Bài đăng : Thứ ba 06 Tháng Ba 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 06 Tháng Ba 2012
Hôm 06/03/2012, lực lượng chính phủ Syria đã mở một cuộc tấn công quy mô vào tỉnh Deraa và một số thành phố nổi dậy khác chủ yếu ở miền nam, bắn pháo vào một cây cầu gần biên giới - cửa ngõ để người tị nạn đào thoát sang Liban. Damas gia tăng áp lực quân sự vào lúc còn bốn ngày nữa đặc sứ Kofi Annan sẽ đến nơi để cố gắng đạt được ngưng bắn.
Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria (OSDH) khẳng định : « Một lực lượng quân đội quan trọng gồm cả xe tăng và xe quân sự bọc thép đã tấn công vào thành phố Hirak thuộc tỉnh Deraa, người ta ghi nhận nhiều vụ nổ và các loạt đạn rền vang. Ngoài ra các đơn vị xe tăng cũng bao vây Tibet Al Imam tại tỉnh Hama ».
Sau khi chiếm được Baba Amr, khu phố nổi dậy ở Homs vào ngày 1/3, quân chính phủ tiếp tục tấn công vào các thành trì khác của Quân đội Syria Tự do (ASL), đặc biệt là Rastane ở cách Homs 20 km. Một nhân vật thuộc Ủy ban Cách mạng Syria tại đây cho biết : « Những gì diễn ra tại Rastane cũng tương tự như ở Baba Amr : phong tỏa, trọng pháo và súng phóng lựu. Các chiến binh ASL sẽ không lùi bước vì không ai muốn có một Baba Amr thứ hai ».
Rastane vốn bị pháo kích từ 5/2 đến nay, nằm trên xa lộ nối liền thủ đô Damas với miền bắc Syria. Một thành phố khác của Homs là Qousseir cũng đang bị bắn pháo. Một người có trách nhiệm của ASL nói với hãng tin AFP là họ sẽ tận lực kháng cự : « Thế giới đã bỏ rơi chúng tôi, nhưng chúng tôi không từ bỏ cuộc cách mạng ».
Cũng hôm nay, quân đội Syria đã pháo kích vào một cây cầu tại Homs thuộc miền trung nằm sát biên giới, được những người tị nạn Syria, chủ yếu là người bị thương sử dụng để sang Liban. Nhà báo Pháp Edith Bouvier trước đây đã được đưa ra khỏi Syria qua chiếc cầu này. Theo Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, chỉ trong cuối tuần qua đã có 2.000 người dân Syria, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em đã sơ tán sang Liban.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm nay kêu gọi chế độ Damas cho phép mở ngay lập tức một hành lang nhân đạo, để thường dân có thể sơ tán sang các nước láng giềng. Về dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu Syria mở cửa cho các tổ chức nhân đạo, phía Matxcơva cho rằng chưa cân xứng. Hoa Kỳ hôm qua đã bày tỏ hy vọng Matxcơva, sau cuộc bầu cử Tổng thống, sẽ có một « cái nhìn mới » về tình hình Syria. Thủ tướng Pháp François Fillon hôm nay cũng mong muốn Nga sẽ nhận lãnh trách nhiệm trước quốc tế, và làm việc với Pháp để tìm ra giải pháp cho thảm kịch ở Syria. Được biết hôm nay đại sứ quán Pháp tại Damas sẽ chính thức đóng cửa, còn hãng hàng không Air France loan báo hủy chuyến bay Paris – Damas thứ Năm tới.
Trước đó Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã đòi hỏi phải không kích Syria để hỗ trợ cho phe nổi dậy. Phát biểu trước Thượng viện tại Washington hôm qua, ông McCain cho rằng biện pháp này là « phương tiện hiệu quả duy nhất » để chấm dứt bạo lực. Đây là nhân vật cao cấp của Mỹ đầu tiên đề cập đến giải pháp không kích Syria. Về phía Anh quốc, đại sứ Anh tại Syria khi trả lời báo Times đã nhận định, chế độ của ông Assad sẽ sụp đổ trước cuối năm nay, thậm chí sớm hơn.
Trong nỗ lực ngoại giao, cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan ngày mai sẽ bắt đầu nhiệm vụ tìm kiếm hòa bình, với việc gặp gỡ người đứng đầu Liên đoàn Ả Rập Nabil Al Arabi tại Cairo. Sau đó ông sẽ đến Damas thứ Bảy tới, « một nhiệm vụ hết sức khó khăn, một thử thách gay go », theo lời của chính ông.
Ông Kofi Annan đặt mục tiêu khá rộng : làm chất dứt các cuộc chạm trán và pháo kích đã làm cho hơn 7.500 người chết, giúp các tổ chức nhân đạo vào hoạt động, tìm ra một giải pháp hòa bình cho Syria. Các ưu thế của ông là chức vụ cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, tài năng hòa giải, và ông đã từng chỉ trích cuộc chiến vùng Vịnh cũng như việc can thiệp vào Libya. Theo các nhà phân tích, cơ hội thành công của ông Kofi Annan là rất mong manh, nhưng ông là hy vọng lớn nhất trong tình thế hiện nay.
Sau khi chiếm được Baba Amr, khu phố nổi dậy ở Homs vào ngày 1/3, quân chính phủ tiếp tục tấn công vào các thành trì khác của Quân đội Syria Tự do (ASL), đặc biệt là Rastane ở cách Homs 20 km. Một nhân vật thuộc Ủy ban Cách mạng Syria tại đây cho biết : « Những gì diễn ra tại Rastane cũng tương tự như ở Baba Amr : phong tỏa, trọng pháo và súng phóng lựu. Các chiến binh ASL sẽ không lùi bước vì không ai muốn có một Baba Amr thứ hai ».
Rastane vốn bị pháo kích từ 5/2 đến nay, nằm trên xa lộ nối liền thủ đô Damas với miền bắc Syria. Một thành phố khác của Homs là Qousseir cũng đang bị bắn pháo. Một người có trách nhiệm của ASL nói với hãng tin AFP là họ sẽ tận lực kháng cự : « Thế giới đã bỏ rơi chúng tôi, nhưng chúng tôi không từ bỏ cuộc cách mạng ».
Cũng hôm nay, quân đội Syria đã pháo kích vào một cây cầu tại Homs thuộc miền trung nằm sát biên giới, được những người tị nạn Syria, chủ yếu là người bị thương sử dụng để sang Liban. Nhà báo Pháp Edith Bouvier trước đây đã được đưa ra khỏi Syria qua chiếc cầu này. Theo Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, chỉ trong cuối tuần qua đã có 2.000 người dân Syria, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em đã sơ tán sang Liban.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm nay kêu gọi chế độ Damas cho phép mở ngay lập tức một hành lang nhân đạo, để thường dân có thể sơ tán sang các nước láng giềng. Về dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu Syria mở cửa cho các tổ chức nhân đạo, phía Matxcơva cho rằng chưa cân xứng. Hoa Kỳ hôm qua đã bày tỏ hy vọng Matxcơva, sau cuộc bầu cử Tổng thống, sẽ có một « cái nhìn mới » về tình hình Syria. Thủ tướng Pháp François Fillon hôm nay cũng mong muốn Nga sẽ nhận lãnh trách nhiệm trước quốc tế, và làm việc với Pháp để tìm ra giải pháp cho thảm kịch ở Syria. Được biết hôm nay đại sứ quán Pháp tại Damas sẽ chính thức đóng cửa, còn hãng hàng không Air France loan báo hủy chuyến bay Paris – Damas thứ Năm tới.
Trước đó Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã đòi hỏi phải không kích Syria để hỗ trợ cho phe nổi dậy. Phát biểu trước Thượng viện tại Washington hôm qua, ông McCain cho rằng biện pháp này là « phương tiện hiệu quả duy nhất » để chấm dứt bạo lực. Đây là nhân vật cao cấp của Mỹ đầu tiên đề cập đến giải pháp không kích Syria. Về phía Anh quốc, đại sứ Anh tại Syria khi trả lời báo Times đã nhận định, chế độ của ông Assad sẽ sụp đổ trước cuối năm nay, thậm chí sớm hơn.
Trong nỗ lực ngoại giao, cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan ngày mai sẽ bắt đầu nhiệm vụ tìm kiếm hòa bình, với việc gặp gỡ người đứng đầu Liên đoàn Ả Rập Nabil Al Arabi tại Cairo. Sau đó ông sẽ đến Damas thứ Bảy tới, « một nhiệm vụ hết sức khó khăn, một thử thách gay go », theo lời của chính ông.
Ông Kofi Annan đặt mục tiêu khá rộng : làm chất dứt các cuộc chạm trán và pháo kích đã làm cho hơn 7.500 người chết, giúp các tổ chức nhân đạo vào hoạt động, tìm ra một giải pháp hòa bình cho Syria. Các ưu thế của ông là chức vụ cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, tài năng hòa giải, và ông đã từng chỉ trích cuộc chiến vùng Vịnh cũng như việc can thiệp vào Libya. Theo các nhà phân tích, cơ hội thành công của ông Kofi Annan là rất mong manh, nhưng ông là hy vọng lớn nhất trong tình thế hiện nay.