Affichage des articles dont le libellé est Bạo động. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bạo động. Afficher tous les articles

mercredi 28 octobre 2020

Gilles-William Goldnadel : Truyền thông không hề nói đến thành công của Trump, nhưng che đậy những sai phạm của Biden

 


(Le Figaro 28/10/2020) Đại đa số các nhà bình luận không hề khen ngợi bất kỳ thành công nào - dù là không thể tranh cãi - hay một tin tức tốt đẹp nào về Donald Trump trong suốt nhiệm kỳ của ông. Và khi ông Trump có được những tuyên bố hợp lý, họ cũng hà tiện không muốn dẫn ra.

Dù ông Trump thất cử hay tái đắc cử ngày 02/11 tới, vấn đề bản sắc vốn đã góp phần vào việc ông được bầu lên làm tổng thống năm 2016 vẫn sẽ tồn tại – theo luật sư kiêm nhà bình luận Gilles-William Goldnadel. 

mercredi 21 octobre 2020

Bông Lau -Bắn què giò


Ngày 01/06 cựu Phó Tổng Thống Joe Biden lập đi lập lại lời đề nghị dành cho nhân viên công lực Mỹ: “Khi một người “không có võ khí” lao vào cảnh sát bằng một “con dao” hoặc “thứ gì đó” thì nên bắn vào cẳng thay vì trái tim”.

Rồi ngày 16/10 cựu Phó Tổng Thống Joe Biden lại phát biểu như sau: “Thay vì bất kỳ ai nhào đến cảnh sát thì điều đầu tiên phải bắn chết người ấy, họ nên bắn vào giò”.

“When there's an unarmed person comin' at 'em with a knife or something to shoot 'em in the leg instead of the heart is a very different thing” (01/06).

vendredi 11 septembre 2020

Bông Lau - Người Mỹ yêu tự do sẵn sàng


Kể từ tháng Năm, trước áp lực những cuộc bạo loạn của phong trào Black Lives Matter (BLM) nhứt là vì thái độ a dua nịnh bợ coi thường công lý của chính khách và quần chúng thiên tả. Có khoảng 6.000 cảnh sát viên đã bỏ cuộc xin về hưu, và mười mấy Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát ở một số thành phố lớn cũng đã từ chức hoặc về hưu
.

Đính kèm là một số hình của Cảnh Sát Trưởng đã xin giải nghệ. Nhiều người là thiểu số phụ nữ và Mỹ gốc Phi Châu.

Di sản của phong trào BLM để lại là đập phá xóa bỏ nền văn minh Tây phương (western civilization) và sự toa rập của chính khách thiên tả, đã khiến lực lượng cảnh sát Mỹ co cụm lại, không còn khả năng bảo vệ an ninh cho nhiều khu vực đang bị tội phạm thao túng.

dimanche 14 juin 2020

Nước Mỹ hỗn loạn, tổng thống Trump vẫn sẽ chiến thắng ?


Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi tiếp các đại diện cộng đồng người Mỹ gốc Phi tại Nhà Trắng, ngày 10/06/2020. © REUTERS/Kevin Lamarque
Đăng ngày:

Trong bài « Donald Trump, tổng thống hạnh phúc với sự hỗn loạn », L’Express đặt câu hỏi, trong đất nước đầy loạn lạc hiện nay, ông Trump đã bị mất kiểm soát chăng ? Tuần san cảnh báo, đừng quên rằng tổng thống đương nhiệm rất thích xung đột. 

Các cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc tại Mỹ chiếm trang nhất và là hồ sơ chính của nhiều tuần báo kỳ này. Trang bìa của The Economist chạy hàng tựa lớn « Sức mạnh của phản kháng » trên nền đen, với hình vẽ một người da màu mang khẩu trang, trong tư thế quỳ gối. Cũng trên nền màu đen, Courrier International đăng ảnh một người biểu tình, chạy tựa « Nước Mỹ nổi dậy ». L’Obs đưa ảnh chân dung nghệ sĩ da đen Pháp Omar Sy, người đã đưa ra lời kêu gọi chống bạo lực cảnh sát tuần trước. L’Express dự báo « Và rốt cuộc người thắng là Trump ». Riêng Le Point kỳ này là số chuyên đề « Địa ốc : Nên sống ở đâu ».

Hoa Kỳ, đất nước đang trên thùng thuốc súng

Hồ sơ của Courrier International  trích dịch các bài viết của nhiều tờ báo Mỹ và Anh. The New York Times nói về « Một đất nước đang trên thùng thuốc súng ». Thất nghiệp hàng loạt, bất bình đẳng tăng lên do đại dịch, cực hữu không bị ngăn trở và tổng thống thì sẵn sàng đổ dầu vào lửa : tất cả khiến cho nước Mỹ có thể bốc lửa.

vendredi 5 juin 2020

Vụ George Floyd và lá bài lập lại trật tự của Donald Trump trong bầu cử


Lực lượng cảnh sát ở Minneapolis (Minnesota, Hoa Kỳ) đối phó với người biểu tình phản đối cảnh sát về cái chết của George Floyd, ngày 31/05/2020. © REUTERS/Leah Millis
Đăng ngày:


Bạo loạn lan tràn tại nước Mỹ sau cái chết của một người da đen tên George Floyd là chủ đề chính của các báo Paris hôm nay, bên cạnh đó là việc dỡ bỏ phong tỏa ở Pháp bước vào giai đoạn hai. Le Figaro chạy tựa « Một nước Pháp muốn lại cất bước tiến lên », trong khi ảnh biểu tình ở Mỹ chiếm trang nhất của các tờ báo khác. « Hoa Kỳ : Làn sóng phẫn nộ trước bạo lực cảnh sát », tựa chính của Le Monde. « Hoa Kỳ : Nổi loạn », tít trang nhất của Libération, La Croix nói về « Tiếng kêu của nước Mỹ da đen », còn Les Echos coi đây là « Thách thức cho tổng thống Donald Trump ».

« Xin đừng phóng hỏa », « Chủ là người da màu »…

Về tình hình tại chỗ, Le Figaro trong bài phóng sự « Tại Minneapolis đang trong tình trạng giới nghiêm, cư dân tổ chức phòng vệ » ghi nhận, do cảnh sát bị quá tải, người dân đang phải làm mồi cho bạo lực và cướp bóc.

dimanche 19 janvier 2020

Đoàn Bảo Châu - Quyền lực mềm của chính quyền đang ở đâu?



VCB đã theo lệnh của Bộ Công an mà phong tỏa số tiền hơn năm trăm triệu của chị Nguyễn Thúy Hạnh. Đây là số tiền người dân gửi tới để phúng viếng cụ Kình. 

Có mấy điểm cần phải rạch ròi ở đây: 

1. Mặc dù tôi đứng về phía cụ Kình, nhưng tôi không đồng ý việc tàng trữ thuốc nổ như lời tuyên bố trong một clip của ông ngồi cạnh cụ Kình. 

mercredi 1 mai 2019

Pháp : Hồi hộp chờ biểu tình ngày lễ Lao động 1/5

Cảnh sát chống bạo động đối phó với phong trào Áo Vàng trong cuộc biểu tình lần thứ 23 tại Paris ngày 20/04/2019.

Một ngày trước lễ Lao động 1 tháng Năm 2019, các nghiệp đoàn vốn bị rơi xuống hàng thứ yếu kể từ đầu cuộc khủng hoảng « Áo Vàng », muốn nhân cơ hội biểu dương lực lượng của người lao động hàng năm, để giành lại vai trò. Áo Vàng đe dọa biến Paris thành « thủ đô nổi dậy », còn các nhóm phá phách hứa hẹn một « ngày tận thế ».

Các nghiệp đoàn DGT, FO, FSU, Solidaires, UNEF và UNL đều kêu gọi tuần hành ở Paris, « mở rộng cuộc đấu tranh để các yêu cầu khẩn cấp về xã hội và khí hậu rốt cuộc phải được chính phủ và giới chủ quan tâm đến ». Họ dự báo « một ngày biểu tình đông đảo nhằm cải thiện quyền của người lao động, vì tiến bộ xã hội, hòa bình và tình liên đới quốc tế ». Các cửa hàng nằm trên tuyến đường của người biểu tình chiều mai đều phải đóng cửa.

mardi 11 décembre 2018

Áo Vàng : Tổng thống Pháp nhượng bộ để cố dập tắt khủng hoảng

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu từ điện Élysées, Paris, tối 10/12/2018.

Tối qua 10/12/2018 tổng thống Pháp Emmanuel Macron cố gắng làm dịu cơn giận dữ của những người Áo Vàng (Gilets Jaunes), qua việc loan báo một loạt những biện pháp xã hội nhằm cải thiện sức mua, đồng thời nhìn nhận đã không ý thức được tầm vóc của cuộc khủng hoảng.

Trong bài diễn văn rất được chờ đợi dài 13 phút đọc trên truyền hình, tổng thống Macron tuyên bố tình hình khẩn cấp về kinh tế và xã hội, cho biết những biện pháp mới đưa ra nhằm « giúp cho người lao động có thể sống tốt hơn ngay từ đầu năm tới ». 

Cụ thể, lương tối thiểu được tăng thêm 100 euro ngay từ đầu năm 2019 nhưng giới chủ không phải trả thêm đồng nào. Giờ phụ trội không bị đánh thuế, và thuế cũng không tăng đối với những người về hưu có thu nhập dưới 2.000 euro một tháng. Emmanuel Macron cũng đề nghị giới chủ chi tiền thưởng cuối năm cho nhân viên, nếu có thể, số tiền này sẽ không kéo theo bất cứ khoản đóng góp hay sắc thuế nào.

samedi 8 décembre 2018

Áo Vàng « đấu tranh giai cấp » trong một nước Pháp ít bất công xã hội

Cảnh sát Pháp tuần tra trên lưng ngựa tại Paris trong ngày biểu tình của những người Áo Vàng ngày 08/12/2018.

Phong trào Áo Vàng là chủ đề chính của tất cả các tuần báo kỳ này. Le Point đăng ảnh phần đầu người phụ nữ trong tác phẩm điêu khắc « La Marseillaise » trên Khải Hoàn Môn bị đập vỡ, chạy tựa « Những ngày cuối cùng của mô hình Pháp », lý giải « Vì sao ông Macron phải thay đổi tất cả ». Cũng đăng cùng tấm hình này, tuần báo AnhThe Economistchạy tựa « Cơn ác mộng của Macron ».

L’Obs nhấn mạnh « ISF, sai lầm thuế khóa », đặt câu hỏi « Tiền thuế đi về đâu ? », đồng thời đề cập đến quan hệ căng thẳng giữa tổng thống và thủ tướng Pháp, phân tích về một cuộc xung đột chưa từng thấy. Riêng L’Express dành trang bìa cho « homéophathie » (liệu pháp vi lượng đồng căn), đặt vấn đề về tính hiệu quả, với lời kêu gọi từ 130 thành viên Viện hàn lâm Y học, rằng bảo hiểm y tế không thanh toán các loại thuốc này. Ở các trang trong, tờ báo phân tích « Áo Vàng, bốn khuôn mặt của cuộc khủng hoảng ».

Một chiếc xe hơi bị đốt tại Paris ngày 08/12/2018.
Nước Pháp bốc cháy, Macron trong bão tố

Trong bài viết mang tựa đề bằng tiếng Pháp « La République en Flammes » (Nền cộng hòa bốc cháy), tuần báo Anh ngữ The Economist nhận định, Emmanuel Macron đối mặt với thử thách thật sự của nhiệm kỳ tổng thống.

vendredi 7 décembre 2018

Từ Thức - Paris có cháy không ?



Với phong trào GILETS JAUNES (Áo Vàng), nước Pháp đang trải qua một cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội nghiêm trọng. Nhưng mặc dù những hình ảnh bạo động ngoạn mục làm chấn động dư luận, nước Pháp chưa có nội chiến như một số média ngoại quốc bình luận. Nước Pháp cũng không phải là nước đói khổ, tuyệt vọng cùng cực như báo chí nhà nước Việt Nam đã không để lỡ cơ hội nhẩy vào, với thông điệp gởi dân Việt : ở đâu cũng có nghèo đói, bất công ; ở Việt Nam tốt hơn vì có kỷ luật, có ổn định.

KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ

Phong trào Gilets Jaunes đã bùng nổ, lan tràn một cách bất ngờ. Khởi đầu là một phụ nữ làm một vidéo trên mạng, than phiền : chính phủ lại sắp tăng thuế xăng, nhớt. Và hô hào : phải làm một cái gì, anh em. Con số những người coi, chuyển vidéo lên tới một số kỷ lục. Phong trào Áo Vàng ra đời, lan rộng khắp nước Pháp.

Gilets Jaunes là chiếc áo vàng, bắt buộc phải có trong xe cho mỗi người đi xe, để các tài xế khác có thể nhìn thấy, ngay cả ban đêm, trong trường hợp phải xuống xe giữa đường, để tránh tai nạn.

mardi 4 décembre 2018

Áo Vàng : Chính phủ Pháp tạm hoãn việc tăng thuế xăng dầu

Vừa từ G20 trở về, tổng thống Pháp Emmanuel Macron thăm Khải Hoàn Môn, biểu tượng của nước Pháp bị phá hoại hôm 01/12/2018.

Dưới áp lực của phong trào « Áo Vàng » (Gilets Jaunes) và đối lập, chính phủ Pháp đã có động thái nhượng bộ đầu tiên. Thủ tướng Edouard Philippe hôm 04/12/2018 loan báo tạm hoãn việc tăng thuế xăng dầu. 

Đây là một bước ngoặt, vì cho đến nay chính phủ Pháp vẫn bác bỏ ý tưởng ngưng đánh thuế carbon, tỏ quyết tâm duy trì mục tiêu chuyển đổi sang năng lượng sạch. 

Thuế đánh vào xăng lẽ ra sẽ tăng 2,9 xu một lít kể từ ngày 01/01/2019, còn đối với dầu diesel tăng 6,5 xu/lít ; nhưng sẽ được hoãn lại sáu tháng. Kèm theo đó là một số biện pháp hòa dịu : không tăng giá điện và khí đốt trong mùa đông năm nay, tăng cường kiểm tra kỹ thuật xe cộ. 

samedi 1 décembre 2018

Áo Vàng - Gilets Jaunes : Paris khói lửa (video)


Đến 19 giờ ngày thứ Bảy 01/12/2018, tại Paris đã có 255 người bị câu lưu, 95 người bị thương trong đó có 14 cảnh sát. Khoảng 20 trạm xe điện ngầm bị đóng cửa. 

Đại lộ Haussmann bị phong tỏa, mùi khét bốc lên từ những vật dụng bị đốt cháy



"Áo Vàng" lại xuống đường ở Paris, Khải Hoàn Môn dưới mưa hơi cay

Vòi rồng và hơi cay đối phó với người biểu tình "Áo Vàng" trước Khải Hoàn Môn, Paris, ngày 01/12/2018.

Trong ngày thứ Bảy xuống đường lần thứ ba của phong trào « Áo Vàng » (Gilets Jaunes) nhằm duy trì áp lực lên chính phủ Pháp, ngay từ sáng sớm hôm nay 01/12/2018 tại trung tâm Paris đã xảy ra những vụ đụng độ với lực lượng an ninh. Khu vực Khải Hoàn Môn trở thành bãi chiến trường, bị chìm dưới làn mưa hơi cay. 

Bộ trưởng Nội vụ Christophe Castaner tố cáo : « Có 200 người biểu tình ôn hòa ở đại lộ Champs-Élysées, nhưng có đến 1.500 kẻ quấy rối từ bên ngoài vào để phá hoại ». Ông cho biết lực lượng an ninh 5.000 người được huy động tại thủ đô Paris, đến trưa nay có 107 người bị câu lưu.

samedi 16 juin 2018

Đỗ Duy Ngọc - Thế lực thứ ba





Cảnh hỗn loạn ở Phan Rí cửa ngày 10/06/2018.
Phan Rí là một thị trấn nhỏ, hầu như mọi người đều quen mặt nhau. Nhưng trong cuộc biểu tình và bạo loạn vừa qua, có xuất hiện một nhóm người lạ, người dân không biết mặt. Toàn người trẻ tuổi, đeo khẩu trang, và nhóm người này là ngòi nổ của những hành động quá khích. Họ chở từng bao gạch đá, họ đi đầu trong việc phá phách và người dân cũng sợ hãi họ. Thế lực thứ ba đó của ai? Tạo bạo loạn với mục đích gì? Và tại sao chọn Phan Rí làm mục tiêu? 



Thông thường, trong mọi cuộc đối đầu, chỉ có hai thế lực đối chọi nhau. Các cuộc đấu tranh, biểu tình chống đối cũng chỉ là lực lượng tham gia biểu tình và các bộ phận an ninh, trật tự của nhà nước đối nghịch nhau. 

Nhưng khi các cuộc biểu tình xảy ra ngày 10.6 và những ngày sau đó ở Phan Rí, Bình Thuận, theo tin tức và chính từ những người dân Bình Thuận cho biết, có một nhóm thứ ba. Và chính nhóm này châm ngòi nổ cho các cuộc bạo loạn, ném đá, đốt trụ sở và thiêu cháy xe công vụ. 

jeudi 14 juin 2018

Đỗ Ngọc Thống - Bài học đắt giá



Dân Phan Rí đối đầu với cảnh sát cơ động ngày 10/06/2018.

Mấy hôm nay, sau các vụ biểu tình và đập phá ở UBND tỉnh Bình Thuận và một số nơi, rất nhiều người bị bắt giữ. Thấy các phương tiện truyền thông chính thống liên tiếp đưa tin và dẫn ra ý kiến bình luận của nhiều người về vụ việc này. 

Hầu hết cụm từ “Bài học đắt giá” được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng bài học đắt giá cho ai? Hầu hết quan chức và ý kiến chính thống đều đổi tội cho dân, rằng những người dân biểu tình và bạo loạn ấy cần coi đó là một “bài học đắt giá”.

lundi 11 juin 2018

Mai Quốc Ân - Nhân & Quả



Phan Thiết, 10/06/2018.

"Không giải quyết vấn đề bằng thứ tư duy tạo ra nó!"- Einstein. Câu chuyện bạo loạn ở Bình Thuận cần được nhìn nhận như vậy.

Bình Thuận sống nhờ du lịch, nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Như mọi tỉnh thành khác ở Việt Nam, Bình Thuận thu hồi đất để giao cho doanh nghiệp hoặc quan chức. Những người mất đất sống vật vờ với những chồng đơn khiếu nại, những chuyến ra tỉnh, ra Trung ương đòi đất.

Nguyễn Đức Hiển - Thuở lòng người ly tán



Hình ảnh tại Phan Thiết tối 10/06/2018.

Thật sự thì buồn đau đến nghẹn. Biết là do uất ức dồn nén cũng có, sứt mẻ niềm tin cũng có, bị lợi dụng và xúi giục càng có. Khó lòng đổ hết cho một thế lực nào, nhưng sao cắt chia ly tán vậy?

Hồi xảy ra mấy vụ ở Tây nguyên, có vị lãnh đạo đã nói vì cán bộ xa dân quá. Xa cả về khoảng cách lẫn tâm tình. Nên, dân không nói cho nghe, nên bị động, nên khi cần nói cho nhau nghe thì không nói chuyện với nhau được nữa.

Ai gánh hậu quả hôm nay? 

Phạm Uyên Nguyên - Thư gởi H, bạn thân của tôi đang là đại biểu Quốc hội



Sáng Chủ nhật 10/6, mình chạy ra khu vực Nhà thờ Đức Bà xem dân tình mà tự nhiên sống mũi cay xè và nước mắt bỗng trào ra không cầm được.

Hình ảnh những người dân lam lũ đang cố gắng gào thét thảm thiết, đối diện những chiếc xe với cái loa to đang mở hết công suất dọa nạt “ Yêu cầu đồng bào giải tán” “(công an) sẽ kiên quyết xử lý...”. Đặc biệt là trong đó có những người phụ nữ nhỏ bé (loi ngoi trong đám đông ráng cầm trên tay những biểu ngữ “Hủy bỏ đặc khu”, “Cho Trung Quốc thuê 99 năm là bán nước”, “Hủy bỏ luật an ninh mạng” v.v...) đã xé toang cảm xúc cố kìm nén của mình.

dimanche 10 juin 2018

Trịnh Anh Tuấn - Vài dòng về ngày biểu tình 10/6 và câu chuyện Phan Rí &Vĩnh Tân



Rừng người biểu tình tại trung tâm Saigon ngày 10/06/2018.
1. Về sự sút giảm uy tín nghiêm trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Không thể phủ nhận 43 năm từ khi Đảng Cộng sản nắm quyền cai trị toàn bộ đất nước, ngày 10/06/2018 là lần đâu tiên có một sự phản ứng mạnh mẽ và rộng khắp của người dân đối với một chính sách đầy nguy hại được đưa ra từ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). 

Mục tiêu phản ứng của người dân không chỉ nhằm vào sự an nguy, chủ quyền của một quốc gia mà còn nhắm thẳng vào sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng. Cùng với mối nghi ngại về khả năng giữ vững chủ quyền, khi xuất hiện một dự luật mà người dân đều thấy mối lo vô cùng lớn về sự vẹn toàn của Tổ quốc, tính chính danh và uy tín của ĐCSVN đã xuống thấp nhất từ khi họ nắm được chính quyền; dù trước đó đã phục hồi chút ít sau cuộc chiến đốt lò của Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng. 

Vì sao bạo động nổ ra tại Bình Thuận ?



Chuyện là vầy. Hôm nay người dân Bình Thuận xuống đường biểu tình chống luật đặc khu. Thay vì chính quyền lắng nghe thì ngược lại chúng nó cho công an đàn áp thô bạo người biểu tình và bắt đi một số người, trong đó có một bé đang cấp cứu.

Người dân Bình Thuận mới yêu cầu chính quyền trả người nhưng chính quyền Bình Thuận không chịu và tiếp tục đàn áp.