Affichage des articles dont le libellé est Thảm họa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thảm họa. Afficher tous les articles

dimanche 22 août 2021

Nguyễn Công Khế - Xin cứ nói thẳng « Sài Gòn thiết quân luật » !

 

Tôi muốn các anh nói thẳng, không úp mở. Đại dịch rồi, số ca nhiễm kỷ lục rồi, người chết lên bốn con số rồi. Dân tình khốn khổ quá rồi.

Đồng bào hãy tuyệt đối tuân thủ lệnh giãn cách. Ở trong nhà đi, ai ở đâu ở yên đó cho lực lượng phòng chống dịch làm việc đi. Giao cho quân đội quản lý trong tình hình khẩn cấp đi.

Chúng tôi (tức Chính phủ và Chính quyền TP HCM), làm đủ mọi cách để đủ lương thực, thực phẩm, thuốc men cho đồng bào trong lúc này. Nhưng cũng mong mọi người chia sẻ với Nhà nước những khó khăn và kể cả sai lầm, lúng túng (như bí thư Nguyễn Văn Nên nói) của chúng tôi trong thời gian vừa qua.

Mai Thanh Hải - 599 ca tử vong tại thành phố Hồ Chí Minh !

 

Ngày 21-22.8, Tiểu ban điều trị của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ghi nhận 737 ca tử vong.

Trong đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh là 599.

vendredi 20 août 2021

Nguyễn Phương Yến - Sài Gòn ơi !

 

Cuối ngày, thông tin từ bản tin của Bộ Y tế được nhiều người, dù không ai mong nhưng rất quan tâm, đó là số ca tử vong.

Tối qua nhận được điện thoại của một bạn trong nhóm, mong muốn chuyển sớm nhất 1,5 tấn bao đựng tử thi vào Sài Gòn.

Vâng, là bao đựng tử thi - như một mệnh lệnh, phải làm ngay, không thể chần chừ với mặt hàng đặc biệt này.

mercredi 11 août 2021

HRW tố cáo đập thủy điện do Trung Quốc tài trợ gây thảm họa nhân đạo ở Cam Bốt


Đăng ngày:

Đập Hạ Sesan 2, một trong những đập thủy điện lớn nhất châu Á, được xây dựng tại điểm hợp lưu của hai nhánh lớn sông Mê Kông tại đông bắc Cam Bốt. Khi khu vực thượng nguồn bị ngập nước, phương tiện mưu sinh của các cộng đồng bản địa và người thiểu số sống dựa vào ngư nghiệp và nông nghiệp bị hủy diệt. Ngoài 5.000 người bị di dời, đập thủy điện này còn ảnh hưởng đến việc mưu sinh của hàng chục ngàn người khác ở thượng lưu và hạ lưu.

Phúc trình của HRW cho biết nhiều gia đình sống tại đây từ nhiều thế hệ đã bị buộc phải di dời sang những khu tái định cư khô cằn với số tiền bồi thường không đáng kể, thậm chí không được bồi thường. Trạm xá dột nát, không có nhân viên y tế, nước sinh hoạt không thể dùng để nấu ăn. Lượng tôm cá giảm mạnh có khi đến 2/3 vì luồng di cư của cá bị chặn. Một khảo sát năm 2009 cho thấy tất cả những người dân được hỏi đều phản đối dự án, nhưng nhà cầm quyền Cam Bốt chụp mũ những người phê phán hoặc không chịu di dời là phần tử gây rối.

mercredi 4 août 2021

Huy Đức - Ly nông, ly hương

 

Chúng ta đang chứng kiến cuộc hồi hương của những người nông dân lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.

Cuộc hồi hương lý giải vì sao lâu nay ở nhiều vùng nông thôn không còn nông dân, không còn thanh niên trai tráng và ở nhiều ngõ xóm không còn cả bóng trẻ thơ. Cuộc hồi hương không chỉ cho thấy khủng hoảng nhân đạo trên đường Cái mà rồi sẽ còn phát sinh nhiều vấn đề kinh tế xã hội trong những tháng năm tới sau các lũy tre làng.

Những địa phương có người về từ Sài Gòn, Bình Dương… không chỉ phải ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng từ những F0 rất có thể có trong dòng người trở về, vừa phải đảm trách các sứ mệnh nhân đạo. Mà còn, phải tiên liệu, họ sẽ sống ra sao cho đến khi Sài Gòn, Bình Dương… trở lại bình thường, và có thể nhiều người trong số họ không còn trở lại Sài Gòn, Bình Dương… nữa.

lundi 7 juin 2021

Nguồn gốc Covid : Khả năng virus lọt ra từ phòng thí nghiệm Trung Quốc ngày càng rõ


Nhật báo uy tín Le Figaro ngày 05/06/2021 đã dành hai trang lớn cho nghi vấn đại dịch đang hoành hành trên thế giới là do virus corona thoát ra khỏi phòng thí nghiệm Vũ Hán của Trung Quốc. Thụy My xin giới thiệu một trong số các bài viết.

( Adrien Jaulmes, Le Figaro 05/06/2021) Hơn một năm sau khi khởi đầu đại dịch đã làm đảo lộn cả hành tinh, lây nhiễm cho ít nhất 170 triệu người và làm trên 3,5 triệu người chết trên thế giới, bí ẩn vẫn bao trùm về nguyên nhân gây ra Covid-19.

Tất cả những câu hỏi và ý định điều tra đều vấp phải việc Trung Quốc nhất quyết từ chối cho biết bất kỳ một dữ liệu nhỏ nhoi nào, về đại dịch xuất phát từ lãnh thổ của họ. Thống kê không được truy cập hoặc đã bị xóa mất, các nhà khoa học, ngoại giao và nhà báo nước ngoài bị cấm vào, sự hung hăng từ chối của Bắc Kinh đến từ cấp cao nhất của bộ máy nhà nước, từ chính ông Tập Cận Bình.

dimanche 23 mai 2021

Đỗ Duy Ngọc - Virus Vũ Hán đã làm thay đổi thế giới


Tôi sinh ra trong thời Pháp thuộc, thời Việt Minh kháng chiến 9 năm chống Pháp. Lớn lên trong cuộc chiến tranh hai miền Nam, Bắc. Chứng kiến chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc và bọn Pôn Pốt ở biên giới Tây Nam.

Nhiều người thân, bạn bè tôi đã chết trong các cuộc chiến tranh đó. Bản thân tôi cũng đã phải sống và là chứng nhân của các cuộc chiến. Tôi cũng đã xem, đã đọc nhiều cuốn phim, nhiều cuốn sách viết về hai cuộc thế giới đại chiến. Tôi cũng thường theo dõi cuộc chiến ở Trung Đông, Afghanistan, Iran, Irac...

Cuộc chiến nào cũng gây đau thương, mất mát, khổ đau, tàn phá, chết chóc. Thế nhưng, ở thế kỷ 21, cơn dịch bệnh Virus Vũ Hán có lẽ là một cuộc chiến tồi tệ nhất, khốn nạn nhất.

lundi 3 mai 2021

Nguyen Khan - Đẳng cấp của nước ăn mày


Cực chẳng đã Ấn Độ mới đi ăn mày, thì ăn mày cho đáng. Ăn mày nước giàu đàng hoàng như Mỹ và các nước dân chủ văn minh, không ăn mày nước độc tài đểu cáng và gian ác như Trung Cộng.

Dẫu Ấn Độ là nước gửi hàng cứu trợ giúp Vũ Hán chống dịch sớm nhất. Song vì nhà cầm quyền độc tài Trung Cộng lấn chiếm biên giới Ấn Độ tạo ra cuộc khủng hoảng biên giới nghiêm trọng, hiện vẫn còn đang nóng, thì dây vào chúng làm gì để thành cá mè một lứa...

Thân với kẻ cướp trước sau cũng bị chúng cướp. Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam bị Trung Cộng cướp là một trong những ví dụ minh họa lòng tốt của Bắc Kinh.

jeudi 29 avril 2021

Đỗ Duy Ngọc - Vàng bạc, châu báu và oxy


Trong cơn đại dịch hiện nay trên thế giới, tình hình ở Ấn Độ là bi thảm nhất. Độ bi thảm không chỉ ở số lượng người bệnh và con số người chết, mà nằm ở chỗ quốc gia này không có đủ phương tiện để phục vụ cho người bệnh lẫn người chết.

Trong ngày 27.4, số người chết ở Ấn Độ vì Covid là 2.771 trường hợp trong một ngày. Cũng trong ngày, số người bị mắc bệnh ở Ấn Độ là 323.114 người, tương đương số người mắc bệnh trên toàn thế giới trong ngày qua là 352.991 người. Số người chết vì virus gây viêm phổi của Ấn Độ đã gần chạm mốc 200.000 người.

Bệnh viện quá tải, không còn giường, hàng chục người chen chúc trên giường và trên các lối đi của bệnh viện. Oxy không còn cho bệnh nhân. Không còn chỗ trong các lò thiêu, người ta đốt lửa ở các bãi đất trống để thiêu xác. Nhiều làng mạc, nhiều thành phố không khí khét lẹt mùi xác cháy và khói đen bao trùm. Nhiều nơi khung cảnh như địa ngục. Xóm làng đầy những đống lửa và dưới mỗi đống lửa đó là một xác chết. Nhiều nơi không còn củi để thiêu người.

lundi 26 avril 2021

Ấn Độ trong thảm họa Covid, tòa án yêu cầu « đi xin, đi ăn cắp oxy »


Đăng ngày:

Les Echos báo động « Thiếu oxy, các bệnh viện Ấn Độ cầu cứu ». Làn sóng bệnh nhân Covid tràn ngập khiến nhu cầu oxy dùng cho y tế bùng nổ, Ấn Độ ngày càng chìm sâu vào khủng hoảng.

 

Tòa án Tối cao New Delhi : « Hãy đi xin, đi mượn, đi ăn cắp ô-xy ! »

dimanche 25 avril 2021

Hoàng Nguyên Vũ - Đừng để những đau thương lặp lại !


Cô-vít ngay nước láng giềng, hãy ngưng pháo hoa và hạn chế du lịch nếu không muốn lặp lại thảm cảnh đau thương như Ấn Độ !

Không biết phải nói gì khi chứng kiến một Ấn Độ hoàn toàn vỡ trận, người chết không kịp thiêu...Một trong những nguyên nhân bắt đầu từ đám đông.

Một Thái Lan, Campuchia không mấy khả quan trước những làn sóng cô-vít mới.

Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ: Nhân ơi, xin em đừng chết !


(TTO 24/04/2021) - Trong lá thư gửi riêng cho Tuổi Trẻ, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu chia sẻ những tâm sự đầy cảm xúc của ông về tình hình sức khỏe của anh Nhân, một kỹ sư Việt Nam đang giúp xây trụ sở Đại sứ quán, vừa mắc Covid-19.

Giữa lúc Ấn Độ đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh Covid -19 nghiêm trọng thứ hai, những người Việt đang sinh sống, làm việc tại đây cũng đối diện với nguy cơ lây nhiễm bệnh rất lớn. Không ít người đã mắc bệnh.

Khi mà hệ thống y tế của Ấn Độ cũng đang quá tải, không đảm đương nổi việc chăm sóc cho chính người dân nước sở tại, các cư dân nước ngoài chắc chắn sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn hơn nữa nếu không may mắc bệnh.

Phạm Sanh Châu - Ấn Độ, làn ranh sống chết mong manh



(Bài viết trên Facebook của ông Phạm Sanh Châu, đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ)

Trong cuộc đời của mình kể cả những lúc nằm trong hầm trú ẩn để tránh máy bay ném bom của Mỹ vào những năm 1970, chưa bao giờ cảm thấy làn ranh giữa cái chết và sự sống lại mỏng manh đến thế.

Giờ đây nếu ai mắc Covid 19 ở đây thì chỉ còn trông cậy vào sức đề kháng của bản thân và sự may rủi của số phận, vì gọi điện đến bệnh viện nào thì cũng được cho biết là giường bệnh không còn, máy thở ô xy đã hết và ô xy cũng hết luôn.

Trong 24 giờ qua đã có 315.000 ca nhiễm và 2.100 người chết. Cứ 40 giây lại có một người chết vì Covid. Mà họ đâu có phải xa lạ gì, nhiều người là mối quen biết và đối tác làm việc của đại sứ quán (ĐSQ).

Phan Quốc Thiều – Hệ thống y tế Ấn Độ đã tan vỡ trước Covid


Bạn tôi, Rohit Radan, một chuyên gia công nghệ thông tin Ấn Độ, có 3 năm làm việc tại Việt Nam, mới về nước từ cuối năm trước và vô tình “đón” làn sóng Covid thứ 2 quá khủng khiếp đã có bài viết ngắn gửi tôi, xin được post lên như sau:

“Gia đình tôi đang sống tại một trong những khu chung cư thuộc dạng khang trang tại Mumbai, thành phố lớn nhất Ấn Độ. Hiện giờ công việc quen thuộc mỗi sáng của tôi là xuống xem bảng thông báo của bộ phận quản lý là đến nay đã có bao nhiêu người trong khu chung cư đang mắc Covid có kết quả xét nghiệm, bao nhiêu gia đình có người nhiễm bệnh đang chữa tại nhà để chủ động phòng tránh.

Bảng danh sách này mỗi ngày một dài thêm vì hiện nay tại Mumbai chính quyền gần như chỉ phản ứng được với Covid bằng cách hỗ trợ xét nghiệm, còn việc chữa trị là không thể.

Lưu Nhi Dũ - Vì sao Ấn Độ thất thủ trước sóng thần Covid-19?


Ấn Độ đang chìm trong sóng thần Covid-19. Những hình ảnh kinh hoàng trên báo chí cho thấy sức mạnh "diệt chủng" của SARS-CoV-2 và các biến thể của nó có sức tàn phá như thế nào.

Vì sao một nước được xem là "nhà thuốc của thế giới", sản xuất dược phẩm lớn thứ 3 trên thế giới, cung cấp 60% vaccine cho cả thế giới, xuất khẩu số lượng lớn vaccine ngừa Covid-19, lại chìm trong "sóng thần" Covid-19?

Nguyên nhân là do chủ quan. Như hôm 14-4 trong khi chưa khống chế được dịch Covid, hàng trăm ngàn tín đồ Hindu tham gia lễ hội Kumbh Mela bên bờ sông Hằng, làm hơn 1.000 người mắc Covid-19 chỉ trong 48 giờ tại thành phố Haridwar.

Mạnh Quân - Sông Hằng đỏ lửa, Việt Nam có mãi là vùng đất yên bình ?

Ba tuần trước, có anh bạn tôi từ Mỹ về (đã hết cách ly). Ngồi nhậu, có người nói là Mỹ chống dịch kém, anh gạt đi nói:

- Chẳng phải. Xem trên báo thì thấy có nhóm nọ nhóm kia biểu tình, chống cách ly thế thôi chứ trên thực tế, ở Mỹ, hầu hết các địa điểm công cộng họ phòng dịch nghiêm ngặt lắm. Ví dụ như quán ăn như này, họ cách ly đúng chuẩn luôn, ai ra vào đều lau, xịt khuẩn từng tí một.

"Tôi thấy như Việt Nam mình là may mắn kiểu gì đó thôi, chứ giờ thấy phần lớn nhiều nơi phòng dịch gần như không. Như ở chùa Tam Chúc, hàng vạn người chen chúc nhau thế... Rồi bao nhiêu địa điểm công cộng: Lễ hội Đền Hùng, chùa Hương, các loại giải chạy…Toàn vạn người mà số đeo khẩu trang rất ít. Nếu có vài người mắc thì thôi rồi, chống kiểu gì?", anh bạn tôi nói.

dimanche 6 décembre 2020

Lưu Trọng Văn – Formosa, phán quyết mới của Tối cao Pháp viện Đài Loan


Chúc mừng cha Nguyễn Thái Hợp !

Gã lang thang các giáo xứ ở Hà Tĩnh, nơi cha Nguyễn Thái Hợp làm giám mục. Vào bất cứ nhà giáo dân nào cũng nghe những lời thân thiết về cha Hợp. Nào là cây cầu ấy do cha Hợp giúp làm. Nào là nhà chống lũ ấy do cha Hợp giúp dựng...Nào là cha đã tới cái xóm đạo nghèo này ăn bữa cơm rau đạm bạc cùng bà con...

Cha Hợp sau những ngày đi cứu giúp giáo dân vùng lũ trở về Hà Tĩnh, cha dặn gã có đến Hà Tĩnh thì điện cho cha cùng đàm đạo chữ Việt, hồn Việt. Có lần gã hỏi cha, nếu thời vận đổi thay thì đạo Thiên Chúa ở Việt Nam sẽ thế nào? Cha đáp: Thời vận nào thì đạo Thiên Chúa ở Việt Nam cũng và chỉ đồng hành với Dân tộc.

jeudi 3 décembre 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Thủy điện nhỏ và vấn đề lũ lụt


1. VỀ TÁC ĐỘNG ĐA DẠNG CỦA THỦY ĐIỆN Ở BA MIỀN BẮC TRUNG NAM

Thủy điện là nguồn năng lượng quý giá. Nhưng phải được sử dụng một cách khoa học. Nếu không, nó sẽ mang lại những tác hại khôn lường.

Trong thời kỳ phát triển công nghiệp ban đầu, các quốc gia đều cần đến thủy điện và thường tập trung phát triển thủy điện. Sự phụ thuộc lớn vào thủy điện đã dẫn đến các vi phạm vượt ngoài tầm kiểm soát và để lại các tác hại cho con người cùng môi trường. Mức độ tác hại có khác nhau tùy theo sự kiểm soát ở mỗi quốc gia.

mercredi 11 novembre 2020

Lưu Trọng Văn - Quốc hội cần sớm ra Luật Thủy điện, trả lại Bình yên cho con người.


Nhà máy thủy điện đầu tiên trên thế giới là tại Anh năm 1870. Nhưng Anh, nơi có nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, không hề là cường quốc thủy điện. Trong 73 thủy điện lớn có công suất hơn 2000 MW trên thế giới thì Trung Quốc chiếm 21 nhà máy với tổng công suất 105.000 MW, và sắp hoàn thành thêm ba nhà máy khổng lồ nữa.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, nước nào đang tập trung năng lượng thủy điện thì nước đó đang phát triển nóng. Phát triển nóng là ưu tiên cho phát triển và lợi nhuận, bất chấp tác động của môi trường thiên nhiên.

Trước hết phải thấy tác dụng của thủy điện: đó là nguồn năng lượng tái tạo, rẻ và tạo nguồn nước tập trung để có thể điều tiết phục vụ nông nghiệp, dân sinh. Chính vì vậy thủy điện chiếm 20% lượng điện của thế giới.

samedi 31 octobre 2020

Đỗ Duy Ngọc - Đừng biến những đập thủy điện thành nấm mồ của dân

Báo VnExpress trong bài "Tranh cãi tác động của thủy điện nhỏ tới mưa lũ", có đăng phát biểu của ông Nguyễn Tài Sơn vốn là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện, PGS Vũ Thanh Ca, Khoa Môi trường, Đại học Tài Nguyên và Môi trường. Ngoài ra còn có ông Đỗ Đức Quân, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương).

Cũng như lập luận của các lãnh đạo Bộ Tài nguyên Môi trường và một số Tiến sĩ, Giáo sư và Phó Giáo sư công tác hoặc liên quan đến Bộ Môi trường. Tất cả các ông ấy đều cho rằng thủy điện không phải là nguyên nhân đưa đến lũ lụt.

Cũng phải thôi, tất cả đều có kiếm ăn từ những dự án thủy điện, ai dũng cảm đập bể nồi cơm, tự cắt lợi nhuận của mình do đó họ bắt buộc phải bảo vệ thủy điện.