạnh ở Essex, gần Luân Đôn. Cảnh sát Anh ban đầu cho rằng các nạn nhân là người Trung Quốc, nhưng nay dường như đa số là người Việt Nam.

Nhiều người Việt nhập cư lậu có nguyên quán là các tỉnh miền trung, họ phải lưu lạc xứ người chủ yếu vì không có được việc làm ổn định, và cuộc sống buồn tẻ ở nông thôn.

mardi 29 octobre 2019

Đoàn Bảo Châu - Vì sao Trà My đi? Lỗi của ai?



1. Vì sao Trà My đi? 

Ông Phạm Văn Thìn, bố của Trà My kể: “Trà My học cao đẳng kinh tế xong nhưng không xin được việc nên đi lao động ở Nhật 3 năm. Ngày 4/6/2019 Trà My về nước, chờ bên Nhật gia hạn nhưng công việc trục trặc không thành. Trước đấy gia đình đã vay số tiền 650 triệu để mua taxi cho em út của Trà My lái, không may vào ngày 2/9/2019 gặp trời mưa to, xe bị tai nạn. May có người lái xe container cứu em trai Trà My.”
 
Kể đến đấy ông Thìn quệt nước mắt, giọng xúc động: “Cháu lúc nào cũng lo cho gia đình, cháu thương bố mẹ lắm. Cháu bảo: Con phải đi, bố mẹ vay tiền để con đi rồi con giúp trả nợ chứ em còn đang nợ 450 triệu tiền mua xe, bố mẹ thì già yếu rồi, nghề nghiệp lại không có thì bao giờ nhà mình mới trả được nợ?

lundi 28 octobre 2019

Cao Gia An - Vì sao em tôi chết ?


Tôi viết cho em những dòng tâm sự này bằng đôi tay hãy còn run rẩy vì xúc động. Tôi không biết em là ai. Nhưng lòng tôi quặn đau và thổn thức.

Như những cảnh sát của quận Essex khi mở cửa thùng xe đông lạnh và chứng kiến đến 39 xác người. Họ gục xuống trong tiếng nấc khi còn chưa kịp xác định những người bị nạn là ai.

Như những công dân vô danh của thành phố Luân Đôn lặng lẽ đốt lên ngọn nến tưởng niệm. Họ thật lòng bày tỏ sự tiếc thương và đau xót cho những nạn nhân còn chưa xác định được căn tính và quốc tịch. 

Văn hóa Châu Âu là vậy đó em. Họ thật sự còn có những trái tim biết rung trước. Rồi sau đó cái đầu mới bắt đầu đặt ra những câu hỏi hay-dở, khôn-dại, đúng-sai…

Em là ai ?

mardi 22 octobre 2019

Nguyễn Trọng Chức - Hồng Kông : Nghệ thuật trong đấu tranh chính trị



Những ngày Hồng Kông sôi sục những cuộc biểu tình quy mô lớn, khởi đầu từ đòi hủy bỏ dự luật dẫn độ theo lệnh của Bắc Kinh cho đến yêu cầu đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải từ chức, lên án bạo quyền của cảnh sát… Người biểu tình đã có sự hỗ trợ đắc lực của nghệ thuật đường phố, nghệ thuật của sự phản kháng, nghệ thuật gắn liền với đấu tranh chính trị, vì quyền tự do tối thượng cho người dân lãnh thổ Hồng Kông.

Nghệ thuật của sự phản kháng ở Hồng Kông được thể hiện hết sức đa dạng và thông minh; bằng nhiều phương cách, thủ pháp, từ khâu thiết kế cho tới phổ biến đến hàng triệu người dân.

samedi 14 septembre 2019

Mạnh Kim - « Nguyện vinh quang quy Hương Cảng »



“Glory to Hong Kong” (“Nguyện vinh quang quy Hương Cảng”) đang được hát khắp Hồng Kông. Từ siêu thị, góc phố đến học xá đại học, đâu đâu người ta cũng nghe “Nguyện vinh quang quy Hương Cảng” ! Đây không phải là “ca khúc đấu tranh” duy nhất và đầu tiên của giới trẻ Hồng Kông khi xuống đường nhưng nó là ca khúc gây xúc động nhất, truyền cảm nhất và lan truyền nhanh nhất…

Người sáng tác “Nguyện vinh quang quy Hương Cảng” là một người giấu mặt. Cậu ấy, ở độ tuổi 20, chỉ muốn được nhắc đến với cái tên “Thomas”. Như mọi sự kiện và nhân vật khác liên quan cuộc biểu tình Hồng Kông 2019, “Nguyện vinh quang quy Hương Cảng” là kết quả của một tinh thần tập thể. 

Theo New York Times (12-9-2019), Thomas đưa phần nhạc và lời lên diễn đàn LIHKG vào ngày 26-8-2019 và nhờ các bạn khác tự ghi âm rồi anh phối lại, như thể ca khúc được trình bày từ một dàn đồng ca. Thomas sau đó cũng sửa lại lời dựa vào những góp ý trong diễn đàn, với hơn 1.000 lượt thu thập ý kiến (theo Time, 10-9-2019). 

mardi 10 septembre 2019

Hồng Kông và những « ông già đi chiến đấu »

"Papy Wong" (G), 85 tuổi, dùng gậy che chắn người biểu tình trước cảnh sát, cùng với đội quân "tóc bạc" ở quận Đông Dũng (Tung Chung), Hồng Kông ngày 07/09/2019.

« Papy Wong » giơ cao chiếc gậy lên khỏi đầu, năn nỉ các cảnh sát chống bạo động Hồng Kông đừng bắn hơi cay nữa. Ở tuổi 85, ông luôn trên tuyến đầu để bảo vệ những người biểu tình đòi dân chủ.
Ông khập khiễng đi về phía hàng rào cảnh sát để cố làm dịu đi tình hình, tránh các vụ đụng độ nhiều khi rất dữ dội, thường xuyên xảy ra trong các cuộc biểu tình đang làm rung chuyển Hồng Kông từ ba tháng qua.

« Papy Wong » với chiếc mặt nạ phòng hơi cay đeo trễ xuống cằm giải thích với AFP : « Thà họ giết người già chúng tôi còn hơn đánh đập đám trẻ » trong các vụ bạo lực đặc biệt thô bạo tại khu thương mại Đồng La Loan (Causeway Bay). Người biểu tình đặc biệt này nhấn mạnh : « Chúng tôi già cả rồi, nhưng lớp trẻ là tương lai của Hồng Kông ».

samedi 31 août 2019

Hoàng Ngọc Thanh - Nhiều người như anh giáo ấy !



Hôm nay nhiều thời gian, lan man một chút. Chả là mấy ngày nay, mạng xã hội đang râm ran chửi một anh giáo, cái anh giáo có phát ngôn “Các thanh niên Hong Kong đang tự phá hủy nồi cơm của chính mình, dưới sự kích động từ bên ngoài”.

Cá nhân tôi thì tôi thấy thương hại, tội nghiệp hơn là trách móc, chửi bới anh giáo ấy. Tôi tin anh ấy không phải là một dư luận viên, trình của anh ta chưa đủ để định hướng dư luận. Tôi cũng tin anh ta đang viết đúng, đúng những gì trong đầu anh ta đang nghĩ.

Thanh niên thế hệ đầu 8 như tôi, ở khu vực nông thôn phía bắc vĩ tuyến 17, thuở bé mấy người được một bữa no. Cái đói khổ cùng cực, nó khiến cho nhiều thế hệ người Việt chỉ có một mơ ước, mơ ước duy nhất là “Ăn no - Mặc ấm”. Bởi vậy trong con mắt của anh giáo ấy, hay con mắt của đại đa số dân Việt chúng ta thì người
Hong Kong đang sống ở một thiên đường. GDP bình quân đầu người của dân Hong Kong năm 2018 đứng ở vị trí 16 thế giới, khoảng 48.517 USD, còn Việt Nam chúng ta đứng ở vị trí 131 thế giới, khoảng 2.551 USD, họ có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 19 lần chúng ta.

dimanche 11 août 2019

Người dân Hồng Kông lại rầm rộ xuống đường ở nhiều địa điểm

Đông đảo người dân Hồng Kông lại xuống đường ở Thâm Thủy Bộ (Sham Shui Po) ngày 11/08/2019.

Hôm nay 11/08/2019 hàng ngàn người biểu tình đòi dân chủ lại tuần hành tại Hồng Kông. Đây là lần thứ 10 họ xuống đường trong hai ngày cuối tuần, bất chấp lệnh cấm của cảnh sát.

Vào đầu giờ chiều, người biểu tình tập hợp tại công viên Victoria. Hàng ngàn người khác xuống đường ở khu phố công nhân Thâm Thủy Bộ (Sham Shui Po) ở Cửu Long (Kowloon), bị cảnh sát tấn công bằng hơi cay. Song song đó khoảng vài trăm người tiếp tục biểu tình ngồi tại sân bay quốc tế, ngày thứ ba liên tiếp, với hy vọng du khách sẽ ủng hộ chính nghĩa của dân Hồng Kông.

Đặc phái viên RFI tại Hồng Kông, Christophe Paget gặp Djeco, một nhà đấu tranh của phong trào Hành động Xã hội. Anh cho rằng Hồng Kông đang bị thiết quân luật trên thực tế, vì cảnh sát cấm mọi cuộc biểu tình kể từ tuần trước :

jeudi 18 juillet 2019

Hồng Kông: Cuộc biểu tình của những người tóc bạc


Ảnh Sky News

(Sky News 17/07/2019) Những người biểu tình tóc bạc phản đối việc cảnh sát đàn áp thô bạo những cuộc biểu tình của giới trẻ tháng trước.

Những công dân cao tuổi Hồng Kông hôm 17/07/2019 đã xuống đường để ủng hộ lớp trẻ đang đi đầu trong phong trào phản kháng kéo dài cả tháng qua, chống lại một dự luật dẫn độ bị đả kích.

Ảnh AFP
Khoảng 2.000 người cao niên, trong đó có một nữ nghệ sĩ nổi tiếng, đã tham gia « Cuộc phản kháng của những người tóc bạc » tại đặc khu hôm thứ Tư.