mardi 6 février 2018

Susan Nguyen - Ngày giỗ Ba



 
Hôm nay ngày giỗ Ba! Mới đó mà cũng gần 50 năm rồi. Mỗi lần giỗ Ba, nhang khói ngập trời cả thành phố Huế. 

Gần 6.000 anh linh, nạn nhân của một cuộc tàn sát đẫm máu, vất vưởng đâu đây trên những bãi cát vùng Diên Đại, Xuân Ổ, Xuân Đại, Phú Thứ. Những oan hồn lẩn khuất quanh sân trường Gia Hội, Kiểu Mẫu. Những người vô tội bị xử tử ngay tại nhà, trước mặt người thân. Những vị bác sĩ từ tâm người Đức bị sát hại sau chùa Từ Đàm, và hàng ngàn người dân vô tội ở vùng Phủ Cam bị lùa xuống khe Đá Mài. 

Huế, Tôi và Mậu Thân – Quái Điểu Tiểu Đoàn 1 TQLC



(Nguyễn Văn Phán) Từ Cai Lậy về thủ đô, nhập ngay vào đánh giải tỏa trại Cổ Loa của Thiết Giáp và Xóm Mới Gia Ðịnh xong xuôi, Quái Ðiểu Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến về nằm dọc đường Ngô Tùng Châu. Mười hai giờ khuya họp Tiểu đoàn, 2 giờ sáng có mặt tại Tân Sơn Nhất, 4 giờ sáng lên máy bay đi, đi đâu không biết.

Ðồ khô và tái trang bị không lãnh kịp. Cứ lên phi trường rồi hay. Ðó đây những loạt pháo kích, những loạt đại liên rời rạc, những đốm hỏa châu trên bầu trời. Tôi để lại đằng sau một Sài Gòn mang nặng bộ mặt chiến tranh. Những chiếc máy bay C.13O khổng lồ nuốt gọn 8OO Quái Ðiểu và đưa chúng tôi lên cao trong đêm tối mịt mùng.

Ký ức Trịnh Công Sơn - Huế hôm nay



Một cửa sổ của căn phòng bẩn thỉu nơi tôi đang sống đã nhìn ra phía ngoài một góc thành phố đông đúc. Trong một buổi chiều, tôi nằm dài yên lặng trên ghế bố, nhìn ra ngoài cửa và tôi nhớ Huế.

Từ cửa sổ ngó ra, Huế, là hai cây bông bụt đỏ ối, những làn mưa nghiêng nghiêng trong một bầu trời ảm đạm.

Mỗi năm vào tháng này, tôi đi Huế. Đi ở đây, có nghĩa là trở về với những cái gì tầm thường như quý giá: một căn nhà chật hẹp, một tô bún bò gạo giã, bạn bè tại những quán cà phê nhỏ Mệ Tồn và giữ Huế trong tay suốt mùa hạ. 

Chế Lan Viên - Ai? Tôi!



Mậu Thân hai ngàn người xuống đồng bằng 
Chỉ một đêm, còn sống có ba mươi
Ai chịu trách nhiệm về cái chết hai ngàn người đó? 
Tôi! Tôi - người viết những câu thơ cổ võ 
Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong

Mậu Thân Huế - Câu chuyện của Nguyễn Thị Thái Hòa



(DânLàm Báo 01/10/2012) - Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng còn sống sót sau Tết Mậu Thân.

Như là tiếng kêu oan cho gia đình tôi, cho linh hồn của những người thân trong gia đình, gia tộc tôi cách riêng, và cho những người dân Huế nói chung. Thay cho tất cả những ai bị sát hại trong tết Mậu Thân 1968 bây giờ còn kẹt lại Việt Nam không có cơ hội để nói lên những oan khiên mà họ đã gánh chịu bởi Đảng CSVN, và bè lũ khát máu giết hại dân lành vô tội như anh em Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh...

Mạnh Kim - Không có nén nhang nào cho Mậu Thân!



Một vở kịch do Sân khấu kịch Hồng Vân thực hiện. Hơn 400 đầu tư liệu “50 năm - một mùa xuân lịch sử” được ra mắt. Một cuộc “tọa đàm giao lưu nhân chứng lịch sử” mang tên "Thành Đoàn tham gia chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968" được thực hiện.

Một chương trình cầu truyền hình về “bản hùng ca Mậu Thân” được tổ chức (có sự tham gia của Trần Hiếu, Quang Thọ, Tạ Minh Tâm, Thanh Thúy, Anh Bằng, Hạ Trâm…)… Chương trình “kỷ niệm Mậu Thân” thậm chí kéo dài đến mùng 5 Tết (với cái gọi là giao lưu nghệ thuật "Đường chúng ta đi”)...

Tàu hậu cần quân sự Trung Quốc cấp hàng cho Gạc Ma




Hai tàu vận tải quân sự Trung Quốc neo ngoài bãi đá Gạc Ma, đang cấp hàng hóa cho lực lượng đồn trú. Phía sau là các công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi đá Gạc Ma của Việt Nam. Ảnh Mai Thanh Hải

(Thanh Niên 05/02/2018) Tàu hậu cần quân sự Trung Quốc 961 mới xuống hoạt động tại khu vực Trường Sa khoảng nửa tháng nay...

Chiều một ngày cuối tháng 1.2018, khi đang tác nghiệp trên đảo Len Đao (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) thì chúng tôi nghe hiệu lệnh báo động "Tàu quân sự nước ngoài tiếp cận vùng biển Cô Lin - Len Đao - Gạc Ma".

Mùa này Huy Gơ, Gạc Ma vẫn nóng




Tàu cá Trung Quốc neo đậu cạnh bãi Huy Gơ. Ảnh Mai Thanh Hải
Đá Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa, là nơi diễn ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988. Sau khi sát hại 64 chiến sĩ Việt Nam, Trung Cộng đã chiếm đóng từ đó đến nay. Gạc Ma, phần đất thiêng liêng của Tổ quốc Việt trong tay giặc hiện nay ra sao ? Xin giới thiệu bài viết mới nhất trên báo Thanh Niên.
           
(Thanh Niên 05/02/2018) Trong toàn quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), cụm đảo Sinh Tồn là 'tuyến đầu nóng bỏng,' bởi có hai bãi đá bị Trung Quốc chiếm đóng từ đầu năm 1988, và hiện đã xây dựng trái phép thành đảo nhân tạo, đặt căn cứ liên hợp.

Đó là hai bãi Gạc Ma và Huy Gơ, chỉ cách điểm đóng quân của bộ đội Lữ đoàn 146 trên dưới 10 km đường chim bay.

Tống tiền doanh nghiệp, bệnh trầm kha một số báo lề phải?



Bài viết này đăng trên trang Facebook Diễn đàn nhà báo trẻ, vô hình trung đã bộc lộ một tệ nạn gần như đã trở thành phổ biến tại một số tờ báo ở Việt Nam hiện nay : dọa dẫm doanh nghiệp để lấy quảng cáo. Bài được nhiều người chia sẻ, không phải để ủng hộ người viết, mà nhằm bày tỏ bức xúc trước tình trạng thản nhiên làm « săng-ta », bất chấp đạo đức nghề nghiệp. 

(Dương Quỳnh Trang) Câu chuyện không vui trong nghề báo, đối với người làm báo. Em vẫn mong muốn không phải nói ra những điều này, về cơ quan mà mình từng công tác. Nhưng thú thực, em không còn cách nào khác. Kính mong các anh chị chia sẻ.

Năm 2016, thời điểm em còn là phóng viên ở báo Đời sống & Pháp luật (ĐS&PL) - báo Người Đưa Tin (NĐT). Em có viết bài báo, được đăng trên báo Người Đưa Tin. Sau khi đăng 5 phút, phía công ty (em xin giấu tên là Công ty A) trực tiếp gọi điện cho em xin được gỡ bài. 

Lưu Trọng Văn - Ngài Phạm Sỹ Liêm, tốt nhất hãy im lặng



Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên tưởng niệm đồng đội.

Ngài hùng hồn lên tiếng bảo vệ cái nghĩa địa quan 1.400 tỉ, trong khi tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, việc xây nghĩa địa đó lúc này là thiếu sáng suốt.

Và đặc biệt nếu ngài, một tiến sĩ ngành xây dựng, nguyên thứ trưởng bộ Xây dựng, đương phó chủ tịch Hội Xây dựng có chút tri thức thì có chơi Facebook, đọc thế giới mạng Dân. Ngài hẳn biết Dân chửi thế nào cái việc đem 1.400 tỉ của Dân xây nghĩa địa cho quan, trong đó có ngài.

Mạc Văn Trang – Nên chuyển thành nghĩa trang liệt sĩ chống Trung Quốc



Đoàn quân trên đường đi chiến đấu chống giặc Trung Quốc xâm lược.
KIẾN NGHỊ CHUYỂN NGHĨA TRANG CHO CÁN BỘ CAO CẤP THÀNH NGHĨA TRANG LIỆT SĨ 17/2/1979

Kính thưa các vị Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ,

Đúng dịp Kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng CSVN thì báo chí đưa tin “Sáng 1/2, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức lễ công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Nghĩa trang Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội”...

“Chính phủ chi 1.400 tỉ đồng xây nghĩa trang quốc gia dành cho cán bộ cao cấp”, tức là bằng tiền thuế của Dân...

LS Fushihara – Vụ bé Nhật Linh : Ký hay không ký, đó không phải là vấn đề



Cha của bé Nhật Linh xin chữ ký của người đi đường tại Nhật.
1- Việc làm của bố mẹ cháu Linh 

Liên quan đến việc bố mẹ cháu Linh đang xin ký tên của mọi người dân ủng hộ để thể hiện mong muốn mức án hình phạt cao nhất đối với phạm nhân đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Nhất là những ngày gần đây, Sau khi bố cháu Linh bắt đầu đứng ở ga tàu điện, xin chữ ký ủng hộ của người dân Nhật Bản. 

Đối với hoạt động xin chữ ký của bố mẹ cháu Linh, có những ý kiến một cách phê bình, cho rằng đây một việc làm không tôn trọng hệ thống pháp luật của Nhật Bản. Hoặc việc làm này can thiệp vào thủ tục tố tụng hình sự, vi pham nguyên tắc suy đoán vô tội v.v…

Nguyễn Thị Oanh - Mọi lý thuyết đều màu xám




Ảnh trái: Cha bé Nhật Linh đang xin chữ ký ở một nhà ga Nhật Bản.
Trong tất cả những ý kiến phản đối việc ký tên ủng hộ lời kêu gọi của cha mẹ bé Nhật Linh, bài viết của LS Trần Duy Hậu có thể nói là bài viết có lập luận khá vững chắc, chặt chẽ và thuyết phục nhất (hiển nhiên, vì người viết là một luật sư!). 

Tôi đồng tình với một số phân tích hợp lý và hoàn toàn xác đáng xét về góc độ khoa học pháp lý của bài viết. Nhưng nếu giờ hỏi tôi có ký không, tôi vẫn nói tôi sẽ ký và cũng vẫn muốn tìm kiếm thêm nhiều người có thể đồng cảm với tôi về quyết định này! 

Ngô Nguyệt Hữu - Công lý cho bé Linh và sự phẫn nộ trước cái ác



Nhật Linh, bé gái người Việt bé bỏng bị sát hại tại Nhật Bản trong vụ án chấn động dư luận vào tháng 3-2017 vẫn chưa tìm thấy công lý.

Tháng 4-2017, cảnh sát Nhật Bản xác định nghi can chính sát hại bé Linh là Shibuya Yasumasa, 46 tuổi, Hội trưởng hội phụ huynh trường tiểu học của bé Linh. Các bằng chứng của cảnh sát cho thấy, trong xe ô tô của Shibuya có dấu máu trùng với ADN của bé Linh.

Nguyễn Tiến Tường - Di sản tâm linh nặng trĩu



Cảnh chen chúc tại Khoa Nhi bệnh viện Ung bướu TPHCM. Ảnh Afamily.vn
Tôi chỉ có thể thốt lên như thế với quy hoạch nghĩa trang quốc gia 1.400 tỉ đồng cho cán bộ cao cấp. 

Nghìn tỉ trong bối cảnh hiện tại, là một miếng khi đói, là nắm thóc mùa giáp hạt. Là bao nhiêu trường học bệnh viện. Nơi nghĩa trang tọa lạc, rồng chầu hổ phục, phong thủy hữu tình. 105 hộ dân phải nhường chỗ cho người nằm xuống.

Mai Quốc Ấn - Một chuyện tang ma



"Nghĩa trang quốc gia sẽ được xây dựng khang trang rộng rãi, là nơi an nghỉ, khu tưởng niệm lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các anh hùng, danh nhân của đất nước sau khi từ trần."

Dự án 1.400 tỉ đồng để xây nghĩa trang Quốc gia là một dự án rất hay!

Ngô Nguyệt Hữu - Nhớ Phùng Quán!



"Biệt phủ' của giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Yên Bái.

Phùng Quán tiên sinh là một nhân vật thấm đẫm thân phận, những nhân vật của ông cũng vậy.

Người dựng kỳ đài Độc lập, quyên góp tiền cho những ngày đầu tiếp quản Thủ đô. Những năm về già Phùng Quán đạp xe ghé thăm, đãi Phùng Quán món chả cóc băm trộn rắn nước. Quê nghèo nhà khó, đổi của trẻ con.

Dẫn Phùng Quán ra ngõ sau, chỉ cái hố đầy lá tre, bảo “Sau này mình nằm đây, đỡ mất công bà con xóm giềng”.

lundi 5 février 2018

Tâm Chánh - "Đảng của những kẻ thích làm vương làm tướng"



Đền Và ở Ba Vì, theo tương truyền là nơi Sơn Tinh mở tiệc ăn mừng sau khi chiến thắng Thủy Tinh.
Cận kề kỷ niệm thành lập đảng, người ta thông tin qui hoạch ở Ba Vì một nghĩa trang cho lãnh đạo, nghe nói phải tiêu tốn 1.400 tỉ.

Ba Vì được biết là một non thiêng.

Huỳnh Ngọc Chênh - Lãnh đạo cao cấp và người có công trạng



Mộ nhà cách mạng Phan Bội Châu.

Các vị lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước tự duyệt đề án xây dựng nghĩa trang trị giá 1.400 tỉ đồng với hằng trăm ha đất đai để "dành chôn cất các lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước, các anh hùng, danh nhân,  là các vị đã đương nhiên mặc định mình là người có công trạng cho đất nước, còn trên cả anh hùng và danh nhân.

Lãnh đạo cao cấp không hề đồng nhất với người có công trạng.

Nguyễn Thông - Đặc quyền quan cách mạng



Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Thiên hạ đang ồn ào về cái dự án nghĩa trang Yên Trung dành cho quan chức cấp cao định mở ở ngoại thành Hà Nội. Rộng hơn trăm mẫu tây, dự chi ngân sách tròm trèm 1.400 tỉ đồng.

Lâu nay, nhà cầm quyền đã tự mặc định chỗ chôn ông to bà lớn ở nghĩa trang Mai Dịch. Nhắc tới cái tên này, một thời đồng nghĩa với sự kính cẩn, khiếp sợ, “nội bất xuất, ngoại bất nhập” bởi đất vàng chỉ dành cho một hạng người nhất định. Nhưng rồi Mai Dịch, phần thì chật chội hết chỗ, phần kém thiêng, nên nhà nước đang tính phải có nơi thay thế, “cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau”.