Affichage des articles dont le libellé est Di sản. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Di sản. Afficher tous les articles

lundi 6 novembre 2023

Lê Thanh Phong - Chuyện vịnh Hạ Long

 

Chủ đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng khu đất để làm dự án khu đô thị với giá 1.192 tỉ đồng.

Tổng diện tích của dự án này khoảng 31,8 hecta, trong đó có 3,88 hecta thuộc vùng đệm vịnh Hạ Long.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã góp ý kiến thỏa thuận về Dự án Khu đô thị tại khu 10B, phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả tại văn bản số 207/BVHTTDL-KHTC ngày 20.2.2023.

Mai Quốc Ấn - Nghìn năm bia miệng

 

Di sản là những giá trị mà tiền nhân để lại cho hậu nhân.

Di sản cấp địa phương, cấp quốc gia, cấp thế giới không còn là những giá trị mang tính cá nhân mà có độ phổ quát và tính giá trị tương ứng.

Không có một cá nhân/tổ chức nào được quyền tước đoạt quyền giữ gìn, thụ hưởng di sản khi nó đã mang tính phổ quát! Càng không có cá nhân/tổ chức nào có quyền tước đoạt quyền gìn giữ, thụ hưởng di sản của cộng đồng hiện tại hay thế hệ sau!

mercredi 4 octobre 2023

Tiểu Vũ - Dân thường Quảng Nam cãi với cán bộ Quảng Nam nè

 

Mì Quảng đang ngon lành tự nhiên cái đòi "nâng tầm mì Quảng lên thành văn hóa phi vật thể quốc gia" để làm chi hả các bác cán bộ Quảng Nam?

Cứ để mì Quảng bình thường, như xưa nay nó vẫn tồn tại trong đời sống bình dị chân chất của người dân xứ Quảng. Mì Quảng được nhiều người biết đến là nhờ vào những yếu tố dân dã quê kiểng đó.

Nơi nào có người Quảng thì nơi đó có mì Quảng.

jeudi 17 août 2023

Nguyễn Thông - Lý sự... cùn (2)

Trường hợp thứ hai liên quan tới tút (status) của một “nhà” khác. Nói cho công bằng, đây là người hiểu biết khá rộng, nhiều kiến thức, tư liệu phong phú, đa dạng.

Nhiều tút của anh này giống như một kiểu Gu gồ (Google) cho người đọc thêm hiểu biết, còn sự chính xác tới đâu thì tùy nguồn. Nhưng tới cái tút vừa rồi lại có vấn đề, copy lại tài liệu đăng trên trang của một hội đoàn quốc doanh.

“Nhà” đưa ra nhiều dẫn chứng về sự cai trị của Pháp đối với các nước thuộc địa, nhân vụ đảo chính ở Niger. Cũng không rõ “nhà” ủng hộ hay lên án phe đảo chính - lực lượng quân sự vừa lật đổ và bắt giam vị tổng thống dân cử. “Nhà” chỉ lý luận và phân tích rằng bọn Pháp từ xưa tới nay chả tốt đẹp gì, ở bất cứ xứ thuộc địa nào.

mardi 27 juin 2023

Phó Đức An - Hồn du Thánh Địa

"Anh đã chán ngấy sự huyên náo của Paris, anh đã đến thị trấn Auvers-sur-Oise, ở đây tuyệt đẹp, có cả những ngôi nhà cổ đã ngày càng hiếm hoi, tuyệt vời..." - Van Gogh.

Auvers-sur-Oise, một địa danh trên đất Pháp, một Thánh địa hội họa của thế giới. Trên bản đồ hiển thị cái tên Auvers-sur-Oise, nhưng với dân bản địa, họ lại gọi thị trấn của họ là thị trấn Van Gogh để kỷ niệm nhà họa sĩ tài ba lừng danh Vincent Willem Van Gogh, và đây cũng là chốn đi về cuối cùng của Van Gogh. Đêm qua, trong giấc mộng, tôi lại một lần du hồn về đây...

Tuy rằng người ta gọi đây là thành phố của các nhà nghệ thuật. Paul Cézanne, Van Gogh, Camille Pissarro, Claude Monet, Charles-François Daubigny, Cuong Tuse...đều đã lưu lại các tác phẩm của họ ở đây, nhưng chỉ có Van Gogh đã để lại đây 70 ngày quý giá của sinh mệnh mình. Giai đoạn ấy, ông bị bệnh tật và sự túng thiếu dày vò một cách thảm hại, nhưng Van Gogh vẫn sung mãn với niềm đam mê nghệ thuật phi phàm. Ông sáng tác liền nhau 80 tác phẩm trong quãng thời gian còn lại của cuộc đời.

lundi 22 mai 2023

Nguyễn Xuân Diện - Thề hay không dám thề

 

Tối nay, UBND quận Tây Hồ tổ chức lễ công bố “ Hội thề trung hiếu” đền Đồng Cổ (số 353 đường Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội) là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia”.

Lời thề chỉ là lời thề trung hiếu, vẻn vẹn mấy chữ: “Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung thần minh tru diệt”. Chứ có thề thốt gì đến tham nhũng, tham ô gì đâu mà quan chức từ cấp phường trở lên chả ai dám thề.

Xưa kia, vua bắt các quan văn võ triều thần, cùng hoàng thân quốc thích ra đấy thề hẳn hoi chứ không phải chuyện chơi!

Hoàng Tuấn Công - Làm gì có « thần Trống Đồng » mà thề ?

 

Hôm nay, các báo lớn đồng loạt đưa tin về “Hội thề trung hiếu” diễn ra vào 21 - 22/05/2023 ở đền thờ “thần Trống Đồng” (quận Tây Hồ, Hà Nội).

Thế nhưng, ở đó làm gì có “thần Trống Đồng” mà thề?

Đây có thể nói là điển hình cho cái gọi là “dĩ hư truyền hư”, "lộng giả thành chân" diễn ra trong bao nhiêu năm qua.

jeudi 13 avril 2023

Thọ Nguyễn - Tàn dư xô viết (1)

 

Người Nga theo đạo Chính Thống (Orthodox), thờ chúa Jesus nên ngày 16.04 tới đây cũng kỷ niệm ngày Chúa Phục Sinh (theo lịch Sa hoàng cũ). Thời còn Liên Xô, nhà nước không thích cho dân đi đạo nên người ta nghĩ ra đủ các ngày kỷ niệm trong tháng Tư để hướng xã hội vào các ngày lễ đó.

Nào là ngày « Du hành Vũ trụ », « Ngày truyền thống Công An », « Ngày thành lập Công Đoàn », « Ngày danh dự quân nhân » rồi còn ngày sinh Lênin nữa chứ. Ngày du hành vũ trụ còn có các loại bánh kẹo quốc doanh có in hình phi công Gagarin đẹp trai đang tủm tỉm cười. Ti vi phát các chương trình nhảy múa ca nhạc liên miên. Nhưng dân chúng không quan tâm đến những buổi hòa nhạc bất tận đó. Họ tìm đến các nhà thờ, thắp nến, làm bánh lễ Phục Sinh và tưởng nhớ Chúa Jesus, dù ông không xuống trái đất bằng tàu vũ trụ.

Thời đó Nhà nước và Giáo hội nhìn nhau bằng cặp mắt ác cảm.

dimanche 9 avril 2023

Lê Học Lãnh Vân - Muôn dặm tầm ý trung nhân

 

Dương lang rời gác đi rồi

Ngoài thung lũng khóc tơi bời hoa bay

Muội nhìn ánh nắng sắp phai

Lệ cầm không đặng nhớ ngày vui xuân…

Năm ấy, trên con đường vô định tìm ý trung nhân, người con gái của Quách Tĩnh và Hoàng Dung là Quách Tương tình cờ rẽ vào một con đường đầy hoa đào.

vendredi 7 avril 2023

Thái Hạo - Câu chuyện Hội An và tư duy hệ thống

 

Bức ảnh này tôi chụp cách đây hơn 2 năm, lúc Hội An vừa trải qua một trận lụt, phố xá đìu hiu vắng, ảm đạm, tịnh không một bóng người. Những dãy phố im ỉm khóa, không có du khách; nhưng còn người Hội An, họ đã đi đâu?

Nhiều người đã rời phố, họ bán hoặc cho các ông chủ mới thuê lại căn nhà của mình. Có rất nhiều giọng nói xa lạ ở đây, đặc biệt là giọng Hà Nội, Sài Gòn, đáp lại mỗi khi ghé vào hỏi han một món đồ. Tiền cho thuê không nhỏ, đủ để chủ nhà có thể sống phong lưu ở một nơi khác.

Bạn tôi người xứ Quảng, nói, không dưới một nửa nhà cổ đã bị đổi chủ. Nếu một ngày không còn dân bản địa nữa, hồn Hội An cũng sẽ mất đi, vĩnh viễn. Phố cổ chỉ còn là một nơi tập trung buôn bán dưới những mái nhà cũ – một cái vỏ Hội An.

jeudi 6 avril 2023

Tuấn Khanh - Tư cách nào để gọi nhau là đồng bào?

Thật ra chuyện Hội An thu phí vào phố cổ, vốn đã manh nha từ lâu chứ không phải hôm nay. Có lẽ trong bối cảnh cái gì cũng có thể nghĩ ra cách làm tiền, Hội An đã mạnh dạn đi đầu, quyết làm gương cho một chủ trương lớn.

Còn nhớ vài năm trước, trong một chuyến đi đến Hội An, lúc đó, quầy bán vé thu phí đã xuất hiện rồi, và cũng làm không ít khách ngần ngại. Một người bạn ở Hội An dẫn đường đi dạo ở phố cổ, ngoắc nhóm bạn chúng tôi đi vào một ngõ khác, băng qua một lối mòn và vào thẳng.

Vài người hơi ngơ ngác, hỏi, “Làm vầy có vi phạm gì không? Vì thấy có chỗ thu tiền vé…”, anh bạn Hội An cười “phải hỏi bên thu tiền có vi phạm gì không, gì nơi này từ lúc sơ khai hình thành đến bây giờ, có cái gì của họ đâu mà thu tiền?”.

Dương Quốc Chính - Có nên thu phí du lịch ở Hội An ?

 

Hội An là đô thị sống, không phải di tích lịch sử thuần túy kiểu như Hoàng thành Huế…nên khách ra vào không hoàn toàn là khách du lịch.

Vì thế nên nếu thu phí vào cổng thì sẽ phải cấp thẻ “cư dân” cho dân hoặc ít ra cũng phải trình căn cước hay bản sao hộ khẩu, tạm trú để miễn phí.

Ngoài ra, các thành phần không du lịch khác cũng phải chứng minh nhân thân để được miễn phí. Chẳng hạn như khách vãng lai đến giao dịch ra vào một ngày mấy lần thì mua vé combo full ngày, tuần, tháng ? Hay chủ nhà chạy ra bảo lãnh giống như vào mấy khu chung cư cao cấp ? Nếu thế cũng sinh ra kẽ hở để trốn vé và trốn quá dễ.

Nguyễn Thông - Phí bẩn

Thành phố Hội An, cũng như mọi vùng đất khác ở nước này, là của chung người Việt. Nó là tài sản chung do tổ tiên cha ông để lại cho con cháu truyền đời.

Không ai, dù là kẻ cầm quyền, được lấy lý do phát triển để tùy tiện thu tiền, nhất là thu của dân chúng - chủ sở hữu.

Thu tiền/phí vào một khu du lịch do nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân bỏ vốn đầu tư khác với việc định thu tiền tới một vùng đất do tiền nhân tạo dựng cho con cháu, mà vốn của tiền nhân là mồ hôi, nước mắt, máu.

Tạ Duy Anh - Bán vé vào Hội An

 

Chẳng thứ gì thực sự có giá trị trên đời này được cho không (kể cả thứ nhiều vô tận là không khí).

Vì thế, bạn muốn hưởng một dịch vụ, thưởng thức một trò giải trí, tham quan những di tích, nhà bảo tàng, bạn sẽ phải chi tiền (rút thẳng từ túi ra, hoặc dưới dạng đóng thuế). Đó không chỉ là sự mua bán sòng phẳng, không chỉ công bằng, mà còn thể hiện trách nhiệm của bạn với môi trường, với lịch sử và với phát triển xã hội.

Nghe thì có vẻ đầy tính giáo huấn, nhưng đó luôn là sự thực. Tuy nhiên, ngoài điều đã nói ở trên, mang tính khế ước ra, vẫn còn những thứ quan trọng khác, trong đó có trí khôn và lẽ phải.

mercredi 5 avril 2023

Lê Quang - Citypass cho Hội An ?

 

Thật ra Hội An nên làm cái City Card (Citypass) giống như Berlin Citypass hoặc Newyork Citypass. Cái thẻ này chính là vé dành cho du khách, tuy nhiên nó đã bao gồm trong đó một loạt các tiện ích.

Ví dụ như ai mua Citypass thì được miễn phí vào xem các di tích lịch sử, được mua hàng trong các cửa hiệu truyền thống với giá ưu đãi, được đi thuyền trên sông, đi xe sightseeing ngắm cảnh, được tham gia các hoạt động truyền thống làng nghề theo kiểu living museum...

Có rất nhiều cách để làm ra một cái Citypass, bán được giá hẳn hoi mà nó văn minh.

Nguyễn Hồng Lam - Hội An, Stop!

 

Phố cổ Hội An là di sản. Người Hội An có quyền tự hào về di sản đó, có trách nhiệm giữ gìn và khai thác những di sản đó để phát triển du lịch văn hóa.

Nhưng muốn khai thác, tạo ra nguồn thu, ngành du lịch cần phải tạo ra những sản phẩm du lịch tương xứng, có sức hấp dẫn, gắn liền với các giá trị di sản. Còn tận thu kiểu "cấm cửa", bán vé vào Hội An với những ai "không phải là người Hội An" thì không thể, không được phép.

Tôi không bàn chuyện giá vé cao hay thấp. Tận thu bằng cách bán vé là cách nhanh nhất đế bóp chết kinh tế du lịch Hội An, ngăn khách du lịch đến với phố cổ di sản. Cao hơn hết, địa phương tự đặt ra quy định đó là vi hiến. Di sản Hội An là di sản chung, không phải của riêng Hội An để địa phương tùy nghi khai thác, tùy tiện bán và mua.

mercredi 29 mars 2023

Nguyễn Xuân Diện - Vì sao vụ mất sách cổ bị bưng bít ?

 

Theo Thông cáo đăng trên wisite chính thức của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, do Viện trưởng Nguyễn Tuấn Cường soạn và cho đăng trưa ngày 21 tháng 12 năm 2022 thì : "Theo thông tin do bộ phận liên quan báo cáo, khoảng tháng 3-4/2020, cán bộ quản lý kho sách phát hiện có dấu hiệu không tìm thấy một số cuốn sách ở vị trí quy định trên giá".

Tuy nhiên, sự việc này được giữ TUYỆT MẬT, chỉ có ba người biết là: Viện trưởng Nguyễn Tuấn Cường, Viện phó Nguyễn Hữu Mùi và ông Nguyễn Văn Thanh (người giữ chìa khóa kho sách) biết. Ngay cả bà Vương Thị Hường là chi ủy viên cũng không được cho biết.

Vì sao? Vì năm đó (2020) là năm Viện trưởng Nguyễn Tuấn Cường hết nhiệm kỳ thứ nhất, phải lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng nhiệm kỳ thứ hai.

mardi 28 mars 2023

Trần Thanh Cảnh - Hủy diệt ký ức nước Việt !

 

Một quốc gia muốn tồn tại trong thế giới đầy cạnh tranh bạo lực, cá lớn nuốt cá bé này ngoài những yếu tố địa lý, vật chất thì ký ức văn hóa là cực kỳ quan trọng.

Ký ức văn hóa làm nên "căn cước văn hóa" của quốc gia đó. Ký ức văn hóa được truyền từ đời nọ sang đời kia bằng hai hình thức: các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Di sản phi vật thể như ca dao, truyền thuyết, chuyện kể thần thoại... được truyền miệng từ đời nọ sang đời kia, ta hãy khoan đề cập ở đây.  Ta hãy đề cập đến di sản văn hóa vật thể của một quốc gia, mà một phần cực kỳ lớn nó được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết.

mercredi 22 mars 2023

Nguyễn Thông - Hán hóa

 

Viện Nghiên cứu Hán Nôm liên tiếp để xảy ra chuyện mất sách/tài liệu Hán Nôm do họ quản giữ.

Xin nhớ rằng có những tài liệu, văn bản cổ vô giá, phải được coi là di sản quốc gia, bất khả xâm phạm. Chẳng hạn bản đồ cổ về Hoàng Sa, Trường Sa thể hiện chủ quyền của Việt Nam, những bộ sử từ thời nhà Trần, nhà Lê, hoặc bản gốc truyện Kiều, v.v...

Họ (viện) được giao nhiệm vụ bảo quản, gìn giữ, cũng là để phục vụ cho nghiên cứu, nhưng lại để mất, rõ là đồ ăn hại.

vendredi 2 décembre 2022

Đỗ Duy Ngọc - Bánh mì baguette Pháp

 

Phải công nhận bánh mì baguette của Pháp là loại bánh mì ngon nhất thế giới.

Trên trái đất này có rất nhiều nước có bánh mì, nhưng không ở đâu có bánh mì baguette như ở nước Pháp. Có thể những người thợ làm bánh mì có bí quyết gì đấy để đạt được điều ấy.

Cứ nhìn trên những chuyến bay của khách du lịch khi rời nước Pháp mới thấy người ta mê bánh mì baguette của Pháp như thế nào. Trong hành lý của du khách luôn luôn có mặt những ổ bánh mì dài thơm phức.