Affichage des articles dont le libellé est Lao động. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lao động. Afficher tous les articles

dimanche 18 décembre 2022

Lưu Nhi Dũ - Rất tự hào !

 

“Đề xuất chỉ tiêu đưa 500.000 thanh niên đi lao động xuất khẩu”!

“Mỗi năm đội ngũ lao động xuất khẩu gửi về đất nước khoảng 10 tỉ USD, theo đó, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII đặt chỉ tiêu đưa 500.000 thanh niên đi lao động xuất khẩu mang ngoại tệ về cho đất nước”. (Báo Thanh Niên).

Thông tin này nên buồn hay vui, có phải nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCS HCM) hay của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội ? Tự trả lời.

mercredi 16 novembre 2022

Dương Quốc Chính - Vì sao cánh tả trỗi dậy ?

 

Cách bạn kiếm tiền sẽ quyết định bạn có tư tưởng gì.

Với cánh hữu cổ điển, cho đến trước năm 1945, thì giới chủ THƯỜNG có tư tưởng cánh hữu, cần lao công nông sẽ theo cánh tả. Đấy là tính trên số đông, cá biệt thì vẫn có trường hợp ngược lại, kiểu như Engels là nhà tư sản nhưng lại là một trong những ông tổ của cánh tả và cộng sản.

Lý do rất đơn giản, là do giới chủ kiếm tiền nhờ thuê nhân công, thu lấy lợi nhuận. Họ muốn được tự do kinh doanh, thuế càng thấp càng tốt, càng ít phải chia sẻ phúc lợi càng tốt. Và họ muốn ai làm nhiều sẽ được ăn nhiều, người giỏi phải giàu hơn người dốt, không chấp nhận cào bằng, nhà nước quản lý càng ít càng tốt. Đó là tư tưởng cơ bản của cánh hữu.

dimanche 28 août 2022

Hà Phan - "Đừng đẩy họ ra khỏi trung tâm để mời gọi người giàu"

 

Tôi cũng như nhiều anh chị ở đây, từng đi đến những thành phố hoa lệ bậc nhất hành tinh như Paris, New York đều thấy rõ vẫn đầy những hàng rong.

Không ít người trong chúng ta thường coi đó như một nét văn hóa bản địa với nhiều điều thú vị.

Nhưng tại Sài Gòn, nơi tứ xứ tụ về và vì không dẹp được một số kẻ bán rong chèn ép du khách mà ông Vũ Nguyễn Quang Vinh, Phó chủ tịch UBND quận 1, cho rằng cần “chặt đứt mắc xích này để bà con chọn những dịch vụ khác”!

Nguyễn Kiều Hưng - Có nên dẹp hàng rong?

 

Người bán hàng rong là những ai ?

Họ thuộc tầng lớp lao động phổ thông hoặc thấp hơn. Chấp nhận một công việc vất vả, đủ thu nhập để trang trải cuộc sống hàng ngày.

Dẹp hàng rong được không? Thưa là không, bởi lý do mưu sinh cao hơn mọi thứ. Do đó, muốn dẹp hàng rong phải có chính sách, cơ chế đảm bảo mưu sinh cho họ. Việc này thì quá khó thực hiện, vì tìm một nghề phù hợp để chuyển đổi là bất khả thi.

lundi 10 janvier 2022

Thái Hạo - Đề thi văn : Nhảm và không nhảm


[Thử nhìn một vấn đề như nhảm nhí/tầm thường bằng một thái độ nghiêm túc xem sao...]

Nếu tôi là một học sinh lớp 12 và cầm trên tay cái đề thi về bài hát “Mang tiền về cho mẹ” của Đen Vâu mà mọi người đang chê, tôi sẽ viết gì? Với những kiến thức liên môn trong chương trình phổ thông, tôi sẽ vận dụng và trình bày suy nghĩ của mình, một cách thành thực. Dưới đây là bài làm của tôi:

“Mang tiền về cho mẹ”, trong lịch sử, cái suy nghĩ ấy đã từng xuất hiện chưa, nếu chưa thì vì sao; và bây giờ tại sao nó lại có mặt, cụ thể là có mặt chính xác vào khoảng thời gian nào, và điều ấy có ý nghĩa gì?

dimanche 9 janvier 2022

Lưu Trọng Văn - Công đoàn độc lập, bao giờ ?


Mấy ngày nay giáp Tết nổi lên sự việc hàng nghìn công nhân ngừng việc, phản đối giới chủ vì thưởng Tết giảm và đòi tăng lương.

Tại sao đụng chuyện với giới chủ, công nhân phải kéo nhau đình công hoặc biểu tình gây nhiều bất ổn trật tự xã hội như vậy?

Lý do rất đơn giản là, giới thợ chưa có công đoàn độc lập đại diện cho quyền lợi của mình.

mercredi 8 décembre 2021

Lê Huyền Ái Mỹ - Ai chăm sóc họ?

 

Trong cùng một buổi sáng, 8/12, tại phiên họp Hội đồng nhân dân, phía Hà Nội, phó chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải thông tin: UBND TP đã báo cáo HĐND TP gói đầu tư 1.000 tỉ đồng để tăng cường cho y tế cơ sở.

Phía thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), giám đốc Sở Y tế Tăng Chí Thượng nói: “Số nhân viên y tế trên 10.000 dân ở TP HCM thấp nhất nước”.

Có nghĩa: TP HCM bố trí cán bộ y tế địa phương ở mức 2,3 biên chế trên 10.000 dân, so với mức bình quân tại Hà Nội là 6,1 biên chế, cả nước là 7,4 biên chế.

vendredi 26 novembre 2021

Đàm Hà Phú - Cái tình người Kinh


A Mua và A Vàng là hai anh em ruột, nhà có bốn anh em thì hai gái hai trai. Hai chị gái đã lấy chồng, đẻ con và sống ở bản, một bản làng miền núi xa xôi ngoài Bắc, tận Yên Bái.

Cách đây hai năm thì cả nhà A Mua và A Vàng chưa chưa từng đặt chân xuống phố, chỗ xa nhứt họ từng đến là cái chợ xã. Họ sống trên núi cao, như con dê con ngựa ; họ trổ bắp, trồng nương, đi rừng, nuôi gà nuôi lợn và ủ rượu uống. Cuộc sống vui cho đến ngày mẹ chúng bị ốm nặng.

Cả A Mua và A Vàng lên bệnh viện huyện thay nhau nuôi mẹ, bao nhiêu tiền dành dụm gà lợn bán sạch để thuốc thang cho mẹ chúng. Đến khi mẹ chúng trở về bản thì nhà cửa cũng không còn gì, mà cứ ba tháng lại phải xuống huyện điều trị một lần, cả nhà lo lắm. Một hôm A Vàng đọc được một tin tuyển dụng công nhân, ở tận miền Nam. Miền Nam xa cỡ nào nó đâu có biết, nó rủ A Mua cùng đi.

mardi 23 novembre 2021

Hương Nguyễn - Những người vắng mặt trên hè phố Sài Gòn

 

1) Hè phố Sài Gòn vào những ngày chưa có trận dịch tàn khốc vừa qua, luôn nhộn nhịp, đông vui, nhưng rất có lớp lang, thứ tự. Cứ y như rằng, đến giờ đó, tại vị trí đó, sẽ xuất hiện người đó với quầy hàng đó. Cứ đều tăm tắp mỗi ngày, nắng cũng như mưa.

Tôi đi làm, sáng đi chiều về, cũng tham gia vào cái đồng hồ sinh học trên hè phố Sài Gòn.

2) Qua gần bốn tháng, Sài Gòn đau thương tan tác. Giờ mở cửa lại. Giờ tôi được tự do đi trên con đường quen thuộc, nhưng lại thiếu một số bóng dáng quen thuộc trên vỉa hè Sài Gòn, đã từng góp thêm một nét văn hóa đáng yêu của Sài Gòn. Mỗi con người là một cảnh đời, có lúc thoáng qua, mờ nhạt trên hè phố, tồn tại bao nhiêu năm; nhưng giờ tự nhiên đồng loạt biến mất. Tự nhiên thấy hụt hẫng...

Thân Trọng Minh - Sài Gòn vắng những tiếng rao


Họ đã đi đâu, về đâu?

Từ rất lâu rồi, người dân Sài Gòn đã quen thuộc với những gánh hàng rong.

Họ là người Sài Gòn, họ là những người dân nghèo ở miền Tây, ở miền Trung, hoặc ở tận ngoài miền Bắc vào buôn bán kiếm sống.

mercredi 10 novembre 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Vài suy nghĩ về việc làm cho người hồi hương trong đại dịch

 

Ở nước ta, chưa có tranh cử phổ thông đầu phiếu cho vị trí lãnh đạo cao nhất. Cho nên, tiêu chí tạo việc làm mới cho người dân toàn quốc chưa bao giờ được đưa ra cam kết công khai trước quốc dân đồng bào.

Địa phương nào có lãnh đạo giỏi thì nhân dân địa phương đó được nhờ. Trong số nhiều phương diện giỏi của lãnh đạo, có giỏi về tạo việc làm mới, có giỏi về xây dựng thị trường lao động chuyên nghiệp.

VÀI SUY NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI HỒI HƯƠNG TRONG ĐẠI DỊCH

1. Chỉ tiêu tạo việc làm mới là thước đo năng lực lãnh đạo

vendredi 22 octobre 2021

Nguyễn Văn Mỹ - Bệnh mới: Sợ trách nhiệm

 

Nhân loại đang chạy đua cật lực trong cuộc chiến mất – còn với Covid-19 và các biến thể. Tuy nhiên, cuộc sống luôn có hai mặt.

Dịch bệnh mới là phép thử con người, từ cá nhân đến tập thể; từ cá tính, phẩm hạnh đến trình độ chuyên môn, năng lực quản trị và xử lý tình huống. Là chiếc gương ảo nhưng phản ảnh chân thực nhất với bản thân và những người chung quanh.

Dịch bệnh mới tạo nên căn bệnh mới rất nguy hại - bệnh SỢ TRÁCH NHIỆM. Sợ trách nhiệm là thuộc tính tích cực của con người; khác biệt với những động vật khác. Vì sợ trách nhiệm, gây hậu quả nên con người biết suy nghĩ trước khi hành động. Người xưa khuyên “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Nói đã vậy, làm càng phải cân nhắc. Nhưng sợ tới mức “Làm gì cũng sợ” nên không dám làm gì, nguy hại chẳng kém việc không biết sợ.

lundi 11 octobre 2021

Ngô Trường An - Lòng dân

 

Trong đợt tháo chạy ra khỏi Sài Gòn, Bình Dương để về quê bằng phương tiện xe máy, xe đạp...của nhân dân lao động từ các tỉnh. Chẳng hiểu họ qua các địa phương khác thế nào, nhưng riêng địa phận tỉnh Quảng Nam của tôi đã xảy ra hai vụ tai nạn thương tâm, làm cho 3 người tử vong và 1 người bị thương nặng.

Ngày 04.10 mẹ con chị HTV bị tai nạn gần đèo Lò Xo thuộc huyện Phước Sơn. Cả hai đều tử vong. Hôm 08.10 tại địa phận huyện Thăng Bình  cũng xảy ra một vụ tai nạn làm một thanh niên chết tại chỗ và một người bị thương. Tất cả các nạn nhân trên đều từ Bình Dương về quê Nghệ An, Thanh Hóa bằng xe máy.

Người dân đổ ra đường quyết tâm về quê từ đêm 30.09. Họ quỳ lạy lực lượng chức năng để được về. Họ phá chốt, thậm chí còn đánh nhau với lực lượng cảnh sát cơ động để được về. Họ quyết tâm về quê bằng mọi giá khi thành phố vừa bỏ lệnh phong tỏa. Thế nhưng, mãi đến ngày 07.10 ông thủ tướng mới ban hành công điện cho các địa phương đưa đón người dân về quê !

Lê Minh Đức - Sài Gòn của ai ?

 

Cuộc tháo chạy của người dân rời Sài Gòn tứ hướng làm vỡ ra nhiều điều.

Một cô gái quê ở Quảng Ngãi nói đã cố gắng gượng bốn tháng rồi, giờ chịu hết xiết. Cô nói phải về thôi, trong này hết cách (sống) rồi.

Hết cách sống?

Lê Phú Khải - « Chất Nam bộ » còn không ?

 

Sau hòa bình 1954, cán bộ đảng viên Miền Nam ra Bắc tập kết rất đông. Trong đó có nhiều nhân vật trí thức nổi tiếng. Một hôm, tướng Lê Hữu Qua về nhà chơi, nói với ông bố tôi: Mấy ông miền Nam trực tính quá. Chuyến này ông Bảy Trân gặp nạn rồi!

Bảy Trân là Nguyễn Văn Trân, thời kháng chiến chống Pháp từng làm chủ tịch tỉnh Bà Chợ (tức Bà Rịa - Chợ Lớn). Từng là đảng viên cộng sản Pháp, được đảng cộng sản Pháp cử đi học trường đảng cao cấp ở Liên Xô, cùng học với Trần Phú, Lê Hồng Phong, Bùi Công Trừng, Hà Huy Tập, Dương Bạch Mai, Trần Văn Giàu…những người khai sinh ra đảng cộng sản Việt Nam

Tướng Qua kể tiếp, khi đến trường Nguyễn Ái Quốc giảng bài, ông Trường Chinh giảng rằng, tổ chức Thanh niên Tiền phong ở Nam Bộ là của Nhật, là tổ chức phản động. Bảy Trân đứng ngay lên nói: Chính tôi cử Trần Văn Giàu đi gặp Phạm Ngọc Thạch thành lập Thanh niên Tiền phong, cái vỏ bên ngoài là của Nhật, cái ruột bên trong là của ta… Đồng chí không biết tình hình Nam Bộ lúc đó thì đừng nói!

samedi 9 octobre 2021

Võ Nhật Thu - Đà Nẵng tôi ơi!

Trong những ngày qua, xem những đoàn người ùn ùn rời bỏ Sài Gòn, Bình Dương về quê chạy dịch mà xót lòng.

Tui cứ hỏi: Răng rứa? Răng đời công nhân cùng khổ đến rứa? Khi họ làm việc, mưu sinh, đóng thuế thì tổ chức này, hội đoàn nọ luôn ra rả là đại diện của giai cấp công nhân, là đại diện của người lao động. Vậy trong cơn đại dịch khóa cửa ba, bốn tháng đẩy người lao động vào cảnh tuyệt vọng, thì tại răng không đưa ra quyết sách kịp thời  hỗ trợ tối thiểu để giữ chân công nhân ở lại chờ cho giãn dịch?

Không có kinh phí ư? Quỹ Bảo hiểm Thất nghiệp nghe nói kết dư đến 90 ngàn tỉ đồng kia mà? Tại răng không sớm ban hành quyết định tạm ứng cho công nhân bị khóa cửa vì dịch khoảng ba hay bốn tháng lương thất nghiệp, để họ được sinh tồn mà ở lại?

Huy Đức - Một cách lên tiếng khác

 

Có lẽ nhiều người cũng đang tự hỏi, phản ứng của các địa phương trước dòng người hồi hương là nỗi sợ “vỡ thành tích chống dịch”, hay thấy đó là một tình huống nhân đạo cần ngay những quyết định của mình.

Tàu hỏa, xe khách… vẫn nằm yên mặc cho hàng vạn công dân lầm lũi, bao gồm cả phụ nữ có mang, trẻ sơ sinh… bồng bế nhau hàng nghìn ki lô mét trên xe máy; dắt díu nhau hàng trăm ki lô mét trên đôi chân, trên xe đạp.

Quyết định đông cứng hệ thống giao thông công cộng như một biện pháp chống dịch không chỉ gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế, mà còn đang đày ải hàng vạn con người.

jeudi 7 octobre 2021

Võ Nhật Thu - Tượng đài hay tại đường?

 

Chiếc xe này đèo cả gia đình người công nhân từ Bình Dương về đến đỉnh đèo Hải Vân.

Do hỏng không thể khắc phục được để đi tiếp lộ trình về quê. Gia đình người công nhân đã được các nhà thiện nguyện Đà Nẵng mua lại chiếc xe với giá 0 đồng.

Và họ đã bán lại cho gia đình anh chiếc xe mới keng chưa có biển số, cũng với giá 0 đồng.

Lưu Nhi Dũ - Trọng điểm kinh tế phía Nam “mất” bao nhiêu dân?

Nửa triệu (500.000) dân hay hơn? Tôi nghĩ hơn, có thể lên đến 600.000 dân, hay cả triệu dân? Trong số họ những ai sẽ trở lại, là câu hỏi thiệt khó. Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trọng điểm kinh tế phía Nam “mất” chừng ấy dân, thì sẽ như thế nào?

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 có hai đợt biến động dân cư cực lớn. Đợt 1 (đầu dịch), người dân bỏ về quê, chủ yếu là dân các tỉnh Tây Nguyên, Nam - Bắc Trung bộ, một số tỉnh phía Bắc, có cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ước tỉnh mỗi tỉnh đón hơn 20.000 dân, tính tổng cộng có khoảng 300.000 dân về quê.

Đợt biến động dân cư lần thứ 2 khiến chính quyền nhiều địa phương bất ngờ nhất, vì đa số các tỉnh thành phố như thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trọng điểm kinh tế phía Nam đã bắt đầu, hoặc đang chuẩn bị các điều kiện để hoạt động trở lại. Đợt di-biến-động dân cư lần này chủ yếu là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, miền Trung và đặc biệt các tỉnh phía Bắc.

Đỗ Duy Ngọc - Trở về với máu, nước mắt và buồn tủi


Cho đến hôm nay, từ khi cơn đại dịch bùng phát mạnh ở Sài Gòn và một số tỉnh phía Nam, người ta ước tính có khoảng gần triệu người đã rời bỏ Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Long An để trở về quê.

Họ từ Cao Bằng, Lạng Sơn cho đến Bạc Liêu, Cà Mau. Nghĩa là từ muôn phương tụ lại và rồi quay đầu về cố hương trong cơn đại dịch. Họ đến với đôi tay trắng, mong có một cuộc sống khá hơn nhưng rồi trở về cũng trắng đôi bàn tay.

Có người đã đến hơn chục năm, lấy vợ, sinh con đẻ cái ở đất này. Nhưng cũng có người vừa đến chưa đầy đôi ba tháng. Họ có nhiều hoàn cảnh nhưng cùng giống nhau ở một điểm là trải qua cơn dịch, họ không còn phương tiện sống, không còn công việc để kiếm cơm, không còn lối thoát và chọn giải pháp cuối cùng là trở về.