Affichage des articles dont le libellé est Thủy điện. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thủy điện. Afficher tous les articles

jeudi 29 octobre 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Binh chủng phòng chống thiên tai


Đất nước ta ở vào vị trí địa lý mà năm nào cũng phải đối mặt với bão lũ. Bão chồng bão, lũ chồng lũ. Mức độ tàn phá đều ở mức khủng khiếp cho đến rất khủng khiếp.

Đó là sự thật trong quá khứ. Đó sẽ là điều không tránh khỏi trong tương lai với cường độ lớn hơn. Cho nên, không bàn về quá khứ. Không chỉ trích nguyên nhân quá khứ làm trầm trọng tai họa bão lũ. Chỉ nói đến biện pháp phòng chống bão lũ cho tương lai.

I PHẢI BẰNG MỌI CÁCH BẢO VỆ RỪNG VÀ KHÔI PHỤC LẠI RỪNG

Những bức ảnh vệ tinh, mà bất cứ ai cũng có thể chụp được bằng điện thoại cầm tay cho bất cứ địa điểm nào, đã làm hoảng sợ đến cả người vô tâm nhất về sự trơ trọi của rừng Việt Nam. Không phải bom napan trong chiến tranh, không phải hỏa hoạn hay bão lũ, mà chính con người mới là kẻ thù nguy hiểm nhất của rừng Việt Nam.

lundi 26 octobre 2020

Lê Xuân Thọ - Đôi dép rọ và 12 nạn nhân thủy điện Rào Trăng 3

1. Việc ông bộ trưởng xuất hiện ở vùng lũ để thăm trường, thầy cô, học trò bị thiệt hại đó là việc phải làm, không có gì phải ca ngợi cả.

Và nếu sòng phẳng, thì phải trách một chút vì ông ấy có phần chậm trễ.

Còn đây là câu cắc cớ: Nếu không đi cùng Thủ tướng, liệu ông ấy có đến thăm thầy cô, trường lớp, học sinh vùng lũ hay không?

samedi 24 octobre 2020

Nguyễn Quang Dy - Lũ lụt Miền Trung: Nguyên nhân và hệ quả


“Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác” (Abutalip)

(BoxitVN 24/10/2020) Như “đến hẹn lại lên” trong hai thập kỷ qua, cứ đến mùa mưa bão thì Miền Trung lại phải chịu ngập lụt tang thương, năm sau còn tệ hơn năm trước, như một định mệnh (Karma). Năm nay, hơn một trăm người đã thiệt mạng, hàng ngàn ngôi nhà bị vùi lấp hay ngập sâu, thiệt hại còn lớn hơn cả đại dịch Covid-19.

Nhưng điều đáng nói không chỉ là con số tử vong, gồm hai cấp tướng, hàng chục cấp tá, và một số cán bộ trung/cao cấp khác, mà là hiểm họa lâu dài về môi trường, kinh tế và an ninh quốc phòng, tiếp theo đại dịch như “thảm họa kép”.

jeudi 22 octobre 2020

Võ Đắc Danh - Sơn Trọc và Thủy Điện


Trong quá trình thi công đập thủy điện Sông Lô, người ta tìm thấy một ổ cứng 500GB đã hóa thạch. Song, các chuyên gia hàng đầu về công nghệ thông tin của Việt Nam  đã phục hồi được một số dữ liệu cực kỳ quý báu, trong đó có một câu chuyện về Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Chuyện kể rằng Mỵ Nương là người yêu của Thủy Tinh, bị vua Hùng ép gả cho Sơn Tinh. Bằng chứng là bài thơ của Mỵ Nương còn thấm đẫm nước mắt mà Thủy Tinh nhặt được trước cổng thành khi chàng vừa mang lễ vật đến, bài thơ vẫn còn lưu trong ổ cứng:

Anh đã chậm, Mà em thì quá vội 

Thủy Tinh ơi, xe đã thắng ngựa rồi

Nước mắt em xin hóa thành con nước

Hòa vào sông anh lấp lánh mặt trời (*)...

mardi 20 octobre 2020

Hoàng Hải Vân - Phục hồi rừng để chống lũ lụt có dễ không ?


Xin thưa là : Không dễ ! Và xin thưa, rừng nguyên sinh mà phá thì vĩnh viễn mất, không bao giờ có thể hồi phục lại được. Nhưng chúng ta vẫn có thể phục hồi thành rừng tái sinh, dù thiên nan vạn nan. Thiên nan vạn nan nhưng không phải là bất khả.

Cho đến năm 1975, sau nhiều năm bị bom đạn và chất hóa học cùng với việc phá rừng làm rẫy lấy lương thực nuôi quân, nhưng dãy Trường Sơn và rừng đầu nguồn ở miền trung phần lớn vẫn còn rừng nguyên sinh.

Sau đó, tốc độ phá rừng đã diễn ra chóng mặt. Ngày nay, rừng nguyên sinh không còn nữa, chỉ còn ở một số khu bảo tồn nhưng luôn luôn bị đe dọa.

Mai Bá Kiếm - Thừa Thiên-Huế 15 sông chính gánh 33 thủy điện : Chịu đời sao thấu ?


Dự án Thủy điện Rào Trăng 3 được khởi công từ quý 2/2016, dự kiến hoàn thành quý 4/2018. Nhưng đến quý 4/2020 vẫn chưa xong, mà còn bị sạt lở nửa quả đồi, vùi lấp Nhà điều hành Dự án làm 17 công nhân mất tích.

Đoàn cứu hộ chưa đến hiện trường để cứu nạn lại gặp nạn. Khi Đoàn ngủ qua đêm tại Trạm Kiểm lâm sông Bồ cũng bị một quả đồi sạt lở vùi lấp, khiến 13 sĩ quan cao cấp và cán bộ tử nạn !

Nhà Điều hành Dự án Rào Trăng 3 và Trạm Kiểm lâm sông Bồ chắc chắn được xây ở nơi cao ráo, có nền hạ vững chắc, không có mạch nước ngầm bên dưới. Thế mà hai quả đồi chứa hai công trình này đã tự tan rã vì nước ngầm xói mòn. Núi trơ, đồi trọc mới gây nên hậu quả khôn lường như vậy.

lundi 19 octobre 2020

Nguyễn Tiến Tường - Sự khốc liệt của nước

Lúc tôi vừa lớn, tảng sáng trong xóm tôi người người hớt hãi chạy báo tin một gia đình người con của làng đi định cư trên cao bị lũ cuốn. Đó là những cơn lũ ống thốc vào từng nhà ở triền đồi.

Nhiều ngày sau, gia đình bốn nhân mạng được tìm thấy ở hạ nguồn, xa nhà hàng chục cây số.

Người quê bị lũ ống bắt, vẫn nghe ở làng này xã nọ, vợ chồng con cái cố cột tay vào nhau để lỡ chết cũng được bên nhau, đừng sinh ly tử biệt.

Hoàng Hải Vân - Thiên nhiên nổi giận hại nhầm người !


Lũ lụt ở miền trung đang diễn ra trầm trọng nhất trong vòng 10 năm qua. Nhiều người chết cuốn trôi theo dòng nước, nhiều người chết vùi dưới đất lở, nhiều người không tìm ra tung tích, vô số người mất nhà cửa chiếu đất màn trời. Đau thương không kể sao cho xiết.

Tất cả đều là dân nghèo, là bộ đội và những người dấn thân đi cứu nạn. Đau thương đang chồng chất lên đau thương.

Không nghi ngờ gì nữa, mức độ trầm trọng của lũ lụt ngày càng gia tăng là do rừng bị phá để lấy gỗ, để làm thủy điện và để chiếm giữ phục vụ cho lợi ích thiển cận của một bộ phận những kẻ tham lam có thế lực và quan chức.

samedi 17 octobre 2020

Văn Công Hùng - Nỗi đau Rào Trăng


Những ngày qua, nhân dân cả nước hướng về huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế, nơi có thủy điện Rào Trăng 3, và ba bốn thủy điện khác nữa, trên con sông này. Hồi hộp, lo âu, vỡ òa, tức tưởi.

Chả phải ngẫu nhiên mà người ta gọi miền Trung là khúc ruột. Cái khúc ruột ấy năm nào cũng khiến ta quặn đau, năm nào cũng khiến ta thắc thỏm, lo sợ...

Và năm nay thì nó dữ dội hơn nhiều.

Lưu Trọng Văn - Trên nỗi đau thương phải là Bài học


Hãy nghe đại tá Quang thuộc Bộ Quốc phòng, người thoát chết ở trạm Kiểm lâm 67 kể:

"14 giờ ngày 12-10, đoàn công tác gồm 26 người cả lái xe lên đường hướng thẳng Rào Trăng 3. Đến 16 giờ tới chỗ đập tràn sâu trên đường 71, ôtô không qua được, đoàn bỏ lại ôtô, 21 người trong đoàn công tác quyết tâm băng bộ vào tận Thủy điện Rào Trăng 3 cách khoảng 13km.

Đoàn cứ đi mãi vào rừng sâu, đêm tối mưa to gió lớn không đi tiếp được nữa thì phát hiện ra có một ngôi nhà của Trạm quản lý, bảo vệ rừng số 67 nhưng cửa đóng then cài, chẳng có một ai ở đó.

vendredi 16 octobre 2020

Dương Phong - Thủy điện ông Man?

Huy Đức giới thiệu : Bài viết của Cu Làng Cát, một nhà báo tử tế ở Quảng Bình

Nó xuất phát từ việc tìm kiếm chủ sở hữu của thủy điện Rào Trăng 3. Thì ra công ty cổ phần tư vấn xây dựng Trường Sơn đóng trên đường Hữu Nghị, phường Nam Lý, Đồng Hới, Quảng Bình.

Và báo chí đã đăng ông Man ngụ phường Nam Lý, nên người ta suy diễn rằng giám đốc của tư vấn Trường Sơn là Nguyễn Đại Lợi, hàng xóm của ông Nguyễn Văn Man, có bà con họ hàng.

Rồi người ta luận bậy địa chỉ của cty Trường Sơn trùng với địa chỉ nhà ông Man nữa cơ.

Nguyễn Thông - Nhân tai


Ghét thủy điện (bởi nó gây không ít tai họa cho xứ này), không có nghĩa ghét bỏ cả những người đi cứu dân lao động làm thủy điện đang gặp nạn.

Lúc thiên tai địch họa, mạng người tính bằng phút bằng giờ, treo đầu sợi tóc. Đừng đòi hỏi người đi cứu phải có kinh nghiệm, chuyên nghiệp, dù rằng nếu có vẫn tốt hơn. 

Cũng đừng lấn bấn nghĩ tướng, chủ tịch huyện mà vào đó làm gì. Nếu không vào, sẽ bị nhận ngay nhiều lấn bấn khiếp gấp bội: Tại sao tướng không vào, cán bộ to không vào, lại chỉ để lính xông vào chỗ chết v.v…

Hoàng Nguyên Vũ - Đau lắm, người lính ơi !


Mười ba người đi tìm những công nhân mất tích. Một đêm trú trong trạm kiểm lâm giữa rừng, một khối lượng đất đá tương đương nửa ngọn núi đổ xuống, ngay tại trạm, san bằng tất cả, kéo theo 13 mạng người.

Trong 13 con người xấu số ấy, có đến 11 người là bộ đội, hai người còn lại gồm một chủ tịch huyện và một phóng viên. Họ cùng đi thực hiện nhiệm vụ : cứu hộ những công nhân còn mắc kẹt trong mưa lũ.

Hơn một ngày trước chúng ta cùng ngồi để cầu xin một phép mầu, rằng họ đang ở đâu đó và chỉ là vấn đề mất liên lạc thôi.

Trần Quốc Thành - Thảm họa từ thủy điện « cóc » xây dựng ở miền Trung


Thủy điện cóc là dạng dự án thủy điện có công suất nhỏ. Dạng dự án này các doanh nghiệp rất ham và kéo theo một số lãnh đạo có quyền rất mê.

Nhưng nếu đầu tư ở khu vực miền Trung, nhất là Bắc Trung bộ thì đúng là lợi bất cập hại. Vì rằng đây là khu vực có địa hình độ dốc lớn, sông ngắn, lại là nơi tập trung vào nhiều Khu bảo tồn thiên nhiên! Hơn nữa, địa chất ở vùng này phần lớn thuộc nhóm đất dễ sạt lở.

Việc đầu tư ở đây vừa góp phần phá rừng hợp pháp lại ở nơi đầu nguồn là chính !

mercredi 14 octobre 2020

Bùi Chí Vinh - Suy nghĩ từ vụ cứu nạn ở thủy điện Rào Trăng 3


Đáng l không bao gi xy ra v thy đin Rào Trăng
Phái đoàn tìm ki
ếm công nhân mt tích li t mình… mt tích
Đáng l
ch cn vài chiếc trc thăng
Là vi
c cu người trong st l không rơi vào bi kch

Đáng l tr con vùng núi đến trường không đu dây qua sông như din xiếc
Ng
ười chng đáng thương không phát điên khi v đi đ b chìm xung
Đáng l
ch cn mt chiếc cu cho hc sinh và mt chiếc ca nô trong bão lũ
Là cu
c đi s bt nhng tang thương

Hà Phan - Thủy điện và thiên tai

Cho đến sáng nay vẫn chưa tìm kiếm được 13 cán bộ chiến sĩ, trong đó có Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Quân khu 4 Nguyễn Văn Man gặp nạn trên đường vào cứu hộ công nhân thủy điện Rào Trăng 3.

Chủ đầu tư cho biết có gần 20 công nhân chưa liên lạc được, còn các lực lượng chức năng đưa ra con số 30 người, kể cả 13 cán bộ chiến sĩ hiện chưa tìm ra! Quân đội đã điều trực thăng vào hiện trường và ưu tiên cứu người bằng mọi cách có thể.

Bốn, năm năm trước, đã có nhiều ý kiến phản đối việc xây dựng cùng lúc 4 thủy điện ở Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, 3 cái ngay vùng lõi và 1 tại khu phục hồi sinh thái. Trong số đó có Rào Trăng 3 vừa gặp nạn khiến đoàn 21 cán bộ chiến sĩ phải vào ứng cứu rồi gặp sạt lở chưa tìm ra 13 người!

Nguyễn Tiến Tường - Thủy điện

Một đồng nghiệp của tôi nói nhức nhối: Nhiệm vụ hy sinh là của lính, nhiệm vụ xây thủy điện là của người khác. Nước sông công lính, bây chừ nước trời mạng lính.

Lâu tôi có đọc một bài báo: Thủy điện chiếm tầm 40% sản lượng điện quốc gia. EVN chỉ trả tiền mua đầu vào 800-1.000 đồng/KWh.

EVN bán cho dân bậc thang, từ gần 1.700 đồng/KWh đến gần 3.000 đồng/KWh. Nghĩa là từ thủy điện đến nhà dân, điện tăng gấp 3 lần so với ban đầu. Không thể khác, vì EVN độc quyền truyền tải, phân phối.

lundi 12 octobre 2020

Nguyễn Tiến Tường - Dân

 


Dân mình khổ quá, chết mà trời cũng không cho chết ngay ngắn đàng hoàng nữa. Nhìn ảnh anh ngoài Huế gọi vợ mang bầu giữa mênh mông nước bạc, đau đớn tới mức không hiểu vì răng lại như rứa nữa!

Mấy trước, hai vợ chồng trong Quảng gửi con cho hàng xóm đi ăn cưới. Chiều lục tục giục nhau về, thương con quá, quăng xe đi bộ cho nhanh. Con nước hỗn cuốn hai người mất biệt. Cháu nhỏ mới tuổi đầu...

Nghĩ sao, con nước vô tình như vậy. Biết họa vô đơn chí, nhưng người ta đi mừng hỉ sự, cớ chi bắt người ta. Nghĩ sao, trời không đui cũng phải thấy mờ mờ, người ta đang mang mầm sống trong bụng, nỡ lòng nào mà nghiệt ngã với người như thế...

mardi 3 mars 2020

Trương Nhân Tuấn - Làm thế nào để "cứu" Đồng bằng sông Cửu Long ?



Nói chung là làm thế nào để "cứu" Nam kỳ lục tỉnh khỏi nạn "thiếu nước ngọt, hạn, mặn, nước biển xâm thực" ? Nam kỳ lục tỉnh gồm hai lưu vực: lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Đồng Nai. Sông Cửu Long "cạn dòng" nhưng hệ thống sông Đồng Nai cũng bị nhiễm mặn. 

Nguyên nhân "hạn, mặn" ở miền Nam có hai nguyên nhân: 1/ thiên tai và 2/ nhân họa. 

Thiên tai là do biến đổi khí hậu. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt, hạn hán kéo dài khiến các con sông cạn nước. Trong khi nước biển ngày càng dâng cao, gây ra nạn "nhiễm mặn". 

lundi 2 mars 2020

Trương Nhân Tuấn - Đồng bằng sông Cửu Long (2)


Nam kỳ "lục tỉnh" không hẳn chỉ có hệ thống sông "Cửu Long" bị "cạn dòng" (và Biển Đông dậy sóng), nói theo các "học giả dân tộc chủ nghĩa". Hệ thống sông Đồng Nai (gồm nhiều con sông như sông Sài Gòn, sông Soài Rạp, sông Vàm Cỏ (Đông và Tây), sông Thị Vải v.v...) hiện thời cũng "tơi tả" vì hạn, mặn. Nhứt là lưu vực sông Vàm Cỏ.

Lưu vực hai con sông Vàm Cỏ và sông Tiền Giang bồi đắp lên dải đất gọi là "miệt vườn", nơi ruộng lúa phì nhiêu nhứt miền Nam và cây trái thơm ngọt cung cấp cho cả nước.

Báo Long An "báo cáo" tình hình hạn mặn đất "miệt vườn" như sau: