Affichage des articles dont le libellé est Tử sĩ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tử sĩ. Afficher tous les articles

mercredi 19 janvier 2022

Tiểu Vũ - Đừng quên !


Ngày 19.1.1974 - 19.1.2022, Gần nửa thế kỷ Hoàng Sa rơi vào tay Trung Cộng.

« Hôm ấy là 27 tết, cả nhà đang chuẩn bị đón năm mới thì được tin anh Thà tử trận trong khi chiến đấu giữ đảo. Trời đất dưới chân tôi sụp đổ...

Chiều ngày 20.1.1974, khi những chiếc tàu cuối cùng từ Hoàng Sa trở về thì tôi mới được báo tin là anh Thà đã tử trận ngay trên buồng chỉ huy.

dimanche 16 janvier 2022

Nguyễn Thiện - Tủi lòng núi sông


Ngày 12/03/2015 : Khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma.

Ngày 15/07/2017, tức chỉ hơn 2 năm, khánh thành Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma. Nơi đây trở thành điểm đến của hàng triệu người để thắp nén hương tưởng niệm những người lính hy sinh vì Tổ Quốc

Ngày 17/01/2016 : Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ đặt viên đá, khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa.

vendredi 3 septembre 2021

Nguyễn Tường Tuấn - Thiên thần về trời

 

Tôi tin có Thiên thần và Ác quỷ! Tôi tin vào Thiên Chúa trên trời cao, Đức Phật nơi cõi niết bàn! Tôi tin an toàn, hạnh phúc, và sự sống của chúng ta có được hôm nay, đến từ hy sinh của tiền nhân, ông bà, cha mẹ, anh chị em, tha nhân, những người chưa bao giờ quen biết! Tôi tin rằng đất nước Hoa Kỳ trường tồn do triệu triệu trái tim nhân hậu che chở.

Xin các bạn hãy dành một phút, hướng vào hình ảnh 13 Thiên thần bảo vệ an nguy cho chúng ta, nay đã về trời ở tuổi thanh xuân! Lịch sử sẽ ghi ơn và đất nước này không quên các anh chị, R.I.P!

Ngày 19-4-1951, Quốc hội Hoa Kỳ đón tiếp Đại tướng Douglas MacArthur đọc bài diễn văn lịch sử. Đại tướng MacArthur còn là một trong 11 danh nhân được Nhật Bản tôn vinh “The highest human being, just below God” - Rinjiro Sodei, GS chính trị học, viết - và ông là người duy nhất không phải công dân Nhật Bản. Câu nói nổi tiếng MacArthur lưu lại cho hậu thế: “Người lính già không bao giờ chết - họ chỉ tạm vắng” (Old soldiers never die - they just fade away).

samedi 8 mai 2021

Nguyễn Thông - Giải phóng


Thôi thì với miền Nam nói chung, những nhà lý luận cổ hủ, những tư duy bê tông của bên thắng cuộc cứ thích gọi là "giải phóng miền Nam" thì cũng đành chịu họ, chứ biết làm sao.

Định kiến tưởng như chắc khừ ấy sẽ tự mất sau khoảng hai chục năm nữa.

Nhưng với quần đảo Trường Sa chơi vơi giữa Biển Đông, thì phải khác.

vendredi 30 avril 2021

Phạm Quốc Thăng - Một chầu


lit sĩ lân la khu t

sáng mai đi l . nhu . mày ơi

my chc năm ri thân vt vưởng

ch khói nhang siêu thoát . lên tri ..

 

nước mt quê hương kìa . my x ?

tao vi mày chơi trn ba nha ?

súng ng đn bom chi na . b

ngi xung bên nhau mt tiếng khà !

jeudi 29 avril 2021

Tuấn Khanh - Màu của linh hồn


Vô tình xem được một buổi trò chuyện của thầy Thích Pháp Hòa. Vào cuối năm 2020, có một người đưa lên câu hỏi rằng chuyện nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng nói chuyện được với hồn ma, và đã từng giúp tìm được hàng ngàn hài cốt, vậy chuyện ấy là như thế nào. Sau đó, mọi người được một tràng cười.

Mọi thứ ngỡ là quá khứ xa lắm, phút chốc dội về với bao nhiêu thứ.

Chuyện một phụ nữ tuyên bố mình có khả năng nhìn thấy một cõi khác, có thể can thiệp và cứu giúp sự tồn tại trong hai thế giới cùng lúc, có thể là chuyện thú vị trà nước. Nhưng cũng được nhìn thấy như một sự thao túng tiến trình sống thực tế của con người bằng những điều huyễn hoặc. Nó giống như việc các nhà triết học viễn mơ đưa ra lý thuyết đi về một xã hội cộng sản ở một cảnh giới nào đó, xa lắm nhưng lại thao túng con người ở xã hội đương thời với từng ngày, từng giờ, buộc phải đi đến.

mercredi 28 avril 2021

Đào Hiếu - Những đứa trẻ của ngày 30-4-75


Ngày 30/4/1975 tôi có 3 đứa con: năm tuổi, bốn tuổi và một tuổi. Bây giờ chúng đã là những viên chức, có chỗ đứng tốt trong xã hội. Chúng có học vấn, có cuộc sống ổn định. Chúng sống bình lặng, khiêm nhường và lương thiện như mọi công dân Việt Nam khác.

Nhưng không phải ai cũng sống bình thường như vậy.

Bởi vì cũng có những đứa trẻ của ngày 30/4/75 đang sống khá đặc biệt. Đó là những người hiện nay thuộc lứa tuổi từ 50 trở xuống (tức là ở thời điểm 30/4/75 các vị ấy chỉ vừa mới cất tiếng khóc chào đời cho đến 12 tuổi). Chẳng những không hề tham gia cách mạng mà thậm chí không biết cách mạng là gì, chiến tranh là gì, nhưng hiện nay họ là những ông bà quan lớn cách mạng, giàu có và đầy quyền lực.

Mai Bá Kiếm - 46 năm vẫn tưởng nhớ các anh

  

Sáng nay, tôi, Trung và Khang hẹn nhau uống cà phê trên đường Lê Văn Việt, Q.9 rồi kéo nhau lên Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa để thắp nhang, tưởng nhớ các anh đã bỏ mình trong cuộc chiến quá tang thương và khốc liệt.

Mang theo ba bó nhang lớn (mỗi bó hơn 200 cây) chúng tôi chọn lô E (mộ các anh tử trận cùng năm 1971). Người nhỏ nhất là binh nhì 20 tuổi, người lớn nhất đại úy 26 tuổi, bình quân các anh hưởng dương 23 tuổi, cái tuổi cường tráng và yêu đời nhất !

Chăm đốt ba lượt, thắp hết ba bó nhang mất 1 tiếng chỉ đạt 1/3 số mộ ở lô E. Chúng tôi ước tính mất ba ngày, ba đứa tôi mới thắp nhang hết 16.000 ngôi mộ của các anh.

lundi 15 mars 2021

Đặng Bích Phượng - Tưởng niệm Gạc Ma : Vòng tròn bất tử trên biển bằng những ngọn nến


(Kể chuyện đêm tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma tại Bến Nghiêng, Đồ Sơn, Hải Phòng 13.03..2013)

Rút kinh nghiệm từ những chuyện trước đây, bị “kẻ xấu cản phá” - như buổi nói chuyện về biển đảo của bác Nguyễn Nhã, buổi liên hoan mừng ngày 8/3, buổi đặt hoa tưởng nhớ những đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh trong chiến tranh biên giới năm 1979. Mấy anh chị em chúng tôi lẳng lặng làm một chuyến ra biển thả hoa đăng, tưởng nhớ 64 liệt sĩ hy sinh năm 1988 tại các đảo thuộc Trường Sa.

Đến việc tâm linh cũng không dám công khai rủ nhau trên mạng, sợ hỏng việc. Lựa chán rồi mấy anh chị em mới chọn Hải Phòng làm nơi thả hoa đăng, kết hợp thăm các gia đình liệt sĩ. Có người biết việc làm của chúng tôi, nhưng bận không đi được đều đóng góp ít nhiều. Mỗi người một việc, rốt cục chúng tôi cũng lên đường “Hải Phòng tiến” vào chiều 13/3.

Lê Đức Dục - Xương cốt tử sĩ trong con tàu HQ-604 có còn ?


Bức hình đen trắng chụp con tàu HQ-604 trước chuyến đi cuối cùng và nằm lại Gạc Ma ngày 14-3-1988, chắc nhiều bạn đã biết.

Nhưng ít bạn biết bức ảnh màu kèm theo đây !


Đó là xác tàu HQ 604 chìm ở thềm đảo Gạc Ma, do một tay máy của Trung Quốc tên là Ngô Lợi Tân chụp khi thám sát tàu này năm 2008.

Văn Công Hùng - Thẳng đứng


1. Báo Tuổi Trẻ hôm nay có bài rất hay: Đi tìm chân dung thứ 64 trên bức tường Gạc Ma. Hết sức xúc động. Và mới thấy cay đắng, chỉ một tấm ảnh mà phải bao nhiêu năm mới tìm ra. Nhưng rồi, cũng đã tìm ra, ơn giời. Chúng ta còn nợ lịch sử, nợ nhân dân... rất nhiều.

2. Vụ ông Võ Hoàng Yên giờ thì chắc chắn là tay này lừa rồi. Lừa tổng thể toàn diện he he. Ngoài dân bị lừa, vợ chồng Dũng lò vôi bị lừa (nhà cháu vẫn nghĩ ông bà này cũng phải chịu trách nhiệm), thì tới cả một ủy ban huyện cũng bị lừa, mời tổ sư lừa này về chữa bệnh miễn phí cho nhân dân trong huyện.Trong vụ này, nhà cháu lại... bênh huyện. Họ có tâm với dân, có điều, tâm bị đặt nhầm chỗ. Vấn đề là, bao nhiêu năm ông tổ lừa này rầm rộ thế, được lăng xê ghê thế, nên huyện bị lừa cũng có thể thể tất, phỏng ạ?

3. Trở lại ngày này năm 1988, vụ Gạc Ma. Một thời gian dài chúng ta phải im lặng, thậm chí ai nhắc tới là phải mang họa, và có người đã mang họa. Năm 2013 nhà cháu làm bài thơ "Thẳng đứng" mà cũng vừa đăng vừa... hồi hộp, thì thà thì thụt.

dimanche 14 mars 2021

Lê Đức Dục - Đi tìm chân dung thứ 64 trên bức tường Gạc Ma


(TTO 14/03/2021) Một hành trình tìm kiếm miệt mài nhiều hướng, nhiều người diễn ra từ nhiều năm qua, để cái ô trống trong số 64 ô tạc chân dung những người lính hy sinh ngày 14-3-1988 trong trận chiến chống quân Trung Quốc cưỡng chiếm Gạc Ma, cuối cùng cũng được lấp đầy.

Tại khu tưởng niệm Gạc Ma (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa), trên bức tường đá ở sảnh chính công trình có ghi đủ tuổi tên 64 người lính hy sinh ngày 14-3-1988 trong trận chiến chống quân Trung Quốc cưỡng chiếm Gạc Ma.

64 người hy sinh nhưng chỉ có 63 chân dung liệt sĩ được khắc lên. Còn một ô chân dung của liệt sĩ Trần Quốc Trị vẫn để trống, như niềm khắc khoải nhói đau vì hình ảnh của anh mãi không tìm được.

« Ô trống nhói đau trên bức tường Gạc Ma »

Nguyễn Đông - Nỗi đau Gạc Ma


(VnExpress 13/03/2021) Ngày Sự cùng 63 chiến sĩ Hải quân Việt Nam bị sát hại ở Gạc Ma, bà Lê Thị Muộn nằm chiêm bao thấy con mình, đầu bê bết máu.

Đó là hôm 14/3/1988. Hồi ấy liên lạc còn khó khăn, đất liền chưa ai biết tin dữ. Trung Quốc dùng vũ lực sát hại bộ đội Việt Nam, chiếm đóng phi pháp bãi đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, chủ quyền Việt Nam.

Bà Muộn, mẹ của Phan Văn Sự đang ở trong bệnh viện ở Đà Nẵng chăm chồng. Ông Phan Văn Bé bị bệnh gan. Thấy ác mộng, linh tính của người mẹ biết có chuyện chẳng lành, nhưng bà không nói với chồng, sợ ông lo.

Xúc động lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma ở Đà Nẵng

(Viettimes 14/03/2021) Cùng với bia của 64 liệt sĩ hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma của Việt Nam, lễ tưởng niệm năm nay còn có mô hình con tàu HQ 604 huyền thoại, đã đưa người tham dự trở lại với ký ức hào hùng của 33 năm về trước.

Ngày 14/3, tại Đà Nẵng, các cựu chiến binh, nguyên là cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 83 Công binh (E83) - Quân chủng Hải quân Việt Nam và Ban liên lạc bộ đội Trường Sa Đà Nẵng đã tổ chức Lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ trong trận chiến giữ đảo Gạc Ma (quần đảo Trường Sa, Việt Nam) cách đây 33 năm.

mardi 19 janvier 2021

Huy Đức - Nhịp cầu Hoàng Sa : 7 năm 30 căn nhà cho cựu binh ba miền


Như thường lệ, tối nay, 19-1-2021, lại có cuộc gặp mặt các cựu binh và thân nhân các tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận hải chiến chống lại quân Trung Quốc xâm lược lãnh thổ của Việt Nam: Hoàng Sa (19-1-1974).

Trước đó, chúng tôi đã thăm và giúp: cựu binh Gạc Ma Tạ Duy Đương (Nghệ An) 120 triệu; giúp cựu binh Trần Xuân Bình (Quảng Trị) 200 triệu; giúp 10 gia đình cựu binh Gạc Ma ở miền Trung bị lũ lụt mỗi gia đình 10 triệu.

Trong 7 năm qua, Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa đã vận động được hàng ngàn lượt đóng góp, với số tiền lên tới hơn 12 tỉ đồng.

Hoàng Sa mãi mãi là máu thịt của nước Việt: Gìn giữ kỷ vật thiêng liêng của Hoàng Sa


(TTO 19/01/2021) - Ngày này cách đây 47 năm (19-1-1974), Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng trong trái tim người Việt, quần đảo này vẫn mãi mãi là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc.Vài ngày trước dịp kỷ niệm 47 năm trận hải chiến Hoàng Sa (19-1-1974), một người đàn ông từ TP.HCM đã tìm tới Nhà trưng bày Hoàng Sa tại Đà Nẵng hiến tặng bộ ảnh quý mà ông đã cất giữ với nặng trĩu nỗi niềm suốt bao năm.

"Lòng tôi lúc này rất xúc động, không biết diễn tả thế nào. Tôi đã đến trễ và đáng lẽ những tấm ảnh tôi đang có đã được nằm trang trọng ở đây, thay vì một mình tôi đau đáu cất giữ" - ông Trần Thọ Phi Hổ (56 tuổi), người tìm tới Nhà trưng bày Hoàng Sa trưa 15-1, nói.

"Giá như tôi đến sớm hơn"

Nơi hải chiến Hoàng Sa, bây giờ: Vào Nguyệt Thiềm


(TPO 19/01/2021) - Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa. Những tử sĩ Việt Nam Cộng hòa thời đó đã không giữ được Hoàng Sa, giờ họ vẫn được các ngư dân hương khói. Nơi từng diễn ra trận hải chiến Hoàng Sa giờ luôn có mặt những ngư dân Việt, những cột mốc sống can trường bám biển.

Trong cuốn sách “45 năm hải chiến Hoàng Sa” mới được nhóm tác giả xuất bản và trong hồi ký của những binh sĩ của chính quyền Sài Gòn từng tham gia trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 thường nhắc đến cụm Nguyệt Thiềm. Đó là một vòng cung đảo và tàu HQ 10, HQ 16 đã tiến vào giao chiến. Suốt nhiều chục năm qua, ngư dân Việt Nam vẫn tiến vào Nguyệt Thiềm để mưu sinh bởi họ mới là chủ nhân của nơi này.

Ký ức

dimanche 6 septembre 2020

Melania và Donald Trump bác bỏ thông tin đã bất kính với tử sĩ Mỹ

Đệ nhất phu nhân Melania Trump tại Đại hội đảng Cộng Hòa ngày 26/08/2020.
Đăng ngày:


Trên Twitter, bà Melania Trump phản ứng : « Bài viết của The Atlantic không đúng sự thực. Câu chuyện đã trở nên trầm trọng khi cứ tin vào những nguồn ẩn danh, mà không biết được động cơ của họ là gì. Đó không phải là báo chí mà là đấu đá, và như vậy không phục vụ được gì cho người dân ở đất nước vĩ đại của chúng ta ».

Trước vấn đề đặc biệt nhạy cảm tại một đất nước rất tôn trọng giới quân nhân, tổng thống Donald Trump nhanh chóng tố cáo « những kẻ dối trá ». Hôm qua ông viết thêm : « The Atlantic, cũng như đa số các tạp chí, đang chết dần nên phải sáng tác ra những câu chuyện để thu hút sự chú ý ». 

jeudi 30 avril 2020

Trung Dũng – Những bài thơ tháng Tư



Những bài thơ tháng Tư:
"Mẹ tao anh hùng
Má mày góa phụ"

...

Lâu lâu tôi cứ nghĩ, khi người ta gọi mẹ của các liệt sĩ phe thắng cuộc là mẹ anh hùng thì mẹ của các tử sĩ miền Nam đang ngồi thẫn thờ, chiếc bóng, buồn tủi ở đâu đó trên đất nước này là gì?

Mẹ anh hùng có các con chết trận có vui không?

Mẹ tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa có tủi phận lắm không?

lundi 6 avril 2020

Huy Đức - "Sống bám đá chiến đấu, chết hóa thành núi đá"



Cuộc Chiến tranh Biên giới thường được nhớ đến như là chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn: 17-2-1979 đến 5-3-1979. Nhưng, trên thực tế, phần căng thẳng nhất mà quân quân xâm lược Trung Quốc gây ra trên Biên giới nước ta là trong khoảng 1984 -1987, rồi kéo dài tới 1989. Nơi khốc liệt nhất trong khoảng thời gian ấy là Mặt trận Vị Xuyên

Không còn nửa chủ lực, nửa dân binh như thời 17-2, năm 1984, quân xâm lược Trung Quốc trở lại trong chiến dịch "Kỵ tuyến, bạt điểm" đã mang dáng dấp của một đội quân được "chính quy hóa". 

Chiến dịch của địch bắt đầu lúc 5:00 sáng ngày 28-4-1984. Trong buổi sáng hôm ấy, ta mất những cao điểm quan trọng nhất, trong đó có 1509 (Trung Quốc gọi là Lão Sơn). Cao điểm 1509 phân chia biên giới Việt - Trung, nơi, ai chiếm được sẽ khống chế toàn bộ khu vực tới bắc suối Thanh Thủy. Từ 1509 cũng có thể dùng ống nhòm nhìn thấy xe cộ ở thị xã Hà Giang.