Affichage des articles dont le libellé est Đạo đức. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đạo đức. Afficher tous les articles

dimanche 7 janvier 2024

Võ Khánh Tuyên - Hiếu thảo hay... PR ?

 

Báo Tuổi Trẻ hôm nay giật một cái bài khen ngợi một tân thạc sĩ Luật tỏ lòng hiếu thảo với người mẹ buôn bán ngoài chợ ngày nhận bằng.

Nói thật lòng, cá nhân tôi hoàn toàn không hề thấy cảm động khi đọc bài viết. Bởi so với những hoàn cảnh khác đã từng chứng kiến, thấy không có gì nổi bật cả. Khắp cả đất nước này, có rất nhiều những bậc cha mẹ thầm lặng hy sinh cho sự thành công của con cái, dù hoàn cảnh khó khăn gấp vạn lần.

Đặc biệt, khi xem tấm ảnh này, dường như là mọi thứ cảm xúc nhỏ nhoi nếu có chợt tan biến đâu mất. Bởi hình ảnh những đứa con thành đạt quỳ cảm tạ bậc sinh thành như thế này chỉ có tại...Thái Lan, vì đó là truyền thống của họ như thế.

Hiệu Minh - Nói dối mũi dài

 

Nếu nói dối mà mũi dài thì chả cần phạt tù, cứ thả ra đường là đủ cho dân biết đâu là VIP kẻ cắp.

Nhiều bạn nhớ Pinocchio, nhân vật trong cuốn tiểu thuyết “Những cuộc phiêu lưu của Pinocchio” (1883) của nhà văn người Ý, ông Carlo Collodi ở vùng Florence, Tuscany.

Một người thợ khắc gỗ tên là Geppetto ở làng Tuscan đã tạc nên Pinocchio. Cậu là một con rối bằng gỗ nhưng có mơ ước trở thành một cậu bé thực sự. Cậu nổi tiếng với chiếc mũi dài, nếu cậu nói dối thì mũi sẽ dài ra.

Nguyễn Mỹ Khanh - Từ tu mướn tới kinh doanh tâm linh : Chẳng còn ai thấy sốc

 

- 1975: Phát hiện Trụ trì chùa là “Việt cộng nằm vùng” là điều gì đó kinh khủng lắm, mất mát lòng tin ghê lắm, sốc tới tận óc. Nói tới nói lui tới tận mấy năm sau, đói thấy bà cố mà giọng vẫn nuối tiếc nghẹn ngào.

- 2002: Phát hiện trụ trì kiểu “tu mướn”, là có người mướn, trả lương để cạo đầu trọc, mặc áo cà sa, để thực hiện việc gì gì đó chỉ có họ mới biết rõ. Bà con xôn xao ghê lắm nhưng rồi cũng cho qua, vì nghĩ chỉ một số cá biệt nào thôi.

vendredi 5 janvier 2024

Lê Học Lãnh Vân - Cảm nhận khi đọc hai bài báo về sự kiện xá lợi tóc

Báo Thanh Niên đăng hai bài về thái độ của chức sắc tôn giáo trong Giáo hội (Ban Thường trực Hội đồng Trị sự khu vực phía bắc) và chức sắc công quyền tỉnh Quảng Ninh (Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ninh).

Bài 1: UBND tỉnh Quảng Ninh: Chùa Ba Vàng gây phức tạp Dư luận, tiềm ẩn mất an ninh trật tự

Bài 2: Vụ 'xá lợi tóc Đức Phật': Cả trụ trì và chùa Ba Vàng đều bị phạt

Đọc hai bài này, tôi cảm nhận như sau:

1) “UBND tỉnh Quảng Ninh đánh giá việc tổ chức cho Phật tử chiêm bái cái gọi là "xá lợi tóc Đức Phật" chính là hoạt động triển lãm. Vì vậy, đã vi phạm quy định tại Nghị định số 23/2019/NĐ-CP ngày 26.2.2019 của Chính phủ về hoạt động triển lãm”. Sự đánh giá này, theo tôi, dù không trật nhưng chỉ đề cập khía cạnh quá nhẹ so với các nghi ngờ của công chúng và mong muốn của công chúng, là điều tra xem có sự lừa gạt hay không

Nguyễn Thông - Không ai cả

 

Vụ cháy máy bay chở khách ở Nhật Bản rồi sẽ còn âm ỉ trong dư luận nhiều năm sau, không phải bởi "máy bay cháy" mà là "con người".

Người Nhật đã từ lâu gây ấn tượng đặc biệt với thế giới về phẩm chất đáng trân trọng của họ, nên vụ cháy này cũng chỉ góp phần khẳng định thêm thôi. Một quốc gia, một dân tộc tạo được và duy trì được đặc sản như thế quả là điều hạnh phúc, tự hào.

Tôi để ý, người Nhật, từ bình dân tới nhà lãnh đạo, rất ít khi "nổ" về thành tích của họ. Nổ hoàn toàn trái với phong cách của người Nhật.

vendredi 29 décembre 2023

Lê Xuân Nghĩa - “Cọng lông” Ba Vàng và một xã hội đảo điên

Từ ngày làm cha đến nay tôi đã hiểu ra rằng trên đời này chỉ duy nhất cha mẹ là người bảo vệ, chăm sóc, lo lắng và hy sinh vô điều kiện cho con cái. Kể cả đó là những đứa con ngỗ nghịch, hư hỏng hay bất tài, bất hiếu.

Còn ngay đến cả Phật hay Chúa có phù hộ hay ban phước thì cũng phải chọn người tử tế, hoặc ngoan đạo.

Vậy nhưng người ta sẵn sàng căn ke, toan tính với cha mẹ từng hào, từng cắc. Người ta sẵn sàng đối đầu với cha mẹ chỉ để khoe mẽ tử tế với người dưng. Và người ta sẵn sàng cúi đầu trong sự thành kính chỉ để bái lễ cái “cọng lông”. Trong khi chắc gì đưa cho cha mẹ bát cơm, chén nước bằng cả hai tay.

jeudi 28 décembre 2023

Phạm Lưu Vũ - Bán đạo vi sư

 

Làm thầy là một nghề nguy hiểm, không phải nguy cho thầy, mà nguy cho cộng đồng.

Quan tham chỉ làm hại một vài nhiệm kỳ, tướng hèn chỉ thua vài trận, song thầy dốt thì hại đến nhiều đời. Việc thế gian còn như thế, huống hồ việc đạo?

Đạo Phật là một trí tuệ thuộc "Đạo chủng trí". Là phương tiện để đạt tới cứu cánh của tiến hóa trí tuệ, hướng con người tới giải thoát, giác ngộ bằng sức mạnh của đức tin, của nguyện lực, và trí tuệ. Nên làm thầy (sư) là một việc càng nguy hiểm đối với vô lượng chúng sinh, trong vô lượng kiếp.

lundi 18 décembre 2023

Nguyễn Thông - Báo đểu

 

Hôm kia, nhiều tờ báo mậu dịch xúm xít đưa tin nóng, rút tít na ná nhau "Một thành viên quốc hội Ukraine cho nổ lựu đạn tại cuộc họp, 26 người bị thương".

Nếu tãi ra từng chi tiết thì không sai, bởi vì kẻ ném lựu đạn là nghị viên quốc hội, và có cuộc họp. Mới đọc tít, người ta nghĩ ngay Ukraine bị chia rẽ trầm trọng, ngay cả quốc hội cũng đã có vấn đề, tấn công ngay trong cuộc họp của quốc hội, v.v...

Đó là cách đưa tin, thông tin đểu của đám báo mậu dịch xứ này phò Nga, ai còn lạ gì. Thực ra, đó chỉ là cuộc họp của "hội đồng" một cái làng, như ở ta họp tổ dân phố, mà gã cho nổ lựu đạn kia tuy là đại biểu quốc hội nhưng là thành viên của... làng. Vậy thôi.

samedi 9 décembre 2023

Hương Nguyễn - Có học trò hư hay không ?

 

Nhớ những năm tháng đói khổ sau 1975 của miền Nam...Tôi học hai năm lớp 6,7 ở trường nữ trung học Gia Long. Sau 1975, tôi phải chuyển trường về một nơi xa xôi của huyện Thủ Đức là trường Nguyễn Trường Tộ.

Thời ấy, lũ học sinh chúng tôi cơm ăn không đủ no, phải ăn độn khoai mì, rau lang, rau muống... Vậy mà đến trường lại dư năng lượng để quậy phá.

Tôi được thầy chủ nhiệm cho làm lớp phó học tập. Còn lớp trưởng thầy cho bình bầu. Vậy là đám nghịch phá dùng số phiếu chiếm đa số bầu lên "đại ca" của mình làm lớp trưởng. Đa số học thì dở, quậy phá thì nhứt trường.

Nguyễn Đắc Kiên - Sản phẩm của một nền giáo dục thất bại

 

Sáng nay, 09/12, mở đầu tọa đàm ra mắt sách “Vì một Việt Nam dân giàu nước mạnh”, GS Trần Văn Thọ (GS Kinh tế, Đại học Waseda, Nhật Bản) có nói một ý rằng, chúng ta có thể chậm làm một cây cầu, một con đường 10 năm, 20 năm, thì cơ hội vẫn còn đó. Sau này chúng ta vẫn có thể xây cầu, làm đường ở chỗ đó.

Nhưng nếu để hỏng giáo dục thì cái hại sẽ đến ngay tức thì, sẽ mất ngay cả một thế hệ theo cách không thể cứu vãn nổi.

Sau đó, khi trả lời câu hỏi của một cử tọa về việc Việt Nam phải làm gì trong 5-10 năm nữa để thoát “bẫy trung bình”, GS Trần Văn Thọ lại một lần nữa nhắc đến giáo dục. Ông cho rằng có ba thứ: Thứ nhất, một bộ máy công quyền chuyên nghiệp; thứ hai, một lực lượng doanh nghiệp mạnh; và thứ ba, một nền giáo dục tốt.

vendredi 8 décembre 2023

Học sinh đánh cô giáo ở Tuyên Quang: Phụ huynh bênh chằm chặp, hiệu trưởng đòi xử lý cô giáo!

Đây là những gì trên báo Tuổi Trẻ sáng nay:

“Việc tôi bị nhốt trong lớp, đuổi hay chửi, đấm vào lưng giữa sân trường diễn ra thường xuyên. Một số học sinh quây tôi vào bàn giáo viên, đội mũ, khoác áo lên đầu, phe phẩy trước mặt tôi. Có bạn cầm thước kẻ, chống xuống đất doạ nạt, chửi tôi. Có bạn còn thọc gậy vào bộ phận sinh dục của tôi”.

Đọc đến đây, tôi lạnh toát người. Thực sự là không quá khó tin sau khi xem clip và nghe từ trong clip những ngôn từ bẩn thỉu nhất mà một học sinh nam lớp 7 nói với cô.

Em này có phụ huynh tên Hương, cũng là em học sinh cầm ghế phang lại cô giáo, rồi lăn đùng ra giữa lớp hô hoán là bị cô giáo đánh. Bà Hương, mẹ của học sinh này, hôm nay phát ngôn trên báo là “Cô có thế nào con tôi mới vậy. Cô đánh con tôi thì con tôi đánh lại”.

jeudi 7 décembre 2023

Đỗ Việt Khoa - Chuyện giáo viên đánh học sinh và học sinh đánh giáo viên ở địa phương tôi

 

1) Trường THPT Ng. Tr xảy ra ít nhất ba vụ đánh giáo viên

- Giáo viên (GV) Thai dạy Hóa có vấn đề về tâm thần, nóng nảy mất kiểm soát ngôn từ, đánh học sinh, cuối cùng thì bị học sinh đánh lại vài bận.

- GV Huong mắt rất kém, dạy Toán. Cứ học sinh này mất trật tự thì đánh nhầm sang học sinh khác. Lớp trưởng can thì đánh luôn lớp trưởng. Kết quả bị các nam sinh lao vào đánh, khiêng lên văn phòng bàn giao cho hiệu trưởng và dọa : Nhà trường mà để giáo viên này lên lớp là chúng em đánh tiếp. Chán chường, GV này xin chuyển về trường THPT Va.T.

- GV Hoa dạy Lý. Vừa mới bị học sinh đánh vài bận vì nóng nảy, chửi bới nói năng vung vít, đánh học sinh.

mercredi 6 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Đạo đức xã hội xuống cấp do đâu ?

 

Việc học sinh mất dạy không phải chỉ lỗi của nền giáo dục đâu, mà bọn trẻ con cấp 1-2 thì gia đình dạy là chính. Nhà trường vẫn là thứ yếu về giáo dục đạo đức.

Càng lớp nhỏ thì cô giáo còn có chút vai trò dạy đạo đức, chứ càng lên cao thì càng ít, và ở cấp đại học và sau đại học thì hầu như vai trò giáo dục đạo đức là bằng không thậm chí còn âm. Vì nhiều khi giáo viên dạy sinh viên đút lót, đổi tình lấy điểm...

Mấy vụ học sinh đánh nhau, bắt nạt học đường. Giờ là bắt nạt cả cô giáo, nó thuộc phạm trù đạo đức. Bây giờ vùng quê hay vùng ven, hay các khu vực dân lao động ở nhiều thì càng nát. Vì bố mẹ vất vả, ít học, chẳng có thời gian dạy con hoặc dạy con mất dạy thêm thông qua sự mất dạy của chính bố mẹ (do nghề nghiệp tạo ra).

Nguyễn Thông - Xuống đáy rồi

 

Nước Nam ta từ khi có nền giáo dục tới nay, chưa bao giờ nó (giáo dục) lại xuống cấp tận đáy thảm hại đến thế.

Cả lớp xúm lại đánh chửi cô giáo, thì đạo đức của học trò đã được cắt giảm về 0. Trước khi hứa với thế giới giảm phát thải ròng carbon về 0 thì hãy cố vực đạo đức xã hội lên số dương đã, đảng ạ.

Dù thầy cô gây lỗi gì chăng nữa, nhà trường cũng đã mạt hết mức. Giờ thì thấy hệ quả của việc chê bai và tháo bỏ câu "Tiên học lễ, hậu học văn" thay bằng "Sống học tập, làm theo..." trong nhà trường.

Hoàng Nguyên Vũ - Chữ “lễ” ta để mất, đừng hỏi tại sao con cái chúng ta không có lại nó!

 

Tôi đã từng rất lo sợ mình sẽ không dạy nổi một đứa trẻ, khi chứng kiến thế hệ tiếp theo trưởng thành trước mắt mình với những thứ dang dở mà xã hội để dấu ấn lên chúng.

Không ít những đứa trẻ xung quanh tôi từng rất ngoan, từng được tạo mọi điều kiện, từng được ăn học tử tế…Thế rồi khi thành người lớn, chúng thành một phiên bản khác đến ngỡ ngàng.

Có lần tâm sự với một phụ huynh của chúng, tôi nghe đầy tai những than phiền và đổ lỗi. Thậm chí đổ lỗi cho công nghệ, cho mạng xã hội. Tôi bực mình: “Chị cũng lên phây, cũng chửi nhau ầm ầm trên đó; cũng khen một người nào đó một cách quá lố trên đó; cũng làm màu làm mè trên đó. Vậy lấy điều này ra đổ lỗi cho sự khác biệt của con mình, có công bằng với chúng không?”

Võ Khánh Tuyên - Khi những chuẩn mực chỉ là hình thức

 

Nếu so sánh các thế hệ học sinh bây giờ với đời trước, sẽ thấy mọi việc có vẻ chỉn chu, quy củ, chuẩn mực hơn nhiều. Đồng phục tối đa từ quần áo, ba lô, giày dép, bao tập vở...thậm chí cả áo lót của nữ sinh.

Hoặc đơn giản chỉ là hành động dong tay xin phát biểu thôi cũng đã thấy rõ sự tiêu chuẩn hóa rồi. Nó phải là cánh tay trái với khuỷu tay tì trên mặt bàn, phải vuông một góc 90 độ so với mặt bàn, năm ngón tay xòe đưa thẳng.

Hehe, đôi khi bàn tay chỉ được cụp xuống trong những tiết có dự giờ, là tín hiệu để giáo viên nhận biết được là "em không biết câu trả lời, cô đừng kêu em", dù 100 % học sinh dong tay cho xôm tụ.

Chu Mộng Long - Trò chơi ném dép

 

Báo Tuổi Trẻ tường thuật có đầu có đuôi vụ cô giáo và học sinh chơi "trò chơi ném dép" ở Tuyên Quang. Đầu đuôi là cô giáo có "khúc mắc" với học sinh, học sinh "phản ứng" và sau đó diễn ra "trò chơi ném dép". Tuy nhiên, báo không cho biết rõ là "khúc mắc" như thế nào.

Chỉ nói cô giáo "nhắc nhở" một số học sinh ở ngoài chưa vào lớp và "không đồng ý" khi học sinh xin ra ngoài. Chỉ có thế mà kết quả là xung đột diễn ra. Khi cô giáo đã sang dạy lớp khác mà học sinh vẫn kéo nhau sang tấn công cô giáo: nhốt cô giáo lại, chửi bới, ném rác, ném dép vào đầu cô giáo.

Nếu viết một vở kịch dựa trên tường thuật của báo như vậy thì ắt bạn đọc sẽ bảo: Đó là kịch phi lý hoặc là hư cấu một cách khiên cưỡng. Bởi vì nếu cô giáo chỉ nhắc nhở, không cho học sinh ra vào tùy tiện trong giờ học mà dẫn đến học sinh tấn công cô giáo là chuyện không thể xảy ra. Nếu chỉ vì thế mà bị tấn công thì nhà giáo nào chẳng một lần bị ăn đòn?

Lâm Bình Duy Nhiên - Thảm trạng giáo dục

 

Học sinh xúm lại đánh cô giáo. Cô giáo cũng dùng giày dép rượt đuổi và đánh học trò…

Dường như học trò tiểu học hay trung học cơ sở thôi!

Thật ngao ngán và xấu hổ! Liệu đó có phải là một trường hợp lẻ loi hay chỉ là bề nổi của tảng băng ngầm cho cái gọi là nền giáo dục Việt Nam ngày nay?

mardi 5 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Vụ cô giáo bị học sinh xúc phạm ở Tuyên Quang

Vụ cô giáo bị học sinh quây, ném dép, xúc phạm ở Tuyên Quang, mình xem 3 video đã thấy ngờ ngợ về cô giáo. Chắc phải thế nào mới bị bọn học sinh đồng lòng xúc phạm, kể cả mấy đứa con gái. Còn bọn học sinh bố láo mất dạy thì quá dễ thấy rồi. Nên thoạt nhìn là ai cũng muốn chửi bọn chúng đã.

Trong hai video quay bằng điện thoại, cô giáo tỏ ra nhẫn nhục, bất lực, học sinh thì càn quấy, còn tỏ ra chòng ghẹo trêu chọc cô như chọc người có tật. Nên mình đã cảm thấy trước đó cô đã thế nào đó, nên mới bất lực vậy. Lẽ thường phải báo ban giám hiệu và bảo vệ xử lý, có quyền bỏ dạy, bỏ lớp.

Đến khi xem video thứ ba, chắc là camera của trường, cô cũng đuổi theo học sinh để ném giày/dép, đánh học sinh, thì cảm giác của mình thấy đúng hơn một tí. Nhìn động tác thấy cô cũng không vừa. Nhưng mình vẫn chưa dám có ý kiến vì vẫn sợ linh cảm sai!

Hoàng Nguyên Vũ - Cả lớp “hỗn chiến” cô giáo ở Tuyên Quang: Học sinh ngày nay đã không còn coi thầy cô ra gì?

 

Lớp học bị khóa trái cửa. Bên trong là cô giáo và số rất đông học sinh của lớp. Học sinh cố tình trêu tức cô, nói hỗn, châm chọc cô giáo như thể châm chọc người điên ngoài chợ, cái cảnh mà ta vẫn thường thấy trong phim ảnh ở nông thôn bao đời nay.

Cô trong trạng thái không thể bình tĩnh, vác dép đuổi theo “trò ngoan”. Rồi như giữa đảo khỉ, đứa nhảy lên bàn, đứa trèo lên ghế vô thiên vô pháp. Có đứa còn cầm cả cái ghế phang lại cô giáo.

Sau đó, chúng dồn cô giáo vào một góc lớp để đấu tố, nhục mạ. Một học sinh nam chỉ tay năm ngón, nói năng hỗn hào, vênh mặt lên thách thức, sau đó tự dưng lăn đùng ra la làng là cô giáo đánh mình.