Affichage des articles dont le libellé est Lũ lụt. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lũ lụt. Afficher tous les articles

samedi 24 octobre 2020

Lê Văn Nghĩa - Tấm lòng người Sài Gòn


(Thanh Niên 30/10/2016) Không phải đến bây giờ người Sài Gòn mới thể hiện tấm lòng “nhường cơm sẻ áo” với nhân dân cả nước, mà ngay từ lúc đất nước còn chia cắt, người Sài Gòn vẫn thể hiện tinh thần đó khi đồng bào miền Bắc lâm vào cảnh thiên tai.

Không phải đến bây giờ người Sài Gòn mới thể hiện tấm lòng “nhường cơm sẻ áo” với nhân dân cả nước, mà ngay từ lúc đất nước còn chia cắt, người Sài Gòn vẫn thể hiện tinh thần đó khi đồng bào miền Bắc lâm vào cảnh thiên tai.

Ngày 19.8.1971, miền Bắc gặp một trận lũ lớn nhất trong vòng 250 năm. Đồng bằng Bắc bộ lâm vào cảnh thiên tai. Nước lũ tràn vỡ các đê ở hạ lưu sông Lô, sông Đà và tả ngạn sông Hồng thuộc huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), đê bối Thanh Trì (Hà Nội) phía hữu ngạn sông Hồng.

Lưu Trọng Văn - Thuận lòng Dân, Dân ủng hộ


Hàng ngàn người từ hai đầu Đất nước kéo về miền Trung cùng chính quyền, quân đội, công an địa phương cứu giúp bà con bị lũ lụt.

Riêng ca sĩ Thủy Tiên huy động được hơn 100 tỉ. Và điều không ai muốn xảy ra : khi đối chiếu nghị định 64 do bộ trưởng tài chính Vũ Văn Ninh đề xuất, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt chính phủ ban hành năm 2008 thì việc huy động cứu trợ, phát cứu trợ của tư nhân là phạm luật.

Dấy lên làn sóng phản ứng của mọi tầng lớp Nhân dân, vì cứu giúp đồng bào là nghĩa cử với đồng loại, không kẻ nào có quyền cản trở bằng luật độc quyền được.

vendredi 23 octobre 2020

Trương Quang Nam - Sự quái gở của Liên Liên và ê-kíp VTV khi thực hiện bản tin lũ


Với tư cách là người dân vùng lũ, là người lăn lộn trong vùng lũ không hở một hơi nào và từ sự phản ứng của nhiều người. Tôi phải lên tiếng về những sai sót trầm trọng - mà không thể có ngôn từ nào diễn đạt được sự bức xúc của người dân vùng lũ, của những người đã chung tay làm công tác cứu dân vùng lũ khi hoạn nạn nhất.

Xin trích nguyên văn lời cô Liên này nói được VTV phát: “Như vậy công tác cứu trợ của những đoàn thiện nguyện không những không đạt hiệu quả mà còn ảnh hưởng tới công tác cứu trợ của chính quyền địa phương nơi đây. Việc tự di chuyển bằng tàu thuyền của các đoàn thiện nguyện tự đi nó còn ảnh hưởng thêm cho người dân nữa.

Ví dụ đi bằng những tàu thuyền to như thế này (chỉ tay ra sau dãy tàu đánh cá) mà không biết cách điều chỉnh tốc độ, sẽ có thể là sóng đánh vào những nhà dân. Trong khi các nhà dân hiện nay họ đã bị ngập sâu nhiều ngày, có thể dẫn tới sụp đổ nhà dân. Và đây là những thông tin liên quan đến công tác cứu trợ tại tỉnh Quảng Bình và những khuyến cáo của tỉnh Quảng Bình thời điểm này”.

Hà Phan - Tình người phải cao hơn tất cả


Chỉ một câu nói về lương khô của tướng Lê Chiêm bị diễn giải hoặc hiểu sai rồi tam sao thất bản, đã khiến bao nhiêu công sức của các cán bộ chiến sĩ, cơ quan, đơn vị đang ngày đêm đổ vào cuộc chiến chống lũ lụt này bị " méo mó" cùng cái nhìn thiếu thiện cảm

Chỉ một lời bình ngô nghê của biên tập viên VTV về việc những ngư dân dày dạn kinh nghiệm ở Quảng Bình không biết điều khiển tốc độ thuyền có thể gây sạt lở nhà dân, cũng ảnh hưởng khá lớn đến tình cảm của những người thiện nguyện, cứu giúp hàng ngàn con người

Công bằng mà nói trong đợt bão lũ, lụt lội này lực lượng quân đội, công an và nhất là chính quyền cơ sở đã làm khá tốt ; nhưng truyền thông những hình ảnh, nỗ lực đấy có vấn đề!

Lê Đức Dục - Lương khô


1) Trong khi tình hình cứu trợ như nước sôi lửa bỏng thì tướng Lê Chiêm tiết lộ thông tin lương khô của bộ đội được cán bộ đem phân chia làm quà "vì thứ này ngon".

Câu nói đó diễn ra trong cuộc họp ở Quảng Trị nên nhiều bạn nói trend đớp lương khô là ở đây.

Mình a lô cho hai phóng viên VnExpress thực hiện bản tin này để hỏi cụ thể là xã nào (trong bản tin nói chuyện này xảy ra ở cấp cơ sở - tức cấp xã). Nhưng hai bạn phóng viên này cũng không rõ xã nào, chỉ nghe nói thế.

Văn Công Hùng - Sóng đồng


sóng li trong đng

đâu cn đi dương bin ln

nhng đt sóng úp trùm làng mc

bàn tay xòe mái ngói nhp nhô

 

nhng cơn sóng lòng người

qun vào khúc gia

min Trung không còn bi l

thng băng nước bc miên man

Ngô Nguyệt Hữu - Từ thiện !


Tính tôi ngại nói về điều mình làm, nhưng nhìn các anh chị chửi mắng cán bộ địa phương vũng lũ, tôi nghĩ cần phải viết gì đó.

1. Mặc dù không có thuyết tuyệt đối, nhưng các anh chị luôn muốn 100%. Điều duy nhất 100% là phiếu bầu của quan chức nước mình, còn lại là không có.

Mỗi lần đi từ thiện, tôi chỉ mong số hiện vật được đến 80% hộ rất cần, 20% còn lại là những hộ tương đối cần hoặc muốn thêm.

jeudi 22 octobre 2020

Võ Xuân Sơn - Đói cho sạch, rách cho thơm


Hồi tôi còn nhỏ, nhà tôi nghèo lắm. Nhưng ba tôi bảo, dù nhà tôi nghèo, nhưng chúng tôi vẫn còn sướng hơn ba tôi hồi nhỏ.

Ông bà nội tôi lần lượt qua đời khi ba tôi mới được 4 tuổi. Ba tôi thường xuyên có một giấc mơ, là đang đêm bay qua nghĩa địa, vừa bay vừa khóc, vừa bay vừa sợ. Mãi cho đến năm 1978, khi gặp lại các chị ruột của mình, ba tôi mới biết, giấc mơ đó là có thật.

Một người chị ruột, lớn hơn ba tôi hơn 10 tuổi, bỏ ba tôi và một người chị của ba tôi ở hai đầu gánh, gánh chạy băng qua nghĩa địa, trốn để không bị chia ra mỗi người một nơi cho các nhà khác nhau nuôi.

Nguyễn Tiến Tường - Sự việt vị của phòng chống bão lụt


Lũ bắt đầu rút, cũng là lúc chính quyền nên ngồi lại tự kiểm điểm trách nhiệm của mình. Đừng lấy con số trăm tỉ nghìn tỉ, trực thăng xuồng máy khỏa lấp sự bị động. Tất cả những động thái này đều trễ 1-2 ngày sau đỉnh lũ.

Phải sòng phẳng nhìn nhận, con nước đêm 18/10 là một cuộc đánh úp của nước trời vào nhân dân cô đơn. Dù con nước dềnh dàng cả tuần lễ trước đó, nhưng không ai nghĩ là nó lớn đến như vậy.

Nhân dân tự kêu gào, tự cứu lấy nhau trong tai họa. Sự tham gia cật lực của chính quyền cơ sở là nhanh chóng nhưng thiếu phương tiện và chiến thuật, nên cũng rối như canh hẹ.

Tạ Duy Anh - Trường hợp Thủy Tiên và chương trình cứu trợ quốc gia


Thôi, đừng ai èo xèo, thị phi, ghen tức khi Thủy Tiên kêu gọi được hơn 100 tỉ đồng cứu trợ lũ lụt chỉ trong vài ngày. Ở đất nước này, trong thời điểm này, ngoài cô ấy ra, không ai, không tổ chức nào làm được điều phi thường đó. Bi kịch thảm thương của dân tộc là đấy chứ đâu.

Qua chuyện này, cả thiên hạ biết rõ (chứ không phải phản động, thế lực thù địch tuyên truyền) niềm tin của người dân vào các cơ quan nhà nước, cụ thể là vào đội ngũ cán bộ mang rất nhiều danh vị, học qua rất nhiều trường, bộ sưu tập huân huy chương, bằng khen giấy khen cực kỳ đồ sộ…hóa ra không có gì để so được với một cá nhân chả bao giờ diễn thuyết về đạo đức cách mạng.

Bởi sự tử tế của Thủy Tiên là tử tế thật, sự tử tế mang tinh thần đồng bào, chứ không đầu môi chót lưỡi, giả tạo như của những cái miệng chỉ quen với “nịnh và cạp”, để rồi viết một cái băng rôn cho đúng ngữ pháp cũng không xong!

mardi 20 octobre 2020

Huy Đức - Thủy Tiên & MTTQ – Lòng dân & Quyền lực chính trị


Con số trăm tỉ của ca sĩ Thủy Tiên vận động được trong tuần qua và hơn 20 tỉ của MC Phan Anh mấy năm trước không thể nào nói hết tinh thần "lá lành đùm lá rách" của người dân Việt.

Hàng triệu người vẫn âm thầm quyên góp, hàng ngàn người khác đang cứu trợ trong vùng lũ và đang chuẩn bị cho các chuyến đi cứu trợ miền Trung. Số tiền thực sự vận hành bởi lòng dân là không bao giờ đong đếm được.

Trong Friendlist của tôi có nhiều bạn đang là cán bộ các hội đoàn và Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) hiện cũng đang ngồi thuyền cứu trợ. Tôi tin rằng các hội đoàn của Đảng, các cấp MTTQ cũng quyên góp được không ít. Nhưng, nếu phân tích các danh sách đóng góp, những người làm chính sách sẽ phải thay đổi cách tiếp cận rất nhiều.

Hoàng Hải Vân - Phục hồi rừng để chống lũ lụt có dễ không ?


Xin thưa là : Không dễ ! Và xin thưa, rừng nguyên sinh mà phá thì vĩnh viễn mất, không bao giờ có thể hồi phục lại được. Nhưng chúng ta vẫn có thể phục hồi thành rừng tái sinh, dù thiên nan vạn nan. Thiên nan vạn nan nhưng không phải là bất khả.

Cho đến năm 1975, sau nhiều năm bị bom đạn và chất hóa học cùng với việc phá rừng làm rẫy lấy lương thực nuôi quân, nhưng dãy Trường Sơn và rừng đầu nguồn ở miền trung phần lớn vẫn còn rừng nguyên sinh.

Sau đó, tốc độ phá rừng đã diễn ra chóng mặt. Ngày nay, rừng nguyên sinh không còn nữa, chỉ còn ở một số khu bảo tồn nhưng luôn luôn bị đe dọa.

lundi 19 octobre 2020

Tuấn Khanh - Lời kêu gọi cứu trợ lần hai của Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp


Ngay khi bản tin này đến với mọi người (sáng 19/10), Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã ra sân bay để bắt đầu cuộc cứu trợ mới, khởi đi từ Đà Nẳng đến Huế, Quảng Trị, Quảng Bình. Phối hợp cùng Ngài là còn nhiều giáo xứ khác.

Sau lần kêu gọi đầu tiên, Đức Giám Mục cứ đinh ninh rằng nước sẽ rút và mưa sẽ tạnh. Thế nhưng không ngờ bây giờ mọi thứ lại càng nặng nề hơn.

Số người bị mắc nạn lên đến cả triệu. Đồng thời số thiệt mạng được thống kê tạm đã hơn 50 người (hiện nay đã lên đến 128 người chết và mât tích – TM).

Nguyễn Tiến Tường - Sự khốc liệt của nước

Lúc tôi vừa lớn, tảng sáng trong xóm tôi người người hớt hãi chạy báo tin một gia đình người con của làng đi định cư trên cao bị lũ cuốn. Đó là những cơn lũ ống thốc vào từng nhà ở triền đồi.

Nhiều ngày sau, gia đình bốn nhân mạng được tìm thấy ở hạ nguồn, xa nhà hàng chục cây số.

Người quê bị lũ ống bắt, vẫn nghe ở làng này xã nọ, vợ chồng con cái cố cột tay vào nhau để lỡ chết cũng được bên nhau, đừng sinh ly tử biệt.

Nguyễn Thông - Thử hình dung nỗi khổ của người dân miền Trung bị lụt


Muốn biết người dân miền Trung bị lụt đang khổ thế nào, cứ tạm hình dung chính mình đang bị:

Nhà bị ngập tới lưng tường, không còn chỗ cao ráo mà kê đồ cho khô nữa. Bao nhiêu tài sản sắm sửa được sau tích cóp hàng chục năm, thậm chí cả đời, như xe máy, tivi, tủ lạnh, đồ điện, máy giặt... bị hỏng hết.

Giường tủ mục nát, lương thực trôi hết; quần áo sách vở bút mực không còn thứ gì. Gà lợn chó mèo trâu bò chết; điện bị cắt, nước uống sạch không có. Bệnh tật hoặc đau đẻ cũng không thể trèo lên mái ngói mà vẫy người tới cứu, v.v…

Hoàng Hải Vân - Thiên nhiên nổi giận hại nhầm người !


Lũ lụt ở miền trung đang diễn ra trầm trọng nhất trong vòng 10 năm qua. Nhiều người chết cuốn trôi theo dòng nước, nhiều người chết vùi dưới đất lở, nhiều người không tìm ra tung tích, vô số người mất nhà cửa chiếu đất màn trời. Đau thương không kể sao cho xiết.

Tất cả đều là dân nghèo, là bộ đội và những người dấn thân đi cứu nạn. Đau thương đang chồng chất lên đau thương.

Không nghi ngờ gì nữa, mức độ trầm trọng của lũ lụt ngày càng gia tăng là do rừng bị phá để lấy gỗ, để làm thủy điện và để chiếm giữ phục vụ cho lợi ích thiển cận của một bộ phận những kẻ tham lam có thế lực và quan chức.

dimanche 18 octobre 2020

Huy Nguyen - Cập nhật mưa và số cứu hộ Quảng Bình


Đôi lời : Đây là thông tin từ Facebook của anh Huy Nguyen, được cho là người có uy tín nhất về dự báo thời tiết ở Việt Nam. Dù đồng bào Quảng Bình trong đêm mưa bão này chắc chắn không đọc được, và blog Thụy My bị nhà mạng ở Việt Nam chặn, nhưng đăng với hy vọng mong manh là thông tin được chuyền đến nơi cần đến.

22 giờ đêm, 18/10/2020.

Mây vẫn trồi lên từng đợt ở phía Đông bờ biển các tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Những đụn mây cao vút và nặng hơi nước được gió Đông và Đông Bắc đưa vào. 

Khoảng cách mây phát triển cách bờ khoảng 150-300km và cứ thế đẩy vào bờ. Một kịch bản mưa thấy mà sợ.

Lưu Trọng Văn - Có ai nghe được những lời cầu cứu từ khúc ruột miền Trung ?


Đêm qua trong lúc ai say nồng giấc ngủ vì những lá phiếu bầu vinh danh, những ai say men rượu mừng thành công đại hội có nghe chăng tiếng kêu cứu khẩn thiết: nước ngập mái nhà rồi, có trẻ con, cụ già, cứu chúng tôi với!

Khắp Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên khúc ruột Miền Trung khẩn thiết những lời kêu cứu.

Tại Hà Nội thủ đô hàng chục lãnh đạo cao cấp vỗ tay nhau khi đến xem chương trình nghệ thuật lung linh ánh đèn "Chung tay vì người nghèo". Và họ xếp hàng góp tiền ủng hộ người nghèo để truyền hình trực tiếp cả nước biết họ thương người nghèo lắm đó.

Những lời kêu cứu khẩn thiết trong đêm của dân Quảng Trị


Rạng sáng 18.10.2020, trên mạng nở rộ những lời kêu cứu của người dân Quảng Trị trong bão lũ. Sau đây là một số ghi nhận :


 

Lê Xuân Thọ - Tượng đài không cứu được dân Quảng Trị

Tôi không biết tượng đài Fidel 140 tỉ đồng có bị ngập hay không. Nhưng chắc chắn một điều nó không thể cứu giúp, hay ít ra là nơi bấu víu hy vọng của người dân Quảng Trị trong lũ.

Và cả rất nhiều tượng đài tiền tỉ khác nữa, cũng không thể chở che cho người dân Quảng Trị trước dòng lũ mỗi lúc càng dữ hơn.

Vì nếu tượng đài chở che được, cứu giúp họ được, thì đêm qua trên mạng làm gì có đầy rẫy những lời kêu cứu của người dân Quảng Trị giữa mênh mông biển nước?