mardi 22 janvier 2019

Chuyên gia Hứa Tùng Tộ : Kinh tế Trung Quốc đang khủng hoảng


Cổ phiếu sụt giảm, nhà đầu tư không còn tin tưởng vào thị trường chứng khoán Trung Quốc.
(Frédéric Lemaître, Le Monde 22/01/2019) Thị trường tài chính suy sụp, doanh nghiệp phá sản, nợ vay không trả được…Đối với nhà kinh tế Hứa Tùng Tộ (Xiang Songzuo) ở đại học Nhân Dân, Bắc Kinh, Trung Quốc đang « chậm lại rất nhiều ».

Là cựu kinh tế gia trưởng Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, ông Hứa Tùng Tộ, sinh năm 1965, là giáo sư trường đại học Nhân Dân Bắc Kinh. Trong một hội nghị tháng 12/2018 tại Bắc Kinh ông đã đưa ra tỉ lệ tăng trưởng Trung Quốc chỉ có 1,67%, video này đã được xem hơn một triệu lần trên internet.

Hồi tháng 12/2018, ông đã đặt lại vấn đề về con số thống kê chính thức tăng trưởng của Trung Quốc. Theo ông, thì ở mức nào ?

Những người vượt biên



(VnExpress 29/12/2018) Soi 4 Sukhumvit, Bangkok, Thái Lan là một địa điểm du lịch nổi tiếng toàn cầu: từ đầu soi (hẻm) đi vào vài mươi mét là Nana Plaza - nơi mà các nhà thầu đã tự hào viết lên dòng chữ “Trung tâm giải trí người lớn to nhất thế giới” bằng đèn neon.

Ở đó, bạn sẽ tìm thấy nhiều hình ảnh mà các nhà quảng bá du lịch Thái Lan không muốn khoe ra. Sặc sụa hơi người, hơi nước hoa và hơi bia. Bước chân vào đó, với tất cả sự suồng sã của nó, nhiều khách du lịch đoan chính sẽ phải đỏ mặt.

Nhưng câu chuyện của chúng ta cách cái tụ điểm hấp dẫn ấy vài mươi mét: đầu soi 4, phía bên kia đường, bạn sẽ bắt gặp một người bán nước hoa quả. Tôi không biết bạn, trong trải nghiệm của mình, sẽ gặp chính xác người bán nước hoa quả nào, họ thay đổi vị trí liên tục. Nhưng tôi có thể thông báo cho bạn chính xác một điều: Cô ta hoặc anh ta, đến từ một xã ở Thanh Hóa.

Mạnh Kim - Người nghèo ở đâu trên bản đồ phát triển ?



Khoảng cách giàu nghèo và những bất công xã hội đang diễn ra có lẽ cần cả một quyển sách mổ xẻ chi tiết. Bài viết này chỉ đề cập vài nét nhỏ của bức tranh mà bất cứ ai cũng thấy nhưng có khi cố tình lờ đi…

Một trong những “tội” lớn nhất của người dân Lộc Hưng (Tân Bình, TP. HCM) là nghèo! Quá nghèo! “Nghèo thấy thảm!” – như người ta thường nói. Khu đất của họ sẽ được tránh xa nếu họ là thành phần “cán bộ” hoặc những kẻ đủ giàu để “chạy thuốc” nhằm biến những căn biệt thự xây trái phép thành hợp pháp. Người nghèo là vấn đề xã hội không quốc gia nào không đối diện, nhưng người nghèo Việt Nam không chỉ là những thân phận thiếu ăn thiếu mặc. Họ còn là tấm thảm để những bàn chân XHCN chùi xuống không thương tiếc cùng với vẻ mặt dối trá ma mãnh hất lên: “Đảng và Nhà nước luôn chăm lo cho người nghèo”!

lundi 21 janvier 2019

Điềm xấu cho Trung Quốc : Tăng trưởng chỉ 1,67%


(CourrierInternational 17/01/2019) Hôm 16/12/2018, ông Hứa Tùng Tộ (Xiang Songzuo), phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiền tệ Quốc tế thuộc trường đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh, cựu kinh tế gia trưởng Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc đã khuấy động dư luận. Bài diễn văn của ông đọc tại đại học Nhân Dân đã được trang web Hồng Kông Tân Thế Kỷ (Xinshiji) ghi lại.

Ông Hứa Tùng Tộ nói : « Sự kiện quan trọng nhất tại Trung Quốc năm 2018 là kinh tế bị chậm lại. Với mức độ trầm trọng như thế nào ? Tổng cục Thống kê thông báo GDP tăng trưởng 6,5%, nhưng một báo cáo nội bộ được một nhóm nghiên cứu của một định chế hàng đầu đưa ra hôm qua lại cho hai con số khác hẳn. Theo ước tính thứ nhất, tăng trưởng chỉ có 1,67%. Còn theo ước tính thứ hai, tăng trưởng là âm ! »

Lê Thành Văn - Tiếng chim cuốc trên đảo Hoàng Sa



Ta phải về Hoàng Sa
Tiếng chim cuốc chiều nay kêu não ruột
Tiếng chim cuốc vọng về thê thiết
Đất liền ơi, ai nỡ lìa xa!


Ta phải về Hoàng Sa
Một trăm năm, một ngàn năm đi nữa
Sóng dẫu vỗ trắng trời Đông Hải
Hoàng Sa - giọt máu Tiên Rồng.

dimanche 20 janvier 2019

Hải chiến Hoàng Sa 1974 - Âm mưu của Trung Quốc đã có từ lâu



Bài viết rất mạnh dạn của Infonet, mô tả khách quan các hoạt động khẳng định chủ quyền của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và sự hy sinh quả cảm của các chiến sĩ VNCH (mà lâu nay bị gọi là « ngụy ») trong trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 với quân xâm lược Trung Quốc.

(Infonet 18/01/2019) Sau cuộc gặp lịch sử giữa Mao Trạch Đông với Nixon vào đầu năm 1972, và sự kiện Mỹ rút ra khỏi Việt Nam sau Hiệp định Paris đầu năm 1973, Bắc Kinh đã thấy trước một khả năng mới: Họ có thể loại trừ khả năng can thiệp của Hải quân Mỹ nếu cưỡng chiếm các hòn đảo do Việt Nam Cộng Hòa quản lý.

Những bước chuẩn bị dài lâu

Cách đây vừa tròn 45 năm, ngày 19/1/1974, Hải quân Trung Quốc đã có trận đấu súng chóng vánh với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa để rồi sau đó chính thức chiếm đóng hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa một cách phi pháp. Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc vẫn không nhận được bất kỳ sự công nhận nào của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề chủ quyền của quần đảo này. Như vậy, Hoàng Sa vẫn là vùng lãnh thổ đang tranh chấp.

Nguyễn Đăng Trình - Thắp nhang & nói hộ cho 74 người lính Hoàng Sa



cả mấy trăm nghìn chiến sĩ vô danh
chứ đâu chỉ bảy tư người lính ấy
mỗi tấc biển tấc rừng thân thể Mẹ
đổi bao nhiêu xương máu giữ màu xanh


họ cầm súng chẳng đặng đừng chả lẽ
nhìn mồ cha mả tổ nát tan hoang
tuyệt chẳng phải bởi ngô triều nguyễn đại
và càng không vì đế quốc ngoại bang!

Nắm cát vàng từ Hoàng Sa



Cha con ông Mai Phụng Lưu đang lấy cát ở Hoàng Sa.

(Thanh Niên 19/01/2019) Năm 2011, ngư dân Mai Phụng Lưu ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã khiến không ít nhà báo ngỡ ngàng khi tung một loạt ảnh do hai cha con ông chụp tại đảo Bạch Quy thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Có thể nói, đó là những bức ảnh hiếm hoi của một người Việt Nam chụp được kể từ khi Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa vào ngày 19.1.1974.

Bối cảnh và diễn biến Hải chiến Hoàng Sa 1974



(Nghiên Cứu Quốc Tế 17/01/2019) Ngày 11/01/1974, các sĩ quan Nam Việt Nam nhận được báo cáo về những động thái của Trung Quốc trên hai hòn đảo của Nam Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hai ngày sau, Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn phái hai tàu khu trục Lý Thường Kiệt HQ-16 và Trần Khánh Dư HQ-4 tới thám sát.

HQ-16 tới đảo Hữu Nhật (Robert Island) vào 16/1 và nhận thấy đảo này đã bị “ngư dân” Trung Quốc, từ hai thuyền đang neo tại bãi ven đảo, chiếm đóng. Chỉ huy tàu HQ-16 lệnh cho những người Trung Quốc rời đảo và bắn thị uy để họ hiểu ý định của ông. Sau đó họ bắn và phá hủy các lá cờ Trung Quốc và một khu vực chế biến cá mà những “người đánh cá” triển khai 6 ngày trước đó.

HQ-4 tới Hoàng Sa ngày 17/1 và phái một đơn vị đặc nhiệm SEAL của Nam Việt Nam lên đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ảnh (Money Island) gần đó để nhổ những cờ Trung Quốc. Ngày 18/1, hai tàu chiến của Nam Việt Nam đuổi một tàu đánh cá bằng lưới rà của Trung Quốc, buộc con tàu bị phá hủy nặng nề này phải rời vùng biển. Sau đó các tàu khu trục Trần Bình Trọng HQ-5 và tàu quét mìn Nhật Tảo HQ-10 tới Hoàng Sa.

Ngô Nhân Dụng - Dám viết Trung Cộng ‘cưỡng chiếm,’ chưa đủ



(Người Việt 18/01/2019) Hôm nay là đúng 45 năm sau Ngày Tang Hoàng Sa, 19 Tháng Giêng, 1974. Hôm qua, mấy tờ báo của đảng Cộng Sản, Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Sài Gòn Giải Phóng, đã dám nói thẳng rằng Hoàng Sa bị quân Trung Cộng “cưỡng chiếm;” hoặc “dùng vũ lực cưỡng chiếm….”

Những tờ báo nêu trên đều nằm ở Sài Gòn. Mặc dù khắp nước có thể đọc những trang mạng của ba tờ báo trên nhưng các bức thư phản ứng được đăng tải với lời khen tờ báo Thanh Niên cũng chỉ xuất phát từ độc giả ở Sài Gòn; với lời lẽ mơ hồ như, “Cám ơn báo Thanh Niên đã viết về các sự kiện tại Biển Đông.”

Những ký giả bị đảng Cộng Sản khóa miệng và xỏ mũi được nới lỏng dây thừng, nhưng chỉ nới lỏng thôi. Họ vẫn tránh không nhắc đến tên họ các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và tên các chiến hạm anh dũng hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa. Tờ Sài Gòn Giải Phóng chỉ nhắc qua, “Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng kháng cự với bao chiến sĩ đã hy sinh.”

Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa thăm và tặng quà các nhân chứng


Đoàn công tác của UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) thăm và tặng quà các nhân chứng Hoàng Sa.

(SGGPO18/01/2019) Gặp gỡ và chuyện trò các nhân chứng, ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã bày tỏ lòng biết ơn và tri ân đến các nhân chứng lịch sử, những người đã từng sống, làm việc và chứng kiến quân Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa.

Chiều 17-1, ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) dẫn đầu đoàn công tác đến thăm hỏi và tặng quà cho 4 gia đình nhân chứng từng sinh sống, làm việc tại quần đảo Hoàng Sa, nhân 45 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa, 19-1-1974 – 19-1-2019.

Gặp gỡ và chuyện trò các nhân chứng, ông Võ Ngọc Đồng đã bày tỏ lòng biết ơn và tri ân đến các nhân chứng lịch sử, những người đã từng sống, làm việc và chứng kiến quân Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa.

Hoàng Sa luôn là máu thịt của đất mẹ Việt Nam



Hình ảnh những nhân chứng Hoàng Sa tại Nhà trưng bày Hoàng Sa.
(TTO 19/01/2019) - Cứ đến gần ngày 19-1, những cán bộ đang công tác ở UBND huyện Hoàng Sa lại ngược xuôi tìm thăm các nhân chứng một thời làm việc, đấu tranh bảo vệ Hoàng Sa. Những nhân chứng người còn người mất nhưng không ai bị quên lãng.

19-1 năm nay là đúng 45 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (19-1-1974).

Không bao giờ quên

Trước đó, trong hai ngày 17 và 18-1, UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) do ông Võ Ngọc Đồng, chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, dẫn đầu đã đến thăm hỏi gia đình các nhân chứng.

Đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà gia đình các nhân chứng còn sống, đồng thời đến thắp hương tri ân, thăm hỏi gia đình nhân chứng Lê Điều (đã mất).

Những người kể chuyện Hoàng Sa



Thuyết minh viên Nhà trưng bày Hoàng Sa giới thiệu chủ quyền quần đảo thân yêu đến du khách.

(TTO 19/01/2019) - Nhà trưng bày Hoàng Sa được xem là điểm hành hương của lòng yêu nước. Sau hơn 7 tháng đi vào hoạt động, đến nay nơi đây đã đón gần 20.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan.

Những nhân viên của Nhà trưng bày Hoàng Sa được ví như những "công dân Hoàng Sa". Mỗi ngày họ giới thiệu đến du khách về chủ quyền, giá trị pháp lý, chân lý của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Những "công dân Hoàng Sa"

Theo chân đoàn du khách đến từ TP.HCM thăm Nhà trưng bày Hoàng Sa vào một buổi sáng cuối năm, chúng tôi bắt gặp giọng nói trầm ấm dịu dàng của thuyết minh viên Trần Thị Lê Na (26 tuổi) trong tà áo dài nhuộm màu xanh của biển.

Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Hành động phi nghĩa



Triển lãm những chứng cứ lịch sử chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại TP Đà Nẵng. Ảnh: Bích Vân

(Ký tên một nhà nghiên cứu, bài viết này ghi nhận việc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đánh trả, gởi Công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối và dự định tái chiếm Hoàng Sa – TM)

(Soha 19/01/2019) Hành động cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 19-1-1974 được xem như một cuộc xâm lược phi nghĩa của Trung Quốc, bị cộng đồng quốc tế lên án.

Nhìn xuyên suốt lịch sử, đặc biệt là từ thế kỷ XVII, các nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã chiếm hữu, thực thi và bảo vệ chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào.

Nhăm nhe quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam

Trung Quốc bắt đầu chú ý đến quần đảo Hoàng Sa từ năm 1909. Từ đó cho đến năm 1945, chính quyền Trung Quốc nhiều lần ra tuyên bố về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa nhưng bị chính quyền Pháp ở Đông Dương phản đối.

45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông


Tàu cảnh sát biển Việt Nam tuần tra tại vùng biển Hoàng Sa. Ảnh Mai Thanh Hải

Đôi lời : Đúng 45 năm sau trận Hải chiến Hoàng Sa bi hùng ngày 19.01.1974, nhiều người chờ đợi xem báo chí nhà nước có dám đề cập đến hay không. Tờ Thanh Niên đã gây ngạc nhiên khi « bắn phát súng đầu tiên », đăng bài sớm nhất với việc mạnh dạn dùng từ Trung Quốc « cưỡng chiếm » Hoàng Sa ngay trên tựa đề, tuy không nói về trận đánh của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Thụy My đăng lại vài bài viết hiếm hoi về Hoàng Sa trên báo chí chính thức.

(Thanh Niên 17/01/2019) Trung Quốc đã có hàng loạt hành động phi pháp để phục vụ mục tiêu độc chiếm Biển Đông kể từ khi ngang ngược chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Cách đây 45 năm, Trung Quốc đưa quân cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 19.1.1974 sau khi đã chiếm cụm phía đông hồi thập niên 1950.

Từ đó đến nay, nước này liên tục ngang ngược tiến hành hàng loạt biện pháp nhằm củng cố hiện diện dân sự lẫn quân sự phi pháp tại Hoàng Sa, nhất là trong những năm gần đây, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và làn sóng lên án từ cộng đồng quốc tế.

Lê Mạnh Hùng -Trung Quốc, đối thủ nguy hiểm của Hoa Kỳ



Bắc Kinh phô trương hỏa tiễn đạn đạo chống hạm DF-21D trên quảng trường Thiên An Môn, 03/09/2015.

(Người Việt 16/01/2019) Năm 1999, Giáo Sư Paul Bracken của Đại Học Yale cho xuất bản cuốn sách “Fire in the East: The Rise of Asian Military Power and the Second Nuclear Age,” trong đó ông viết: “Cuộc đấu tranh giữa Mỹ và Trung Quốc… sẽ là sự kiện định nghĩa của thế kỷ thứ 21. Và Trung Quốc sẽ là đối thủ nguy hiểm hơn nhiều so với Liên Xô cũ.”

Và điều đó nay đã xảy ra, không phải là một cuộc tranh chấp thương mại bình thường mà là một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới. Việc xâm nhập liên tục vào các hệ thống điện toán quân sự và dân sự của Mỹ của những tay “hacker” người Hoa có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với các cơ quan an ninh tình báo của Trung Cộng chính là một cuộc chiến không tuyên bố.

Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm và chắc chắn sẽ còn kéo dài thêm cả nhiều chục năm nữa, bất kể rằng một thỏa thuận về thương mại có đạt được hay không vào lần này với những tấm hình ông tổng thống Mỹ cười sung sướng bắt tay ông chủ tịch Trung Quốc trong một tấm hình quảng cáo khiến cho giá cổ phần trên thế giới tăng vọt lên.

samedi 19 janvier 2019

Trần Trung Đạo - Giành lại Hoàng Sa chỉ là ảo tưởng ?



Một trong những điều kiện tiên quyết để một dân tộc tồn tại và phục hưng những giá trị vật chất và tinh thần đã bị cưỡng đoạt bởi một nước mạnh láng giềng, là niềm tin vào sự trường tồn của lịch sử dân tộc, và xây dựng nội lực chờ cơ hội quốc tế thuận tiện để giành lại chủ quyền.

Đó không phải lời an ủi suông mà là yếu tố quyết đinh. 

Nhờ nuôi dưỡng ý chí và đấu tranh cho lý tưởng phục hưng mà thế giới ngày nay có thêm những nước thịnh vượng như Ba Lan, Tiệp Khắc, Latvia, Estonia, Lithuania, Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và khá nhiều quốc gia khác. Những quốc gia này thoạt nghe tưởng đã có mặt từ xa xưa lắm, không, họ chỉ chính thức hiện diện như những nước cộng hòa sau khi Đế quốc Nga, Đế quốc Đức và Đế quốc Ottoman tan rã. 

Nguyễn Quang Duy - Chiến Lược Mỹ Thay Đổi Như Thế Nào Ở Biển Đông?



Theo Hồi ký của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, người trực tiếp chỉ huy hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974: “… việc tấn công lực lượng Trung Cộng là hoàn toàn do tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lịnh, không có sự đồng ý của Hoa Kỳ và không có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ dù là nhân đạo tối thiểu như vớt người trôi trên biển cả.”

Sau 45 năm, chiến lược Á Châu -Thái Bình Dương của Mỹ đã hoàn toàn thay đổi. Tưởng niệm 45 năm cuộc hải chiến Hoàng Sa là cơ hội tìm hiểu về chiến lược Biển Đông của Mỹ để từ đó rút ra bài học.

Vì sao Trung Cộng không chiếm được Trường Sa?

Theo Phó Đề Đốc Thoại, thiệt hại phía Việt Nam Cộng Hòa đã nặng, nhưng phía Trung Cộng vì bị tấn công nên thiệt hại nặng hơn. Soái hạm Kronstad 274 bị chìm. Đô đốc Phương Quang Kính, tư lịnh phó Hạm Đội Nam Hải và hầu hết bộ tham mưu đều tử trận. Hộ tống hạm Kronstad 271 và hai Trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng.

Hoàng Hải Vân - Hoàng Sa, nỗi uất hận 45 năm



19-1 năm nay, Hoàng Sa của chúng ta đã mất vào tay Trung Quốc 45 năm. Với tư cách từng là chiến sĩ QĐNDVN tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc chống Trung Quốc xâm lược, xin thắp nén hương tưởng nhớ các chiến sĩ VNCH đã anh dũng chiến đấu hy sinh để bảo vệ quần đảo này, dù sức của các anh không bảo vệ được.

Trong lịch sử thủy chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc từ thời Hai Bà Trưng đến năm 1974, chúng ta chưa hề thua Trung Quốc một trận nào. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã lợi dụng bối cảnh phức tạp của chiến tranh Việt Nam, khi lực lượng bảo vệ quần đảo không đủ sức và không có bất kỳ sự tiếp viện nào, đã đem quân cướp Hoàng Sa của ta bằng thủ đoạn đê tiện. Mất Hoàng Sa, lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta thua Trung Quốc một trận thủy chiến, đó là nỗi uất hận của toàn dân tộc.

Tạ Duy Anh - Hoàng Sa trong trí nhớ người Việt



Vào ngày này của 45 năm về trước, Trung Quốc đưa quân đánh chiếm phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa, do Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa quản lý hợp pháp, trước sự làm ngơ của Hoa Kỳ. Miền Bắc giữ im lặng, vì há miệng mắc quai. 

Trong thời kỳ căng thẳng sau chiến tranh biên giới đẫm máu 1979, sự kiện Hoàng Sa được đưa vào sách trắng của Bộ Ngoại giao, tố cáo việc Trung Quốc lợi dụng Việt Nam đang có chiến tranh, đánh chiếm Hoàng Sa như một bước đệm trong âm mưu thôn tính và nô dịch toàn cõi Đông Dương. 

Sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ, danh từ Hoàng Sa hoàn toàn biến mất trên báo chí chính thống của Việt Nam. Cho đến trước khi vấn đề Hoàng Sa được rụt rè đưa trở lại, hầu như người dân Việt Nam không hay biết gì mấy về phần lãnh thổ này.