Affichage des articles dont le libellé est Dầu khí. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Dầu khí. Afficher tous les articles

vendredi 25 février 2022

Nguyen Khan - Số phận Ukraina đang bồng bềnh trên hai đường ống dẫn dầu chảy ngược ?


Đúng là lịch sử không tồn tại chữ nếu vì nó vô nghĩa, biết vậy nhưng…

- Nếu những ngày đầu tiên ngồi trên ghế nóng tòa Bạch Ốc, tân tổng thống Mỹ Joe Biden không vội vã ký quyết định ngưng dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL pipeline từ Canada đến Mỹ.

Không hạn chế khai thác dầu khí đá phiến (để bảo vệ môi trường) làm hàng vạn người Mỹ thất nghiệp kêu trời, biến Mỹ từ một nước có ảnh hưởng nhất trong việc hình thành giá dầu, thành nước phụ thuộc giá dầu do OPEC và Nga thao túng.

mardi 26 octobre 2021

Biển Đông: Tàu Trung Quốc "quấy nhiễu" tàu Malaysia tại nhiều khu vực dầu khí


Đăng ngày:

Ông Greg Poling, giám đốc AMTI trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) nói rằng tuần duyên Trung Quốc nhắm đến việc « kiểm soát » bãi cạn Luconia, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, nơi tập đoàn Petronas của Malaysia có nhiều mỏ dầu khí. 

Tuần trước, ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah dự báo tàu Trung Quốc sẽ còn đến quấy nhiễu khi Petronas tiếp tục khai thác mỏ khí Kasawari được phát hiện từ cuối 2011, trữ lượng có thể lên đến 85 tỉ mét khối. Mỏ này giàu tiềm năng đến nỗi tổng giám đốc Petronas nói rằng có thể giúp Malaysia trở thành một trong năm nhà xuất khẩu khí hóa lỏng hàng đầu thế giới.

jeudi 8 juillet 2021

Trung Quốc quấy nhiễu dự án khí đốt của Malaysia trên Biển Đông


Đăng ngày:

Đây là lần thứ ba trong vòng 18 tháng qua các tàu tuần duyên Trung Quốc quấy nhiễu việc khai thác dầu khí của Malaysia. AMTI nhận định, sự kiện này thêm một lần nữa cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh ngăn trở các hoạt động dầu khí của các quốc gia láng giềng ngay trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ. Và việc xâm nhập không phận cũng không phải là tình cờ, mà chứng tỏ Bắc Kinh sẵn sàng leo thang gây áp lực lên các nước yêu sách chủ quyền Biển Đông để họ phải lùi bước.

Energy Voice trích nhận xét của chuyên gia Ian Storey thuộc Viện ISEAS, cho dù Trung Quốc muốn mở rộng quan hệ kinh tế và duy trì quan hệ thân thiện với Malaysia, nhằm buộc Kuala Lumpur ký kết các thỏa thuận khai thác chung, tuần duyên Trung Quốc vẫn gia tăng áp lực qua việc quấy nhiễu các giàn khoan, tàu tiếp liệu và tàu thăm dò của Malaysia.

mercredi 21 avril 2021

Tổng thống Philippines muốn gởi chiến hạm đến Biển Đông để bảo vệ nguồn lợi dầu khí


Đăng ngày:

Ông Duterte tuyên bố, các tàu của hải quân Philippines đang « tuần tra bảo vệ chủ quyền » trong khu vực. AFP dẫn lời tổng thống Philippines nói rằng không muốn xung đột về việc đánh cá vì không tin nguồn lợi hải sản đủ để tranh chấp, nhưng khi bắt đầu khoan tìm dầu khí, sẽ đưa chiến hạm đến để hỗ trợ cho yêu sách của mình. Duterte không quên nhấn mạnh ý định « vẫn là bạn bè » và « chia sẻ nguồn lợi ».

Rodrigo Duterte khi vừa lên cầm quyền năm 2016 đã xích lại gần với Bắc Kinh, đang là mục tiêu bị chỉ trích vì tỏ ra thụ động trước sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông.

vendredi 15 janvier 2021

Mai Bá Kiếm - Chỉ còn gần anh một giây phút thôi !


Ngày 14/1/2021, sáu ngày trước khi Tổng thống Trump mãn nhiệm, Ngoại trưởng Pompeo thông báo, Hoa Kỳ sẽ không cho nhập cảnh các doanh nhân, giới chức hay bất cứ ai của Trung quốc có liên hệ tới việc cưỡng đoạt chủ quyền của các nước trên vùng biển Đông Nam Á.

Reuters, tờ báo “thổ tả” đã lên án “Các động thái này có thể khiến căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng trước thềm lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden. Bộ máy chuyển giao của ông Biden hiện chưa phản hồi với đề nghị bình luận”.

Tiếc quá, phe Biden chưa hoàn hồn nên chưa ban cho Reuteurs “những lời vàng ngọc” để chửi Trump. Còn tôi rất cảm phục các động thái này của Trump, vì...

vendredi 4 décembre 2020

Đặng Sơn Duân - Đòn cảnh cáo của Mỹ với CNOOC, chủ giàn khoan 981


Bộ Quốc phòng Mỹ sáng nay đã chính thức đưa Tập đoàn Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) vào danh sách đen có liên hệ với quân đội Trung Quốc.

Trung Quốc có ba tập đoàn dầu khí lớn là SINOPEC, CNPC và CNOOC, trong đó CNOOC nhỏ nhất. Nói thật nếu áp dụng tiêu chí “có liên hệ với quân đội” như Bộ Quốc phòng Mỹ nêu ra thì hai tập đoàn SINOPEC và CNPC muốn áp lúc nào cũng được.

Nhưng hiện chỉ có CNOOC bị điểm danh thì “liên hệ với quân đội” chỉ là cái cớ. Nguyên nhân sâu xa không nói ra mà ai cũng hiểu là vì CNOOC là thằng đầu têu chuyên đi dọa nạt, quấy phá và cướp bóc tài nguyên dầu khí của các nước ở Biển Đông mà Việt Nam là nạn nhân lớn nhất.

vendredi 30 octobre 2020

Lưu Trọng Văn - Bịt miệng, mắt... cười


Trùm CIA và là đương kim ngoại trưởng Mỹ Pompeo đến Việt Nam. Chuyến đi được cho là bất ngờ ; nhưng quan sát các động thái, tiến trình quan hệ Việt- Mỹ mấy năm gần đây thì chuyến đi này là những bước tất yếu của hành trình tất yếu.

Mỹ đủ khôn ngoan để xác định Việt Nam đóng vai trò gì ở bàn cờ chiến lược thế giới. Mỹ không muốn đẩy quan hệ liên minh, đồng minh để tạo cái thế khó cho Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc.

Mỹ thấy rõ vị trí địa chính trị của Việt Nam là một chốt chặn tư tưởng bành trướng cộng sản Đại Hán. Việt Nam đổ vào tay Trung Quốc, khối ASEAN chiến lược đổ. Một vành đai một con đường thành...xa lộ.

jeudi 1 octobre 2020

Địa Trung Hải : Thổ Nhĩ Kỳ dịu giọng với Hy Lạp


Đăng ngày:

Tuy Athens có được sự hỗ trợ của châu Âu, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lại được hầu như toàn dân đồng tình ủng hộ, theo nhận xét của thông tín viên Anne Andlauer tại Istanbul.

« Ngồi trên chiếc ghế đẩu nhỏ trước cửa hàng thiết bị điện thoại di động của mình, Oguz không tỏ dấu hiệu lo ngại nào về tình hình căng thẳng với nước Hy Lạp láng giềng ở phía đông Địa Trung Hải. Người bán hàng này nhiệt tình ủng hộ đất nước và tổng thống Erdogan.

dimanche 6 septembre 2020

Hy Lạp bác tin thảo luận với Thổ Nhĩ Kỳ để tránh sự cố ở Địa Trung Hải

Tàu thăm dò địa chấn Oruc Reis của Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động ngoài khơi các đảo Hy Lạp gây tranh chấp hiện nay giữa hai bên.. REUTERS/Yoruk Isik
Đăng ngày:


Thông cáo của bộ Ngoại giao Hy Lạp khẳng định: « Các thông tin được tiết lộ về các thảo luận mang tính kỹ thuật ở NATO không đúng với thực tế (…) Việc giảm thang căng thẳng chỉ diễn ra khi nào tất cả các tàu Thổ Nhĩ Kỳ rút lập tức khỏi thềm lục địa Hy Lạp ».

Từ ngày 10/08, Ankara đã đưa tàu thăm dò địa chấn Oruç Reis và chiến hạm hộ tống đến tìm kiếm dầu khí ngoài khơi đảo Kastellorizo của Hy Lạp, cách bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ 2 km. Đến cuối tháng Tám, căng thẳng tăng cao giữa Athens và Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ tập trận với Mỹ và sau đó với Nga, còn Hy Lạp tập trận với Pháp, Chypre và Ý.

lundi 10 août 2020

Lưu Trọng Văn - Lịch sử dầu khí Việt Nam không thể bỏ qua những ký ức này



Nếu tìm được dầu từ năm 1973 thay vì 1975, phải chăng vận mệnh Việt Nam sẽ khác ? Ảnh: Mỏ dầu Bạch Hổ
Gã vừa nhận được mail của anh rể gã ở San Diego, Mỹ:

"Xin chuyển đến Văn bài viết mới về dầu hỏa Việt-Nam. Tác giả Trần Văn Khởi, anh ruột của anh, lúc trước là Tổng Cục Trưởng, Tổng Cục Dầu Hỏa và Khoáng Sản Việt Nam là người chịu trách nhiệm về việc đấu thầu khai thác dầu hỏa cho Việt Nam tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975."

Kèm theo thư này là thư của ông Trần Văn Khởi gửi cho em trai mình ngày 5.8.2020:

"Có bài mới viết về ông Phạm Kim Ngọc nguyên Tổng Trưởng Kinh Tế, người có công đầu cho việc thăm dò và khai thác dầu khí ở miền Nam Việt Nam, gởi để em đọc trong lúc cách ly vì Covid.

samedi 18 juillet 2020

Trương Nhân Tuấn - Trung Quốc có thèm khát dầu khí đến mức phải ép Việt Nam ?



BBC có các bài viết liên quan tình trạng "bi đát" trong lãnh vực khai thác dầu khí của Việt Nam. 

Hôm trước Bill Hayton có bài nói là Việt Nam phải bồi thường một tỉ đô la cho các công ty khai thác dầu khí Repsol (Tây Ban Nha) và Mubadala của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Tác giả nói rằng do "sức ép" của Trung Quốc mà Việt Nam phải hủy hợp đồng với các đối tác này và chấp nhận bồi thường (một tỉ đô) cho họ. 

Hôm qua lại thêm tin "bi đát" khác là công ty hợp doanh Ấn Độ-Nga-VN Rosneft cũng hủy hợp đồng với giàn khoan Noble Corporation. Lý do, từ miệng đại diện ngành dầu khí và năng lượng Việt Nam, ông Nguyễn Lê Minh: "Không phủ nhận việc Trung Quốc gây sức ép". 

Trung Quốc thèm khát dầu khí đến mức (phải ép Việt Nam) như vậy hay sao ?

jeudi 9 juillet 2020

Biển Đông : Hai tàu hải cảnh Trung Quốc tiến gần giàn khoan Việt Nam

Đăng ngày:


Tàu hải cảnh mang số hiệu 5402 từ Tam Á đến Đá Xu Bi, và sáng 04/07 lao về phía giàn khoan khai thác mỏ khí đốt Lan Tây với tốc độ cao (15 hải lý/giờ). Có lúc tàu này chỉ cách giàn Lan Tây có 1,3 hải lý, đây là giàn khoan hoạt động ổn định từ nhiều năm qua của Việt Nam.

Đến ngày 06/07, tàu này tiến gần một giếng thuộc mỏ Phong Lan Dại, cách khoảng 2,5 hải lý. Đây là giếng mà Rosneff Việt Nam khoan thăm dò vào năm ngoái, trong bối cảnh bị Hải Dương Địa Chất 8 cùng với các tàu hải cảnh, và cả oanh tạc cơ của Trung Quốc đe dọa. Cũng theo nguồn tin trên, lẽ ra Rosneff khoan thẩm lượng vào tháng Sáu năm nay nhưng Bắc Kinh gây áp lực nên chưa thể tiến hành.

samedi 23 mai 2020

Cuộc đối đầu West Capella, bước tiến trong chính sách Biển Đông của Mỹ

Tuần dương hạm USS Gabrielle Giffords (LCS 10) hoạt động gần giàn khoan dầu West Capella ngày 13/05/2020. Ảnh do Bộ tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương (Hải quân Mỹ) công bố. © US Navy/MC2 Brenton Poyser
Đăng ngày:


Chiến dịch West Capella

Khi tập đoàn dầu khí Petronas của Malaysia thuê giàn khoan West Capella để khai thác tại vùng biển chồng lấn mà Malaysia và Việt Nam cùng yêu sách chủ quyền, Trung Quốc bèn điều chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi) cùng với một đoàn tàu hải giám và dân quân biển đến (địa điểm West Capella hoạt động nằm bên trong đường lưỡi bò do Bắc Kinh vẽ ra).

Đáp lại, Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện gần West Capella trong gần một tháng. Trước hết là tàu tuần duyên tác chiến USS Gabrielle Giffords đã từng được điều đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương từ tháng 9/2019, nay tuần tra từ ngày 26 đến 28/04. Ngày 29/04, hai oanh tạc cơ B-1B của Không quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Ellsworth ở South Dakota, tiến hành phi vụ 32 tiếng đồng hồ trên Biển Đông.

mercredi 8 janvier 2020

Putin thăm Thổ Nhĩ Kỳ : TurkStream và Libya là chủ đề chính

Tổng thống Nga Putin và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tại Istanbul ngày 08/01/2020.
Đăng ngày:


Đường ống chạy qua Hắc Hải này giúp Matxcơva xuất khẩu khí đốt qua Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu, tránh đi qua Ukraina. Hai tổng thống cũng thảo luận những hồ sơ quan trọng của khu vực, bắt đầu là cuộc xung đột Libya, nơi Ankara và Matxcơva ủng hộ hai phe đối địch. Từ Istanbul, thông tín viên Anne Andlauer tường trình :

« Chuyến thăm Istanbul của ông Vladimir Putin để khánh thành đường ống dẫn khí TurkStream đã được dự kiến từ lâu, nhưng lại diễn ra rất đúng lúc. Cuộc xung đột ở Libya dường như đã có bước ngoặt mới kể từ khi Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 02/01/2020 cho phép gởi quân sang hỗ trợ chính phủ thống nhất quốc gia, đối phó với lực lượng của Khalifa Haftar.

mardi 31 décembre 2019

Nga và Ukraina đạt được thỏa thuận khí đốt vào phút chót

jeudi 12 septembre 2019

Biển Đông : Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay các tàu khỏi bãi Tư Chính

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo, Hà Nội, ngày 25/07/2019.

Theo báo chí trong nước, bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay 12/09/2019 yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng các tàu hải cảnh đi kèm ra khỏi bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. 

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo chiều nay tuyên bố : « Việt Nam kiên quyết phản đối việc nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng biển của mình theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 ». 

Phía Việt Nam « yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu này ra khỏi vùng biển Việt Nam », khẳng định việc vi phạm này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong quan hệ hữu nghị giữa hai nước. 

Philippines : Trung Quốc muốn hạn chế các lực lượng nước ngoài tại Biển Đông

Ảnh hải quân Mỹ chụp Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa, Biển Đông, ngày 21/05/2015 cho thấy các tàu Trung Quốc hoạt động tại đó.

Ngoại trưởng Philippines hôm 11/09/2019 cho biết, Trung Quốc trong quá trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) muốn hạn chế sự hiện diện của quân đội nước ngoài, cũng như việc các công ty ngoại quốc tham gia vào các dự án dầu khí tại Biển Đông.

Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. khi trả lời phỏng vấn kênh ABS-CBN News tiết lộ, việc thương lượng « có lúc đã hết sức gay gắt », vì Bắc Kinh nhất định đòi « không có cường quốc quân sự nước ngoài nào được hiện diện tại Biển Đông », « nếu các vị muốn khai thác dầu khí thì chỉ có thể làm việc với chúng tôi ».

Cũng theo ông Locsin Jr., tuy nhiên hiện nay Trung Quốc tỏ ra hòa hoãn hơn, không còn kiên quyết đòi loại bỏ sự hiện diện quân sự của nước ngoài, và theo ông, chủ yếu chỉ nhắm vào « các địch thủ của Trung Quốc và một số đồng minh của Philippines ». Ông bày tỏ hy vọng những trở ngại có thể được tháo gỡ trong thời gian tới.

mardi 10 septembre 2019

Biển Đông : Trung Quốc quấy nhiễu, Mỹ rút khỏi dự án Cá Voi Xanh ?

Một cơ sở của tập đoàn dầu khí Exxon Mobil tại Texas.

Hôm nay 10/09/2019 tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc vẫn đang hoạt động tại bãi Tư Chính của Việt Nam, sau khi quay về từ Đá Chữ Thập cách đây hai ngày. Trong khi đó rộ lên thông tin tập đoàn ExxonMobil của Mỹ rút lui khỏi mỏ khí đốt Cá Voi Xanh (Blue Whale) nằm gần Quảng Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 55 hải lý.

Nhà báo Huy Đức hôm qua 09/09/2019 viết trên Facebook : « ExxonMobil (US) bỏ cuộc ! Trước sức ép của Tập các siêu cường đều bỏ mặc : UK (BP 2007), Nga (2016), Tây Ban Nha (2018)…Xoay trục về đâu ? »

Một nguồn tin khác nói rằng ExxonMobil hôm 28/8 đã thông báo cho phía Việt Nam ý định bán lại toàn bộ cổ phần ở mỏ Cá Voi Xanh.

Trung Quốc « giết gà » Repsol để « dọa khỉ » Exxon ?

jeudi 5 septembre 2019

Biển Đông : Nghi vấn về các tàu Trung Quốc ở bãi Tư Chính

Các tàu hải cảnh Trung Quốc rời bãi Tư Chính đến Đá Chữ Thập ngày 05/09/2019.

Theo tài khoản South China Sea News trên Twitter chuyên theo dõi tin tức Biển Đông, hôm nay 05/09/2019 lần đầu tiên các tàu hải cảnh Trung Quốc theo dõi được bằng tín hiệu AIS đều đã rời khỏi lô dầu 06.1 và bãi Tư Chính của Việt Nam. Trang này thận trọng cho biết cần phải quan sát tiếp.

Cách đây hai ngày, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng với bốn tàu hải cảnh hộ tống đã rời bãi Tư Chính đến Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), nhưng tàu hải cảnh 46301 vẫn quanh quẩn gần lô 06.1. Đến sáng nay (theo giờ Việt Nam), tàu này đã rời đi, cũng hướng về Đá Chữ Thập, theo dữ liệu từ Marine Traffic.

Như vậy, với giả thiết tất cả các tàu Trung Quốc đều bật tín hiệu AIS để theo dõi, thì hôm nay không còn tàu hải cảnh nào ở bãi Tư Chính.

dimanche 18 août 2019

Biển Đông: Tình hình Bãi Tư Chính tiếp tục căng thẳng

Vị trí lô dầu khí 6.01 (màu tím) của Việt Nam ở vùng Bãi Tư Chính (Biển Đông). Bản đồ do AMTI - CSIS công bố.

Tại khu vực bãi Tư Chính, hôm nay 18/08/2019 các tàu Việt Nam tiếp tục đối đầu với nhóm tàu Trung Quốc, gồm tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với các tàu hải cảnh, xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Theo trang Đại sự ký Biển Đông, "sáng hôm qua 17/8, tàu hải cảnh 37111 trong nhóm tàu Trung Quốc bất ngờ neo đậu trong nhiều giờ ở một thực thể nằm ở phía tây Đá Lát, nơi Việt Nam đang đóng quân. Giáo sư Alexander Vuving xác định thực thể này là bãi ngầm Mỹ Hải (Jubilee Bank) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và do vậy thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Việc 37111 neo đậu ở bãi ngầm Mỹ Hải đã làm dấy lên những lo ngại từ nhiều nhà quan sát, rằng Trung Quốc có thể chiếm một thực thể không người ở phía tây nam Trường Sa, một vị trí chiến lược của khu vực và nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam". 

Đến cuối giờ chiều qua, giáo sư Ryan Martinson, trường Hải Chiến Hoa Kỳ cho biết chiếc hải cảnh 37111 đã rời khỏi bãi ngầm Mỹ Hải. Trang Marine Traffic cho biêt hải cảnh 37111 tiếp tục tham gia chuyển động cùng nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8.