Affichage des articles dont le libellé est Kỳ thị. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Kỳ thị. Afficher tous les articles

dimanche 31 octobre 2021

Nguyễn Hồng Hải - Tản mạn về cụ Ngô Đình Diệm

 

Tất nhiên thế hệ 8X của tôi mà viết về cụ Ngô tổng thống thì thật là viễn vông, vì khi tôi sinh ra thì cụ đã mất được 22 năm rồi.

Thế nhưng cái tên Ngô Đình Diệm lại gắn với những năm học cấp 2 của tôi, mà cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi.

Chuyện là trong lớp tôi lúc đó có một bạn tên Ngô Đình Duy. Một hôm bạn được giáo viên gọi lên trả bài, vì lý do gì đó mà bạn lại không thuộc. Tôi vẫn nhớ khuôn mặt tức giận của thầy giáo quát vào mặt đứa trẻ mới lớp 6 rằng: “Mày có phải con cháu gì với Ngô Đình Diệm không?”

samedi 23 octobre 2021

Lê Huyền Ái Mỹ - Phiếm chuyện tài đức


Sáng 23-10, trong phiên họp tổ góp ý Luật Điện ảnh (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà cho rằng nghệ sĩ cần đức trước khi cần tài.

Tôi nghĩ, bất cứ ai, làm nghề gì thì cũng cần phải có đức - một nhân tính căn bản, nó chẳng phải có trước hay sau bất kỳ đức tính, phẩm chất nào khác.

Còn đã là nghệ sĩ, ở đây chỉ tạm gói trong nghệ sĩ biểu diễn thì phải có tố chất tài năng sáng tạo - biểu diễn, tùy mỗi lãnh vực mà tài năng ấy là trời cho, là di truyền, là khổ luyện…

Mai Bá Kiếm - Con gái làm nghề nail, bán hàng online thì học vấn thấp?

 

Trong chương trình "Có hẹn lúc 22 giờ", các nghệ sĩ khách mời cùng bàn luận về chủ đề: "Học thức có ảnh hưởng gì tới hạnh phúc gia đình không?". Đạo diễn Lê Hoàng đã gây tranh cãi với phát ngôn gây sốc "Con gái làm nghề nail, bán hàng online thì học vấn thấp".

Ngoài đạo diễn, Lê Hoàng còn viết tiểu phẩm châm biếm trên Tuổi Trẻ Cười, Làng Cười rất sắc sảo, thâm thúy. Tuy nhiên, khi Lê Hoàng tham gia một chương trình bá láp, thì khó kìm chế được lời ba sàm.

"Học thức có ảnh hưởng gì tới hạnh phúc gia đình không?" là đề tài tâm lý xã hội học cần được điều tra, nghiên cứu, phân tích, thống kê như một Case Study ở trường đại học.

mercredi 13 octobre 2021

Mai Bá Kiếm - Come back và go back

 


Nhiều Facebooker (có lẽ dân miền Nam) tự ái với việc Hà Nội đề xuất treo bảng trước cửa nhà có người bay từ Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng về. Trong khi đó tôi ủng hộ việc Hà Nội "điểm mặt" người từ Thành phố Hồ Chí Minh đến.

Bởi vì, người bay về Hà Nội sau giãn cách chắc chắn là người Hà Nội chứ không phải là người Sài Gòn gốc bốn đời như tôi đâu mà tự ái?

Năm 2000, tôi ra Hà Nội tường thuật kỳ họp Quốc hội, được nhà báo Phương Dung (Phụ Nữ Việt Nam) giới thiệu cụ Bằng (cán bộ tập kết, lúc đó 80 tuổi) sống đơn độc ở Hà Nội. Cụ quê ở An Giang, không có anh em ruột, mà vợ cũ đã tái giá, nên cụ không trở lại quê.

mercredi 15 septembre 2021

Cù Mai Công - Sợ thì đã sợ đủ rồi, mong bình tĩnh và thôi kỳ thị các F

 

Tối 15.9, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hồng Chương, giám đốc Sở Y tế Bình Dương xác nhận có nhiều trường hợp F0 không chịu xuất viện. Cụ thể ở một số bệnh viện dã chiến ở Bình Dương, hàng chục F0 đã đủ điều kiện nhưng không chịu xuất viện khi bệnh viện yêu cầu.

Giải thích về vấn đề này, ông Chương cho rằng thực tế một số trường hợp F0 xuất viện khi về địa phương hoặc khu nhà trọ bị kỳ thị nên… không muốn về. Trong khi đó, F0 ở trong bệnh viện được cung cấp đầy đủ các chế độ ăn uống, điều kiện sinh hoạt được đảm bảo hơn ở các khu nhà trọ hay ở nhà.

Nhìn từ toàn cảnh, đó là một ví dụ con Covid không quá đáng sợ, là án… tử hình như suy nghĩ mặc định của không it người. Những người không chịu về sợ kỳ thị, sợ đói hơn sợ Covid – sau khi họ đã là người trong cuộc, sống chung với Covid.

mardi 17 août 2021

Phạm Đăng Quỳnh - Từ đỉnh cao xuống vực sâu

 

Người Saigon lâu nay đi đâu cũng được dân cả nước quý mến. Có người sống ...gần Saigon nhưng đi đâu cũng nói mình dân Saigon.

Hàng triệu người dân các tỉnh trong đó có tôi, tốn kém rất nhiều tiền để ...mua cho được cái gọi là Hộ khẩu Saigon để mua nhà, để học trường công lập thành phố, để được mua điện nước đúng giá. Và nhất là để được tôn trọng, được là công dân hạng nhất.

Ai ngờ. Người Saigon giờ đi đâu cũng bị xem như hủi. Không tỉnh nào nhận. Lãnh đạo Saigon nói "Ai ở đâu thì ở đó". Chứ có ai nhận đâu mà không ở đó.

lundi 21 juin 2021

Huy Đức - Thân phận người Việt


Chúng tôi đã từng mượn thuyền của người Việt sống dọc bờ sông Mêkông và Biển Hồ Campuchia để đi đánh cá linh, cá cơm. Họ sinh ra ở đây, nhiều người không biết gốc gác Việt Nam của mình ở đâu. Họ nói tiếng Khmer rành hơn tiếng Việt.

Nếu Hun Sen đứng đầu một chính quyền có văn hóa thì phải coi cộng đồng ấy là "người Campuchia gốc Việt" chứ không phải là "người Việt". Nhưng, cũng không nên chỉ trách Hun Sen.

Trong khoảng từ 2013 -2015, trong quá trình Campuchia soạn thảo chính sách ngoại kiều nhắm vào người Việt Nam. Chính phủ Việt Nam biết và trong thời gian đấy, nhiều cơ quan Việt Nam đã làm việc với Campuchia. Nhưng, Nghị định 129 do Hun Sen ban hành năm 2016 đã làm bàng hoàng cộng đồng người Việt.

dimanche 30 mai 2021

Nguyễn Đình Bổn – Vì đâu nên nỗi?


Mới đây, chính quyền thành phố Mungyeong, tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc đã lên kế hoạch (đã ban hành cả công văn) tài trợ và khuyến khích nông dân đã lớn tuổi hãy kết hôn với các nữ du học sinh Việt Nam nhằm... tăng dân số!

Trên bình diện quan hệ quốc tế đây quả là một sự sỉ nhục đối với quốc gia Việt Nam, người Việt và các nữ du học sinh đang đăng ký theo học tại đây.

Vì vậy kế hoạch này bị chỉ trích dữ dội, từ các nhóm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và dân nhập cư. Họ cho rằng chiến dịch đó là phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử, không chỉ chống lại một quốc gia, mà còn chống lại tất cả phụ nữ nhập cư và du học sinh sống tại Hàn Quốc nói chung.

jeudi 6 mai 2021

Ann Đỗ - Giá trị Úc


Giờ xin visa Úc bị ràng thêm cái câu ''hiểu và tôn trọng các giá trị của Úc''.

Giá trị Úc là cái gì? Đầu tiên là phải tôn trọng sự đa dạng, sự khác biệt, không bạo lực, không kỳ thị, tuân thủ luật pháp Úc.

Mấy em du học sinh, khi nộp visa bao giờ cũng phải deposit nguyên khóa tiếng Anh và nửa năm học sau đó, có thể lớp 10, 11 hay 12 như case thằng bé trên Sydney vừa qua.

vendredi 30 avril 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Một ngày lịch sử


Hôm nay (30/4) là một ngày lịch sử. Bốn mươi sáu năm trước đúng vào ngày này, chánh thể Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, và thay vào đó là một thể chế mới mà hậu quả còn kéo dài cho đến ngày hôm nay.

Nhiều khi tôi tự hỏi : Nếu không có ngày 30/4/1975 thì tôi và nhà tôi đã ra sao ? Khó đoán ngược lịch sử ở bình diện lớn, nhưng ở cấp độ gia đình thì đoán được.

Không phải là 'Ngày giải phóng'

Tôi chắc rằng nếu không có ngày định mệnh đó, ba má tôi đã mua thêm 1-2 chiếc máy cày để bổ sung cho 2 chiếc đang phục vụ cho cả làng. Ba má tôi cũng có thể có thêm vài chục, thậm chí cả trăm công đất để canh tác. Nói chung là gia đình làm ăn khấm khá.

mardi 27 avril 2021

Bông Lau - Mọi nẻo đường đều đến La Mã

Lại thêm một vụ cảnh sát da trắng bắn chết một cô gái Mỹ đen 16 tuổi ở thành phố Columbus tiểu bang Ohio hôm qua. Chính quyền Joe Biden đã không đợi cuộc điều tra kết thúc mà mau lẹ kết tội cảnh sát đã quá bạo động nổ súng giết người.


Nội vụ là cảnh sát Columbus được gọi đến để giải quyết một vụ xung đột nội bộ gia đình. Trong cuốn băng thu của số điện thoại cấp cứu 911 nghe tiếng người cãi vã và tiếng hét thất thanh “Có người muốn đâm dao. Gởi cảnh sát đến mau”.

Cảnh sát Columbus đã mau lẹ công bố cuốn băng của máy thu hình gắn trên người viên cảnh sát người đã bắn cô gái 16 tuổi. Trong cuốn băng này, thấy viên cảnh sát mở cửa xe đi ra thì trực diện ngay một quan cảnh giao tranh khốc liệt. Một cô Mỹ đen khổng lồ đang vật một cô Mỹ đen khác xuống đất, và một ông Mỹ đen cùng phe với cô hộ pháp nhào đến đá liên tục vào cô gái nằm dưới đất.

mercredi 14 avril 2021

Bông Lau - Đừng bỏ chạy


Súng nổ đì đùng, loạn lạc biểu tình nổ ra nơi nhiều thành phố lớn ở xứ Cờ Hoa. Nhiều khi hổng muốn tìm hiểu nguyên nhân nữa, vì biết tất cả đều quy lại một mối là người Mỹ gốc Phi Châu đang nổi sùng vì cho rằng mình bị kỳ thị. Buồn cười là giờ đây truyền thông Hoa Kỳ hổng còn đổ thừa cho Tổng Thống Mỹ nữa, vì Joe Biden của đảng Dân Chủ đang cầm quyền.

Hôm qua lại thêm một thảm kịch đã xảy ra ở tiểu bang Minnesota, nơi đang có biểu tình bạo động vì đang xử vụ án một cảnh sát viên của thành phố Minneapolis dùng đầu gối đè lên cần cổ của ngài George Floyd khiến ngài tắt thở quy tiên.

Thảm kịch là vì lại thêm một ông Mỹ đen tên Daunte Wright 20 tuổi bị một bà cảnh sát Mỹ trắng bắn chết ở Brooklyn Center, ngoại ô của Minneapolis, vì lầm lẫn. Người da đen rất nhạy cảm khi bị cảnh sát Mỹ trắng bắn chết và thường quy tội cảnh sát kỳ thị màu da.

mardi 23 mars 2021

Biểu tình ở Mỹ và Canada chống kỳ thị người gốc Á


Đăng ngày:

Tại Washington, hàng trăm người đã biểu tình hôm qua. Một người Mỹ gốc Á bày tỏ với AFP là « rất phẫn nộ » vì cảnh sát không coi các vụ tấn công hôm thứ Ba tuần trước là « kỳ thị chủng tộc », trong khi có đến sáu phụ nữ người châu Á bị thiệt mạng.

Bị bắt sau khi nổ súng vào ba tiệm mát-xa châu Á ở Atlanta và ngoại ô, thủ phạm Robert Aaron Long nhận tội và bị khởi tố vì tội danh sát nhân. Khi thẩm vấn, người này phủ nhận động cơ kỳ thị chủng tộc, nói rằng đó là do « ám ảnh tính dục ».

lundi 8 février 2021

Dạ Ngân - Trán của bạn tôi


Nếu có một bạn văn nào khiến tôi trọng nhất, kỳ vọng nhất, nặng lòng nhất, ấy là người này – ông bạn Ngô Phan Lưu của tôi.

*

Khoảng 2005, tình cờ, tôi giở tờ Văn Nghệ Miền Núi (một ấn phẩm kiểu làm cho phong trào của chính tờ báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam, tạp chí bao cấp hình như bằng Quỹ của Ủy ban Dân tộc và Miền Núi). Vâng, tôi nhớ rõ năm chứ không nhớ số báo, rất tình cờ, tôi đọc được một truyện ngắn.

Xin lỗi các bạn, do biên tập né quy chụp nên cái tên truyện không hay, tôi không nhớ, nhưng cả truyện thì quá hay vì nó chốt bằng cái câu “Đằng sau có ai không ?”.

samedi 6 février 2021

Lê Nguyễn Hương Trà - Số ủy viên Bộ Chính trị của cả miền Nam chỉ bằng Nghệ Tĩnh !

Cập nhật: Ông Võ Văn Thưởng hôm nay 06/02/2021 đã được phân công giữ chức Thường trực Ban bí thư, ông Trần Tuấn Anh làm trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Ban Tuyên giáo Trung ương, "ông kẹ" của các cơ quan báo chí, do ông Nguyễn Xuân Thắng - giám đốc Học viện Chính trị quốc gia thay Võ Văn Thưởng cầm đầu (2021-2026). 

Như vậy, vắng mặt trên tứ trụ, vị trí thứ 5 đã chính thức thuộc về người miền Nam Võ Văn Thưởng (1970) – Thường trực Ban bí thư; sau cuộc họp phân công cơ quan đảng của Bộ Chính trị chiều nay !

Các Phó thủ tướng dự kiến là Vũ Đức Đam, Phan Đình Trạc, Đinh Tiến Dũng và Trần Tuấn Anh. Những vị trí mới trong nội các chính phủ sẽ còn nhiều thay đổi tới tháng 6/2021, sau tổng tuyển cử và Quốc hội khóa mới họp phiên đầu tiên. Các dự đoán hiện nay đều có tính tương đối !

samedi 19 décembre 2020

Lê Học Lãnh Vân - Anh Bảy Trường và vị đại tá công an


Đầu thập niên 1980, phái đoàn trường đại học Paris-Sud (Pháp), còn gọi đại học Orsay, qua thăm và ký kết hợp tác với trường đại học Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.

Đây là chương trình hợp tác rất có ích, sau sáu bảy năm kể từ ngày thống nhất không tiếp xúc tài liệu nước ngoài, không có cơ hội nói tiếng Anh, tiếng Pháp với chuyên gia Phương Tây, tới lúc đó trường mới được tặng những tài liệu khoa học rất mới, những sách giáo khoa của các giáo sư danh tiếng, các nhà khoa học lãnh giải Nobel.

Những lớp học cấp tốc dài đôi ba tháng về kiến thức mới nhất trong sinh học được các đồng nghiệp Pháp tổ chức. Cuối khóa có buổi kiểm tra và cấp chứng nhận. Cùng lúc, các học bổng được phía Pháp để nghị. Học bổng có hai loại, một loại đi thực tập một năm và một loại làm luận án bốn năm.

vendredi 18 décembre 2020

Nguyễn Ngọc Chu -Đồng bằng sông Cửu Long và dòng người di cư, những câu hỏi trăn trở


Bần thần khi nghe tin có đến 1,3 triệu đồng bào ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) di cư trong 10 năm qua. Dẫu biết di dân là quy luật tự nhiên mà không thể tự an ủi. Chỉ văng vẳng bên tai những câu hỏi trở trăn chưa có lời giải:

1. Tại sao cư dân của vùng đất trù phú nhất nước lại phải rời bỏ quê hương đi kiếm sống và định cư ở xứ khác?

2. Di dân là quy luật. Nhưng di dân đến đâu? Di dân theo cách nào? Di dân để làm công việc gì? Thì đó là những tiêu chí xác định đẳng cấp và số phận của một con người.

samedi 31 octobre 2020

Lê Học Lãnh Vân – Ngày ra đi

Hôm đó là một ngày rất đặc biệt của gia đình: trong ba tiếng đồng hồ nữa Vương sẽ lên máy bay đi Pháp. Giữa thập niên 1980, một thập niên sau khi Việt Nam được thống nhất bởi chiến thắng quân sự của Miền Bắc, Sài Gòn được đổi tên là Thành Phố Hồ Chí Minh, một người gốc Sài Gòn du học Pháp là chuyện rất rất hiếm, thậm chí khó tưởng tượng.

Chuyến đi được chờ đợi từ ba năm trước, khi phái đoàn của trường đại học Orsay điền tên Vương vào danh sách nhận học bổng bốn năm của Pháp, sang Paris làm một luận án về Phả Hệ Phát Sinh Các Loài Động Vật Có Xương Sống Bằng So Sánh Phân Tử ARN thông tin của Ribosome.

Tên luận án phức tạp, có lẽ không cần nói ra với những người không nằm trong chuyên môn, nhưng thật ngộ nghĩnh, Vương thấy cái tên của nó lại liên quan tới nhiều sự kiện trong cuộc sống. Phả Hệ Phát Sinh là môn học tìm hiểu các mối dây liên lạc bà con giữa Ngành, Lớp, Bộ… sinh vật trong tự nhiên. Trong xã hội Việt Nam, các mối dây phả hệ thật chằng chịt, ràng rịt, giằng níu phần lớn cấu trúc xã hội…

samedi 10 octobre 2020

Nguyễn Đình Bổn - Áp đặt vùng miền


 

Một số bạn nói dân miền Nam "phân biệt vùng miền" vì họ hay nói "đồ bắc kỳ". Nhưng theo tôi nó cũng không ảnh hưởng gì, mà đây cũng không phải phân biệt nam-bắc, bằng chứng là người Bắc di cư năm 1954 được đón nhận vui vẻ tại Sài Gòn.

Dù vậy, do vị trí địa lý, tiến trình lịch sử, giao thoa văn hóa, Việt Nam không thể phủ nhận vùng miền, dù trên căn bản, tiếng nói là thống nhất.

Người ở Cà Mau nói (bằng tiếng Việt phổ thông), người Móng Cái có thể hiểu, đó là một lợi thế. Và vùng miền nên được nhìn dưới góc độ văn hóa, làm phong phú thêm về mặt ngôn ngữ, diễn đạt. Không nên chê tiếng này là "tiếng địa phương", tiếng kia là "chuẩn"!

samedi 26 septembre 2020

Bông Lau - Trung đoàn 422


Khi Nhật Bản đánh lén oanh tạc Trân Châu Cảng tháng 12 năm 1941 tuyên chiến với Hoa Kỳ, đã gây phẫn nộ nơi quần chúng Mỹ. Sự kỳ thị chủng tộc không ít thì nhiều vốn đã có vào thời càng gia tăng. Người Mỹ bản xứ nghi ngờ người Nhật sống ở Hoa Kỳ nối giáo cho kẻ thù.

Tổng Thống Hoa Kỳ lúc ấy là Franklin D. Roosevelt đã ra lịnh bắt tất cả người Mỹ gốc Nhật đưa vào các trại giam hay trại tập trung (internment camp) ở miền Tây Nam Hoa Kỳ. Có khoảng 120 ngàn người thiểu số gốc Nhật sống rải rác ở miền Tây Hoa Kỳ phải bán nhà cửa và tài sản của họ để dọn vào ở trong các trại tập trung.

Trong Thế Chiến Thứ Hai dân số của người Mỹ gốc Đức và Ý nhiều hơn người Mỹ gốc Nhật, nhưng chỉ khoảng hơn 10 ngàn người bị lùa vào các trại tập trung. Lý do là vì người Đức và Ý ít bị kỳ thị hơn và bị nghi ngờ như người Nhật. Một lý do khác nữa là vì kinh tế; giới kinh doanh tài phiệt Mỹ cần công nhân gốc Đức và Ý làm việc trong các xí nghiệp nên đã vận động chính giới không cho bắt giữ người Đức và Ý đưa vào trại tập trung.